Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Bất ngờ con số nợ công vượt xa mức công bố

Bất ngờ con số nợ công vượt xa mức công bố

Tác giả: Phương Nguyên (tổng hợp)

Mỗi người Việt đang gánh hơn 26 triệu đồng nợ công
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố nợ công VN tính đến cuối năm 2014 đã lên đến 110 tỉ USD (tương đương 2,35 triệu tỉ đồng).
Theo đó, mỗi người dân VN hiện đang gánh hơn 1.200 USD (hơn 26 triệu đồng) nợ công, gần bằng thu nhập trung bình nửa năm của một người VN. Số nợ công theo cách tính của WB bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương vay. So với những số liệu về nợ công được công bố trước, con số này hiện cao hơn hẳn.
Đồng hồ nợ công của Economist cuối năm 2014 ghi nhận, nợ công VN hơn 82,748 tỉ USD và trung bình mỗi người VN gánh 914,13 USD (xấp xỉ 20 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) nợ công. Đến chiều qua (21.7), đồng hồ nợ công trên Economist ghi nhận số nợ công của VN đã tăng lên 90,826 tỉ USD và mỗi người VN đang nợ gần 998 USD. Mặc dù số liệu được công bố có chênh lệnh lớn giữa các tổ chức, song các chuyên gia nước ngoài nhận định nợ công là vấn đề đáng lo ngại khi VN đang trong lộ trình giảm thuế theo cam kết hội nhập, nguồn thu không ổn định trong khi nguồn chi tiêu Chính phủ lại đang ngày càng tăng.
***

World Bank vừa công bố con số nợ công của Việt Nam hiện là 110 tỉ USD vượt xa con số mà Bộ Tài chính từng đưa ra.

Ngân hàng Thế giới (WB) – nhà tài trợ đa phương lớn nhất vừa công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ.

Theo đó tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). 

  
Theo số liệu của WB, mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 1.200 USD nợ công
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% – xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.

Cụ thể bản tin nợ công tháng 11/2014 của Bộ Tài chính cho biết cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả không tính nợ chính quyền địa phương đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng so với mức gần 890.000 tỷ đồng cuối năm 2010.

Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital – đơn vị đang đầu tư hơn một tỷ USD tại Việt Nam đánh giá bức tranh tài khóa trong nước đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nợ công. “Tình hình nợ công ngày càng tệ trong những năm gần đây”, công ty này cho biết.

Ngay cả Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đánh giá cơ cấu nợ công của Việt Nam đang xuất hiện những tín hiệu đáng quan ngại.

Theo cơ quan này thì điều đáng quan ngại trước hết là tỷ lệ chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước liên tục tăng (hiện lên tới 60%) đang gây áp lực lên cân đối ngân sách.

Thêm nữa lượng phát hành trái phiếu chính phủ (nguồn chính của vay nợ nội địa) tăng nhanh, với thời gian vay ngắn sẽ tạo áp lực lớn cho việc trả nợ.

Do vậy các tổ chức quốc tế đều cho rằng Chính phủ cần tìm ra những giải pháp kiểm soát nợ công hữu hiệu và bài học tại Hy Lạp có thể nhìn nhận nghiêm túc.

——–

Sao tự trói tay, bịt mắt giữa thế giới hội nhập?

Sao tự trói tay, bịt mắt giữa thế giới hội nhập?

bauxitevn12:31 AM


Vũ Kim Hạnh
Tuần qua, đọc trên mạng thấy thiên hạ phê phán, kêu gọi tẩy chay hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình. Giật mình thấy, nếu có quá nhiều nhà xuất bản Việt Nam rất khách quan vô tư dịch và in nguyên xi sách của Tàu ca ngợi nhân vật nổi tiếng này, thì sao lại không có đến một cuốn sách nào của tác giả Việt Nam nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình, trong đó có câu chuyện mà kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài học"?
Không ai nói lại hay được phép nói lại sự thật đẫm máu năm 1979? Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ Ban Tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.
Sau này, trong bài báo tưởng nhớ anh (vẫn còn trên mạng), ban biên tập TBKTSG còn nhắc quan điểm này: “Anh cho rằng một khi đã tin tưởng điều gì là đúng và cần thiết phải thông tin thì hãy thông tin, sau khi đã cân nhắc đầy đủ lợi hại và sẵn sàng đón nhận những khó khăn có thể đến. Như khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào tháng 2-1997, anh đã chủ trương đưa tin nói rõ cả những mặt sáng và mặt tối của nhân vật này”.
Nói chuyện Đặng Tiểu Bình, không thể không buồn cười nhớ tới nhân vật được biết đến nhiều hơn và ái mộ rộng khắp Việt Nam: vua Càn Long. Nhiều tháng, năm, truyền hình Việt Nam chiếu liên tu bất tận những tập phim về vị “minh quân xuất chúng” Càn Long khiến khán giả Việt yêu quí say mê, rồi yêu luôn tài tử Trương Thiết Lâm, Trương Quốc Lập. Nhiều ký sự về đời tình ái của hai tài tử này một dạo bán rất chạy, giăng đầy mặt báo . 
Duy có những điều về vua Càn Long liên quan trực tiếp tới Việt Nam thì hầu như rất xa lạ, hầu như sau này chưa thấy báo nói tới. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc cầu viện.. Cuối năm 1788, chính vua Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam, vào chiếm đóng Thăng Long. Đúng ngày 22 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, và trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, tổn thất lớn. 
Giật mình, 1789-1979. Vậy là từ khi vua Càn Long định chiếm Đại Việt bị thất bại, cho đến cuộc xâm lược của Đặng Tiểu Bình là tròn 190 năm. Những mảnh lịch sử Việt Nam liên hệ đến họ đã được nói rõ ràng, công bằng đến đâu?
Chuyện đó cũ, còn chuyện này mới tinh. Hôm qua, tờ Petrotimes đưa tin: Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 25/2 có bài kêu gọi quân đội nước này hãy “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục có những hành động táo bạo. Tờ báo cũng chung gốc với Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn cầu Thời báo thì rổn rảng hơn, quy cho Mỹ đang làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa.""là không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh với các nước khác”.
Trung Quốc có đánh Mỹ không? Chưa biết. Tuy vậy, điều lạ là lần này, Trung Quốc xả cảng cho cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và nhà nước Trung Quốc nhắm thẳng Mỹ mà hăm dọa kích động như vậy.
Rõ ràng là Trung Quốc đã cân nhắc kỹ, đã chơi rất bản lĩnh, rất có tính toán trong cuộc chiến truyền thông. Binh chủng nào, lúc nào, nói gì, "ton" gì, nhắm vào ai... là có đủ loại để nghênh chiến, thay đổi rất linh hoạt để đạt nhưng kết quả khác nhau, chứ không hoàn toàn đồng phục và đơn điệu nhàm chán.
Nhớ hồi chiến tranh, ta đánh ba thứ quân, phối hợp chính quy với du kích. Vậy sao lúc ngư dân sôi sục vì bị rượt đuổi, bắn, giết, cướp tàu khi ra khơi làm ăn trong biển của mình thì báo chí của Mặt trận, của Hội Nghề cá, của Hội Phụ nữ, Thanh niên... không thể lên án tội ác, đòi bồi thường, đòi quốc tế có thái độ với kẻ ý lớn hiếp đáp? Nhiều loại báo, đại diện nhiều đối tượng nhiều giọng, nhiều nội dung, nhiều cách thức tham gia linh hoạt vào cuộc chiến; mà bây giờ làm vậy cũng là “học” cách họ đang xài đủ thứ binh chủng vậy thôi.
Rõ ràng trong một thế giới hội nhập, ta cần tính lại chiến lược, sách lược cho cuộc chiến truyền thông. Sách nghiên cứu về chiến lược của kẻ thù phương Bắc xâm lược Việt Nam. Phim về cuộc tiến quân anh hùng của Quang Trung và biềt bao anh hùng khác. Báo chí của nhiều tầng lớp nhân dân vốn trực tiếp hứng chịu nhiều đau thương tang tóc từ kẽ thù, lẽ nào chỉ có sự câm lặng đồng phục?
V. K. H.

