Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Tản mạn đón xuân Đinh Dậu

Tản mạn đón xuân Đinh Dậu

bauxitevnFri 7:35 AM


Tô Văn Trường
Pht giáo có câu rt hay là "Vô sư trí vi tôn" nghĩa là trí tu cóđược do t hc, ttri nghim, t ngmi là quý nht. Tng được và t sa mình là cái gc ca tiến b. Việt Nam đã có nhiều bài học cay đắng vì “ý thức hệ”, những thứ ngoại lai, hổ lốn vàrt hiếm khi th hin cái "Vô sư trí vi tôn" đó, thì việc cần phải làm là đi tìm li cái bn ngã ca chính mình.
Đất nước ta, bắt đầu bước sang năm mới 2017 với nhiều thời cơ và thách thức đan xen trên con đường hội nhập và phát triển với yêu cầu ngày càng cao để hướng tới mục đích “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, trong đó xây dựng xã hội dân chủ là yếu tố quyết định để đạt được mục tiêu đó đến sớm hay muộn, đòi hỏi nhiều trí tuệ, sự trăn trở và công sức của toàn dân, đặc biệt là bộ máy quản lý điều hành đất nước.
Trong lịch sử phát triển nhân loại, nhiều dân tộc đã kiên trì phấn đấu xây dựng một nền dân chủ phù hợp, đạt được mục tiêu giàu mạnh văn minh đã cho thấy không có dân chủ cho không đâu (gratuite, cái gọi là "free lunch - democracy"), lại càng không có những thành tựu, mục tiêu đáng mong muốn nào tự nó trên trời rơi xuống. Trở ngại lớn của con đường xây dựng xã hội dân chủ là sự trì trệ nhận thức, tính bảo thủ của con người hay một cộng đồng. Nơi có tư duy nhận thức tiến bộ quá trình dân chủ đến thuận lợi, còn những nơi tư duy bảo thủ thống lĩnh, bộ máy nhà nước không tận dụng được cơ hội, chỉ nghi ngờ hoặc khoanh tay chờ đợi, như hình ảnh văn học dân gian Việt Nam đã tổng kết “cây sung” của đất nước hầu như chẳng còn quả nào đâu để mỗi chúng ta có thể dầm dề “há miệng chờ” nó rụng vào cổ họng.
Năm mới, theo truyền thống “tống cựu nghênh tân”, mọi người thường ôn lại những diễn biến, trăn trở về những điều bất an bởi thiên nhiên và cuộc sống cá nhân và cộng đồng trong năm cũ, suy nghĩ đề xuất mong mỏi, ước nguyện thuận lợi tốt lành hơn cho năm mới ắt hẳn là văn hóa tốt đẹp thúc đẩy sự phát triển xã hội mà tác giả gửi gắm trong bài viết này.
Những trăn trở
Một năm qua 2016, với nhiều biến động toàn cầu là thách thức cho năm mới 2017 và tiếp theo là chính trị xã hội. Chiến sự ở Trung Đông và nạn di cư vào Châu Âu, Brexit, sự bất ngờ bầu cử ở Mỹ, liên tục thử vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Trung Quốc lấn chiếm mở rộng hoạt động quân sự ở Biển Đông,… báo hiệu những bất ổn trật tự thế giới đòi hỏi phải suy nghĩ, tìm kiếm những tư duy, giải pháp mới của cộng đồng quốc tế để đảm bảo cho sự phát triển, nhưng hiện tại chưa thấy được sự đồng thuận mà còn tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ, bất đồng lớn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của nhiều quốc gia.
Năm 2016, nhiệt độ trái đất cao bất thường, hạn hán, bão lụt báo hiệu sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai và tác hại của nó ngày càng khốc liệt, nguy cơ lớn tới đời sống dân nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế… nhưng cũng chưa có được sự đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam thành tích nổi bật năm 2016 là kỷ lục khoảng 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và đón 10 triệu khách du lịch. Tuy nhiên, nỗi lo trăn trở về các bất cập, yếu kém đã được Thủ tướng Chính phủ phân tích đánh giá về 9 tồn tại và 7 nhóm nhiệm vụ cấp bách. 
Các chủ trương, giải pháp của Đảng, Chính phủ đang tiến hành: tái cơ cấu kinh tế, chống tham nhũng, xử lý trách nhiệm các cá nhân, chủ trương “chống tự diễn biến”, tăng năng suất lao động vv… qua một số năm triển khai với tinh thần “quyết liệt” nhưng vẫn chưa thể hiện thuyết phục rõ ràng, minh bạch cả về mặt lý luận cũng như hành động thực tế. 
Đổi mới “tự diễn biến” 
Nghị quyết chính thức Đại hội VI một diễn biến bất thường hay một hiện tượng “tự diễn biến” tích cực của Đảng đã chuyển hướng chiến lược trong 4 ngày thay cho Nghị quyết đã soạn thảo hàng năm trời, đưa đất nước ta vào lộ trình Đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, người dân luôn ghi nhớ và biết ơn những Người đã vượt lên chính mình, góp phần đắc lực vào công cuộc Đổi mới đất nước, tiêu biểu như các ông Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Kim Ngọc (Vĩnh Phúc), Chín Cần (Long An) vv… Đổi mới là quá trình tích cực làm cho kinh tế xã hội vượt qua được những khó khăn trở ngại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong các bài phát biểu khi tham dự hội nghị tổng kết cuối năm 2016 của các ngành nông nghiệp, Viện Hàn lâm khoa hoc, có ý kiến chỉ đạo rất chính xác, hợp lòng dân, đại ý: “Nếu thấy thể chế cản trở cho sự phát triển thì phải thay đổi vì thể chế cũng do con người làm ra” vv… Điều quan trọng là cái gì Thủ tướng có thể làm được thì phải quyết tâm làm. Đây là một diễn biến điều mà mọi người đang mong đợi ở Thủ tướng trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, khi bàn về “thể chế và con người”, vận dụng vào thực tế không ít người băn khoăn vì Đảng đang phát động đợt học Nghị quyết trung ương 4, trong đó nhấn mạnh đến nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. 
Tự diễn biến là gì? Nó bao gồm cả diễn biến tích cực và tiêu cực hoặc đứng yên tại chỗ? Nếu không làm rõ khái niệm này thì làm sao đánh giá được diễn biến tiêu cực hay tích cực, liệu diễn biến như Đại hội VI (1986) có điều kiện xuất hiện? Theo nội dung “chống tự diễn biến” hiện nay những người muốn Đổi mới lần thứ hai, muốn hiến kế cho Nhà nước kể cả các vị lão thành cách mạng, trí thức có tên tuổi cũng sẽ dễ bị những người bảo thủ có thẩm quyền “chụp mũ” do ý thức hệ! 
Hãy đọc và suy ngẫm bài báo :” Phải chăng ông Trần Xuân Bách đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” từ cách đây 27 năm của tác giả Hà Huy Tùng nói về ông Bách bị kỷ luật nhưng được nhiều người cho rằng quan điểm của ông Bách là chính xác, đến nay vẫn mang nguyên tính thời sự. Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên có lời bình rất đáng suy ngẫm : ” Còn mình, mình kính trọng trí tuệ, tầm nhìn và sự can đảm của ông.  Kính trọng cả cốt cách của ông, chấp nhận kỷ luật, trả giá đắt để bảo vệ nhận thức và tư duy của mình về quy luật tất yếu của sự phát triển, một khi ông cho là đúng. Không vì cái ghế quyền lực mà “giá áo túi cơm”, quỳ lạy bả vinh hoa một cách hèn mạt.”
Lịch sử luôn tôn trọng sự thật, nhiều nhận thức, ý kiến bị “chụp mũ” là sai lầm về tư tưởng nhưng dưới lăng kính thực tế của cuộc sống sẽ đến lúc phải trả lại chân giá trị thực của nó. Ông Trần Xuân Bách bị kỷ luật vì muốn đổi mới cả kinh tế và chính trị, thực hiện dân chủ, đa nguyên. Công cuộc đổi mới trong ba mươi năm qua thực chất là đã từ bỏ những quan điểm được coi là nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quản lý nền kinh tế theo kế hoạch tập trung, không chấp nhận kinh tế thị trường được coi là tự phát vô tổ chức). 
