Phe Giang muốn ông Tập gánh lấy tội danh đàn áp Pháp Luân Công
Lý Tử Nhâm
Kể từ ngày 20/4 “Ta Kung Pao” (Đại Công Báo), miệng lưỡi của ĐCSTQ tại Hồng Kông, đã xuất bản hơn 10 bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Lý do Ta Kung Pao chọn công kích nhóm tu luyện Pháp Luân Công vào đúng thời điểm này khiến ngoại giới nghi ngờ mục đích ẩn giấu phía sau.
Ngày 3/5, các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã đến trụ sở của “Ta Kung Pao”, phản đối việc tờ báo này nhiều lần đăng các bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. (Ảnh: Lý Tình / Vision Times).
Vài ngày trước, một phóng viên của Ta Kung Pao giả vờ muốn học Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công bị lừa đã tình nguyện dạy các bài công pháp và giới thiệu người này đến đọc sách với mọi người. Trong thời gian này, các phóng viên Ta Kung Pao đã bí mật chụp ảnh họ. Sau đó sử dụng ảnh thật với tin tức giả, và các bài báo ác ý, vu khống, bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công, nhằm kích động thù hận trong quần chúng.
Ngày 29/4 và ngày 4/5, Ta Kung Pao đã đăng các bài xã luận kêu gọi cấm Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Tờ báo này cáo buộc rằng “Epoch Times” chủ trương lật đổ sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tạp chí “Chiến dịch phòng thủ của CUHK và PolyU” (CUHK – Đại học Trung Văn Hồng Kông, PolyU – Đại học Bách khoa Hồng Kông) và “Quang phục Hồng Kông cách mạng thời đại” mà “Epoch Times” đã xuất bản trong thời kỳ chống Dự luật Dẫn độ về Trung Quốc, được các nhà hoạt động xã hội hết sức ca ngợi, và cho rằng Pháp Luân Công không thể tách rời với Hồng Kông.
Vào thời điểm này, Ta Kung Pao lại đột nhiên công kích nhóm tập luyện Pháp Luân Công, làm dấy lên nghi ngờ về mục đích ẩn giấu phía sau. Như chúng ta đã biết, Ta Kung Pao là tờ báo trực thuộc Văn phòng Liên lạc của Trung ương ĐCSTQ, là tờ báo phản ánh thái độ chính trị của các cấp chính quyền. Ta Kung Pao còn có một vai trò khác, là tạo ra hiệu ứng ớn lạnh trong xã hội Hồng Kông, thông qua phương thức đấu tố thời Cách mạng Văn hóa. Tờ báo này đã chỉ trích rất nhiều người và tổ chức chống Cộng trong nhiều năm. Họ làm điều này không mệt mỏi và cố tình nói việc “chống ĐCSTQ” thành “chống Trung Quốc”. Dường như muốn buộc tất cả người dân Trung Quốc và Hồng Kông cùng tham gia phong trào đấu tố này.
Hiện tại, dù ông Tập Cận Bình không muốn từ bỏ quyền lực hay ĐCSTQ, nhưng ông ấy cũng không muốn gánh tội danh đàn áp Pháp Luân Công, khiến hai bàn tay mình nhuốm đầy máu. Hơn nữa, sau khi Hồng Kông thực thi Luật An ninh Quốc gia, cuộc thanh trừng những người phe dân chủ cuối cùng cũng đang diễn ra. Luật An ninh Quốc gia đã làm mất uy tín của Tập Cận Bình trên trường quốc tế. Vậy nên bất kỳ sự lên án nào đối với Pháp Luân Công cũng sẽ giống như việc ông tự chuốc thêm phiền phức, thậm chí còn khiến ông Tập bẽ mặt hơn.
Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999 và tuyên bố sẽ loại bỏ Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng. Kết quả là 22 năm sau, ngược lại lại xuất hiện hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Nhằm chống lại cuộc bức hại và giải cứu các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm, thậm chí bị mổ cướp nội tạng tại Đại Lục, các học viên ở nước ngoài đã thành lập cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình, đồng thời kêu gọi chính phủ phương Tây chú ý đến thảm kịch diệt chủng 22 năm qua tại Đại Lục.
Các vấn đề về Pháp Luân Công đã thu hút nhiều sự chú ý ở phương Tây, và ảnh hưởng của các kênh truyền thông của Pháp Luân Công ngày càng mở rộng. Ông Tập Cận Bình vẫn luôn quyết tâm tái tranh cử, nếu một lần nữa sử dụng những lời vu khống Pháp Luân Công của ĐCSTQ, nhằm phát động chiến dịch tại Hồng Kông, thì chẳng phải là đang tự tìm đường chết hay sao?
Giang Trạch Dân đã bị truy tố ở Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Úc, Bỉ, Tây Ban Nha và những nơi khác vì bức hại Pháp Luân Công, điều này đã khiến ông ta không thể đặt chân đến các nước phương Tây này. Có lẽ ông Tập Cận Bình cũng không muốn điều tương tự cũng xảy ra với mình. Điều này chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông Tập.