Vũ khí và ý chí chiến đấu

Vũ khí và ý chí chiến đấu

bauxitevn12:32 AM


Đoàn Hưng Quốc
Thỉnh thoảng trên báo chí quốc tế lại có tin tức về chính sách quốc phòng của Việt Nam: nào là nước mua vũ khí đứng hạng thứ 8 trên thế giới; trang bị tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam hay ngay cả thành phố Thượng Hải, hoặc trả đũa đe dọa đường tiếp vận biển nếu Trung Quốc tấn công Trường Sa. 
Điều đáng nói là những tin tức loại này chỉ đến từ chuyên viên và truyền thông nước ngoài, còn trong nước thì không hề có một bài phân tích quân sự nghiêm chỉnh nào từ nhà nước hay Bộ Quốc Phòng, không có thảo luận trong Quốc hội, không có đối thoại giữa nhà cầm quyền và dân chúng về sách lược bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy nhà cầm quyền hoặc dấu nhẹm thông tin trong nước hay thiếu thành thật với nước ngoài, nếu không phải là dối trá với cả hai.
Vũ khí chỉ là công cụ nhưng ý chí để sử dụng vũ khí khi cần thiết mới là chính. Khi cả quân lẩn dân đều hèn thì vũ khí chỉ còn là đống sắt vụn đắt tiền.

Quân hèn vì tướng hèn, tham nhũng nên bị bôi nhọ công khai mà không dám chối cãi, lại vì danh lợi mà cung cúc cúi đầu ca ngợi tình hữu nghị hữu hảo với đối phương. 
Dân hèn vì khi hai bên chỉ mới bắn nhau bằng vòi rồng thì thành phố hỗn loạn, tư bản đỏ vội vã tìm cách đưa người và tiền của chạy ra nước ngoài (theo chương trình du học hay đầu tư EB-5 sang Mỹ) thì dân thường tự hỏi phải chịu ở lại hy sinh bảo vệ cái gì? Nhưng cũng không thể trách người dân vì nhà cầm quyền đâu có chuẩn bị cho họ bảo vệ đất nước mà không hốt hoảng. 
Nhà nước hèn vì bịt miệng tiếng nói của những người yêu nước, che giấu sự hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và biên giới, không dám khơi động lòng yêu nước vì sợ người dân sẽ đòi lãnh đạo tốt.
Việt Nam chỉ có kinh nghiệm đánh bộ mà chưa đánh trên biển. Lại đơn độc không thao dượt tập trận chung với ai, đến khi hữu sự tàu ngầm lặn dưới lòng biển không phân biệt được tàu bạn địch để tấn công, máy bay hoả tiễn tầm xa có thể bắn lầm thường dân thay vì quân sự.
Đ. H. Q.
Tác giả gửi BVN.

Tập Cận Bình hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải?

Tập Cận Bình hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải?