Đảng viên có quyền được thảo luận về nội hàm của Nghị quyết Trung ương 4 vừa qua vẫn nhấn mạnh "kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa" thì thực chất là gì?. Bởi vì nếu củng cố chế độ toàn trị, bóp nghẹt dân chủ, kìm hãm sự phát triển của đất nước, thì không thể phát huy được sức mạnh đoàn kết của dân tộc để vượt qua thách thức, chống mưu đồ và hành động bành trướng xâm phạm độc lâp, chủ quyền quốc gia. 
Lạm bàn về chủ nghĩa xã hội
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu :”Đổi mới chỉ là giai đoạn còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thể kỷ này không biết có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Thanh niên online ngày 26/10/2013). Tạm gác, chưa bàn về “cái tầm” định hướng nhưng đây là phát biểu rất thật lòng của Tổng bí thư. 
Ngẫm suy, tôi nhớ lại, có lần mình đã viết bài phân tích đến khái niệm “chủ nghĩa xã hội” xuất hiện đầu tiên ở Tây Âu vào năm 1827 (không phải của Mác) để phê phán trường phái Xanh Ximông. Đến năm 1832 chính Xanh Ximông dùng lại khái niệm CNXH nhưng bỏ đi sắc thái phê phán, và các biểu cảm xấu. Từ năm 1837 từ “CNXH” phổ biến sang Đức trong phái Hêghen trẻ. Lúc bấy giờ Mác ở trong phái Hêghen trẻ, tiếp nhận từ “CNXH” để chỉ cái xã hội mới, sau khi chủ nghĩa tư bản bị loại bỏ, bị vượt qua và dùng từ “CNXH” trong các bản thảo của Mác năm 1844. Nhưng từ năm 1848 trở đi, từ Tuyên ngôn Đảng cộng sản thì Mác không dùng từ “CNXH” nữa mà dùng từ “chủ nghĩa cộng đồng”. Xã hội mới, chế độ mới, thay thế cho xã hội tư bản. 
Các nhà nghiên cứu cũng vạch ra một chỗ mù mờ, không rõ ràng trong tác phẩm “Chống Duyrinh” của Anghen về khái niệm CNXH. Bernstein người bạn gần gũi với Mác ở Luân Đôn cũng chỉ gọi CNXH với cái nghĩa là cuộc vận động tự lập trong đó có phần thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh có ý thức của giai cấp công nhân, nó không gắn liền hữu cơ với chủ nghĩa cộng đồng, là mục đích còn rất xa vời, trừu tượng! 
Bản thân Lê Nin tiếp nhận từ “CNXH” nhưng trong việc thực hành cách mạng, Lê Nin vừa coi CNXH là bước thấp của chủ nghĩa cộng sản nhưng nhiều khi lại vừa coi đó là một hình thái kinh tế xã hội và một phương thức sản xuất riêng biệt, được xuyên tạc thành lý luận hóa. Lê Nin quan niệm xây dựng CNXH phải đa dạng luôn thay đổi vì phải mò mẫm, và vòng vèo dích dắc. Lê Nin vận dụng thành quả của cả loài người, kể cả của chủ nghĩa tư bản. 
Cuối đời Lê Nin có nhận định quan trọng là chúng ta phải thay đổi cơ bản quan niệm về CNXH nhưng lại không chỉ ra được quan niệm CNXH phải thay đổi là cái gì, thay đổi như thế nào, khi nào?. Và kết cục, mô hình và chính quyền nhà nước XHCN Xô Viết do chính ông thiết kế và đặt nền móng cũng xụp đổ (năm 1991) sau 72 năm tồn tại. Vì vậy, mọi học thuyết tự nhiên cũng như về xã hội cần hoàn thiện theo thời gian tương ứng với sự hiểu biết và kết quả khám phá ngày càng nâng cao của nhân loại.
Muốn hiểu đánh giá khách quan về Mác cần phải xem xét lý luận và thực tế cuộc sống thời Mác và thực tiễn hoạt động của con người. Thực tiễn là hoạt động của con người, còn thực tế bao hàm nghĩa rộng hơn về cuộc sống xã hội, cuộc sống có môi trường thiên nhiên và vũ trụ. Hayek cũng là một nhà lý luận và tư tưởng, năm 1974 ông được tôn sùng là chủ tướng của tư tưởng của trào lưu lý luận kinh tế, chính trị xã hội tân tự do, được tặng giải thưởng Nôben. Cuối đời Hayek bị nặng tai và điếc tai trái còn Mác bị điếc tai phải nên người ta nói nửa đùa, nửa thật là Mác chỉ nghe được những gì từ phía tả còn Hayek thì chỉ nghe được những gì từ phía hữu vv…
Khi xã hội mất dân chủ trầm trọng và toàn diện, thì mọi thiết chế trong xã hội đó, hầu hết chỉ là hình thức, một loại hình thức chủ yếu để hợp lý hóa và che đậy sự mất dân chủ mà thôi. "Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội" - Mệnh đề cực kỳ quan trọng này trong hệ thống học thuyết của Mác có thể giúp ta soi sáng nhận thức của mình. Mọi vấn đề đang đặt ra trên bề măt xã hội hiện nay của chúng ta chính là sự thể hiện tức thời cái ý thức xã hội đang được tạo ra bởi cách thức "tồn tại xã hội" của chúng ta bấy lâu.
Ước nguyện của Dân
Đầu xuân Đinh Dậu, ai cũng có ao ước, đó là thành tâm của mọi người dân lương thiện. Họ ước cho họ, chứ không cho ai và càng không buộc ai làm cho họ được. Những điều họ mong ước chủ yếu là chưa xảy ra, là chưa có hoặc không có thật, nhưng không có lợi và cũng không có hại cho ai. 
Nếu chỉ chạy theo giải quyết phần ngọn, đó là ý thức xã hội thì thật ra nhiều người tự nhận mình là học trò của Mác nhưng chẳng hiểu gì về Mác cả. Và đương nhiên, không thể nào giải quyết được hết hàng tỷ thức dạng khác nhau của 92 triệu con người Việt Nam đang hàng ngày "tồn tại méo mó" như bây giờ được. Lời giải cho các vấn đề xã hội không thể đi tìm trong đầu óc, suy nghĩ hay hành vi riêng biệt của từng con người, mà phải đi tìm nó trong bản chất các mối quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội đó vv...
Mong muốn của người dân, hãy rũ bỏ tất cả các giáo điều vô bổ, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, lấy dân làm gốc thì sẽ tìm được lối ra.
Chỉ riêng chuyện đất đai, nhiều người đã nói mãi, nói rất đúng về khái niệm mơ hồ sở hữu toàn dân chỉ là kẽ hở cho nhóm lợi ích, là nguyên nhân chủ yếu khiếu kiện gây bất ổn xã hội bấy lâu nay nhưng rồi đa số đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước vẫn phải bấm nút theo hướng đã được “chỉ tay”! Trong phạm trù sở hữu được nêu ra, nên chăng ta cứ nôm na hóa vấn đề như câu cửa miệng, dân giã thường đặt ra để cân nhắc, đắn đo, suy xét : “Ai nắm đằng chuôi “.  Và, thế là rõ ngay cái thế : Ai sẽ “đứt tay” khi cái “chuôi” ngọ nguậy?!
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực thể chế đó là cần đưa chính sách phát triển khu vực giao dịch phục vụ thị trường thành một trong những tiêu chí để đánh giá Chính phủ có kiến tạo hay không. Trong bối cảnh bộ máy công quyền của VN quá cồng kềnh, kém hiệu quả lại ngốn khoản ngân sách khổng lồ và cần gấp rút tinh giản thì định hướng chuyển lực lượng lao động sang xây dựng khu vực giao dịch phục vụ thị trường nhằm tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả cho nền kinh tế là một lối thoát mang tính chiến lược.
Một trong những việc cấp bách, thiết thực nhất và không tốn kém “nói đi đôi với làm” có thể làm ngay để lấy lòng tin trong nhân dân cũng như trong quan hệ quốc tế, nhân dịp ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc là mạnh dạn thả tự do cho những người đã bị bắt do đấu tranh ôn hòa phát biểu chính kiến khác với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Lời kết
Đón năm mới, xen lẫn nhưng âu lo, trăn trở về con đường phát triển của đất nước còn rất nhiều chông gai, thử thách kể cả về lý luận và thực tiễn, xin có mấy vần thơ để kết luận cho bài viết này: 
ĐÓN XUÂN ĐINH DẬU
Vn nước nhiều năm nay vn vy?
Thế thi, thế đấy! có sao đâu ?
Tam xuân* hp li thành sc mnh
Tứ cõi** lòng tin đã "đổi màu"?
Cu cho năm mi cùng tiến ti
Chính, đảng, thn, dân mđủ nhiu
Đinh DU mong sao GÀkho gáy
Tàđức KÊ đơđược thnh cu
Cung chúc người mình mau hết kh
Buôn bán làăn khp năm châu
T tr, Tam quyn chăm nghip Nước
Dân tín ! lo chi viđổi mu ?
Ghi chú: Tam xuân* (mặt trời, trái đất và vũ trụ)
Tứ cõi ** (bốn phương) 
T.V.T.
Tác giả gửi BVN

