Dựng chuyện ca tụng mới đúng là bôi nhọ, nói xấu Hồ
noreply@blogger.com (danlambao)10:22 AM
Le Nguyen (Danlambao) - Chắc hẳn mọi người ai ai cũng thừa hiểu, nói sự thật không phải là nói xấu, không phải là vu khống cũng chẳng phải là bôi nhọ. Chỉ có những kẻ dựng chuyện, bịa đặt nói không thành có, nói có thành không, đó mới chính là nói xấu, vu khống, bôi nhọ.
Thực tiễn đời sống dưới “thiên đường” xã hội chủ nghĩa đã chứng minh, có nhiều nhân chứng sống là nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị cộng sản, lên tiếng vạch trần bộ mặt xảo quyệt của Hồ Chí Minh, can đảm tố cáo tội ác của đảng cộng sản, đích thực chỉ là nói lên sự thật tội ác bác đảng gieo rắc trên đất nước, dân tộc này. Rõ ràng lên tiếng nói lên tiếng nói của sự thật, không phải là nói xấu Hồ Chí Minh, bôi nhọ đảng cộng sản Việt Nam nhưng tất cả đều bị những tên lãnh đạo lưu manh chính trị, xúi giục những đứa mù đảng, cuồng Hồ hung hăng chửi tục, gán cho là nói xấu, vu khống, bôi nhọ bác đảng và đám cháu ngoan ngu muội nào biết bác đảng của chúng, tự nó đen thủi đen thui như mõm chó. Có gì tốt? Tự nó đã xấu cẩn chi phải bôi đen, nói xấu!
Từ lâu rồi, ngay từ lúc Hồ Chí Minh cướp chính quyền hợp pháp của Trần trọng Kim, rồi tự sướng, tự đặt mình lên ngôi vị “cha già dân tộc” và được cả nguồn lực chính trị của đảng, của chế độ độc tài cộng sản vào cuộc, tôn lên làm thánh. Từ đó, hễ bất cứ ai biết sự thật gian manh của Hồ Chí Minh, chỉ ra sự thật tàn bạo của Hồ Chí Minh đều bị đảng cộng sản ghép vào thành phần phản động, thế lực thù địch nói xấu, vu khống, bôi nhọ lãnh tụ và trước sau đều bị tay chân của Hồ ra tay diệt khẩu: một là bi tống tù bịt miệng; hai là ám sát, thủ tiêu...
Có điều rất trái khuấy, ngược ngạo không có tên cộng sản nào để ý tới và không có tên cộng sản nào động não để hiểu, là những ai nói lên sự thật Hồ Chí Minh không phải là người ta nói xấu Hồ Chí Minh mà chính những đứa ”cháu ngoan bác Hồ” cố ra sức bảo vệ thanh danh, ca tụng Hồ, là những đứa “vô tình” nói xấu, bôi nhọ Hồ tích cực nhất.
Tội nghiệp những đứa cháu ngoan ngu dốt mê muội này, chúng không biết những việc bịa đặt, dựng chuyện bốc thơm “cứt” của Hồ, chúng tưởng là bảo vệ, tụng ca, vinh danh Hồ Chí Minh. Thật ra là chúng đang nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ hơn cả những người chúng cho là thành phần phản động, thế lực thù địch bịa chuyện, xúc phạm thanh danh bác Hồ kính yêu của chúng.
Cụ thể là có những câu nói, câu thơ, câu chuyện nặng mùi ỉa đái, kinh nguyệt rất tục tỉu đời thường do Hồ Chí Minh phun ra, giống như người ta nằm mơ gặp ác mộng nhưng đám cháu ngoan không não lẫn lưu manh, vẫn cố bàn ra tán vào như những kẻ nghiện số đề mê tín, tán cho ra con số để sát phạt trong trò chơi đỏ đen và mơ trúng độc đắc để trờ thành triệu phú!
Một trong những lời nói tầm phào, bá láp của Hồ rất phổ biến được văn nô, bồi bút, báo nô trong cái làng dối lem lẻm, dối không hề run sợ, là câu Hồ hỏi các cháu miền nam ra thăm bác: “kinh nguyệt các cháu có đều không?”Câu nói phàm phu tục tử này đã được các đứa cháu ngoan mê muội nâng “quan điểm” lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ và câu chuyện hỏi han kinh nguyệt phụ nữ được báo đảng kể ra như thế này:
“...Mỗi dịp đến địa phương công tác bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn, bộ tóc là gốc con người".
Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?...”
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường”.
