Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng liệu Đảng sẽ ghìm lại?
Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
1-3-2021
Năm 2020 là năm mà Việt Nam đạt được sự công nhận rộng rãi như một đấu thủ đáng kể trong bàn cờ kinh tế toàn cầu và như là một “nhà nước phát triển” kiểu mẫu.
Thế giới đã chú ý khi Việt Nam kiềm chế có hiệu quả COVID-19 ngay cả khi dịch bệnh này trút thiệt hại lên người dân và nền kinh tế của nhiều nước giàu hơn. Dạo này báo chí thế giới hiếm khi chú ý đến Việt Nam; cuộc chiến tranh tàn phá nước này đã kết thúc cách đây gần nửa thế kỷ, và chế độ độc đảng ở Hà Nội hạn chế phóng viên điều tra các chuyện được cho là nhạy cảm. Tuy nhiên, việc họ huy động thành công nổi bật trong chống lại đại dịch đã thúc đẩy một loạt các bài báo hoan hô “khoảnh khắc đột phá” của Việt Nam
Như Richard Heydarian mới đây có viết trên Nikkei Asia, Hà Nội gần đây đã thực hiện quản trị tốt, đáng chú ý cho một quốc gia được may mắn có mức độ gắn kết xã hội cao. Cùng với Đài Loan – một quốc gia hàng đầu khác chống lại đại dịch – Việt Nam đã cho thấy “tầm quan trọng của sự lãnh đạo chính trị có năng lực thông thạo, vốn xã hội và năng lực quốc gia”. Theo cùng đường hướng, nhà đầu tư và chuyên gia quy trình phát triển Ruchir Sharmađánh giá chính xác rằng, Việt Nam “đang làm cho chủ nghĩa tư bản chuyên quyền hoạt động tốt một cách bất thường”. Tuy nhiên, nhà phân tích nguy cơ chính trị Nguyễn Phương Linh cũng đã đúng khi chỉ ra rằng thành công hiện tại của Việt Nam dựa trên một nền tảng chính trị mong manh.
Cô viết trên xã luận của tạp chí Nikkei, “Chừng nào mà thu nhập trung bình và mức sống còn tiếp tục tăng thì mọi người có thể vẫn còn lạc quan về tương lai của đất nước, nhưng đồng thời vẫn giữ cảm giác lẫn lộn về hệ thống chính trị của họ”.
Năm 2020 trùng hợp là một năm đầy tính chính trị tại quốc gia gần 100 triệu này. Bên trong cửa đóng kín, các phe phái trong đảng Cộng sản cầm quyền đã đấu đá giành lấy ưu thế trước kỳ đại hội đảng mới đây, được tổ chức vào cuối tháng 1/2021. Với sự điều hành gần như không tì vết của chính phủ Việt Nam kể từ năm 2016, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như là lựa chọn hàng đầu để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng mưu mẹo nhưng ngày càng già yếu trên cương vị tổng bí thư Đảng.
Nếu không đạt được điều đó, ít nhất ông Phúc được cho là có nhiều khả năng có được nhiệm kỳ 5 năm thứ hai trong cương vị thủ tướng. Ông nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi của các quan chức, đặc biệt là những cán bộ từ các tỉnh miền Trung và miền Nam, nơi tập trung hoạt động kinh tế. Đáng kể là các doanh nghiệp cộng đồng nhóm quản lý doanh nghiệp cũng ủng hộ sự thăng tiến của Phúc khi nhìn nhận ông có tầm nhìn xa, ổn định và chủ yếu có một nhiệm kỳ không có các vụ bê bối.
Thay vì vậy, ông Trọng đã quyết định giữ tiếp cho mình chức vụ chóp bu một nhiệm kỳ thứ ba chưa từng thấy, sau khi không thể đưa người ông thích lên kế nhiệm. Nhà giáo điều lớn tuổi này đã tiếp tục thao túng để điều động thêm một thân tín từ bộ sậu trung ương của đảng, Phạm Minh Chính, vào ghế thủ tướng.