Viễn ảnh nhân quyền Việt Nam 2017 vẫn xám màu

Viễn ảnh nhân quyền Việt Nam 2017 vẫn xám màu

bauxitevnFri 7:28 AM


clip_image001
Từ trái sang, ông Đinh Đăng Định, Nguyễn Đan Quế, Đinh Nhật Uy, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải và vợ ông Định – bà Đặng Thị Dinh, ngày 16.2.2014. 
Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Ân xá Quốc tế, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong năm 2016 vẫn tồi tệ về nhiều mặt. Đảng Cộng sản tiếp tục duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa hay “bôi bẩn” các vị lãnh đạo. Việt Nam hạn chế gắt gao các quyền tự do phát biểu, lập hội và hội họp ôn hòa.
Các nhà tranh đấu cho quyền con người và các blogger bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và giam tù. Nông dân tiếp tục mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập. Trong năm 2016, bất chấp những khó khăn, nhiều nhà hoạt động và blogger công khai lên tiếng đòi các quyền tự do và dân chủ. 
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Sài Gòn cho VOA biết Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam trong rất nhiều vấn đề, từ việc tuần tra ở Biển Đông đến việc trang bị các tàu tuần dương, xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, nhưng Việt Nam đã đáp lại không tương xứng, mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, và các blogger trong năm 2016. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn chưa mạnh mẽ lên tiếng về các vụ vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, điển hình như vụ cưỡng chế chùa Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 9. Bác sĩ Quế nói điều này đã giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ bên ngoài và do đó chính quyền cứ tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền trong năm 2016, đặt biệt là sau khi được Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Bác sĩ Quế cho biết thêm: 
“Tổng quát thì đến cuối năm đã có những sự gia tăng việc đàn áp dưới nhiều hình thức. Ví dụ gần đây nhất là vụ xử trung tá Trần Kim Anh 13 năm tù và Lê Thanh Tùng 12 năm tù, với tội danh ‘lật đổ chính quyền theo điều 79’, bắt giữ một số blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Bác sĩ Hồ Hải, blogger trẻ nói lên sự thật của xã hội như Nguyễn Phúc Gia Huy, và mới đây nhất là blogger Nguyễn Danh Dũng ở Thanh Hóa. Nói chung tình trạng đàn áp, khống chế người tranh đấu và cả gia đình họ trong năm 2016 có gia tăng”. 
Vị bác sĩ từng bị giam cầm hơn 20 năm dưới chế độ cộng sản dự báo rằng vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục chuyển biến theo hướng xấu trong năm 2017 khi nhiều quan chức nhà nước bất mãn chế độ, những người Hà Nội gọi là “tự diễn biến, tự chuyển hóa,” sẽ mạnh dạn lên tiếng đòi dân chủ: 
“Sang đến năm 2017 thì tôi thấy rằng đặc biệt nhất chưa bao giờ lòng dân bất mãn như ngày hôm nay. Đó là một yếu tố quan trọng. Hiện nay những người đang ở trong bộ máy cầm quyền và đặc biệt là những vị cách mạng lão thành, về hưu hay không ra làm việc nữa, đã mạnh dạn lên tiếng đòi tự do dân chủ, tố cáo thẳng thậm chí thật sự hối tiếc vì đã cống hiến những năm tháng trai trẻ cho chính thể mà bây giờ chính thể đó quay ra đàn áp dân, hèn với giặc, ác với dân”. 
Bất chấp áp lực và đàn áp trong năm 2016, các tổ chức xã hội dân sự vừa thành lập như Green Trees, Hội Giáo chức Chu Văn An, Hội Bảo vệ Nạn nhân bị Tra tấn, Hội Bảo vệ những Người Tranh đấu cho Nhân quyền... hoạt động rất hữu hiệu. Nhiều hội đã nỗ lực đồng hành với các nạn nhân của Formosa, giúp họ mạnh mẽ lên tiếng phản đối việc gây ô nhiễm môi trường. Các tổ chức xã hội dân sự cũng đồng loạt lên tiếng phản đối luật tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam, và gần đây là phản đối bản án của Trần Kim Anh và Lê Thanh Tùng. 
Bác sĩ Quế cũng tự tin khi ngày càng nhiều người trẻ có ý thức với phong trào đấu tranh dân chủ. Ông nhấn mạnh đến các hoạt động đào tạo chuyên môn cho các nhà hoạt động trẻ, nhất là đào tạo kỹ thuật thông tin: 
“Trước trào lưu nhiều anh em trẻ tham dự, chúng tôi có tổ chức huấn luyện khá qui mô. Đó là những anh em trẻ, giỏi về kỹ thuật số và đồng thời biết đối phó với chính quyền cộng sản. Nói chung là số người hoạt động gia tăng, cũng như kỹ thuật hoạt động và kỹ thuật đối phó được đào tạo quá qui mô”. 
Bác sĩ Quế cho rằng những chuyển biến của tình hình quốc tế hiện nay, cùng với sự trì trệ của Hiệp định Thương mại Đối tác Thái Bình Dương (TPP), chính phủ mới của Hoa Kỳ do ông Donald Trunp làm tổng thống, việc mất đoàn kết của Liên Minh châu Âu, và tính hung hăng bá quyền của Trung Quốc sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với các nước về nhiều phương diện và đương nhiên các mối quan hệ quốc tế này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhân quyền Việt Nam. Nhìn chung, viễn cảnh nhân quyền Việt Nam trong năm 2017 vẫn xám màu. 

