Bài viết của Hải Hàm
Sở Y tế thành phố Trịnh Châu đã ban hành một chính sách vào tháng 09 năm 2012, yêu cầu mỗi quận báo cáo thông tin về những bệnh nhân bị bệnh tâm thần nặng. Sở cũng yêu cầu số trường hợp là không thấp hơn 0.2% dân số, nếu không cán bộ quận sẽ bị khiển trách. Tin tức này đã dấy lên một làn sóng giận dữ của công chúng. Ví dụ, chỉ 12 bệnh nhân đăng ký trong một quận, nhưng con số phải tăng đến 71 để đạt chỉ tiêu. Chính sách dường như tùy tiện này đỏi hỏi một số người phải bị phân loại thành “bệnh nhân tâm thần” dù họ khỏe mạnh! Chính sách này đến từ Bộ Y tế Quốc gia. Có phải là những viên chức ở các khu vực khác cũng đang làm điều tương tự không?
Con số này khiến chúng ta nhớ lại một chính sách khác được miêu tả trong Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (Cửu bình):
“Mao Trạch Đông nói trong một tài liệu: “Còn có rất nhiều nơi mà ở đó nhân dân bị đe dọa nên không dám giết các phần tử phản động một cách công khai trên diện rộng.” Vào tháng 2 năm 1951, Trung ương ĐCSTQ nói rằng ngoại trừ tỉnh Triết Giang và phía nam tỉnh An Huy, “các khu vực khác mà ở đó vẫn chưa giết đủ, đặc biệt là ở các thành phố lớn và vừa, nên tiếp tục bắt và giết một số lượng lớn và không nên dừng sớm quá.” Mao Trạch Đông thậm chí còn đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.” Dân số Trung Quốc vào thời gian đó là khoảng 600 triệu người; “chỉ dụ” này của Mao Trạch Đông sẽ giết chết ít nhất là 600 nghìn người. Không một ai biết tỉ lệ 1/1000 này là ở đâu ra. Có thể là Mao Trạch Đông đã chợt nảy ra quyết định rằng 600 nghìn nhân mạng là đủ cho việc đặt nền tảng để tạo ra nỗi sợ hãi trong nhân dân, nên đã ra lệnh thực hiện như thế.”
“ĐCSTQ không quan tâm đến việc liệu những người bị giết có thực sự đáng phải chết hay không. “Quy định của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động” công bố năm 1951 thậm chí còn nói rằng những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.”
Trong quá khứ ĐCSTQ đã đưa ra nhiều chỉ tiêu, từ cánh hữu và điền chủ, đến di dời cưỡng bức và ép phá thai. Sự điên cuồng này đã trở nên cực đoan trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công những năm gần đây. Để đạt mức “chuyển hóa” cao các học viên, các viên chức đã thẳng tay tra tấn các học viên, tẩy não họ, và tống tiền của gia đình họ. Các lính canh nói với học viên rằng họ tra tấn theo lệnh của cấp trên. Họ cũng nói rằng cái chết của học viên được xem là tự sát.
Tự ý gán nhãn người bệnh tâm thần không phải là một chiến thuật mới. Nhiều người thỉnh nguyện cho quyền công dân của họ, cùng với những người có ý kiến khác với chế độ, đã bị giam giữ và bị ngược đãi trong các bệnh viện tâm thần như thể họ là bệnh nhân.
Mọi việc trở nên tồi tệ hơn, Đảng phải chịu trách nhiệm đối với những người hiện bị rối loạn tinh thần do bị ngược đãi thể xác và tẩy não tàn bạo.
Anh Võ Triệu Bân, một học viên ở huyện Thương, tỉnh Hà Bắc, sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 09 năm 2001, đã bị các quan chức giam trong hai tháng trước khi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang. Trong lúc bị giam anh đã bị lính canh tra tấn bằng nhiều cách, gồm cả sốc điện bằng dùi cui điện. Trong đau đớn, tuyệt vọng và để tránh bị tra tấn nhiều hơn, anh đã nhảy qua cửa sổ tầng ba và gần chết. Mặc dù anh Võ đã sống sót sau đợt tra tấn thể xác và tinh thần thời gian dài, sự lạm dụng nghiêm trọng đã làm tổn hại đến người thanh niên trẻ này, khiến anh bị rối loạn tinh thần ở độ tuổi hai mươi (tại thời điểm đó).
Theo báo cáo trên Minh Huệ Net, ĐCSTQ đã đưa hàng nghìn học viên hoàn toàn khỏe mạnh đến các bệnh viện tâm thần, và cưỡng bức tiêm thuốc hủy hoại thần kinh vào người họ. Cô Liễu Chí Mai, một sinh viên tài năng ở Đại học Thanh Hoa, đã bị tra tấn khủng khiếp vì niềm tin của cô vào Pháp Luân Công, cuối cùng khiến cô bị rối loạn tinh thần.
Đảng có thể thay đổi một loại chỉ tiêu khác, phụ thuộc vào nhóm người nào đang bị nhắm đến. Nhưng bản chất tàn ác của nó vẫn không đổi, và nó sẽ tiếp tục hại người khi nó vẫn còn điều khiển đất nước và người dân.