Hàng loạt dự án Bio - Ethanol triệu đô bỏ không, lỗi do ai?
Đánh giá tầm quan trọng của các biến số/thông số của dự án cũng như thẩm định dự án là khâu quan trọng để giảm thiểu rủi ro về đầu tư cũng như gây ra “lỗi” trong quy trình làm chính s
ách.
Ngày 20/11/2007, Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg, phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được ký. Để đón đầu và tham gia vào đề án này, nhiều nhà máy Ethanol đã được khởi công xây dựng trên các miền của đất nước.
Lỗ lũy kế, nợ chồng chất, hoạt động cầm chừng!
Theo số liệu của Bộ Công thương, cả nước hiện có 6 nhà máy sản xuất Ethannol phục vụ cho phát triển nhiên liệu sinh học đã đi vào hoạt động và 1 nhà máy đang trong quá trình xây dựng.
(i) Nhà máy sản xuất Ethanol do CTCP Đồng Xanh đầu tư tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vào tháng 4/2011 khi nhà máy đi vào hoạt động nó được mệnh danh là dự án thuộc nhóm công nghiệp sản xuất xăng sinh học thân thiện với môi trường bằng công nghệ cao lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 3 nhà máy lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Công suất nhà máy trên 100.000 tấn sản phẩm cồn ethanol/năm, tương đương 125 triệu lít/năm. Nhà máy hoạt động kỳ vọng giải quyết việc làm cho 350 lao động. Ngoài ra, để đáp ứng cho việc vận hành, mỗi năm đơn vị cần ít nhất 1 triệu tấn sắn khô.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2012 nhà máy phải dừng sản xuất do bị lỗ lũy kế hơn 100 tỷ đồng, nợ Ngân hàng BIDV Quảng Nam 480 tỉ đồng, nợ Ngân hàng Techcombank Đà Nẵng 120 tỉ đồng, nợ các tiểu thương cung cấp nguyên liệu sắn 20 tỉ đồng và nợ lương 300 công nhân từ tháng 8/2012 hơn 7 tỉ đồng..
(ii) Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước do Công ty OBF (Cơ cấu vốn: Itochu chiếm 49%, PV Oil chiếm 29% và Licogi 16 chiếm 22% ) làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư lên đến 84,5 triệu USD, công suất kế 100 triệu lít/năm, tiêu thụ khoảng 240.000 tấn sắn lát khô/năm, đi vào hoạt động từ tháng 4/2012, đến quý I/2013 cũng đã phải tạm ngừng sản xuất.
Được biết, Nhà máy còn nợ nhà tổng thầu 10 triệu USD, doanh nghiệp góp vốn còn nợ Ngân hàng.
(iii) Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất - Quảng Nam do CTCP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (PCB) đầu tư, trong đó Petrosetco (MCK: PET) góp vốn 0,25%. Nhà máy có tổng mức đầu tư ban đầu dự toán là 1.887 tỷ đồng – khoảng 80 tỷ USD, công suất thiết kế 100 triệu lít/năm, tiêu thụ 240.000 tấn sắn lát/năm. Được khởi công từ tháng 9/2009, đến nay nhà máy vẫn trong giai đoạn chạy thử, chuẩn bị đưa vào chạy nghiệm thu.
Ba Nhà máy sản xuất Ethanol do Công ty TNHH Đại Việt- Đắk Nông có công suất thiết kế 70 triệu lít/năm; do Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất Cồn Tùng Lâm – Đồng Nai thực hiện có công suất thiết kế 70 triệu lít/năm; Nhà máy sản xuất Bioethanol Đắk Tô-Kon Tum do CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, công suất thiết kế 65 triệu lít/năm đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng.
Và Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ, công suất 100 triệu tấn/năm đang trong quá trình xây dựng, đã tạm dừng do khó khăn về vốn đầu tư.
Được biết 3 nhà máy hoạt động cầm chừng đều do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất cồn.
Lỗi do ai?
Trước hết, đây là các dự án do tư nhân thực hiện hay ít nhất không thuộc danh mục vốn ngân sách nhà nước thực hiện, do đó chưa hẳn là lãng phí khi hàng loạt “dự án triệu đô” xây xong lại bỏ hoang. Nhưng tổn thất xã hội do dự án mang lại đã thấy rõ khi nhà đầu tư không thu hồi được vốn; ngân hàng/thương lái không thu hồi được nợ; người lao động phải tìm việc mới...
Giả sử rằng, nếu các dự án đều được đưa vào hoạt động đúng tiến độ, mức tiêu thụ nhiên liệu từ phía cầu ít nhất bằng giả định/dự toán ban đầu thì các chủ đầu tư sẽ không rơi vào tình trạng nợ nần hay hoạt động cầm chừng như hiện nay dù cho giá sắn lát đã tăng tương đối khá so với thời điểm đầu tư. Bởi:
(i) Theo tiết lộ của một doanh nghiệp – đơn vị tham gia góp vốn với tỷ trọng khá lớn trong dự án hơn 80 triệu USD, họ đầu tư vào dự án vì HĐQT đánh giá đây là dự án tốt do có ban quản trị, các kế hoạch tài chính, lợi nhuận rất tốt – tỷ suất sinh lời/vốn đầu tư lên đến 35%;
(ii) PVOil là đơn vị bao tiêu sản phẩm. Tức dù cho giá nhiên liệu trên thế giới như thế nào vẫn đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận 19% (như đối với dự án Ethanol Bình Phước).