Phát triển tổ chức xã hội dân sự sau biến cố Formosa

Phát triển tổ chức xã hội dân sự sau biến cố Formosa

bauxitevnFri 7:27 AM


LS Nguyễn Văn Thân
Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ nói lời chia tay với năm 2016. Có thể nói, 2016 là một năm đầy biến động đối với dân tộc Việt Nam. Sự kiện đầu tiên là cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng. Sử dụng những thủ đoạn về điều lệ tranh cử và đề cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã dễ dàng loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vòng đua. Thế là Việt Nam tiếp tục bị kìm hãm dưới bàn tay sắt của một lãnh tụ bảo thủ, giáo điều, mù quáng với ảo tưởng về chủ nghĩa xã hội. 
Sự kiện quan trọng thứ hai là phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn. Tòa xử cho nguyên đơn Phi Luật Tân thắng vẻ vang mang lại hy vọng cho Việt Nam trước dã tâm và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng sự xuất hiện của tân Tổng thống Duterte đã làm đảo lộn mọi vấn đề. Bên thắng kiện không muốn nhắc tới phán quyết của vụ kiện nên Trung Quốc dễ dàng vô hiệu hóa phán quyết của Tòa qua một số sách lược ngoại giao khéo léo. 
Thứ ba là TPP. Khi 12 quốc gia thành viên đặt bút ký TPP tại Auckland vào ngày 4/2/2016 sau hơn 7 năm đàm phán vất vả, có nhiều hy vọng là Việt Nam sẽ có cơ hội thoát Trung ít nhất là về mặt kinh tế cũng như tình trạng nhân quyền gồm có quyền lao động và tiếp cận môi trường trong sạch sẽ được cải thiện. Nhưng hy vọng này tiêu tan cùng với chiến thắng của Donald Trump. Với chiều hướng theo đuổi chủ nghĩa biệt lập của Trump, Việt Nam khó tránh khỏi ngày càng bị lệ thuộc và đi sâu vào quỹ đạo của Trung Quốc. Không có TPP, Việt Nam cũng không có động cơ đẩy mạnh cải cách và áp dụng các chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm bảo vệ quyền lao động và môi trường.
Nhưng có lẽ sự kiện quan trọng nhất trong năm là biến cố Formosa. Từ đầu tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại Vũng Áng Hà Tĩnh, trụ sở của Công Ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và nhanh chóng lan sang các tỉnh miền Trung gồm có Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên - Huế. Vào ngày 30/6, chính quyền chính thức công bố 3 chi tiết quan trọng. Thứ nhất, Formosa là thủ phạm xả thải gây ra thảm họa cá chết hàng loạt và làm cả một vùng biển rộng lớn nhiễm độc. Thứ hai là Formosa đã đồng ý bồi thường 500 triệu Mỹ kim và thứ ba là việc truy tố Formosa vi phạm pháp luật sẽ do các cơ quan tư pháp xem xét. 
Nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào là Formosa sẽ bị truy tố. Trong một thể chế mà chỉ có một Đảng kiểm soát cả 3 vế chính quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp thì việc này không có gì đáng ngạc nhiên. Còn số tiền 500 triệu do Đảng thỏa hiệp với Formosa cũng chẳng dựa trên chứng cứ thực tế nào cả. Điều đáng chú ý là trong tháng 8 thì có nguồn tin là nhà nước miễn và hoàn thuế cho Formosa và các nhà thầu liên hệ tổng số tiền cũng khoảng 500 triệu đô Mỹ tương đương với số tiền bồi thường của Formosa. 
Theo báo cáo của chính chính phủ Việt Nam thì có hơn 100.000 nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong số này có hơn 40.000 ngư dân. Ngoài ra, có khoảng 176.000 người bị ảnh trực gián tiếp hoặc phụ thuộc. Nếu chia đều 500 triệu cho tổng số 276.000 nạn nhân thì mỗi người sẽ nhận chưa tới 2.000 đô Mỹ. 
Trong tháng 9, chính phủ công bố Quyết Định 1880 ấn định số tiền bồi thường cho 7 nhóm đối tượng gồm có khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch, thương mại ven biển và thu mua, tạm trữ thủy sản. Số tiền bồi thường khác nhau cho chủ tàu lắp máy có công suất khác nhau. Số tiền bồi thường ngư dân làm trên tàu được ấn định trung bình khoảng 4 triệu đồng một tháng (tức khoảng 180 đô Mỹ). Điều đáng nói là chỉ bồi thường trong 6 tháng từ tháng 4 tới tháng 9, tức là 24 triệu, tương đương với 1.000 đô Mỹ. Nhưng sau 6 tháng thì lấy gì để sống? Mà biển thì vẫn chết với "những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa". 
So với sự khuất tất và tắc trách của nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập đã thể hiện đúng trách nhiệm và vai trò đối với ngư dân nạn nhân của Formosa. Chỉ trong 3 tuần lễ sau khi hiện tượng cá chết được phát hiện, 20 tổ chức  XHDS vào ngày 29/4/2016 đã cùng ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền có biện pháp kiểm soát và ngăn chận hành vi xả thải phá hoại môi trường của Formosa. Sau cuộc họp báo của chính quyền vào ngày 30/6/2016 công bố thủ phạm Formosa, 18 tổ chức XHDS đã phổ biến một bản tuyên bố lên án thái độ lấp liếm và dung túng của nhà cầm quyền đối với Formosa cũng như tự ý chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu đô Mỹ. 
Cùng lúc, một vài tổ chức XHDS khác đã tiến hành các công tác cứu trợ khẩn cấp cũng như nêu thảm họa này lên công luận quốc tế. Một số luật sư thiện nguyện giúp soạn thảo đơn yêu cầu chính quyền rút giấy phép xả thải của Formosa và các mẫu đơn liệt kê thiệt hại cho ngư dân sử dụng. Nhà Thờ là một phần của XHDS tạo điều kiện để các luật sư có chỗ làm việc giúp đỡ nạn nhân điền đơn. Thành viên của các tổ chức XHDS khác lặn lội xuống từng làng chài giải thích về các biện pháp pháp lý chính đáng mà ngư dân có thể theo đuổi. Tính đến nay thì các tổ chức XHDS đã giúp thành lập hơn 15.000 hồ sơ nạn nhân của Formosa chuẩn bị chờ cơ hội để nộp kiện dù bị nhà cầm quyền đe dọa và quấy nhiễu. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới này mà nạn nhân của một cuộc thảm họa môi trường lại bị chính nhà nước của họ đe dọa và tước quyền khiếu kiện. 
Trong cuộc đấu tranh pháp lý của nạn nhân Formosa, có hai sự kiện nổi bật đáng chú ý. Sự kiện thứ nhất nhất là vào ngày 29/9/2016, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã dẫn một đoàn giáo dân hơn 600 người từ Nghệ An vào Hà Tĩnh để nộp đơn kiện tại Tòa Án Nhân Dân Thị xã Kỳ Anh. Hai tuần sau đó, Tòa này trả lại đơn kiện viện dẫn lý do "không nộp đủ chứng cứ" và việc này đã được giải quyết qua Quyết định 1880 của chính phủ. 
Sự kiện thứ hai là cuộc biểu tình lên tới hàng chục ngàn người vào ngày 2/10. Dù có một vài xô xát không đáng kể nhưng tựu chung đây là một cuộc biểu tình ôn hòa và thành công. Theo lời của Linh Mục Trần Đình Lai, nếu muốn người dân Hà Tĩnh đã có thể san bằng Formosa. Nhưng họ đã không để lại một cọng rác sau cuộc biểu tình. 
Các tổ chức XHDS đã đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người dân trực tiếp đứng lên nói lên tiếng nói và đòi hỏi quyền lợi của mình. Đó là cả một quá trình trong chế độ độc tài toàn trị. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến đáng kể của xã hội dân sự. Vào ngày 19/10, nhóm Green Trees (trước đây có tên là Hà Nội Xanh) đã nộp lên Quốc hội một bản báo cáo "Toàn cảnh Thảm họa Môi Trường Biển Việt Nam". Tập tài liệu gần 200 trang này ghi lại một cách có hệ thống theo trình tự thời gian mọi vấn đề liên hệ gồm có chính sách đầu tư ngoại quốc, pháp lý, môi trường, truyền thông Việt Nam và quốc tế, trách nhiệm của chính quyền và vai trò của các tổ chức XHDS. Tài liệu này cũng đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Trung. 
XHDS đã thể hiện được tiềm năng qua thảm họa Formosa. Nhưng chặng đường sắp tới vẫn còn đầy gian nan. Có thể chia các tổ chức XHDS thành 4 loại. Thứ nhất là các tổ chức tranh đấu cho quyền dân sự và chính trị chẳng hạn như Hội Anh Em Dân Chủ, Con Đường Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền. Thứ hai là các tổ chức mang tính văn hóa và tác nghiệp gồm có Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập, Hội Giáo Chức Chu Văn An. Thứ ba là các tổ chức tôn giáo gồm có Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo VNTN, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Việt nam - Hoa Kỳ và một số tổ chức tôn giáo khác. Thứ tư là các tổ chức tranh đấu cho quyền xã hội và kinh tế chẳng hạn như Phong Trào Lao Động Việt, Green Trees, Phong Trào Liên Đới Dân Oan, Hội Bầu Bí Tương Thân. Các tổ chức XHDS này đã góp phần nâng cao dân trí, cung cấp thông tin chính xác và trung thực, tham gia cứu trợ tại thực địa và gióng lên tiếng nói phản biện cũng như phê bình những sai sót của nhà cầm quyền. Nói chung, họ đều chia sẻ ước vọng xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và tiến bộ để nâng cao đời sống hàng ngày và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Họ là nền tảng của một thể chế dân chủ đa đảng và đa nguyên mà Việt Nam phải theo đuổi để sánh bước vươn lên cùng với các quốc gia khác trên thế giới. 
Tuy nhiên, các tổ chức XHDS đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết là từ nhà cầm quyền và hệ thống an ninh luôn rình rập, quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập hoặc cô lập kinh tế. Khó khăn lớn nhất là về mặt tài chánh. Tổ chức XHDS độc lập không có tư cách pháp nhân và không thể gây quỹ cũng như nộp đơn xin tài trợ với nhà nước hoặc các cơ quan tài trợ quốc tế. Vì không có tài chánh nên không thể tuyển dụng nhân sự có khả năng hoạt động chuyên nghiệp. 
Người Việt hải ngoại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tổ chức XHDS hoạt động chuyên nghiệp, có bài bản và hiệu quả. Các đoàn thể, tổ chức XHDS Việt Nam tại hải ngoại có thể yểm trợ tài chánh giúp các tổ chức XHDS trong nước có phương tiện huấn luyện và tuyển dụng những người hoạt động có kỹ năng cao. Chúng ta có thể giới thiệu hoặc cùng đứng đơn với các tổ chức XHDS trong nước xin yểm trợ kỹ năng và tài trợ từ các cơ quan quốc tế cho các dự án liên quan tới nhân quyền, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động. Không chỉ các tổ chức XHDS trong nước cần phải liên kết và hỗ trợ lẫn nhau mà các đoàn thể, tổ chức XHDS Việt Nam tại hải ngoại cũng cần làm việc đó để gia tăng sức mạnh hầu có thể đóng góp hiệu quả hơn. Cụ thể trước mắt là vấn nạn Formosa. Trong thời gian qua, cộng đồng người Việt hải ngoại đã tích cực gây quỹ cứu trợ đồng bào miền Trung sau các trận lũ lụt. Đây là một nghĩa cử rất đẹp thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách. Nhưng nỗ lực gây quỹ yểm trợ cho các tổ chức XHDS trong nước giúp nạn nhân Formosa khiếu kiện thì lại rất khiêm nhường. Lụt miền Trung thì năm nào cũng có. Không chỉ thiên tai mà còn có nhân tai chẳng hạn, như việc tập đoàn thủy điện Hố Hô tùy tiện xả lũ gây ra cái chết của hơn 20 người. Nếu người dân không có sự yểm trợ của các tổ chức XHDS mạnh dạn đứng lên khiếu kiện thì việc này chắc chắn sẽ tái diễn. Nhóm Cây Xanh gồm có hơn 20 thành viên trẻ và năng động đã bỏ nhiều công sức soạn thảo tài liệu "Toàn cảnh Thảm họa Môi Trường Biển Việt Nam" nhưng không có tiền để in và phổ biến rộng rãi. Chỉ với thiện chí mà không có phương tiện thì Việt Nam sẽ rất khó thay đổi. 
Đúng là tương lai của đất nước Việt Nam phải do chính người Việt trong nước định đoạt. Nhưng với hoàn cảnh khó khăn của các tổ chức XHDS trong nước hiện nay, vai trò của người Việt hải ngoại là cực kỳ quan trọng trong tiến trình đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, đa nguyên và tiến bộ. 
N.V.T.
Tác giả gửi BVN