Vậy, còn ai khác ở Hồng Kông muốn kêu gọi cấm Pháp Luân Công hay không?
Gần đây, nhà công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di đã chỉ ra rằng tiềm ẩn những nguy cơ trong việc liệu ông Tập Cận Bình có thể tái đắc cử tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào năm sau hay không. Ông tiết lộ rằng phe Giang do Tăng Khánh Hồng đứng đầu, đang đoàn kết các đồng minh của họ ở Hoa Kỳ để chống lại ông Tập, hy vọng hạ bệ và đổ lỗi cho ông Tập về tất cả các vấn đề xảy ra ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Sau đó sẽ đưa Trung Quốc quay trở về thời đại của Giang Trạch Dân.
Phe của Giang Trạch Dân đã nắm quyền ở Trung Quốc trong 30 năm, và thế lực của họ trải rộng trên tất cả các lĩnh vực và cấp độ. Phe Giang đã bật đèn xanh cho nạn tham nhũng và sự bại hoại, chỉ cần đồng ý với cuộc đàn áp Pháp Luân Công thì mọi người đều có thể cùng nhau kiếm tiền. Việc khôi phục lại thời đại của Giang Trạch Dân mà ông Viên Cung Di chỉ ra, có thể hiểu là trở lại thời đại “im lặng phát đại tài”. Nghĩa là Trung Quốc và Mỹ tiếp tục duy trì trao đổi kinh tế thương mại, và những người có lợi tại hai nước vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền từ công cuộc toàn cầu hóa kinh tế.
Không khó để nhận thấy tình thế khó khăn của ông Tập trong bài phát biểu gần đây của ông. Vào cuối tháng Tư, khi ông thị sát tỉnh Quảng Tây, các kênh truyền thông của giới chức đã đăng một bức ảnh ông với mái tóc hoa râm và vẻ mặt rất nghiêm nghị. Khi đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Hồng quân trong trận Tương Giang, ông Tập Cận Bình nói: “Những người lính Hồng quân coi cái chết như sự trở về. Họ sinh ra từ cái chết, và vẫn luôn tiến thẳng về phía trước, nhờ vào lý tưởng và niềm tin.” Ông cũng nói: “Dù khó khăn đến đâu, hãy nghĩ về cuộc trường chinh của Hồng quân và trận chiến đẫm máu trên sông Tương Giang.”
Ông Dư Mậu Xuân, cựu cố vấn chính của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về việc hoạch định chính sách với Trung Quốc, từng phân tích rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của ông Tập Cận Bình đến từ những kẻ thù chính trị, chứ không phải Hoa Kỳ. Có thể hình dung rằng kẻ thù chính trị của ông ở gần ngay trước mặt, còn nước Mỹ thì xa tận chân trời. Nếu kẻ thù chính trị cấu kết với Hoa Kỳ để lật đổ ông Tập, điều này chẳng phải sẽ khiến ông lo lắng đến bạc đầu hay sao? Vậy nên cái chết của Hồng quân trong trận chiến Tương Giang đã được sử dụng để bày tỏ chí nguyện của ông.
Gần đây cũng có những tiếng nói trên các tờ báo của Canada. Ông Roger Garside, từng 2 lần đảm nhiệm vai trò nhà ngoại giao của Anh tại Trung Quốc. Ông đã viết một bài báo trên tờ “The Globe and Mail” ở Canada vào ngày 30/4 và chỉ ra rằng việc thay đổi chế độ của Trung Quốc không chỉ là điều có thể xảy ra, mà là xu thế của tương lai.
Trong bài báo của mình, ông nói rằng qua nhiều năm quan sát, ông nhận thấy chế độ ĐCSTQ ở bên ngoài chỉ như con hổ giấy. Nhiều tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc đều phản đối đường lối của ông Tập Cận Bình. Bởi họ nhận ra rằng sự cứng nhắc về chính trị, sẽ tác động đến nền kinh tế. Điều này không chỉ gây ra các vấn đề quốc gia, mà còn gây nguy hiểm cho lợi ích của chính bản thân họ. Để duy trì sự giàu có và quyền lực của mình, họ đã tìm cách thay đổi chính trị.
Bài viết cũng chỉ ra rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã gây khủng hoảng trên thị trường tài chính Trung Quốc. Những kẻ mưu mô sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng này để khởi xướng một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Ngoài việc phát động đảo chính, các lực lượng chống Tập cũng sẽ ngăn ông Tập tái đắc cử tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20.
