Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Vậy rồi bán xe ở Mỹ thì sao? Khách hàng Mỹ liệu hồn à?

 

Vậy rồi bán xe ở Mỹ thì sao? Khách hàng Mỹ liệu hồn à?

Phạm Lê Đoan

Lại một vụ Tân Hiệp Phát thứ hai. Hình như đây là khuôn mặt chung của loại doanh nhân XHCN? 

VNTB – Vậy rồi bán xe ở Mỹ thì sao? Khách hàng Mỹ liệu hồn à?

Thay vì ‘dọa’ đưa ra tòa dân sự, VinFast chọn ‘hình sự hóa’ để ‘trị’ khách hàng dám ‘chê’- ‘trách’  xe hơi h sự để ‘bịt miệng’ khách hàng?

Nhà sản xuất xe hơi VinFast đưa ra lời hăm dọa gián tiếp với tất cả các khách hàng như sau:

Từ ngày 20/4/2021 đến ngày 28/4/2021, ông Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GogoTv (455.000 người theo dõi) đã sản xuất và đăng tải clip có nội dung không đúng sự thật về chất lượng xe VinFast Lux A2.0, gây hoang mang cho người dùng và ảnh hưởng tới uy tín của VinFast.

Hành vi sản xuất và lan truyền thông tin sai sự thật của ông Trần Văn Hoàng (chủ kênh YouTube Gogo TV) đã gây thiệt hại về uy tín và vật chất cho thương hiệu VinFast, đồng thời gây bất an cho những khách hàng khác của hãng. Mặc dù ông Trần Văn Hoàng đã tự gỡ bỏ các clip trên, nhưng chúng tôi đã lưu đầy đủ bằng chứng và gửi cùng đơn tố cáo ra cơ quan công an. Cơ quan Công An đã tiếp nhận đơn tố cáo và có lịch mời ông Hoàng lên làm việc.

Một lần nữa, VinFast khẳng định luôn lắng nghe và sẵn sàng kiểm tra, xử lý mọi vấn đề cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Nhưng chúng tôi cũng kiên quyết làm rõ đến cùng các hành vi sai trái, gây ảnh hưởng tới thương hiệu, và đặc biệt là gây lo lắng, hoang mang cho cộng đồng người dùng. Đây là cách để VinFast thể hiện sự tôn trọng và mong muốn bảo vệ quyền lợi tối thượng của những khách hàng chân chính”.

Đe dọa hình sự ở đây của VinFast có thể từ căn cứ vào “Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

.

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Sao lại dọa ‘méc’ công an

Tài khoản facebook Phạm Thị Mỹ Hậu cho biết đã xem hết clip của người mua.

“Chuyện lỗi mặt hàng là vấn đề rất bình thường, quan trọng vẫn là chế độ chăm sóc khách hàng hậu mãi. Với tư cách người mua mình chỉ để ý đến lỗi sản phẩm được nêu ra tầm 3 phần, 7 phần sẽ đánh giá qua cách chăm sóc khách hàng của hãng để quyết định có sử dụng sản phẩm của họ không.

Anh nhà cũng bảo nếu về Việt Nam sẽ chọn mua xe của VinFast nên mình sẽ theo dõi vụ việc để cân nhắc. Không hiểu lắm định nghĩa khách hàng chân chính của VinFast là gì,nhưng thật sự hy vọng VinFast giải quyết vụ việc êm đẹp và tôn trọng bảo vệ quyền lợi cho mọi khách hàng, người chi tiền để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất” – tài khoản Phạm Thị Mỹ Hậu ‘góp ý’ trực tiếp ở bài viết của tài khoản ‘tích xanh’ của VinFast.

“Nếu cho rằng người ta làm thiệt hại thì khởi kiện ra tòa án đòi bồi thường chứ sao lại chơi méc công an!” – luật sư Hà Nguyên nhận xét.

Luật sư Hà Nguyên cho biết đơn giản nhất ở đây là cần làm rõ vì sao phía ‘ông lớn’ VinFast đã bất chấp quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể ở đây là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công thương đã có hướng dẫn trên trang web của tổ chức này ở phần “Giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng”:

“Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được giải quyết thông qua: a) Thương lượng; b) Hòa giải; c) Trọng tài; d) Tòa án.

Không được thương lượng, hoà giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng”.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, giải thích chi tiết như sau: Khi thương lượng, người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trong yêu cầu hòa giải, thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thoả thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.

Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải, chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hoà giải và phải có các nội dung chính sau đây: a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải; b) Các bên tham gia hòa giải; c) Nội dung hoà giải; d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải; đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải; e) Kết quả hòa giải; g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.

Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải; trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thì bên kia có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về yêu cầu trọng tài, hiệu lực của điều khoản trọng tài: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận.

Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Ỷ thế ‘ông lớn’ được ‘chống lưng’?

Tạm gác qua những ít nhiều rối rắm của ‘chê’ và ‘trách’, một cách đơn giản hơn, thật sự thì chuyện xe bị lỗi là rất đỗi bình thường. Ngay cả các hãng xe danh tiếng thế giới cũng đều xảy ra lỗi lầm chết người. Nó rất là phổ biến không phải chuyện hy hữu.

Nhưng ở đây, sự cầu thị, minh bạch thông tin và đưa ra cái lý do chính xác, là cái mà giới cộng đồng tài xế rất là muốn biết. Chia sẻ nó là một điều cùng nhau xây dựng. Khi minh bạch thì sẽ làm cho giới cộng đồng tài xế yên tâm, mà có một lựa chọn mới cho mình, một cái xe mới, chứ không phải là họ tìm hiểu để họ tẩy chay…

Phải chăng VinFast ỷ thế có ai đó chống lưng?