(GDVN) - Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: "Senkaku nguy mất....
Zakzak, một tờ báo điện tử của tập đoàn Sankei Digital Inc Nhật Bản ngày 19/2 đưa tin, trong lúc Trung Quốc vừa kéo tên lửa ra hạ đặt (bất hợp pháp) ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) làm căng thẳng tăng vọt trên Biển Đông, có chuyên gia an ninh Hoa Kỳ lại cảnh báo Nhật Bản về nguy cơ Trung Quốc có thể "bất thình lình cướp đảo Senkaku".
Chuyên gia giấu tên này cho rằng, quân đội Trung Quốc có kế hoạch chiếm Senkaku trong thời điểm chuyển giao lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: "Senkaku nguy mất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã quyết định sẽ có một trận sống mái với Nhật Bản".
Ông Tập Cận Bình trao cờ thành lập Chiến khu, ảnh: egpaper.gmw.cn
Thông tin lộ ra khiến lãnh đạo Nhật - Mỹ "hoang mang", theo Đa Chiều ngày 19/2.
Báo Nhật dẫn nguồn tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ cho hay, từ năm 2015 trở lại đây chính phủ Trung Quốc liên tục tuyên truyền Senkaku/Điếu Ngư là "lợi ích cốt lõi" của họ. 
Từ cuối năm 2015, có nguồn tin nói rằng ông Tập Cận Bình đã hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải. Ngày 1/2/2016 khi thành lập 5 Chiến khu, ông Bình báo động sẵn sàng chiến đấu Chiến khu Đông.
Tờ Quân Giải phóng ngày 3/2 khi giới thiệu về Bộ Tư lệnh các Chiến khu mới sau tái cơ cấu, riêng Chiến khu Đông được tờ báo này miêu tả bằng mệnh đề "mùi thuốc súng đang nồng nặc".
Quảng cáo
Kịch bản giả định của phía Trung Quốc theo Zakzak, là lực lượng Cảnh sát biển nước này sẽ liều lĩnh đổ bộ lên Senkaku tuyên bố chủ quyền, nếu Cảnh sát biển Nhật Bản ngăn cản thì lập tức điều động chiến đấu cơ, tàu hộ vệ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ. 
Người Trung Quốc tin rằng, Nhật Bản chưa chắc đã dám tiến hành chiến tranh toàn diện bởi thái độ "tiêu cực" của ông Obama. Chỉ cần dựa vào điều đình của cộng đồng quốc tế là Trung Quốc thắng.
Bằng cách này, ít nhất Bắc Kinh đã làm thay đổi lập trường của Nhật Bản rằng, không có tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp theo trung Quốc sẽ tiến hành bao vây, phân hóa quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật.
Tuy nhiên theo Đa Chiều ngày 19/2, hôm 27/1 vừa qua Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã tuyên bố trước dư luận, nếu Trung Quốc tấn công Senkaku, Hoa Kỳ sẽ có trách nhiệm giúp Nhật bản giữ đảo.
Hồng Thủy

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Người mẫu áo tắm cao 1m80 đẹp như ‘thiên thần’

Người mẫu áo tắm cao 1m80 đẹp như ‘thiên thần’

TPO - Cô gái sở hữu chiều cao “khủng” Kate Bock được mời xuất hiện trên tạp chí danh tiếng Sports Illustrated từ năm 2013 đến nay.
Người mẫu áo tắm cao 1m80 đẹp như ‘thiên thần’
Cao tới 1m80 và các chỉ số hình thể 85-58-89, Kate Bock được các chuyên gia tìm kiếm người mẫu mời hợp tác từ khi cô mới 12 tuổi.
Nàng mẫu tóc vàng từng quảng cáo cho hãng nội y Victoria’s Secret.

Kate Bock thu hút người đối diện nhờ ánh mắt xanh sâu thẳm và nhan sắc đằm thắm, dịu dàng nhưng cũng rất gợi cảm.
Cô nàng sở hữu chiều cao "sếu" này năm nay 26 tuổi
Nàng mẫu Canada diện những thiết kế áo tắm rất gợi cảm
Trang Thu

Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa

Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)1:31 AM


Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - "The United States of America is the most powerful nation on Earth. Period.” - President Obama, States of Union Address.

“Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất trên thế giới! Khỏi cần bàn cãi!” - Đó là lời khẳng định của Tổng Thống Obama trong bài diễn văn của ông đọc trước Quốc Hội vào ngày 13 tháng Giêng năm nay.

Mười bảy ngày sau đó, ông chứng mình điều này bằng cách cho chiến hạm USS Curtis Wilbur lủi thẳng vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng đã cưỡng chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa hơn 42 năm mà cộng động thế giới đã lặng im không phản đối.

Quyết định này của Tổng Thống Obama khẳng định Hoa Kỳ không thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa. 

Ông Obama có lẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên chính thức phủ nhận chủ quyền của Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Mọi người dễ dàng nhận thấy rằng quyết định của Tổng Thống Obama báo hiệu cho thấy Hoa Kỳ bắt đầu mở lại hồ sơ mà mọi người tưởng đã đi vào quên lãng. Đó là hồ sơ về Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa.

Trung Cộng bẽ bàng trước hành động này vì Trung Cộng vẫn nghĩ rằng Hoa Kỳ cần phải tôn trọng thỏa ước giữa Chu Ân Lai với Henry Kissinger vào thập niên 1970, mà trong đó có việc nhắm mắt làm ngơ để Trung Công tiến chiếm trái phép quần đảo này. 

Vào 19 tháng Giêng năm 1974, Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khai hỏa phản công sự lấn hiếp của Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Dù Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa thiệt hại nặng nhưng Hải-quân Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ không can thiệp khi thấy đồng minh của mình bị Cộng Sản tấn công. 

Không những thế, để đưa ra một tín hiệu rõ rệt hơn cho Trung Cộng về việc tuân thủ cam kết thỏa ước giữa Chu ân Lai và Henry Kisinger, Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ được lệnh di dời xa hơn vùng có giao tranh giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng.

Đơn giản là nếu Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến Hoàng Sa thì coi như mọi cam kết hứa hẹn của Henry Kissinger với Tàu Cộng sẽ bị đổ vỡ hết. 

Tiến xa hơn nữa trong quyết tâm hợp tác với Trung Cộng của Henry Kissinger, Hoa Kỳ đã nhắn nhủ đến phủ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa là về tài khóa viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa năm 1974-1975 sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng với cái cớ ngụy tạo là tình hình chính trị tại Hoa Thịnh Đốn đang bất lợi.

Nói một cách khác, nếu Tổng Thống Thiệu vẫn tiếp tục tiến hành đối sách phản công với đầy đủ các binh chủng từ Hải-quân đến Không-quân lẫn Thủy-quân Lục-Chiến để đẩy Trung Cộng vào thảm bại hoàn toàn tại Hoàng Sa thì đất nước của ông phải đối đầu với cả vừa lực lượng Cộng Sản Bắc Việt trên bộ lẫn Trung Cộng ngoài hải phận một mình. Mọi thiếu hụt về quân sự sau đó sẽ không được bổ sung viện trợ nếu Tổng thống Thiệu tiếp tục kế hoạch phản công chiếm lại Hoàng Sa.

Cho nên có thể nói sự o ép nặng nề mà Hoa Kỳ dành cho Tổng Thống Thiệu, buộc ông phải bãi bỏ lệnh phản kích chiếm lại quần đảo Hoàng Sa là ngầm ý cho thấy Hoa Kỳ hiểu rõ kể hoạch tính toán của Tổng Thống Thiệu khi ông muốn dùng trận hải chiến Hoàng Sa để cố phá vỡ thỏa ước giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger, vốn chỉ đem đến quá nhiều tang thương thiệt thòi cho Việt Nam Cộng Hòa.