Ai làm kinh tế để chuyển hoá chính trị?

Ai làm kinh tế để chuyển hoá chính trị?

bauxitevnFri 7:26 AM


Bộ trưởng Công an vừa cho biết đã trình Bộ Chính trị ra Chỉ thị về chống chệch hướng kinh tế nhằm 'ngăn chặn hoạt động thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị'. 
Thông tin nghe qua rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế quốc gia, song không rõ ý của Bộ trưởng là gì. 
'Thông qua kinh tế để chuyển hoá chính trị' là kiểu làm ăn như Formosa, cố tình tạo ra thảm hoạ để dân chúng có cớ biểu tình, tiến tới chuyển đổi chế độ chính trị? 
Hay ý của Bộ trưởng là các doanh nghiệp Trung Quốc mua chuộc quan chức ở ta để thắng thầu, tạo ra hàng loạt dự án lãng phí, ô nhiễm, khiến người dân ác cảm với chính quyền dần sẽ tìm cách chuyển hoá?
Hoặc là Bộ trưởng đang nói tới chuyện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, làm nhanh quá thì nhà nước hết công cụ kinh tế để giữ quyền kiểm soát, cũng như mất lượng lớn ủng hộ viên tự nhiên (là nhân viên các doanh nghiệp nhà nước, luôn có cảm giác mình là người nhà nước), khiến chỗ dựa của chế độ bị lung lay? 
Hay có khi nào Bộ trưởng nói về các tập đoàn Mỹ, phương Tây đang đầu tư ở Việt Nam như một vỏ bọc để thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình của họ? 
Mà nếu thế thật thì Bộ trưởng định tham mưu cho Bộ Chính trị làm gì? Ra lệnh quốc hữu hoá như Hugo Chavez từng làm bên Venezuela à? Hay đuổi họ về nước, rút giấy phép? 
Hoặc nếu kinh tế tư nhân có thể gây chệch hướng thì có cải tạo tư sản cho về đúng hướng một lần nữa không? 
Thị trường và nền kinh tế rất nhạy cảm với những thông tin từ những người cấp cao nhất trong hệ thống chính trị như Bộ trưởng. Do đó nếu không phát ngôn rõ ràng thì sẽ rất tai hại, doanh nghiệp và nhà đầu tư hoang mang mà bỏ chạy hết thì không biết Bộ trưởng chịu trách nhiệm nổi không? 
N.A.T.
*** 

Bộ trưởng CA đề xuất Bộ Chính trị ra chỉ thị chống chệch hướng kinh tế

Thu Hằng
- Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết lần đầu tiên ông đề xuất Bộ Chính trị ban hành chỉ thị về công tác an ninh kinh tế, chống chệch hướng trong kinh tế. 
Tiếp tục hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng nay, Bộ trưởng Công an Tô Lâm báo cáo nhiều vấn đề liên quan đến công tác phòng chống tội phạm trong năm qua.
clip_image002
Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Ông cho hay, Bộ Công an đã tham mưu cho CP nhiều chủ trương giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia. 
Đồng thời, chủ động phát hiện sơ hở, yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại. Từ đó kiến nghị CP và các cơ quan liên quan rà soát tái cơ cấu DNNN, các ngân hàng. 
Cùng với đó, ngành công an đã tham gia tích cực đấu tranh gian lận thương mại, góp phần lành mạnh hóa thị trường, môi trường cạnh tranh, góp phần chống gian lận, thất thu thuế. 
Ngăn chặn hoạt động thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị
Trong năm qua, ngành Công an đã tập trung vào công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tạo điều kiện cho DN phát triển, đảm bảo an toàn các công trình quốc gia, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị. 
“Lần đầu tiên tôi có đề xuất Bộ Chính trị ban hành chỉ thị về công tác an ninh kinh tế, chống chệch hướng trong kinh tế. Lần đầu tiên có nghị quyết về vấn đề này để sắp tới triển khai ở các ngành, các cơ quan, địa phương”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay. Chỉ thị này sẽ được triển khai vào đầu tháng tới. 
Theo Bộ trưởng Công an, thời gian qua ngành công an đã thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, QH, các chương trình quốc gia của CP về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Liên tục mở các cuộc tấn công trấn áp tội phạm hình sự, các băng nhóm tội phạm núp bóng DN. 
Cụ thể, năm qua triệt phá hơn 1.900 băng nhóm tội phạm, trong đó có nhiều băng nhóm nguy hiểm núp bóng công ty, DN ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh. 
Ông cũng cảnh báo sự xâm nhập, can thiệp của tội phạm hình sự vào các hoạt động kinh tế thông qua thành lập các DN làm vỏ bọc để tập hợp các đối tượng có tiền án, tiền sự hình thành băng nhóm tội phạm có hoạt động đâm thuê, chém mướn, cướp bóc tài sản, tín dụng đen, siết nợ, can thiệp các hoạt động đấu thầu, các hoạt động kinh tế. 
Ngành công an còn tập trung quyết liệt đấu tranh tội phạm, kinh tế, tham nhũng, môi trường. Cụ thể đã phát hiện xử lý 16.823 vụ vi phạm trật tự về quản lý kinh tế, nhiều hơn năm ngoái 911 vụ; 224 vụ vi phạm pháp luật tham nhũng, trong đó nhiều vụ tham nhũng lớn và phát hiện hàng trăm DN lợi dụng chính sách trốn thuế… 
Năm qua, ngành cũng đã xử lý 3.319 vụ buôn lậu, 535 vụ gian lận thương mại, 645 vụ sản xuất buôn bán hàng cấm góp phần kiềm chế, giảm hoạt động buôn lậu. Đồng thời, xử lý 17.622 vụ vi phạm về môi trường, nâng cao ý thức DN, giải tỏa bức xúc người dân. 
Tăng cường công tác PCCC góp phần ngăn ngừa, giảm thiệt hại về người và của. Cụ thể đã kiểm tra xử lý 19.629 trường hợp vi phạm PCCC, thu về cho ngân sách gần 38 tỷ đồng. 
Phải chính thức thừa nhận việc di dân
Đối với kiến nghị góp phần tăng cường quản lý và phát triển ổn định kinh tế-xã hội năm 2017, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng đó là tăng cường quản lý xã hội, tăng cường quản lý di dân, di cư. 
“Di dân là vấn đề trên phạm vi quốc tế, nhiều quốc gia phải đối mặt và chúng ta có thể có ảnh hưởng. Chúng tôi đã có phương án đối với vấn đề di dân di cư, các bất ổn của các nước xung quanh đối với nước ta, nhưng đó là phạm vi quốc tế. Trong phạm vi quốc gia chúng ta cũng nảy sinh các vấn đề di dân di cư mà nếu không làm tốt sẽ gây nên những dấu hiệu bất ổn trong điều hành, quản lý” - Bộ trưởng nói. 
Bộ trưởng Tô Lâm lấy ví dụ ở Tây Nguyên, trước đây có 1,1 triệu dân, bây giờ đã tăng lên 5,5 triệu người, nếu trong điều hành kinh tế - xã hội những chỉ số vẫn như cũ thì sẽ ảnh hưởng đến định hướng phát triển chung và ổn định trong nhân dân. 
Nhiều địa phương dân lao động, di cư nơi khác đến còn đông hơn dân tại chỗ, gây khó khăn cho việc quản lý, tạo xung đột xã hội, gây mất ổn định xã hội. 
Cả những thành phố phát triển, có những khu công nghiệp tập trung, thu nhập cao hơn rất nhiều lần thì dân tập trung ở đấy để thụ hưởng những ưu đãi. 
Ông đề nghị phải chính thức thừa nhận việc di dân để tạo điều kiện ổn định cho những vùng này, những chỉ số kinh tế - xã hội cần được điều chỉnh, có điều chỉnh chính sách, số liệu, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội. 
“Khẩu hiệu chúng ta hiện nay là ổn định để phát triển, nhưng bây giờ đề xuất đổi lại phát triển để ổn định. Chúng tôi đề nghị tăng yếu tố ổn định trong dự thảo nghị quyết của CP”, Bộ trưởng Tô Lâm nói. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận kiến nghị của Bộ trưởng Tô Lâm. Thủ tướng cho biết vấn đề quản lý nhà nước về di dân do Bộ NN&PTNT phụ trách và sẽ chủ trì một hội nghị riêng về vấn đề này. 
T.H.