Phúc đã bị buộc phải ngồi vào vị trí có nhiều uy tín nhưng không có miếng là Chủ tịch nước. Vương Đình Huệ được coi như là ứng viên được ưa chuộng nhất kế nhiệm Phúc làm thủ tướng vì hoàn thành rất tốt nhiệm vụ phó thủ tướng chuyên trách các vấn đề kinh tế. Thay vì vậy, Huệ bị đẩy vào chức vụ cũng có danh nhưng kém quyền uy là lãnh đạo Quốc hội.
Thật khó có thể tưởng tượng ra một kết quả có ít khả năng hơn duy trì được động lực chính trị và kinh tế Việt Nam đã ghi nhận 5 năm qua. ĐCS thường chú trọng việc cho những lãnh đạo lớn tuổi nghỉ hưu và đề bạt người kế nhiệm. Lức này thị khắc: Trọng đã 76 tuổi, sức khỏe kém, trong khi Chính, thủ tướng Chính phủ được chỉ định, nổi lên như người đứng đầu ngành tình báo của Bộ Công an, và không có kinh nghiệm điều hành chính quyền cao hơn cấp tỉnh.
Nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phúc sẽ khó có thể bị vượt trội hơn. Ông thừa kế một nền hành chính đang chao đảo với các khoản nợ của các công ty nhà nước ngày càng lớn hơn. Ông nhậm chức vào tháng 4 năm 2016, khi một vụ xả chất thải độc hại tại nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh) gây ra một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của đất nước, tàn phá nghề cá dọc theo một đoạn bờ biển dài gần 300 km. Nhưng, với thời gian, nợ xấu đã được đưa vào quản lý tốt và một phần tư triệu ngư dân đã được đền bù bằng quỹ giành được từ chủ nhà máy người Đài Loan. Kể từ đó, Phúc và nhóm của ông tiếp tục đà thành công liên tiếp.
Việt Nam đã đã nổi lên như một điểm đến ưa thích cho các tập đoàn nhắm tới việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi nước Trung Quốc láng giềng. Lưu lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng cường sau năm 2016, khi quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington trở nên khó khăn. Để chuyển những thành tựu này thành lợi thế cạnh tranh lâu dài, chính phủ của ông Phúc tập trung nỗ lực vào việc giảm các rào cản pháp lý và xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật số cũng như vật lý – cần thiết để trợ giúp các chuỗi giá trị công nghệ cao và cải thiện cơ hội cho các nhà cung cấp trong nước.
Hơn nữa, sự phối hợp giữa các bộ chính phủ, trước đây yếu kém, nay có vẻ đã được cải thiện đáng kể. Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Ủy ban Kinh tế của Đảng, Phúc và nhóm của ông đã đưa vào kế hoạch sự điều chỉnh sâu rộng ngành năng lượng, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mặt trời và gió rất phong phú của đất nước. Họ cũng đã tạo ra một sự đồng thuận về những biện pháp cần kíp để làm nhẹ đi những tắc động đang suy sút độ phì nhiêu của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tất cả những điều này dường như cho thấy rằng có thể tạo ra sự thịnh vượng với một nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu, ngay cả khi không có dân chủ. Việt Nam hiện là một quốc gia có thu nhập trung bình, một thành tích sẽ gây ngạc nhiên một người đi ngược thời gian từ năm 1996. Một mục tiêu thông qua tại Đại hội Đảng tháng rồi – rằng tới năm 2045 Việt Nam sẽ là một nước có thu nhập cao, với thu nhập bình quân đầu người khoảng $25.000 theo giá đô la hiện nay – dường như là điều có thể đạt tới. Tất cả các việc mà Hà Nội phải làm, theo một báo cáo gần đây của viện Brookings, Hà Nội chỉ cần duy trì tỷ lệ tăng trưởng 7% hàng năm mà nó đã đạt được trong hai năm trước khi đại dịch tràn vào.