(iii) Ngoài ra, theo dự kiến tại thời điểm đầu tư, chính sách sẽ bắt buộc người dân dùng xăng E5 trên toàn quốc từ tháng 6/2012.
Tuy nhiên thực tế, việc bắt buộc dùng xăng E5 trên cả nước vẫn chưa thực hiện và chưa biết sẽ thực thi vào khi nào.
Vậy lỗi để các dự án “đắp chiếu”/hoạt động cầm chừng là do các nhà hoạch định chính sách chăng?
Điều này không hẳn là vậy. Bởi tại thời điểm “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” giá dầu trên thế giới và trong nước đang trong xu hướng tăng liên tục, người ta cũng lo ngại về khả năng khủng hoảng dầu.
Bởi vậy, nếu do chính sách mà nên, có lẽ là do quy trình chính sách còn thiếu sót bởi biến về giá dầu và những tổn thất xã hội phải gánh chịu do phía cầu – những người không đáp ứng được việc chạy xăng Ethanol đã không được xem xét đầy đủ.
Lỗi do chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận cao – chấp nhận rủi ro chính sách?
Dĩ nhiên, làm kinh doanh phải đảm bảo có lợi nhuận hay phải đạt được lợi ích tài chính thay thế khác lợi nhuận, ai lại làm không! Nhưng, để tránh những tổn thất cho doanh nghiệp, khâu thẩm định dự án là vô cùng quan trọng.
Như dự án Ethanol Bình Phước, báo cáo dự án cho thấy, 2 chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án là (i) Giá trị hiện tại thuần của cự án dương (NPV = 106 triệu USD), (ii) tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi vay ngân hàng (35%).
Với thực tại dự án đang nợ và ngừng sản xuất, liệu các nhà đầu tư đã được cảnh bảo trước về kịch bản không khả thi của dự án do giá dầu và chính sách – mà đây là 2 biến cực kỳ quan trọng trong dự án này.
Thêm vào đó, việc đầu tư vào lĩnh vực không chuyên, chạy theo chính sách như kiểu đầu tư may rủi là bài học quý cho các doanh nghiệp. Licogi 16 từng chia sẻ với cổ đông về việc thoái vốn khỏi dự án Ethanol rằng: Khả năng thoái vốn là điều đau xót, nhưng không có cách nào khác. Dù cho dự án tốt, nhưng LCG không chuyên về lĩnh vực này nên phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp sớm thu hồi vốn góp.
Lỗ lũy kế, nợ chồng chất, hoạt động cầm chừng!
Theo số liệu của Bộ Công thương, cả nước hiện có 6 nhà máy sản xuất Ethannol phục vụ cho phát triển nhiên liệu sinh học đã đi vào hoạt động và 1 nhà máy đang trong quá trình xây dựng.
(i) Nhà máy sản xuất Ethanol do CTCP Đồng Xanh đầu tư tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vào tháng 4/2011 khi nhà máy đi vào hoạt động nó được mệnh danh là dự án thuộc nhóm công nghiệp sản xuất xăng sinh học thân thiện với môi trường bằng công nghệ cao lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 3 nhà máy lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Công suất nhà máy trên 100.000 tấn sản phẩm cồn ethanol/năm, tương đương 125 triệu lít/năm. Nhà máy hoạt động kỳ vọng giải quyết việc làm cho 350 lao động. Ngoài ra, để đáp ứng cho việc vận hành, mỗi năm đơn vị cần ít nhất 1 triệu tấn sắn khô.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2012 nhà máy phải dừng sản xuất do bị lỗ lũy kế hơn 100 tỷ đồng, nợ Ngân hàng BIDV Quảng Nam 480 tỉ đồng, nợ Ngân hàng Techcombank Đà Nẵng 120 tỉ đồng, nợ các tiểu thương cung cấp nguyên liệu sắn 20 tỉ đồng và nợ lương 300 công nhân từ tháng 8/2012 hơn 7 tỉ đồng..
(ii) Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước do Công ty OBF (Cơ cấu vốn: Itochu chiếm 49%, PV Oil chiếm 29% và Licogi 16 chiếm 22% ) làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư lên đến 84,5 triệu USD, công suất kế 100 triệu lít/năm, tiêu thụ khoảng 240.000 tấn sắn lát khô/năm, đi vào hoạt động từ tháng 4/2012, đến quý I/2013 cũng đã phải tạm ngừng sản xuất.
Được biết, Nhà máy còn nợ nhà tổng thầu 10 triệu USD, doanh nghiệp góp vốn còn nợ Ngân hàng.