Đó cũng là lý do tại sao mà ngày hôm nay, Trung Cộng nổi giận tột độ trước manh nha "trở mặt" đi ngược lại với cam kết thỏa ước của Henry Kissinger với Tàu Cộng năm xưa.

Trung Cộng dứt khoát không chấp nhận Hoa Kỳ ỷ mạnh muốn nuốt lời, bèn đưa dàn hỏa tiển Địa Đối Không HQ 9 ra đảo Phú Lâm như tỏ thái độ cương quyết chiếm giữ phần lời theo cam kết thỏa ước ngày trước giữa hai nước khi bắt đầu nối lại bang giao.

Đây chỉ là một hành động mang tính tượng trưng bày tỏ quyết tâm phản kháng của Trung Cộng trước manh nha xé bỏ thỏa ước năm xưa bởi dàn hỏa tiển HQ-9, dù có hung hiểm đến đâu nhưng lẻ loi cũng chẳng có thể nào đối phó nổi hỏa lực của cả hai Hạm Đội Bảy và Năm của Hoa Kỳ tại biển Đông.

Mặc dù có nhiều phân tích ồn ào trên truyền thông cho rằng đối sách của Tổng Thống Obama không ngăn cản được sự hung hăng của Trung Cộng tại biển Đông và sự tuần tra quần đảo Hoàng Sa bị phản tác dụng nhưng thật ra, thời điểm mà Hoa Kỳ quyết định tuần tra quần đảo Hoàng Sa rõ ràng có tính toán mà những phân tích gia cố tình vờ đi không đề cập đến.

Căn bản của sự tính toán là mọi hoạt động sức ép quân sự tại biển Đông của Hoa Kỳ phải dựa trên sự phân tích tình báo kỹ lưỡng về tình hình nội bộ của Trung Cộng.

Trên thực tế, Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đang phải đối phó với một nguy cơ đang hiện rõ dần: đó là nguy cơ đảo chánh. 

Vụ nổ tại cảng Thiên Tân vào tháng Tám năm ngoái làm trên 158 người bị tử thương cảnh báo cho thấy nguy cơ họ Tập sẽ bị đảo chánh đang ngày càng rõ rệt, không còn là lời đồn đại nữa. 

Chính sách "đã hổ diệt ruồi" nhằm thâu tóm quyền lực của họ Tập đang ngày càng trở nên phản tác dụng và đẩy quân đội đứng giữa những tranh chấp quyền lực khốc liệt tại trung ương Cộng đảng Trung Quốc, dẫn đến những thanh trừng lan tràn sang cả trong hàng ngũ tướng lãnh của quân đội khiến nội bộ quân đội Trung Cộng vì thế cũng đang hết sức lủng củng và rối loạn. 

Cái chết của Phó Chủ Tịch Quân-ủy Trung ương, tướng Từ Tài Hậu vào 16 tháng Ba năm ngoái do bị thanh trừng mà truyền thông Trung Cộng bảo là bị ung thư khi còn trong vòng giam giữ điểu tra tham nhũng chỉ khiến hàng ngũ tướng lãnh quân đội lúc nào cũng phải cảnh giác mạng sống của mình trước họ Tập. 

Hơn mười sáu tướng lãnh khác đồng loạt bị công bố thanh trừng vào tháng Giêng năm ngoái càng cho thấy quân đội bị khủng hoảng nội bộ trầm trọng và sự thanh trừng của họ Tập đối với quân đội không có dấu hiệu sẽ dừng lại ở danh sách mười sáu vị tướng lãnh này. 

Họ Tập cố gia tăng quyền kiểm soát của mình lên quân đội thông qua thanh trừng thì đương nhiên, giới tướng lãnh sớm hay muộn cũng cần phải có đối sách để đảm bảo mạng sống của mình. Trải qua thanh trừng suốt năm 2015, nội bộ tướng lãnh của Trung Cộng trong bộ Quốc Phòng có quá nhiều thay đổi và rối ren vỡ nát. Trong tình huống như thế mà họ Tập lại phải miễn cưỡng gia tăng căng thẳng quân sự tại biển Hoàng Sa với Hoa Kỳ vào đầu năm nay thì chẳng khác nào họ Tập tự lâm vào cảnh thiên la địa võng do bị nội công ngoại kích ?!

Cũng có ý kiến cho rằng việc gây căng thẳng quân sự tại biển Đông sẽ giúp họ Tập đoàn kết quân đội và làm mọi người quên đi nổi sợ bị thanh trừng nhưng đó là khi nào mà hàng ngũ tướng lãnh thật sự nhìn thấy đất nước bị tấn công. Đàng này, Hoa Kỳ chỉ nhấp cờ dí chốt gia tăng áp lực quân sự thì chỉ khiến họ Tập thêm khốn khó khi đối phó với nguy cơ đảo chánh ngày một rõ mà thôi vì chẳng có tướng lãnh nào muốn tận tụy cho vinh quang và tham vọng của riêng họ Tập tại biển Đông cả. 

Hòa hoãn với Hoa Kỳ như thời Giang Trạch Dân và né tránh thanh trừng là hai mục tiêu hàng đầu của các sĩ quan tướng lãnh cao cấp trong quân đội Trung Cộng hiện nay. Cho nên động binh gây căng thẳng với Hoa Kỳ tại Hoàng Sa chỉ khiến nội bộ các tướng lãnh cao cấp thêm bất mãn và lo lắng mà thôi.

Ngoài ra, sang đến năm nay, khủng hoảng kinh tế tại Trung Cộng đã đến hồi nguy hại cho an ninh chính trị của Bắc Kinh khi mà hầu hết các tập đoàn kinh tế quốc doanh điều bị vỡ nợ cũng như nền tài chánh bị chảy máu ngoại tệ quá nghiêm trọng, trên cả ngàn tỷ Mỹ kim vào năm ngoái. Trong bối cảnh như thế, thì sự căng thẳng quân sự với Hoa Kỳ tại Hoàng Sa từ năm nay chỉ khiến sự bất an lo lắng về kinh tế trong xã hội Trung Quốc tăng thêm. Hoa Kỳ dù sao, vẫn là cứu cánh kinh tế cần thiết cho Trung Quốc.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã làm cho kinh tế Liên Xô kiệt quệ để rồi lần hồi dẫn đến rối loạn chính trị sụp đổ vào năm 1991 thì Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ngày hôm nay cũng sẽ thúc đẩy Trung Cộng lâm vào tình thế xáo trộn nội bộ cũng như suy kiệt kinh tế nhanh hơn để rồi chủ nghĩa Cộng Sản tiêu ma tận gốc tận rễ tại châu Á.