Luật Magnitsky và Luật Tự Do Tôn Giáo 1150 : Thêm cơ hội cho nhân quyền Việt Nam

Luật Magnitsky và Luật Tự Do Tôn Giáo 1150 : Thêm cơ hội cho nhân quyền Việt Nam

bauxitevnFri 7:23 AM


clip_image002
Thượng Viện Hoa Kỳ, đồi Capitol, Washington, D.C. Ảnh : Chính phủ Mỹ
Ngày 23/12/2016, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phê chuẩn Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu. Trước đó, ngày 16/12, tổng thống Mỹ phê chuẩn Luật Tự Do Tôn Giáo H.R. 1150. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (Virginia) phân tích những điểm mới của hai luật này, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của hai luật đối với các nỗ lực cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, mà những nhà hoạt động tại Việt Nam cần biết cách «khai dụng». 
Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act), một phần của Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc Phòng năm 2017, được đánh giá là mang lại các chế tài nghiêm ngặt đối với các quan chức, thủ phạm của các vụ xâm phạm nhân quyền «nghiêm trọng», được đánh giá «là một sáng kiến kỳ diệu», theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.  
Trong khi đó, Luật H.R. 1150 mang tên nghị sĩ Frank Wolf, có thể gọi là «Luật tăng cường bảo vệ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế » (bởi đã có luật về Tự Do Tôn Giáo trước đó) (1) đưa ra nhiều quy định mới buộc bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải nghiêm khắc hơn đối với chính quyền các quốc gia xâm phạm tự do tôn giáo, các tổ chức «tôn giáo quốc doanh», nếu tham gia đàn áp tôn giáo, cũng có thể bị luật này chế tài; vợ/chồng, con cái của các thủ phạm cũng có thể bị chế tài.  
Cũng trong Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế H.R. 1150, có một đoạn bổ sung ngắn, nhưng quan trọng, vào Luật 1998: «(…) Quyền tự do về tư tưởng, ý thức và tôn giáo có nghĩa là niềm tin tôn giáo và không tôn giáo được bảo vệ, mỗi người có quyền tuyên bố không theo tôn giáo hay không thực hành tôn giáo nào (...)» (trang 2 của Luật). Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, việc luật mới của Hoa Kỳ chú ý bảo vệ cả những người có «niềm tin không tôn giáo» giúp cho việc mở rộng phạm vi đối tượng được bảo vệ, bao gồm cả những công dân, vì không chấp nhận ý thức hệ toàn trị mà bị đàn áp, ở Việt Nam thường gọi là «những người bất đồng chính kiến» (2). 
RFIXin ông cho biết những điểm chính của hai luật nhân quyền quan trọng này.
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết, về cái luật tạm gọi «Luật trừng phạt các thủ phạm đàn áp nhân quyền». Điểm chính của luật này là đưa ra các biện pháp, trừng phạt cá nhân những giới chức chính quyền can dự vào các trường hợp đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng. Có hai biện pháp trừng phạt. Biện pháp thứ nhất là cấm không cấp chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, kể cả trong những trường hợp đi công vụ, vào Hoa Kỳ, đối với các thành phần «thủ phạm», và những người hợp tác, cộng sự viên của những thủ phạm ấy. 
Biện pháp thứ hai là đóng băng tất cả các tài sản của những thủ phạm đã được đưa vào Hoa Kỳ, dưới tên mình, hoặc dưới tên bất kỳ ai khác. Đây là hai biện pháp đi song hành, để áp dụng, đối với những thủ phạm gây ra các cuộc đàn áp nhân quyền một cách «nghiêm trọng». 
Thế nào là đàn áp nhân quyền? Định nghĩa rất là rộng. Thứ nhất là vi phạm tất cả những nhân quyền được quốc tế công nhận, tức Liên Hiệp Quốc công nhận. Thứ hai là những thành phần nào đi cưỡng đoạt tài sản của người dân. Chúng ta biết rằng tình trạng cưỡng chế đất ở Việt Nam rất phổ biến, gây nên hiện tượng dân oan. Thành phần thứ ba là những ai, những giới chức chính quyền nào can dự vào những vụ tham nhũng lớn, và rồi đàn áp để bịt miệng những người đã phanh phui những vụ tham nhũng ấy. 
Luật thứ hai chúng tôi tạm gọi là «Luật tăng cường bảo vệ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế», tăng cường bởi vì thực ra đã có luật tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, có nhiều điểm rất lỏng lẻo. Cho nên, nó tạo điều kiện cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp dụng luật một cách khá tùy tiện. Như là đối với Việt Nam chẳng hạn, tình trạng vi phạm tự do tôn giáo rất trầm trọng, trong rất nhiều năm qua, nhưng Bộ Ngoại giao chỉ bày tỏ mối quan tâm, chứ không đưa Việt Nam vào danh sách phải bị chế tài, chúng ta quen gọi là danh sách «CPC» (tức Country of Particular Concern). Thứ hai là Bộ Ngoại giao khá rộng quyền để làm giảm bớt đi mức trầm trọng của Việt Nam, và trình bày với Quốc hội rằng, Việt Nam «trầm trọng» đấy, nhưng chưa vượt ngưỡng để phải đưa vào CPC. 
Với cái luật mới, thì không thể như vậy được nữa. Dù mấp mé dưới ngưỡng một tí, thì vẫn phải đưa vào danh sách «Cần theo dõi đặc biệt». Nếu hai năm ở trong danh sách ấy mà không thay đổi, thì tự động rớt xuống danh sách CPC, để phải đối mặt với các chế tài. 
Cái luật này cũng có thêm những điểm rất đặc biệt sau đây. Trước hết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải lập ra danh sách để phúc trình cho Quốc hội hàng năm, tất cả những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, kèm theo danh sách thủ phạm. Thứ hai là chỉ ra những «tác nhân ngoài chính phủ» (non-state actor), được sử dụng bởi chính phủ, hoặc tự động đàn áp tôn giáo. Ở Việt Nam, có những trường hợp các tổ chức «tôn giáo quốc doanh», các chức sắc và tổ chức của họ, theo luật mới, cũng có thể trở thành «các thực thể phải quan tâm đặc biệt» (3). 
Một điểm quan trọng khác trong luật này là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải gửi danh sách những người bị đi tù vì lý do tôn giáo. Chẳng hạn ở Việt Nam, nếu có một danh sách khá dài, Bộ Ngoại giao phải báo cáo cho phía Quốc hội cũng như Tòa Bạch Ốc. Nếu danh sách đó dài, thì rất khó để Bộ Ngoại giao bao biện cho Việt Nam như trước đây. 
Một điểm cũng rất đặc biệt nữa là không những đương sự, thủ phạm bị chế tài, mà cả vợ/chồng, con cũng không được phép nhập cảnh Hoa Kỳ, và nếu đang có mặt tại Hoa Kỳ, sẽ bị trục xuất. 
RFI: Đây là các chế tài chưa từng có, hay là những cải tiến về mặt kỹ thuật của việc thực thi luật?
TS Nguyễn Đình Thắng: Việc chế tài các cá nhân rất nặng nề như vậy là một sáng kiến mới đây, do Quốc hội Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng rất hãnh diện để trình bày rằng, một trong những người đưa ra sáng kiến rất sáng tạo này chính là cựu dân biểu Cao Quang Ánh. Người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành dân biểu của Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ. Năm 2010, cùng lúc với thượng nghị sĩ John McCain, dân biểu Cao Quang Ánh đã đưa ra dự luật gọi là «Chế tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam», ông John McCain thì đưa ra đạo luật Magnitsky (4), nhắm vào Nga. Cùng tiến hành song song, nhưng không dự luật nào được thông qua cả. 
Sau đó, thượng nghị sĩ John McCain lại đưa ra dự luật vào Thượng Viện và được thông qua năm 2012. Tổng thống Obama trong thời gian gần đây đã áp dụng đạo luật này để chế tài một số giới chức chính quyền thân cận với tổng thống Putin ở Nga. 
Cho đến cách đây ba năm, thượng nghị sĩ Ben Cardin ở Maryland đưa ra sáng kiến là, nếu chỉ giới hạn ở Việt Nam thôi, thì e rằng không huy động đủ sự ủng hộ trong Quốc hội để thông qua. Ông Ben Cardin mới nghĩ ra cách nới rộng ra toàn cầu. Ở dưới Hạ Viện, dân biểu Christopher Smith cũng cùng làm như vậy. Chính nhờ vậy mà đạo luật Magnitsky Toàn Cầu đã được thông qua. 
Trên toàn thế giới, đây được xem là một sáng kiến rất kỳ diệu. Bởi vì từ trước đến giờ, chỉ có các biện pháp chế tài tập thể, đối với cả một chế độ. Nhiều người không hài lòng với việc ấy. Bởi khi chế tài tập thể có hai trở ngại. Thứ nhất là người dân thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thủ phạm vẫn phây phây, bởi nó không tác động đến họ nhiều. Thứ hai là nó chỉ hiệu quả, khi rất nhiều quốc gia đồng lòng để chế tài, như đã xảy ra cho Nam Phi trước đây, hoặc Miến Điện gần đây. Nhưng ít khi nào nó có được yếu tố đó lắm. Trong khi luật chế tài từng cá nhân này đánh động đến tâm lý của các giới chức. Và nó không ảnh hưởng đến người dân, không ảnh hưởng đến các chương trình viện trợ, mậu dịch giữa hai quốc gia. 
RFI: Hai luật mới có ý nghĩa như thế nào với việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam?
TS Nguyễn Đình Thắng: Muốn khai thác hai luật này, tôi thấy ở trong nước những người đấu tranh, các cộng đồng tôn giáo độc lập, đang bị đàn áp, hoặc các cộng đồng sắc dân bản địa, đang bị đàn áp, sẽ cần phải tạo được cho mình một khả năng, để nhận diện ra những sự vi phạm. Và báo cáo về mỗi trường hợp vi phạm, theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế, của Liên Hiệp Quốc – được các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ công nhận. Mà muốn như vậy, thì những người chuyên về báo cáo phải được đào tạo. 
Đó là bước đầu tiên rất quan trọng. Bởi, chính quyền trung ương ở Hà Nội có cam kết, nhưng mà sự vi phạm xảy ra tại các địa phương, và ở các địa phương như vậy, thì quốc tế làm sao theo dõi được. Chỉ có một cách là trong nước phải tạo được cho mình khả năng báo cáo. Và bên ngoài này, ở hải ngoại sẽ đóng được vai trò là nhịp cầu chuyển báo cáo ấy đến các vị dân biểu, thượng nghị sĩ, đặc biệt ở Hoa Kỳ (5). 
Vào cuối năm 2016, các nỗ lực vận động quốc tế, đặc biệt là vận động Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa lại hai thành quả rất đáng khích lệ. Đó là hai luật về nhân quyền. Nhưng đó là các biện pháp, không phải là giải pháp. Chúng không tự dưng làm thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đó là những biện pháp mà chúng ta phải sử dụng. Thành ra, trong năm mới, tôi thấy rằng, cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng như đồng bào ở trong nước, sẽ còn phải đổ công nhiều hơn nữa so với trước đây, để mà khai dụng các biện pháp. Hiệu quả đến mức độ nào là tùy theo khả năng khai dụng của chính chúng ta (6). 
RFI : Xin cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.
1) Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế H.R. 1150 mang tên nghị sĩ Frank Wolf, vừa được thông qua, là nhằm điều chỉnh Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 1998. 
2) Về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nhận xét thêm: «Luật tăng cường bảo vệ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế có một khoản mới, nhấn mạnh rằng không nhất thiết (đối tượng bảo vệ) phải là niềm tin mang tính tín ngưỡng, liên quan đến một tôn giáo. Bất luận niềm tin nào, dù không dính dấp với tôn giáo nào, đã là niềm tin thì phải được bảo vệ. Và các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân hoặc là chế tài tập thể áp dụng cho cả những trường hợp, mà những người, chỉ vì niềm tin ôn hòa của họ, mà bị đàn áp. Xin lấy một vài ví dụ : chẳng hạn như những người tin vào thể chế dân chủ, thay vì thể chế độc tài, họ tin vào cách tổ chức xã hội theo công thức ‘‘xã hội mở’’ chẳng hạn, tin rằng xã hội dân sự là người dân tập hợp lại với nhau, cần phải kiểm soát chính quyền. Hoặc là chúng ta thấy một số người trẻ trong nước bây giờ bắt đầu rộ lên, chưa thành phong trào, nhưng bắt đầu lan dần, một số người yêu mến thể chế Việt Nam Cộng Hòa trước đây chẳng hạn. Nếu họ không làm gì bạo động, ảnh hưởng đến người khác, mà chỉ vì niềm tin thôi mà họ bị đàn áp, thì cái Luật tăng cường bảo vệ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng áp dụng cả cho những trường hợp như vậy». 
3) Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, nhiều năm theo dõi cho thấy, chính quyền Việt Nam muốn xóa bỏ các tôn giáo độc lập, như đạo Cao Đài, các hội thánh Tin Lành độc lập, bằng cách một mặt họ không công nhận những tổ chức, cộng đồng ấy, mặt khác họ lập ra, dựng nên các tổ chức tôn giáo do chính quyền kiểm soát và chỉ định. Ví dụ như bên Cao Đài, Hội Đồng Chưởng Quản do Nhà nước Việt Nam chỉ định thành lập đã chính tự họ, và thường là đi kèm với công an, đến để cướp, cưỡng đoạt các thánh thất Cao Đài còn độc lập. Đưa người đến bao vây, nhiều khi đánh đập các tín đồ Cao Đài độc lập, để rồi cướp luôn tài sản. Đối với đạo Hòa Hảo cũng vậy. Mới đây, có tin một số hội thánh Tin Lành «quốc doanh» ép buộc các tín đồ Tin Lành độc lập phải bỏ đạo, để chuyển sang các hội thánh «quốc doanh». 
4) Về luật Magnitsky, xem thêm bài « Vụ luật gia Magnitsky : Nga trả đũa Mỹ », RFI, ngày 07/12/2012. 
5) Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thường thường khi nhận được hồ sơ như vậy, họ liên lạc với phía Việt Nam, qua Tòa đại sứ tại Mỹ, hoặc trực tiếp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu phối kiểm thông tin. Phía Việt Nam phủ nhận thì rất khó, vì có các nhân chứng. Nếu Việt Nam công nhận, thì phải có biện pháp trừng trị giới chức cấp dưới, đã vi phạm, nếu không trừng trị, coi như có sự đồng lõa, thì giới chức ở cấp trung ương phải chịu trách nhiệm. Đây thường là những người mà bản thân họ hoặc thân nhân có tài sản, hoặc cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu chính quyền chọn cách không trả lời, thì như vậy có sự toa rập, hoặc dung túng cho cấp dưới đàn áp. 
6) Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết, kể từ năm 2014, đã phối hợp với hai hiệp hội tại châu Âu để huấn luyện làm báo cáo vi phạm cho một số cộng đồng tôn giáo độc lập, cộng đồng bản địa tại Việt Nam. Đến nay, đã huấn luyện được 800 người, hoàn thành 100 bản báo cáo, được gửi đến Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số giới chức Quốc hội Hoa Kỳ, một số quốc gia Liên Âu, Canada, Úc… 800 người được huấn luyện chủ yếu mới tập trung vào 20 cộng đồng. Theo ông, vì đàn áp xảy ra ở từng địa phương, nên cần người ở cộng đồng biết làm báo cáo. Cộng đồng nào muốn bảo vệ được chính mình phải đào tạo được người cho mình. Cho tới khi nào, rất nhiều cộng đồng phát triển được năng lực ấy, mới hy vọng đàn áp, vi phạm không xảy ra ở phần lớn địa phương tại Việt Nam. 