Đôi mắt bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - nguyên bộ trưởng, bộ Y tế cùng tiếp khách với bác: “...Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống"...
Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với bác xin chụp ảnh lưu niệm, bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với bác có đại biểu phụ nữ thì bác mới chụp ảnh lưu niệm".
Bác Hồ với các anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam (tháng 11/1965).
Câu chuyện nổi bật nhất được nâng lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ nằm trong tâm tư tình cảm của người tự xưng là cha già dân tộc thường nói “...miền nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi...” dành cho các cháu gái ngoan miền nam ra thăm bác là câu hỏi: “kinh nguyệt các cháu có đều không?” Kế đến là lời Hồ đặt điều kiện với “đồng chí” của Hồ giống như trẻ con nủng nịu vòi kẹo: “...Các chú ra làm việc với bác có đại biểu phụ nữ thì bác mới chụp hình lưu niệm...” Thảo nào một kho ảnh lưu niệm của bác toàn là các kiểu bác bóp... bác ôm hôn, bác bú mồm các cháu gái là sự thật không thể chối cãi!
Thú thật đọc câu chuyện của văn nô, bồi bút kể lể chuyện Hồ chí Minh gặp gỡ phụ nữ hỏi kinh nguyệt các cháu có đều không và ỏng ẹo đòi có đại biểu phụ nữ bác mới cho chụp hình lưu niệm, rồi lu loa rằng đó là sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh, thật buồn cười! Dù ai có đầu óc phong phú, tưởng tượng kiểu nào đi nữa cũng khó nhận ra sự nghiệp giải phóng phụ nữ nào ở trong các câu hỏi vớ vẩn có chủ ý “sách nhiểu tình dục” và qua các câu nói đó giúp cho mọi người thấy rõ hơn con người trần tục của Hồ Chí Minh - Ăn nói thô bỉ và chỉ thích ôm hôn chụp hình với các cháu ngoan gái là sự thật không thể che giấu!
Cái mà loa đài của đảng gọi là sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh không chỉ gắn liền với kinh nguyệt của các cháu gái mà sự nghiệp giải phóng này còn gắn liền với chuyện ỉa đái của phụ nữ. Những phụ nữ được đảng gắn danh hiệu đảm đang anh hùng, được bác tuyên dương công trạng được trên chiếu cố cho gặp riêng “bác” và câu chuyện có liên quan đến “vĩ nhân” Hồ Chí Minh được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh kể lại trong hồi ký của ông như sau:
“...Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.
Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ.
Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: "Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ chỗ cho mà đi."
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh...”
Phải nói rằng sự nghiệp cách mạng, chính xác là sự nghiệp làm tay sai cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh trong đó có cái gọi là sự nghiệp giải phóng phụ nữ, không chỉ dính dáng tới kinh nguyệt, ỉa đái trong lời nói mà còn được Hồ trịnh trọng đưa vào thơ và có những câu như sau:
“...Ôi khổ nào hơn mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho...”
Chắc chắn đọc lên hai câu thơ có động từ ỉa của Hồ Chí Minh, đến con nít cũng biết đi ỉa là ra cứt và cứt thì phải thúi, khó thơm được! Vậy mà vẫn có nhiều đứa cháu ngoan lấy tay bốc cứt đưa lên mũi hít hà, xuýt xoa khen:
“...Tôi không ngờ bác lại giản dị quá đến như vậy... Bác độc đáo chính là ở chỗ giản dị rất mực của mình... Ngày nay, các nhà thơ không ai còn khinh mắm, muối, tương, cà... nhưng đưa được “ỉa đái” vào thơ như một đề tài chính hết sức thoải mái như thế... Có lẽ, có những sự thật chỉ có Hồ Chí Minh... chỉ có Bác mới dám đưa vào thơ...”
Thật ra những câu chuyện kinh nguyệt, ỉa đái trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh nếu cứ để cho nó diễn ra bình thường, tự nhiên như nó vốn có thì không mấy ai chú ý tới. Nhưng những thứ kinh nguyệt, ỉa đái thiếu lành mạnh, mất vệ sinh này lại được những đứa cháu ngoan lưu manh chơi đểu xúi dục, kích động những đứa cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ móc lên đưa vào mũi ngửi, nhăn mặt khen thơm và vất bừa bãi vào môi trường sống trong sạch của cuộc sống đời thường nên đã gặp phản ứng quyết liệt của cư dân mạng thời a còng (@).