Nguyễn Văn Thạnh: Thái độ của chúng ta “Đảng cử - Dân không bầu”

Nguyễn Văn Thạnh: Thái độ của chúng ta “Đảng cử - Dân không bầu”

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)3:43 PM


Trần Quang Thành (Danlambao) - Mấy chục năm dưới chế độ độc tài toàn trị, các cuộc bầu cử đã diễn ra theo vở diễn dân chủ giả hiệu “Đảng cử - Dân bầu”. Tuy nhiên cũng có dù là số ít tổ bầu cử, có những cử tri đã tẩy chay bầu cử bằng cách không đi bỏ phiếu, có cử tri đến địa điểm bầu cử đã bỏ phiếu trắng. Đặc biệt có tổ bầu cử, người dân đã giám sát tố cáo nhân viên bầu cử gian lận ngay từ lúc bỏ phiếu bằng cách 1 cử tri đi bỏ phiếu cho nhiều cử tri vi phạm luật bầu cử là phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín, Trước sức đấu tranh quyết liệt của đông đảo cử tri, một số hòm phiếu đã bị lập biên bản đình chỉ để tổ chức bầu cử lại.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra vào ngày Chủ nhật 22/5/2016 sắp tới, trong dư luận xã hội đã bàn thảo tới việc “Đảng cử - Dân không bầu” - Một thái độ tích cực hơn để tẩy chay trò hề bầu cử của giới cầm quyền cộng sản. Làm sao để biết ứng cử viên nào là đảng cử để dân không bầu? Nhận diện việc này không mấy khó khăn. Trong các cuộc họp tổ dân phố để thảo luận tiểu sử ứng cử viên, thường thường các tổ trưởng dân phố được hướng dẫn để lèo lái bà con cử tri. Nhất là đến ngày bầu cử họ đi từng nhà để rỉ tai, to nhỏ... Và cử tri có thể nhận diện ra ứng cử viên nào Đảng chỉ đạo bầu và không bầu mà người vẫn gọi là quân đỏ, quân xanh. Không bầu cho quân đỏ tức là cử tri đã không bầu cho những người đảng cử.

Từ Sài Gòn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về trò hề bầu cử do giới cầm quyền cộng sản đạo diễn.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

https://www.youtube.com/watch?v=wNMRZeeUZs4&feature=youtu.be



Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

noreply@blogger.com (danlambao)Sat 9:26 AM


Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Tập Cận Bình thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lãnh đạo Trung Cộng lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lãnh thổ’ Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác...

*

Người viết xin lỗi sẽ dùng chữ La Tinh ‘status quo’ nhiều lần trong bài viết chỉ vì mục đích chính là để bàn về khái niệm này trong chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Tập Cận Bình. ‘Status quo’ chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi. 

Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ tình trạng hòa bình trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lãnh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một ‘status quo’ và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc. Khi hai bên đồng ý duy trì ‘status quo’ có nghĩa là hai bên chấp nhận tình trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lý, xã hội hay chính trị. 

‘status quo’ về lãnh thổ trong hai cuộc chiến tranh thế giới


Việc chấp nhận ‘status quo’ thường diễn ra trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Lý do, các bên tranh chấp đều muốn phần lợi về mình nhưng đều không đủ bằng chứng thuyết phục bên kia hay quốc tế và cuối cùng chấp nhận tình trạng thực tế và chỉ thảo luận vào các điểm mới thôi.

Trong thế kỷ hai mươi, trải dài suốt hai thế chiến, ‘status quo’ được sử dụng nhiều nhất trong tranh chấp lãnh thổ tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia bại trận trong đó có Đức mất phần lớn lãnh thổ chiếm được trong các cuộc chiến tranh trước đó, bao gồm chiến tranh Pháp Phổ. Sau khi lên nắm quyền, mục đích đầu tiên của Hitler là phục hồi lãnh thổ mà ông ta cho rằng vốn thuộc Đức. 

Các nước mạnh, tự mình hay qua hình thức liên minh, đều nhắm tới việc hủy bỏ các ‘status quo’ và thiết lập các ‘status quo’ mới có lợi cho họ. Đức chiếm Tiệp Khắc. Ý chiếm Albany. Liên Xô tìm cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng phía Tây. Hiệp ước bí mật Bất Tương Xâm (German-USSR Non-Aggression Pact) giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô năm 1939 âm mưu chấm dứt ‘status quo’ lãnh thổ và xẻ châu Âu làm hai, mỗi bên chiếm một phần. Đức chiếm Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô chiếm một phần Ba Lan và các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania). Sau Thế chiến Thứ hai, Stalin lẽ ra phải bị xử như một tội phạm chiến tranh, tuy nhiên, kẻ thắng trận bao giờ cũng đóng vai quan tòa và tội ác của quan tòa thường bị bỏ qua hay che lấp.

Anh và Pháp muốn bảo vệ ‘status quo’ của Châu Âu nên đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Đức, Ý khi vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp, ngoài những lời tuyên bố và biểu dương lực lượng qua vài cuộc tập trận nhỏ, không có một hành động quân sự cụ thể nào chứng tỏ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng lãnh thổ Châu Âu như đã phân định trong hiệp ước Versaille. 

Chính sách của các lãnh đạo CSTQ trước Tập Cận Bình

Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông không thể tranh cãi của Trung Cộng và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết những lý luận đó chỉ để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế. 

Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Cộng trước Tòa Án Quốc Tế. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng từ chối tranh tụng trước tòa. 

Chính sách truyền thống của Trung Cộng là gặm nhắm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng.

Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

- Tập trung quyền lực 

Nhà bình luận Doug Bandow của Newsweek đưa ra câu hỏi liệu Tập Cận Bình sẽ trở thành một Mao thứ hai không phải là không có lý do. Khác với các lãnh tụ CSTQ sau Mao, Tập Cận Bình là nhà độc tài đầy tham vọng quyền lực. Nạn sùng bái cá nhân tại Trung Cộng tạm lắng trong ba chục năm qua đã bắt đầu tái phát. Bộ máy tuyên truyền CSTQ đang đánh bóng họ Tập như một lãnh tụ có quyền hạn tối thượng và tuyệt đối trong tập thể lãnh đạo Trung Cộng. Báo chi bắt đầu gọi y là ‘Lãnh tụ Trung tâm’ (The CORE), một danh hiệu chỉ dành để chỉ Đặng Tiểu Bình. 

Trong một bài bình luận đầu tháng Hai năm 2016 trên New York Times, nhà bình luận Chris Buckley nhắc đến sự kiện ngày càng đông các lãnh đạo địa phương tuyên bố trung thành với họ Tập. Vai trò lãnh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Thường trực Bộ Chính trị bị đặt qua bên. Lãnh đạo mới được hiểu theo hình tháp và trên đỉnh là duy nhất Tập Cận Bình giống như trước đây chỉ có Mao.

Quách Kim Long (Guo Jinlong) tân bí thư thành ủy Bắc Kinh vừa tuyên bố một câu đầy đe dọa trên Bắc Kinh Nhật Báo “Trật tự thế giới mà chúng ta sống đang tiến hành một sự điều chỉnh và về đối nội, đây là giai đoạn quan trọng của những thay đổi sâu sắc. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần một lãnh đạo tối cao”. Cho đến nay, ít nhất 14 trong số các lãnh đạo cao cấp của đảng tuyên thệ trung thành trước họ Tập. 

Việc các viên chức cao cấp Trung Cộng tuyên thệ trung thành, thoạt nhìn chỉ là chuyện nội bộ của Trung Cộng, tuy nhiên, điều này cũng nhắc lại sự kiện các viên chức cao cấp và tướng lãnh Đức phải tuyên thệ trung thành với Hitler khi ông ta vừa nhậm chức Quốc Trưởng Đức và sau đó phát động chiến tranh thế giới. Không phải nhân dân Trung Hoa mà nhân dân các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Philippines sẽ là những nạn nhân đầu tiên của ‘Lãnh tụ Trung tâm’ này. 

Giống như ý định của Mao khi gởi một triệu quân sang Triều Tiên năm 1950 hay của Đặng Tiểu Bình khi xua gần nửa triệu sang xâm lăng Việt Nam năm 1979, Tập Cận Bình cũng đang cố tình tạo một không khí chiến tranh chống kẻ thù của Trung Cộng để củng cố quyền lực nội địa. 

- Quân sự hóa Biển Đông

Việc Trung Cộng quân sự hóa những vùng chiếm được trên Biển Đông đã quá rõ ràng. Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận ‘Điều đó quá rõ, trừ phi bạn nghĩ rằng trái đất nầy là một mặt bằng, bạn mới nói là là không’. Đô Đốc Harry Harris cũng tin rằng Trung Cộng đã đặt các giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Woody (Phú Lâm). Sau hỏa tiễn, Trung Cộng phối trí các phi cơ chiến đấu cũng trên đảo Phú Lâm. Khác với những lần trước, lần này có vẻ các chiến đấu cơ này sẽ là phần của căn cứ không quân thường trực. 

Sự hiện diện quân sự của Trung Cộng hiện nay trên Biển Đông chưa phải là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh và quyền tự do hàng hải của Mỹ. Với sự chênh lệch còn quá xa về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Mỹ, nếu một xung đột quân sự xảy ra, những giàn hỏa tiễn và vài chiến đấu cơ đó sẽ nằm trong đáy biển trong vòng vài phút. 

Tuy nhiên, với các quốc gia nhỏ trong vùng sự hiện diện của chúng là những đe dọa trực tiếp. Sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế thương mại vô cùng sâu sắc và phức tạp giữa các cường quốc trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khả năng rất thấp để Mỹ có thể can thiệp vào các xung đột giữa hai nước. 

Biết điều đó nên lập trường giải quyết xung đột của Trung Cộng từ trước đến nay vẫn là giải quyết song phương thay vì đa phương để nếu có leo thang cũng chỉ leo thang giữa hai nước. Không có liên minh quân sự, Việt Nam hay Philippines đều không phải là đối thủ của Trung Cộng. 

- Thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông

Theo Andrew Chubb trong một phân tích khá chi tiết trên The Diplomat, The South China Sea: Defining the 'Status Quo', trước 2013, khái niệm ‘status quo’ rất ít được sử dụng. Phía Trung Cộng chẳng những không dùng mà còn kết án. 

Lý do? Trong tình trạng hiện nay của quần đảo Trường Sa, số lượng đơn vị đảo do Trung Cộng chiếm (5 đơn vị) vẫn còn ít hơn số đảo Việt Nam đang giữ (21 đơn vị). Đơn vị được xác định theo tiêu chuẩn đảo, vùng đá nổi hay vùng đá chìm. Nếu một ‘status quo’ chỉ dựa trong tình trạng hiện nay, chắc chắn không phải là một hiện trạng mà Trung Cộng muốn. 

Trung Cộng có ý định phá vỡ ‘status quo’ đang có để thiết lập một ‘status quo’ mới phù hợp với quan điểm bành trướng đã phác họa trong’đường lưỡi bò 9 đoạn’ và sau đó vào tháng 6 năm 2014 lại tự ý bổ sung thêm một đoạn nữa. Trung Cộng tuyên bố khoảng 90% Biển Đông thuộc về Trung Cộng và đó cũng là ‘status quo’ mới mà Tập Cận Bình đang nhắm tới.

Để thiết lập được ‘status quo’ mới đó, Tập Cận Bình đưa ra chủ trương gồm hai mặt. Mặt đối ngoại, Tập Cận Bình kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện hòa bình; mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đã chiếm được. 

Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận hòa bình mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn. Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hổ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp khó có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng.

Tập Cận Bình thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lãnh đạo Trung Cộng lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lãnh thổ’ Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác. 