Con đường Tự do

Con đường Tự do

bauxitevnFri 7:22 AM


Tôi không biết mình sẽ bị bắt giam vào lúc nào khi mức độ đàn áp những hoạt động tranh đấu cho Quyền tự do ngày càng gia tăng. Tôi không lo sợ việc sẽ ngồi tù nhưng chỉ lo những kinh nghiệm về đường hướng hoạt động mà tôi đã tìm hiểu và suy tư trong 5 năm qua không có cơ hội chia sẻ lại với những người mới muốn hoạt động xã hội. Trong thời gian còn lại không biết là bao nhiêu, tôi muốn viết ra đây như một sự gửi gắm đến những người bạn, những anh em có cùng sự quan tâm về thực trạng xã hội và khát khao đóng góp vào sự thay đổi, vì một đất nước Việt Nam Tự do, Công bằng và Yêu thương nhau hơn. 
Trước đây, tôi cũng là một người bàng quan như bao người, nhưng biến cố biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc vào ngày 5/6/2011 và những tuần sau đó mà tôi đã tham gia làm thay đổi nhận thức của tôi về xã hội, về tình hình chính trị đất nước và từ đó cuộc đời tôi bước sang một ngã rẻ khác. Tôi vẫn nhớ rõ như in thời gian này, những người bạn, những người anh em biết nhau qua những cuộc biểu tình đã bị đánh đập, bị lôi lên xe chở đi như một con thú mà chỉ trước đó ít phút thôi những nhân viên sắc phục công an còn ra cười nói bắt tay khuyên chúng tôi về vì mọi chuyện đã có “đảng và nhà nước lo”. 
Tại sao nhà cầm quyền lại hành xử với chúng tôi như vậy? Tại sao lại chà đạp lên lòng yêu nước đơn thuần của chúng tôi bằng những trận đòn và sự sỉ nhục? Những câu hỏi đau đớn đó đã thúc bách tôi phải đi tìm nguyên nhân của thực trạng này. Càng quan tâm tôi càng nhìn thấy rõ hơn nhiều hiện tượng bất công trong xã hội từ những việc nhũng nhiễu của nhân viên nhà nước, từ việc dân oan bị cướp đất vào các tay buôn dự án đến sự bắt giam những nhà hoạt động ôn hòa. Tất cả vấn nạn, nhìn chung, đúng như lời cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nói. Đó chính là nguyên do từ “lỗi hệ thống”. Một hệ thống còn chứa đầy nọc độc của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, xem người dân vẫn là thần-dân-nô-lệ thay vì là một công-dân-tự-do với đầy đủ phẩm giá và các quyền con người như những quốc gia dân chủ thực sự. 
Do vậy, đất nước này phải thay đổi. Hệ thống chính trị này phải thay đổi, phải trả lại quyền tự do cho người dân. Hoặc, nó sẽ biến mất trên bản đồ Thế giới. Đó là nguy cơ có thể xảy ra như sự cảnh báo của các thế hệ cha ông về mối nguy ngày càng lệ thuộc Trung Quốc cả về phương diện tư tưởng chính trị và kinh tế như hiện nay. 
Vì một quốc gia được gọi là một quốc gia tồn tại và phát triển phải đảm bảo đầy đủ ba yếu tố, đó là lãnh thổ - nhân dân và chủ quyền. Thiếu một trong ba điều kiện đó thì sẽ dẫn đến nguy cơ một quốc gia thất bại như tình trạng một số nước ở Châu Phi như Somalia, hay Syria trong những năm gần đây. Trong ba điều đó thì nhân dân là quan trọng nhất, mà muốn biết yếu tố nhân dân còn hay mất thì phải xem thực trạng Dân quyền được thực thi ở mức độ nào. Như cụ Phan Bội Châu đã viết: “Dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất" *. 
Vậy Dân quyền là gì?
Dân quyền chính là hành trình tiến hóa và chuyển đổi nhận thức của xã hội loài người từ chế độ Thần quyền (quyền lực thuộc về thần linh) sang Quân quyền (Quyền lực thuộc về vua chúa) đến Dân quyền (Quyền lực thuộc về người dân) như các quốc gia văn minh trong giới tiến bộ hiện nay. Dân quyền (Civil Rights) là những quyền tự do căn bản của người dân sống trong một quốc gia bao gồm ba quyền nền tảng: Quyền tự do bầu cử và trưng cầu dân ý; Quyền tự do ngôn luận và báo chí; Quyền tự do lập hội và hội họp. Cần nhấn mạnh rằng tự do bầu cử phải đi kèm với tự do trưng cầu dân ý; Tự do ngôn luận phải đi kèm tự do báo chí và tự do lập hội phải đi kèm tự do hội họp. Vì nếu hai yếu tố cấu thành một quyền đó bị tước bỏ thì xem như nó không tồn tại. Ví dụ như chính quyền cho phép lập hội nhưng cấm thành viên hội họp với nhau thì luật đó cũng vô nghĩa. Và chỉ cần một trong ba quyền này không được thực thi thì không - thể - gọi - là - Dân - quyền. 
Tôi sẽ không đi sâu vào lịch sử Dân quyền để tránh dài dòng nhưng một điều chắc chắn là Phong trào Dân quyền (Civil Rights Movement) được hình thành từ nhiều thế kỷ trước khi được tổng hợp trong phần Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) của Bộ luật Nhân quyền quốc tế được thông qua vào ngày 16/12/1966. Thời gian đó vẫn đang diễn ra Phong trào Dân quyền cho người da đen tại Mỹ do mục sư Martin Luther King lãnh đạo. Dẫn chứng này nhằm giúp chúng ta phân biệt và xác định mục tiêu tranh đấu rõ ràng hơn với thực tế tình hình Việt Nam. 
Từ nhận thức trên, có thể nhận thấy rằng, về mặt tổng quan thì Việt Nam hiện nay có Nhân quyền nhưng điểm quan trọng nền tảng mà Việt Nam hoàn - toàn - không - có, chính là Dân quyền. Theo đó ta có thể định nghĩa rằng: Dân quyền là giá trị nền tảng để phát triển xã hội dân chủ. Muốn biết một quốc gia có thực sự dân chủ hay không, hãy nhìn vào tình trạng Dân quyền ở đó. 
Khẩu hiệu quốc gia “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” chúng ta thường thấy trên mọi văn bản nhà nước phát xuất từ tinh thần chủ nghĩa Tam Dân của ông Tôn Trung Sơn, người khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Đây cũng là lý tưởng đấu tranh của các cha ông ngày trước. Cụ thể là Dân tộc phải Độc lập; Dân quyền phải Tự do và Dân sinh phải Hạnh phúc. Nhưng bi kịch là, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, lý tưởng giành lại Dân quyền cho người dân vẫn chưa trở thành sự thật và kéo dài cho đến ngày hôm nay. 
Tôi có dịp gặp nhiều trí thức, học giả, mỗi người quan tâm mỗi lĩnh vực từ môi trường, giáo dục, kinh tế, xã hội... Tất cả đều đau đáu muốn vận động cải cách lĩnh vực mà mình quan tâm. Nhưng một thực tế là, khi đi đến căn nguyên của vấn đề họ đều đành bất lực, bởi nếu chế độ không tôn trọng và thực thi Dân quyền thì mọi nổ lực hoạt động khác chỉ là giải quyết những hậu quả do “Lỗi hệ thống” này tạo ra. Cần nhìn thẳng vào sự thật đó. Khi Dân quyền được khai thông Tự do thì Dân sinh mới thực sự được Hạnh phúc. Và trách nhiệm của thế hệ hiện nay, phải tiếp nối cha ông thúc đẩy cho lý tưởng này trở thành hiện thực. 
N.H.N.T.
Sài Gòn ngày 29/12/2016 
* Phan Bội Châu. Sđd., t.2. tr.286 
Phần tiếp: Làm thế nào để hoạt động thúc đẩy Dân quyền?

Việt Nam ‘tuy vẫn bước nhưng không biết đi đâu’

Việt Nam ‘tuy vẫn bước nhưng không biết đi đâu’

bauxitevnFri 7:21 AM


clip_image002
Một người nghèo lượm rác kiếm sống trên đường phố Hà Nội. Mức độ nghiêm trọng của các thảm trạng xã hội càng ngày càng lớn vì chính quyền Việt Nam vẫn loay hoay chưa biết làm thế nào để xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Đó là điều mà ông Nguyễn Chí Dũng, thứ trưởng của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam, thú nhận tại hội thảo về xây dựng thể chế “kinh tế thị trường”. 
Hội thảo vừa kể do Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội. 
Tại hội thảo đó, ông Dũng tâm sự thêm rằng ông nghĩ mãi mà vẫn chưa thông là nếu tiếp tục bước tới khi không rõ sẽ đi đến đâu, đi bằng cách nào và bao giờ đến… thì làm sao Việt Nam có thể đi nhanh và kinh tế có thể phát triển bền vững (?). 
Cho đến giờ giới lãnh đạo chính quyền CSVN vẫn khăng khăng sẽ hướng Việt Nam vào con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên giới này vẫn chưa phác họa được diện mạo của “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ra sao, có những điểm gì khác với nền kinh tế kế hoạch theo kiểu cộng sản và kinh tế thị trường thuần túy. 
Theo ông Dũng, thể chế đang được cải cách thông qua cải cách luật pháp, tái cơ cấu đầu tư công, cải cách lề lối quản trị doanh nghiệp nhà nước nhưng hình như chưa đủ nên lại tiếp tục cải cách thể chế. 
Ông Dũng thú thật là cải cách liên tục nhưng cảm giác ở đâu đó vẫn thiếu cái gì đó chưa đúng, chưa đủ, chưa yên tâm vẫn còn nên vẫn thấy cần phải tiếp tục cải cách. Nếu cứ loay hoay cải cách thì rõ ràng sẽ để vuột mất cả thời gian lẫn cơ hội. 
Thứ trưởng của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam tự vấn, cuộc sống giống như một dòng chảy, việc đặt định cách thức giám sát từng giống như đắp đập khiến dòng chảy bị nghẽn, giờ phá đi thì gọi là gì? Chẳng lẽ đắp đập rồi dỡ bỏ là cải cách? Không như nhiều quốc gia khác – chọn được đường ngay từ đầu, trước đây, Việt Nam đi theo một hướng giờ chuyển sang hướng khác trong bối cảnh điểm xuất phát thấp, nguồn lực hạn chế. Vậy thì làm sao để kinh tế Việt Nam có thể tiếp cận với các chuẩn mực tốt mà các quốc gia khác phải mất vài trăm năm mới định hình được? 
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Việt Nam, góp ý: Chúng ta hay nói Việt Nam thì khác, Việt Nam có “đặc thù”! Tuy nhiên theo ông Cung, không nên nhấn mạnh điều đó, vì nếu cứ nhấn mạnh sự khác biệt thì Việt Nam tự đẩy mình sang bên lề tiến trình toàn cầu hóa. Có “đặc thù” thì phải tự nắn để hòa vào dòng chảy chung theo chuẩn mực quốc tế. 
Ông Cung dẫn Nam Hàn để chứng minh. Trước đây Nam Hàn cũng có nội chiến, cũng nghèo. Hồi thập niên 1960, Nam Hàn cũng như Việt Nam nhưng đến thập niên 1980, Nam Hàn đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển còn Việt Nam ở giai đoạn một. Nay, Nam Hàn bước vào giai đoạn ba thì Việt Nam cũng vẫn còn loay hoay ở giai đoạn một. Nam Hàn và Việt Nam rõ ràng có khác biệt nhưng việc chú trọng vào sự khác biệt đó là để tự thay đổi chứ không phải để du di, chần chừ. 
Ông Raymond Mallon, một cố vấn cho dự án có tên “Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam” do chính phủ Úc tài trợ, bảo rằng, dẫu liên tục cải cách, các vấn nạn chính của Việt Nam vẫn là sự chuyển đổi của nền kinh tế rất chậm, doanh nghiệp tăng trưởng chậm, kinh doanh thiếu sáng tạo, nhờ quan hệ mật thiệt với các viên chức, các nhóm tài phiệt tiếp tục giàu nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường. 
Ông Jeong Ho Kim, một giáo sư của trường Chính Sách và Quản Trị tại Nam Hàn, cho biết, ba điểm chính giúp Nam Hàn thịnh vượng như hiện nay là: Chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, sử dụng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao làm trụ cột. 
Ông Jeong Ho Kim lưu ý, Nam Hàn thành công còn vì vừa cảnh giác với các Chaebol (những tập đoàn do các gia tộc điều hành), vừa dùng nhiều cách để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gỡ bỏ sự bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực công ích như vận tải, tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, tăng phúc lợi xã hội. (G.Đ) 