Chuyện các đứa cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ nâng tầm kinh nguyệt phụ nữ lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ hay ngợi ca chuyện Hồ Chí Minh tuyên dương công trạng, bằng cách cho vinh dự gặp bác để bác hỏi các cháu có buồn đi tiểu bác chỉ chỗ cho mà đi hoặc ca tụng chuyện Hồ trang trọng đưa ỉa đái vào thơ. Chắc chắn làm thế đấy không phải là ca tụng, vinh danh “thần tượng” Hồ Chí Minh! Ca tụng nhảm nhí như thế là gián tiếp nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ Chí Minh và nên động não hiểu rằng những ai chỉ ra sự thật kinh nguyệt, ỉa đái có thật của Hồ Chí Minh, không phải là người ta nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ Chí Minh mà chỉ muốn trả lại sự thật cho Hồ Chí Minh đúng với sự thật lịch sử vốn có.
Giờ Hồ Chí Minh đã chết, câu chuyện kinh nguyệt, ỉa đái được đám cháu ngoan tôn lên làm sự nghiệp giải phóng phụ nữ đi qua hơn nữa thế kỷ và những nhân vật anh hùng của một thời mưa bom lửa đạn có tên tuổi như Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng... cao ráo... trắng trẻo... được bác Hồ chiếu cố cho gặp riêng... Cuộc sống giờ ra sao... giờ ở đâu bây giờ? Hãy đọc đoạn văn dưới đây về anh hùng Ngô Thị Tuyển được văn nô, bồi bút mô tả trên báo đài đảng, nhà nước như sau:
“...Tìm gặp anh hùng trong những ngày hè oi ả, tiết trời lại trở đó là quy luật của thiên nhiên luôn xoay vòng chuyển mùa còn với người anh hùng một thời mưa bom bão đạn thì những ngày chuyển mùa, trái gió, trở trời là những cơn đau lưng, khớp chân lại hành hạ. Đó cũng còn là bằng chứng sống kể từ khi cô gái 19 tuổi, nặng 42kg vác trên vai mình 98 kg đạn vượt mưa đạn. Việc làm anh dũng trong thời chiến vô tình theo thời gian khiến chị sống qua năm tháng hòa bình cùng chứng đau lưng và khớp chân, những bước đi có phần nặng nhọc nhưng trên khuôn mặt Chị vẫn rạng lên khí tiết của một Đảng viên, hùng hồn trong lời nói...
Anh hùng Ngô Thị Tuyển giữa đời thường
...Nhìn những tấm huy chương, bằng khen được Đảng và Nhà nước công nhận công lao to lớn của Bà cả trong thời chiến cũng như thời bình ai cũng cảm phục, có lẽ chị đã mang trong mình cả sức mạnh và sứ mệnh của phụ nữ Việt Nam đầy tự hào. Hơn 40 năm tuổi Đảng chị vẫn không ngừng hoạt động, lúc thì trò chuyện cùng các cháu thiếu nhi về cuộc đời mình như một nhân chứng sống của lịch sử, tham gia tích cực các phong trào quyên góp, ủng hộ các hoạt động xã hội tại địa phương, trong các ngày lễ ngày tết chị luôn xuất hiện để góp lời khuyên dạy khích lệ tinh thần cho những thế hệ sau.”
Đó là cuộc sống của “anh hùng” Ngô Thị Tuyển được báo đài nhắc đến vì còn giá trị lợi dụng cho nhu cầu tuyên truyền mị dân và “anh hùng” Nguyễn Thị Hằng cao ráo, trắng trẻo thì số phận ra sao?... Cớ vì sao không được loa đài đảng ta nhắc tới? Nguyễn thị Hằng đã chết... tại sao chết... hay còn sống cũng không nghe nhắc tới!...
Có thể Nguyễn Thị Hằng không được nhắc đến như là tấm gương “chiến đấu anh dũng” cho thế hệ trẻ noi theo như văn nô bồi bút viết ca ngợi Ngô Thị Tuyển bởi vì “anh hùng” Nguyễn Thị Hằng tiết lộ cuộc gặp gỡ bí mật trong lần tuyên dương công trạng được bác ân cần hỏi: “Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ chỗ cho mà đi...” và dám cả gan tiết lộ sự thật bí mật động trời của Hồ Chí Minh nên Nguyễn Thị Hằng còn sống hay đã chết đều phải bị đảng “chôn sống” cho đúng với bản chất “ăn cháo đá bát”, “vắt chanh bỏ vỏ”của con thú cộng sản và với những con thú cộng sản thì những người trải nghiệm cộng sản, không ai còn lạ: “Cộng sản nó giết mình hôm trước, hôm sau nó mang vòng hoa đến phúng điếu.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.