Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Đấu tranh bất bạo lực và hòa giải vì công lý và hòa bình

 

Đấu tranh bất bạo lực và hòa giải vì công lý và hòa bình

Ngô Văn Hiếu

21-5-2021

Tổng thống Biden nói chuyện với dân biểu Rashida Tlaib (bên trái – người Mỹ, gốc Palestine) và dân biểu Debbie Dingell ngày 18/5/2021. Nguồn: Doug Mills/NYT

Đấu tranh vì nhân quyền, công lý và bình đẳng từ trong lòng đồng đảng của mình đã bắt Tổng thống Biden phải đứng lại, lắng nghe, đối thoại, và ngỏ lời ngưỡng mộ bà dân biểu Rashida Tlaib (đảng Dân chủ, bang Michigan). Bà là người sanh tại Mỹ, có gốc Palestine ở Trung Đông.

Trong tám phút tổng thống Biden trò chuyện với dân biểu Rashida Tlaib, người Mỹ gốc Palestine duy nhất trong Quốc hội, ông Biden nói: “Tôi ngưỡng mộ sự thông minh của cô, tôi ngưỡng mộ niềm đam mê của cô và tôi ngưỡng mộ sự quan tâm của cô đối với rất nhiều người khác. Và cảm ơn cô, một người tranh đấu“.

Tổng thống Biden là một người vốn có lập trường mạnh mẽ ủng hộ Do Thái, nhất là quyền tự vệ của quốc gia Do Thái, ở Trung Đông. Ông và người Mỹ nói chung, ủng hộ chủ trương hai nước Do Thái và Ả Rập Palestine đồng sống chung, nhưng lập trường của bà Tlaib thì chủ trương một đất nước “Do Thái Palestine” tựa như kiểu Nam Phi, nghĩa là một nước cộng hòa dân chủ pháp trị, ai cũng bình đẳng, và được tôn trọng nhân quyền và dân quyền.

Thật ra, theo chủ trương nào cũng bất lợi cho Do Thái bởi vì ngoài sự mạnh mẽ trong việc điều hành và bảo vệ đất nước “của dân tộc Do Thái ở Trung Đông”, đặc biệt là vùng gọi là nước Israel (gồm Canaan, Tel Avi, Galilee, và Nazareth) cũng như sự hỗ trợ của Âu Mỹ, người Do Thái ở vùng từng được gọi là Levant (giữa sông Jordan và Địa Trung Hải) vẫn là thiểu số. Đó là chưa nói đến cả khối Ả Rập, Ai Cập, và Ba Tư (Iran) ở chung quanh.

Giả như vùng Levant này được thành lập và theo dân chủ như Nam Phi, thì dân Do Thái sẽ trở thành thiểu số như người Da Trắng ở Nam Phi. Còn chia ra làm 2 – 3 nước như hợp thức hóa hiện trạng là Israel, Gaza (Hamas), West Bank (Fatah), v.v… thì ngoài việc các nước thuộc dân Palestine này sẽ được công pháp quốc tế bảo vệ còn có sự bình đẳng của dân chúng ở Israel. Vấn đề là sự chia rẽ giữa Gaza và West Bank sẽ vừa làm lợi cũng như hại cho Do Thái.

Sau khi Do Thái hòa giải được với Ai Cập, họ còn hòa giải với Thổ, Ả Rập Saudi, Jordan, Qatar, v.v… ngoại trừ Iran và Syria cũng như chính người Palestine tại Do Thái, Tây Ngạn, và nhất là dải Gaza. Dân Palestine trong vùng Trung Đông và Iran xét ra là hai đối tác hiện nay Do Thái và Âu – Mỹ cần hòa giải nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.