Hậu quả của nền luật pháp phi pháp lý, vô đạo đức tại Việt Nam

Hậu quả của nền luật pháp phi pháp lý, vô đạo đức tại Việt Nam

bauxitevnFri 7:20 AM


Nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston
clip_image001
Trường hợp Minh Béo, không những đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ mà còn vi phạm cả luật pháp Việt Nam. (Ảnh: Facebook)
Theo tin tổng hợp giới truyền thông thì Minh Béo, tên thật là Hồng Quang Minh, một danh hài Việt Nam bị bỏ tù ở Mỹ về tội lạm dụng tình dục trẻ em, mới đây được phóng thích sớm và trở về nước hôm 21/12/2016. Trong khi công luận đang tranh cãi về việc có nên hạn chế quyền công dân của Minh Béo hay không, thì Thiếu tướng Trần Thế Quân, phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an, trả lời báo giới hôm 22/12 rằng Minh Béo sẽ trở thành công dân bình thường và trong hồ sơ không bị ghi lại việc đã từng bị ngồi tù tại Mỹ. Phát biểu này đã bị công luận phản đối dữ dội. 
Câu trả lời trên của một viên chức lãnh đạo cấp cao có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cho thấy một nền luật pháp phi pháp lý, vô đạo đức đã và đang tiếp tục được đảng và nhà cầm quyền CSVN thực hiện tại Việt Nam. Sự thể này đã dẫn đến hậu quả gì trên thực tế tại Việt Nam? 
I-Một nền luật pháp phi pháp lý
Theo nguyên tắc pháp lý chung có tính phổ quát ở các nước dân chủ, văn minh tiến bộ, thì luật pháp là những quy phạm pháp luật ghi rõ những gì người dân cũng như nhà cầm quyền được làm hay không được làm để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mọi cá nhân và tập thể nhằm duy trì an ninh, an toàn và trật tự xã hội. Mọi vi phạm pháp luật của công dân hay nhà cầm quyền xảy ra ở trong nước hay hải ngoại đều bị chế tài theo luật. 
Trên bình diện tư pháp quốc tế, trong tương quan pháp lý giữa hai nước, nếu có hiệp ước tương trợ tư pháp, thường chỉ quy định thẩm quyền xét xử, (nơi phạm tội hay nơi thường trú của bị can) luật pháp áp dụng (luật quốc gia nơi phạm tội hay luật quốc gia của bị can), thủ tục dẫn độ đối với một can phạm là công dân nước này có hành động phạm tội ở nước kia, mà vi phạm pháp luật của cả hai nước (giết người, hiếp dâm, cướp của, buôn bán ma túy, tội diệt chủng…) hay chỉ vi phạm luật pháp của một trong hai nước (ví dụ tội gián điệp, tội xúc phạm vương quyền ở một nước quân chủ không có ở các quốc gia dân chủ…). 
Trường hợp Minh Béo, không những đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ mà còn vi phạm cả luật pháp Việt Nam. Theo quy định tại Điều 146, Khoản 1 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau: 
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. 
Vì vậy, sau khi mãn án tù ở Hoa Kỳ, khi bị can Minh Béo trở về Việt Nam, đúng ra cơ quan công tố cần khởi tố Minh Béo theo các điều khoản liên quan của luật hình sự Việt Nam. Trong khi xét xử, Tòa án có thể cho bị can hưởng án treo, hay án tù ở (có thể cho miễn thi hành vì đã thi hành án tù ở Hoa Kỳ, vì hình phạt tôi phạm ngang hay thấp hơn án tù ở Hoa Kỳ), hay khoan hồng cho miễn thi hành thêm thời gian nếu án tù dài hơn theo luật Việt Nam. Nhưng sau khi thi hành án, trong mọi trường hợp cần áp dụng biện pháp tước quyền đảm nhiệm chức vụ và hành nghề vĩnh viễn hay có thời hạn theo quy định của luật pháp. Điều 146, Khoản 4 Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện hành nói rõ: “4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”. 
Thế mà Thiếu tướng công an Trần Thế Quân lại trả lời báo giới rằng “Minh Béo sẽ trở thành công dân bình thường và trong hồ sơ không bị ghi lại việc đã từng bị ngồi tù tại Mỹ”. Điều này xác nhận đảng và nhà cầm quyền CSVN bao lâu nay đã thực thi một nền luật pháp phi pháp lý là thế. 
II-Một nền luật pháp vô đạo đức
Đạo đức vốn là những quy phạm luân lý không có tính cưỡng hành, nhưng có tác dụng hỗ trợ cho pháp lý, góp phần rất quan trọng vào nền đạo đức xã hội, giảm thiểu tội ác, bảo vệ an toàn cá nhân, duy trì an ninh, trật tự xã hội, vốn là mục tiêu và tác dụng của pháp luật. 
Minh Béo bị cáo buộc và kết án trước Tòa án Hoa Kỳ về 3 tội danh: quan hệ tình dục bằng miệng với một nam thiếu niên dưới 18 tuổi, mưu toan có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và có ý định hẹn hò với trẻ vị thành niên. Minh Béo đã bị kết án vào tháng 8/2016 vừa qua khi thừa nhận hai tội danh đầu tiên. Không chỉ dưới mắt người dân Việt Nam mà cả thế giới, những hành vi vừa kể vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đáng ghê tởm và khinh bỉ, cần bị trừng phạt và có biện pháp cách ly để có tác dụng giáo dục, răn đe, làm gương, hạn chế ô nhiễm tâm hồn tuổi trẻ trong trắng dẫn đến phạm tội trong xã hội. 
Thế mà Thiếu tướng công an Trần Thế Quân lại nói “Minh Béo sẽ trở thành công dân bình thường” và “ trong hồ sơ không bị ghi lại việc đã từng bị ngồi tù tại Mỹ”. Điều này khiến người ta có thể suy đoán rằng Minh Béo trước khi phạm tội ở Hoa Kỳ, cũng như nhiều kẻ khác, có thể từng có những hành vi phạm pháp tương tự ở Việt Nam, nhưng không bị đưa ra tòa vì chấp pháp cho rằng đó chỉ là trái với đạo đức, chứ không vi phạm luật, hoặc vì các viên chức phát hiện đã bị mua chuộc bằng tiền nên đã bỏ qua. 
III-Hậu quả thực tế
Hậu quả thực tế của một nền luât pháp phi pháp lý, vô đạo đức là xã hội Việt Nam ngày nay tội ác gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất tội phạm. Đọc trên báo chí hay qua mạng lưới Internet toàn cầu, số lượng các loại tội phạm liên quan đến đạo đức như giết người, cướp của, lừa đảo, hiếp dâm ngày một nhiều, với tính chất vô cùng tàn bạo không còn nhân tính, vi phạm nghiêm trọng luân lý, đạo đức. 
Hậu quả bi thảm này là do sau khi nắm được chính quyền trên cả nước, đảng CSVN đã hủy diệt nền tảng đạo đức, luân lý xã hội cũ bị họ cho là không phù hợp với cái gọi là “Đạo đức xã hội chủ nghĩa” mà cho đến nay vẫn chưa hình thành để thay thế. 
Nền đạo đức luân lý trong xã hội cũ được xây dựng trên phong tục tập quán và giáo lý của tam giáo Nho-Phật-Lão từ ngàn xưa, đến Thiên Chúa giáo sau này truyền vào nước ta. Tất cả đã tạo ra một nền đạo đức xã hội ổn định, tồn tại và thấm sâu vào tâm tư, nếp sống thể hiện qua cách ứng xử trong các quan hệ xã hội tại Việt Nam. Nhờ đó, con người biết sống lương thiện và do đó cũng có tác dụng rất lớn ngăn chặn tội phạm và tính chất tàn bạo vô luân của tội ác, trong khi cái gọi là “Đạo đức xã hội chủ nghĩa” chưa hình thành mà cho đến nay chính đảng CSVN cũng không biết hình thù nó ra sao. 
Theo tài liệu tuyên truyền giáo dục nhân dân của đảng CSVN, định nghĩa ngắn gọn “Đạo đức xã hội chủ nghĩa là mình vì mọi người và mọi người vì mình”, mà muốn có đạo đức XHCN thì phải tiến lên xã hội chủ nghĩa để có những con người mới XHCN. Thế nhưng cứ như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chưa biết một trăm năm nữa Việt Nam đã có xã hội chủ nghĩa hay chưa. Hiện nay chỉ thấy hiện tượng các cán bộ đảng viên CSVN tự nhận là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân” là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tiến lên xã hội chủ nghĩa, là những người phải thể hiện “đạo đức xã hội chủ nghĩa” để làm gương, thì thực tế đang sống theo kiểu đạo đức vị kỷ “Mình vì mình và mọi người phải vì mình” để làm giàu bằng mọi cách và mọi giá, nhanh chóng tư bản hóa thành các nhà “tư bản Đỏ” để có đời sống vinh thân phì gia. 
Đảng CSVN cũng đã loại bỏ hoàn toàn tính pháp lý và đạo đức ra khỏi nền luật pháp tại Việt Nam. Đảng đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa cộng sản, coi pháp luật chỉ là công cụ của giai cấp thống trị để trấn áp giai cấp bị trị, trái ngược với quan điểm pháp luật của chủ nghĩa dân chủ, tự do. Vì vậy, sau khi nắm chính quyền, đảng CSVN vẫn cai tri bằng nghị quyết của đảng, dù sau này do đòi hỏi của tình hình “đổi mới” để sống còn và vì lợi ích của đảng CSVN, các nghị quyết được Quốc hội của đảng thể chế hóa thành pháp luật (mà chúng tôi gọi là nghị luật). 
Pháp luật của chế độ CSVN bao lâu nay chỉ giữ lại tính “chuyên chính”, nặng về trừng phạt nghiêm khắc để trấn áp, răn đe hơn là giáo dục, bảo vệ nhân dân, đối với bất cứ hành vi cá nhân hay tập thể nào đe dọa đến quyền lãnh đạo của đảng. Chính Hồ Chí Minh lúc sinh thời từng nói với cán bộ đảng viên cộng sản, rằng “Mọi tội vi phạm pháp luật đều có thể tha được, trừ tội phản đảng”! 
IV-Kết luận
Luật pháp là những quy phạm pháp luật để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân cũng như nhà cầm quyền, tạo môi trường sống an toàn cho mọi người thuộc mọi giai tầng trong xã hội để mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung. Bất cứ ai vi phạm pháp luật quốc nội hay quốc tế đều bị chế tài theo pháp luật có thẩm quyền. 
Đạo đức là những quy phạm luân lý góp phần rất quan trọng vào nền đạo đức xã hội hổ trợ hiệu quả cho pháp luật trong mục đích bảo vệ quyền lợi, cá nhân, tập thể và duy trì an ninh trật tự xã hội. 
Một nền pháp luật phi pháp lý, vô đạo đức sẽ phá hủy những quan hệ luân lý tốt đẹp giữa con người, tội ác gia tăng cả số lượng lẫn tính chất tội phạm, gây bất ổn, bất an và suy đồi toàn diện cho toàn xã hội. Đó là thực trạng Việt Nam ngày nay dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đối với nhân dân Việt Nam vẫn là phải chuyển đổi càng sớm càng tốt qua một chế độ dân chủ pháp trị, với một nền luật pháp thể hiện được cả hai tính pháp lý và đạo đức. 
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 
T.Y.