Nhà máy VinFast được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2017 và hoàn tất trong vòng 21 tháng với công suất dự kiến cho hai giai đoạn được cho biết là 500.000 xe/ năm. Thời điểm đó, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ khánh thành nhà máy này tại Hải Phòng vào tháng 6 năm 2019.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy, ông Phúc đã nói: “Sự thần tốc trong việc xây dựng Nhà máy ôtô VinFast cho thấy một khát vọng lớn và cháy bỏng ngọn lửa nhiệt huyết trong những con người đã chung tay nhất trí làm nên một dự án có thể gọi là kỳ tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới”.

Tân Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lúc còn là Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã không ngần ngại khi dùng chính ‘thương hiệu cá nhân’ của ông để quảng bá sản phẩm cho VinFast.

Một thương hiệu cùng được hai chính khách chóp bu khen tặng, ắt hẳn đó là những cầu chứng tin cậy, bởi vậy nên nếu mai này vận dụng điều luật 331 của Bộ Luật Hình sự để bắt bỏ tù khách hàng như ông Trần Văn Hoàng, cũng là dễ hiểu.

***

Theo ông Trần Văn Hoàng chia sẻ trong clip, chiếc VinFast Lux A2.0 cao cấp do ông sở hữu, có màu sơn ngoại thất trắng và mang biển số 66A-139.45, gặp những lỗi sau:

1. Cảm biến áp suất lốp: Chiếc Lux A2.0 của ông Hoàng hiện cảnh báo áp suất lốp trên bảng đồng hồ, chủ xe kiểm tra và xác nhận lốp vẫn trong trạng thái tốt, tuy nhiên xe vẫn hiện cảnh báo.

Lỗi này thường xảy ra nhất ở bánh trước bên phải và có thời điểm hiện cảnh báo áp suất lốp cả 4 bánh.

vinfast

2. Cần gạt mưa: Khi nổ máy, cần gạt mưa tự động gạt và tất cả phím chức năng trên vô-lăng (bao gồm cần điều chỉnh gạt mưa) bị vô hiệu hóa. Theo ông Hoàng, tại thời điểm xảy ra lỗi trời không mưa.

Sau khi tắt máy, cần gạt mưa dừng hoạt động. Nổ máy trở lại, tình trạng trên tiếp diễn. Ngoài ra, do không thể dùng chức năng phun nước rửa kính, ông Hoàng cho biết cần gạt mưa tự chạy khiến bề mặt kính lái bị nóng và xước dăm.

3. Đèn báo rẽ: Trong đoạn clip, ông Hoàng cho biết xe có gặp tình trạng gạt cần xi-nhan nhưng đèn báo rẽ không hoạt động.

4. Sạc không dây: Ông Hoàng cho biết khi để điện thoại lên phần sạc không dây ở bệ tì tay trung tâm, hệ thống có báo đã nhận sạc, tuy nhiên chỉ một lúc sau thì hiện thông báo “điện thoại đã ra khỏi sạc”, dù điện thoại vẫn để vị trí lúc ban đầu.

Theo clip, khi xe chạy ở mức tốc độ xấp xỉ 50 km/h, 25 km/h hay 10 km/h đều gặp tình trạng này. Ông Hoàng chia sẻ tại thời điểm đó, xe đang đi qua đoạn đường bằng phẳng trên quốc lộ 51.

5. Kiểm soát hành trình: Theo ông Hoàng, tính năng kiểm soát hành trình (cruise control) của xe có lúc hoạt động, có lúc không hoạt động.

6. Bốn cửa phát ra tiếng kêu: Ông Hoàng cho biết đây là lỗi khiến ông khó chịu nhất và phải đưa xe đi sửa nhiều nhất, tới 3 lần. Đây cũng là lỗi duy nhất được ông Hoàng đăng ảnh chụp biên bản làm việc giữa đại lý và khách hàng lên clip.

Theo biên bản, đại lý và khách hàng xác nhận đã xử lý xong lỗi cửa phát ra tiếng kêu “ẹp ẹp”. Tuy nhiên, sau khi sửa lỗi này, ông Hoàng nhận định xe chạy có tiếng ồn, nghe rõ tiếng xe máy bên ngoài và tiếng ồn từ lốp.

Đồng thời, ông Hoàng cho biết sau khi được chạy xe demo để so sánh, cả ông và đại lý đều xác nhận xe của ông ồn hơn thì đại lý mới đưa ra lý do xe demo được phủ gầm nên ít ồn lốp hơn. Ông cũng không đồng tình với việc đại lý dùng ứng dụng trên điện thoại để đo tiếng ồn.

7. Bàn đạp phanh: Theo ông Hoàng, đạp phanh khi bàn đạp ở vị trí ban đầu sẽ phát ra tiếng kêu. Tình trạng này không xảy ra liên tục, tái diễn sau khoảng mỗi 5 lần đạp phanh và không xảy ra khi đạp phanh từ trạng thái đang rà phanh.

8. Động cơ: Ông Hoàng cho biết đôi lúc xe hiện cảnh báo kiểm tra động cơ dù theo ông, xe vẫn đang vận hành bình thường. Tình trạng này kéo dài qua một đêm hoặc 10-15 tiếng thì tự hết.

vinfast

9. Nắp bình xăng: Ông Hoàng cho biết nắp bình xăng không thể đóng khít, cần một người ấn giữ nắp và một người ấn nút khóa cửa bên trong xe thì mới đóng khít được nắp này.

vinfast

10. Tiếng gió lọt vào xe: Theo ông Hoàng, hệ thống cửa bị lỗi khiến tiếng gió lọt vào xe. Khi chạy ở tốc độ 80-120 km/h, xuất hiện tiếng ù trong cabin và có cảm giác kính cửa sổ bị rung.

P.L.Đ.

VNTB gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.