(iii) Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất - Quảng Nam do CTCP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (PCB) đầu tư, trong đó Petrosetco (MCK: PET) góp vốn 0,25%. Nhà máy có tổng mức đầu tư ban đầu dự toán là 1.887 tỷ đồng – khoảng 80 tỷ USD, công suất thiết kế 100 triệu lít/năm, tiêu thụ 240.000 tấn sắn lát/năm. Được khởi công từ tháng 9/2009, đến nay nhà máy vẫn trong giai đoạn chạy thử, chuẩn bị đưa vào chạy nghiệm thu.
Ba Nhà máy sản xuất Ethanol do Công ty TNHH Đại Việt- Đắk Nông có công suất thiết kế 70 triệu lít/năm; do Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất Cồn Tùng Lâm – Đồng Nai thực hiện có công suất thiết kế 70 triệu lít/năm; Nhà máy sản xuất Bioethanol Đắk Tô-Kon Tum do CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, công suất thiết kế 65 triệu lít/năm đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng.
Và Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ, công suất 100 triệu tấn/năm đang trong quá trình xây dựng, đã tạm dừng do khó khăn về vốn đầu tư.
Được biết 3 nhà máy hoạt động cầm chừng đều do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất cồn.
Lỗi do ai?
Trước hết, đây là các dự án do tư nhân thực hiện hay ít nhất không thuộc danh mục vốn ngân sách nhà nước thực hiện, do đó chưa hẳn là lãng phí khi hàng loạt “dự án triệu đô” xây xong lại bỏ hoang. Nhưng tổn thất xã hội do dự án mang lại đã thấy rõ khi nhà đầu tư không thu hồi được vốn; ngân hàng/thương lái không thu hồi được nợ; người lao động phải tìm việc mới...
Giả sử rằng, nếu các dự án đều được đưa vào hoạt động đúng tiến độ, mức tiêu thụ nhiên liệu từ phía cầu ít nhất bằng giả định/dự toán ban đầu thì các chủ đầu tư sẽ không rơi vào tình trạng nợ nần hay hoạt động cầm chừng như hiện nay dù cho giá sắn lát đã tăng tương đối khá so với thời điểm đầu tư. Bởi:
(i) Theo tiết lộ của một doanh nghiệp – đơn vị tham gia góp vốn với tỷ trọng khá lớn trong dự án hơn 80 triệu USD, họ đầu tư vào dự án vì HĐQT đánh giá đây là dự án tốt do có ban quản trị, các kế hoạch tài chính, lợi nhuận rất tốt – tỷ suất sinh lời/vốn đầu tư lên đến 35%;
(ii) PVOil là đơn vị bao tiêu sản phẩm. Tức dù cho giá nhiên liệu trên thế giới như thế nào vẫn đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận 19% (như đối với dự án Ethanol Bình Phước).
(iii) Ngoài ra, theo dự kiến tại thời điểm đầu tư, chính sách sẽ bắt buộc người dân dùng xăng E5 trên toàn quốc từ tháng 6/2012.
Tuy nhiên thực tế, việc bắt buộc dùng xăng E5 trên cả nước vẫn chưa thực hiện và chưa biết sẽ thực thi vào khi nào.
Vậy lỗi để các dự án “đắp chiếu”/hoạt động cầm chừng là do các nhà hoạch định chính sách chăng?
Điều này không hẳn là vậy. Bởi tại thời điểm “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” giá dầu trên thế giới và trong nước đang trong xu hướng tăng liên tục, người ta cũng lo ngại về khả năng khủng hoảng dầu.
Bởi vậy, nếu do chính sách mà nên, có lẽ là do quy trình chính sách còn thiếu sót bởi biến về giá dầu và những tổn thất xã hội phải gánh chịu do phía cầu – những người không đáp ứng được việc chạy xăng Ethanol đã không được xem xét đầy đủ.
Lỗi do chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận cao – chấp nhận rủi ro chính sách?
Dĩ nhiên, làm kinh doanh phải đảm bảo có lợi nhuận hay phải đạt được lợi ích tài chính thay thế khác lợi nhuận, ai lại làm không! Nhưng, để tránh những tổn thất cho doanh nghiệp, khâu thẩm định dự án là vô cùng quan trọng.
Như dự án Ethanol Bình Phước, báo cáo dự án cho thấy, 2 chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án là (i) Giá trị hiện tại thuần của cự án dương (NPV = 106 triệu USD), (ii) tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi vay ngân hàng (35%).
Với thực tại dự án đang nợ và ngừng sản xuất, liệu các nhà đầu tư đã được cảnh bảo trước về kịch bản không khả thi của dự án do giá dầu và chính sách – mà đây là 2 biến cực kỳ quan trọng trong dự án này.
Thêm vào đó, việc đầu tư vào lĩnh vực không chuyên, chạy theo chính sách như kiểu đầu tư may rủi là bài học quý cho các doanh nghiệp. Licogi 16 từng chia sẻ với cổ đông về việc thoái vốn khỏi dự án Ethanol rằng: Khả năng thoái vốn là điều đau xót, nhưng không có cách nào khác. Dù cho dự án tốt, nhưng LCG không chuyên về lĩnh vực này nên phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp sớm thu hồi vốn góp.
Q. Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/hang-loat-du-an-bio-ethanol-trieu-do-bo-khong-loi-do-ai-201403151811280805ca33.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.