Kết luận

Đáp lai những phê bình của Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nói rằng việc Trung Quốc phối trí quân sự trên Biển Đông cũng không khác gì Mỹ phối trí quân sự trong khu vực Hawaii. Câu nói ngang ngược và ngu xuẩn vì không có nước nào tranh chấp chủ quyền với một tiểu bang của Mỹ, nhưng phản ảnh chủ trương của Tập Cận Bình không chỉ lấn chiếm mà còn dân sự hóa, quân sự hóa lâu dài, nói rõ hơn để thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông và đặt không chỉ riêng Mỹ mà cả thế giới trước một tình trạng đã rồi. 

Rất tiếc, như lịch sử thế giới đã chứng minh, các thay đổi ‘status quo’ về lãnh thổ đều dẫn đến chiến tranh. Con đường thoát duy nhất mà một nước nhỏ, trong trường hợp này là Việt Nam, phải chọn là thực hiện cho bằng được các điểm mà Trung Cộng né tránh và khai thác tối đa các điểm yếu của Trung Cộng, trong đó có (1) dân chủ và hiện đại hóa đất nước, (2) tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc, (3) nhanh chóng chiến lược hóa vị trí Việt Nam, (4) liên kết với các nước bất đồng quyền lợi với Trung Cộng, và (5) chuẩn bị chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

27.02.2016

Giao lưu... hay kế thừa sự nghiệp nhập Trung còn dang dở của Hồ?

Giao lưu... hay kế thừa sự nghiệp nhập Trung còn dang dở của Hồ?

noreply@blogger.com (danlambao)Sat 8:39 AM


Le Nguyen (Danlambao) - Thời thông tin bùng nổ, những ai sử dụng công cụ tin học, tiếp cận thông tin, cố tình tìm hiểu về cái gọi là lãnh đạo tài tình sáng suốt, về công lao chống Pháp, đuổi Nhật, đánh Mỹ của Hồ Chí Minh đều biết, tất cả là do tuyên giáo cộng sản thổi phồng, bịa đặt chứ Hồ chẳng có công lao, tư lao chi cả! Đích thực của cái gọi là công lao lãnh đạo đánh đuổi tài tình của Hồ do loa đài lu loa, chỉ là Hồ lãnh lương làm tay sai cho cộng sản quốc tế, rồi to mồm hô hào đốt cả dãi Trường Sơn để đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho quan thầy Nga-Ttàu, là sự thật không thể chối bỏ.

Ngày nay chuyện bịa đặt “huyền thoại” Hồ lãnh đạo tài tình sáng suốt, đánh đuổi Phát xít, thực dân, đế quốc đã bị các trang mạng xã hội toàn cầu lột truồng, không cách chi để bao biện, che giấu. Tuy thế, đâu đó vẫn còn những tiếng kêu lạc lõng làm theo lệnh trên giao của những tên bồi bút, trí nô bẻ cong ngòi bút trơ trẻn tâng bốc, nâng bi Hồ không biết xấu hổ, tràn ngập trên hệ thống loa đài, chất chứa đầy trong các kho tư liệu của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam với những lời le liếm tởm lợm như sau:

“...Chuyện bác Hồ trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn... Hồ Chí Minh là người có tầm mắt đại dương... người mang tầm vóc vĩ nhân và cốt cách hiền triết thì trên đời này chỉ thấy ở Hồ Chí Minh... Hồ Chí Minh một nhà cách mạng kiệt xuất với tư tưởng lỗi lạc, với trí tuệ uyên bác, ôm trùm mọi tri thức Đông Tây kim cổ... Hồ Chí Minh là kết tinh của lòng yêu nước, thương dân và tỏa sáng ánh sáng minh triết của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh...”

Các tên bồi bút này nói đúng... đúng là tiên đoán thiên tài! Trăm năm nữa với cái đầu mê muội của đám cháu ngoan thiếu não, chưa dễ thấu hiểu hết chuyện Hồ Chí Minh lãnh lương cộng sản quốc tế dẫn dắt năm châu đến đại đồng chẳng có yêu nước thương dân nào trong đó cả. Và đám cháu ngoan bưng bô mù quáng này cũng không đứa nào đủ trí tuệ để thấy tầm vóc vĩ nhân, cốt cách hiền triết của kẻ nói “...Tôi không có tư tưởng gì cả, tôi chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin... Tôi thì có thể sai chứ đồng chí Staline, đồng chí Mao không thể sai được!?...” 

Cũng như trăm năm nữa vẫn không có đứa mù đảng, cuồng Hồ nào có thể thấy sự uyên bác, ôm trùm mọi tri thức Đông Tây kim cổ bằng cách chôm chĩa, cắt dán tư tưởng của các bậc vĩ nhân, hiền triết làm thành của mình như Hồ cả. Hồ vĩ đại, hiền triết thật vì đã biết phát huy sáng kiến cắt dán “Mọi người sinh ra đều bình đẳng...t ạo hóa cho họ quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...” trước cả công cụ cắt dán của ông Bill Gates sáng chế ra trong thời đại a còng (@) có đến gần nửa thế kỷ!

Thật ra tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thật sự là không có gì... chẳng có gì lạ và có rất ít người không biết cái thùng rỗng của Hồ Chí Minh ở thời thông tin mở này! 

Ngồi gõ bàn phiếm đúc kết “công lao” Hồ Chí Minh, chữ ra tới đâu là bốc mùi tới đó nhưng vẫn phải cắn răng, bịt mũi để vạch trần, chỉ ra những tên bồi bút, trí nô xã nghĩa của cái làng Ba Đình bưng bô bằng mồm, phong thánh cho Hồ với những con chữ cường điệu cuồng tín, ngu xuẩn, đồng bóng đến độ không thể tin được. Đồng bóng thế, nặng mùi thế nhưng nó vẫn được những đứa mù đảng, cuồng Hồ nhai lại như bò mà những ai có lòng tự trọng nghe qua không khỏi đỏ mặt, xấu hổ giùm cho chúng.

Chắc chắn, là một người bình thường sống trong môi trường Xã hội chủ nghĩa khi tiếp cận, biết ra tư tưởng, đạo đức thật sự của nhân vật “đặc biệt” Hồ Chí Minh, không ai có đủ bình tĩnh để không phải buột miệng chửi thề cho hả tức vì đã bị lừa quá lâu. Tuy nhiên tư tưởng, đạo đức của Hồ có hơi trừu tượng, nếu không chỉ ra những vụ việc cụ thể thì cũng khó hình dung ra được sự ghê tởm của nó tới mức độ nào? 