Có thể thấy ông Tập đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu theo đường lối dân chủ thì phải từ bỏ Đảng Cộng sản, nếu tiếp tục đi theo con đường toàn trị thì chắc chắn ông sẽ bị các đối thủ chính trị và nền dân chủ phương Tây cản đường. Chế độ ĐCSTQ đã đánh cắp chính quyền bằng những lời dối trá và bạo lực, chứ không phải do lòng dân lập nên. Chốn quan trường như một chiến trường, nơi cá lớn nuốt cá bé, nguy hiểm tiềm ẩn tứ bề. Những người nắm quyền với nội tâm đầy bất an, chắc chắn sẽ củng cố quyền lực bằng mọi cách, và cố gắng kiểm soát mọi thứ trong tay mình. Hơn nữa phe đối lập chắc chắn cũng sẽ dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt quyền lực và bành trướng lãnh thổ chính trị.
Ông Tập Cận Bình biết rằng trong chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, việc xử lý vấn đề Hồng Kông giữa áp lực gay gắt sẽ khiến xã hội phương Tây tức giận, nhưng ông ấy cũng phải cứng rắn đến cùng. Nếu phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông không bị đàn áp, các đảng phái chống ông Tập sẽ lợi dụng điều này để tấn công ông ấy. Chỉ cần mất đi quyền lực, tính mệnh của ông sẽ lâm nguy.
Ngoài ra, ông Tập cũng có thể biện minh cho Luật An ninh Quốc gia trên cơ sở thể chế và hệ tư tưởng khác nhau của xã hội Trung Quốc. Nhưng vấn đề Pháp Luân Công lại liên quan đến cuộc bức hại, bỏ tù, tra tấn, thậm chí là thu hoạch nội tạng sống của hàng chục triệu người Trung Quốc. Tội ác này đã vượt xa khỏi giới hạn đạo đức của con người, ông Tập Cận Bình không muốn dính líu và bị đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Hồng Kông là thành trì của phe Giang. Ông Tăng Khánh Hồng, tổng quản của phe Giang từng nói rằng: “Hồng Kông càng hỗn loạn thì càng dễ xử lý.” Phe của Giang Trạch Dân, những người giỏi bày mưu tính kế, ngư ông đắc lợi, luôn có thể thu lợi từ sự “hỗn loạn”.
Ông Tập Cận Bình muốn củng cố quyền lực ở Hồng Kông nên đã cử người của mình là ông Lạc Huệ Ninh phụ trách Văn phòng liên lạc. Tháng Một năm nay, có tin rằng Văn phòng Liên lạc sẽ có sự thay đổi nhân sự. Một nửa trong số 480 nhân sự, tức 240 nhân viên, sẽ bị điều chuyển.
Các nhà chức trách cho biết họ hy vọng “nhân sự mới và phong cách mới” sẽ có thể giải quyết vấn đề Hồng Kông theo một cách hoàn toàn mới. Điều này dường như gửi đi một tín hiệu rằng, ông Lạc Huệ Ninh đã không phát triển các mối quan hệ của riêng mình trong một năm tại vị. Vậy nên ông Tập sẽ củng cố lại quyền lực của mình thông qua một cuộc thay máu lớn về nhân sự.
Vậy việc Ta Kung Pao, kênh truyền thông của ĐCSTQ, trực thuộc Văn phòng Liên lạc của Ủy ban Trung ương, bất ngờ kích động thù hận, nhằm nhổ tận gốc Pháp Luân Công, là đang phục vụ cho phe phái nào?
Tác giả tin rằng phe Giang luôn muốn ràng buộc ông Tập Cận Bình với vấn đề Pháp Luân Công, và ép ông Tập Cận Bình phải gánh lấy các tội danh lịch sử là lý do cơ bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh bạo lực giữa hai phe năm xưa. Ngày nay, khi ông Tập Cận Bình muốn tái đắc cử, hai phe lại càng đấu đá quyết liệt.
Vậy nên không loại trừ khả năng phe Giang lại muốn kích động thị phi, chĩa mũi dùi vào ông Tập Cận Bình. Phe Giang biết rõ rằng tổ chức Pháp Luân Công càng đàn áp sẽ càng phản kháng mạnh mẽ hơn. Việc cấm Pháp Luân Công ở Hồng Kông chắc chắn cũng sẽ bị cả thế giới lên án. Ông Tập Cận Bình, người một lòng bảo vệ đảng, sẽ không dám lên tiếng bênh vực Pháp Luân Công, nên chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt.
Điểm mấu chốt của ông Tập Cận Bình nằm ở chỗ ông không muốn từ bỏ Đảng Cộng sản và cười nhạo phe cánh của Giang. Chỉ bằng cách từ bỏ ĐCSTQ, ông Tập mới có thể chuộc tội. Trong dòng chảy cuồn cuộn của lịch sử, một lựa chọn có thể biến người ta trở thành bậc vĩ nhân thiên cổ, nhưng cũng có thể trở thành kẻ tội đồ ngàn thu.
L.T.N. , Vision Times
Nguồn: Trithucvn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.