Do đó với nhân vật mờ mờ, ảo ảo bị các hào quang giả tạo, hư cấu của các bồi bút, trí nô bao trùm che phủ nếu không mạnh tay vén váy, lột truồng Hồ ra thì khó nhận ra tội làm tay sai bán nước của Hồ Chí Minh được bao phủ bởi lớp hào quang “công lao đánh đuổi...” do bộ máy tuyên truyền của tuyên giáo ồn ào dựng lên bên trong bức màn sắt của chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam.

Nổi bật trong cái gọi là công lao đánh đuổi của Hồ là chuyện Hồ to mồm tuyên bố đốt cả dải Trường Sơn đi đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho quan thầy Nga-Tàu. Bên cạnh lời tuyên bố sặc mùi tay sai hiếu chiến vừa nói, là Hồ âm thầm thực hiện “sự nghiệp” giao nộp từng phần lãnh thổ trong nhiệm vụ giao nộp toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cho Tàu để đạt mục tiêu “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”là nhất quán, có tính kế thừa của thế hệ lãnh đạo đời giữa và đời nay đang kế tục sự nghiệp bán nước của Hồ Chí Minh mà ai có quan tâm đến tương lai Việt Nam đều thấy.

Giờ thì ai cũng biết là Hồ lãnh lương cộng sản quốc tế, hoạt động cướp chính quyền và khi nắm quyền lực trong tay, Hồ từng bước thực hiện kế hoạch giao nộp từng phần lãnh thổ để tiến tới mục tiêu sáp nhập tổ quốc Việt Nam vào tổ quốc xã hội chủ nghĩa do Nga-Tàu thống lĩnh. 

Trong nhiệm vụ làm tay sai bán nước cầu vinh của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có một số văn bản lưu trữ trong các kho tài liệu trong ngoài nước mang ý đồ giao nộp Việt Nam cho Tàu do Hồ Chí Minh đạo diễn như sau:

Một là tờ truyền đơn kêu gọi của Trường Chinh, tổng thư ký đảng lao động là một trong những đệ tử thân tín của Hồ. Truyền đơn có nội dung phản quốc như sau:

“ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 

NĂM THỨ VII 

TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 

SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động.”

Hai là bản văn bức thư của Hồ gởi cho Stalin xin súng đạn, có kèm kế hoạch thực hiện cải cách ruộng đất, có sự tham gia đóng góp ý kiến của cố vấn Tàu như sau:

“Đồng chí Stalin kính mến,

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau:

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất

Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký.”

Ba là với câu nói của Hồ Chí Minh tưởng nói đùa nhưng mà thật “...Mấy cái đảo hoang tàn phân chim ỉa ở ngoài khơi đó... các đồng chí Trung Quốc có cần thì ta cho họ đi...” đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng, một đại đệ tử khác của Hồ sốt sắng cho ra đời công hàm gởi cho thủ tướng quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai như sau:

“Thưa Đồng chí Tổng lý, 

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”

Phạm Văn Đồng.

14/09/1958.

Đã ký.”

Qua ba bản văn thượng dẫn, không khó để cho chúng ta thấy ý đồ mượn tay chân thân tín thực hiện nhiệm vụ “nhập Trung” của Hồ Chí Minh đã lộ rõ lộ trình: 

Thứ nhất với văn bản mang tính hiệu triệu của Trường Chinh thì tinh thần “nhập Trung” khá lộ liễu, táo bạo và đã không được sự đồng tình của nhân dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức, sĩ phu yêu nước nặng tinh thần quốc gia dân tộc chống đối, khiến cho lời kêu gọi của Trường Chinh, chính xác là ý định của Hồ không thành. 

Thứ hai rút kinh nghiệm từ thất bại này, Hồ nhận lệnh Nga-Tàu nhân danh cải cách ruộng đất, kèm theo khẩu hiệu “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ” nhằm tiêu diệt các trí thức, sĩ phu yêu nước, lãnh đạo các đảng phái chính trị...là bức rào cản ngăn chận ý đồ “nhập Trung” và biết rõ hành động làm tay sai cho cộng sản quốc tế của Hồ.

Thứ ba thanh toán xong thành phần yêu nước không cộng sản, Hồ tiếp tục thanh toán nốt trí thức, văn nghệ sĩ đi theo Hồ hoạt động cách mạng, qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Khi tàn sát thành phần ưu tú, tinh hoa của dân tộc và không còn thế lực nào cản trở hành động tay sai, bán nước cầu vinh của Hồ thì Hồ ngầm chỉ thị cho đàn em giao nộp Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu qua câu nói nôm na thật thà mà tưởng như đùa: “...Mấy cái đảo hoang tàn phân chim ỉa ở ngoài khơi đó...Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cho họ đi...”

Để kế thừa sự nghiệp “nhập Trung” của Hồ, các lãnh đạo cộng sản đời giữa giao nộp đất biên giới, vịnh Bắc Bộ qua hiệp ước phân định cấm mốc biên giới trên bờ năm 1999 và trên biển năm 2000. Việc dâng đất cho Tàu qua bức bình phong hiệp ước biên giới đã gặp sự chống đối quyết liệt của người dân nên lãnh đạo đảng cộng sản đời nay ma lanh hơn, chúng lươn lẹo giao nộp đất Tây Nguyên, Vũng Áng, Bình Dương, rừng đầu nguồn, đất dựng khu công nghiệp, đất xây viện Khổng Tử... với danh nghĩa giao lưu kinh tế, văn hóa trong hiệp ước hợp tác toàn diện trên tinh thần gìn giữ tài sản quý báu do Mao - Hồ dày công vun đắp?

Giao lưu kinh tế, văn hóa... hay đó là bước đệm để cho đám lãnh đạo cộng sản đời nay kế thừa sự nghiệp “nhập Trung” còn dang dở của Hồ? Và như những gì đã đang diễn ra, rất có khả năng trình tự sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc năm 2020, không phải là đồn đoán nói xấu lãnh đạo các đời cộng sản Việt Nam?