Phân tích của Brookings cho rằng việc tiếp tục đạt được mốc đó sẽ phụ thuộc vào việc Việt Nam tăng tốc năng suất, dạy cho lực lượng lao động các kỹ năng của thế kỷ 21, thúc đẩy đổi mới và dành ưu tiên cho khu vực tư nhân. Nhưng điều này chỉ là các khuyến nghị tốt, nhưng có thể không có đủ. Để thật sự giải phóng năng lực sáng tạo của đất nước, Đảng Cộng sản cần phải thật sự theo đuổi ý niệm đổi mới từ dưới lên và tháo gỡ những gông cùm ra khỏi xã hội dân sự của Việt Nam hơn là chỉ nói suông.
Bản chất của hệ thống chính trị cũng quan trọng. Nhận biết suy nghĩ thầm kín của những người Việt Nam bình thường – khác hơn người tài xế taxi kỳ quặc nắm cơ hội để trút bỏ nỗi bực dọc với chế độ Việt Nam của mình với một hành khách nước ngoài – không phải là điều dễ dàng. Việc Đảng độc quyền trong việc ra quyết định cho công chúng là tuyệt đối; quy trình này thiếu minh bạch, và tính cùng khắp của bộ máy an ninh nhà nước khiến việc nói ra các ý kiến trái ngược là mạo hiểm. Điều nhiều nhất có thể nói với sự chắc chắn là, chừng nào mà chiếc bánh vẫn còn lớn lên một cách đều đặn đối với hầu hết người Việt, dù không đồng đều, hoạt động chống chế độ sẽ vẫn như chống máy xay gió và chuyển biến rất khó xảy ra.
Tuy nhiên, vấn đề công bằng xã hội cần được chú trọng nhiều hơn và cần được chú ý bền bỉ. Giống như hầu hết các nước đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong quản trị môi trường. Các trường công lập và hệ thống chăm sóc sức khỏe từng là niềm tự hào chính đáng của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giờ đây là những cơ sở mà chỉ những người có khả năng chi trả cao (thường với “phong bì”) mới được phục vụ tốt. Nông dân vẫn chưa có quyền sở hữu đối với đất đai mà họ đang canh tác, trong khi khoảng cách giữa những người có của và không có của tiếp tục mở rộng.
Một vấn đề đáng quan sát ngay bây giờ là liệu Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết mà họ đã hứa trong việc cải thiện quyền lao động và bảo hộ cho công đoàn hay không. Là một phần trong các thỏa thuận thương mại gần đây với Liên minh châu Âu và với 10 thành viên khác của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã đồng ý cho phép các “tổ chức có tính cách đại diện người lao động” độc lập được đàm phán với chủ các doanh nghiệp về tiền lương và điều kiện làm việc. Một bộ luật Lao động mới đã được ban hành ngay trước đại hội Đảng, có vẻ có tới tiêu chuẩn này. Nhưng, như luôn thấy ở Việt Nam, việc thực hiện các chỉ thị sẽ trả lời các cam kết của Hà Nội có đích thực hay không. Việc hoài nghi là xác đáng, vì có nhiều trường hợp nhà nước-độc đảng này không tuân theo nghiệm thức những cam kết về nhân quyền mà họ đã đưa ra tại LHQ.
Nếu Hà Nội làm những gì cần làm để bảo đảm vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu qua việc cho công nhân có một phạm vi độc lập đích thực, thì sẽ có tác động rất lớn đối với chính sách trong nước. Xét cho cùng, kiểu cách hành xử thông thường của đảng Cộng sản vẫn là bóp nghẹt bất kỳ sáng kiến cấp cơ sở mà họ không kiểm soát được. Công lý ở Việt Nam không vô tư. Facebook và YouTube hiện phải chịu kiểm duyệt. Báo chí nhà nước phải len lách khi bị muốn chỉ ra những vụ bê bối. Mặc dù không phải lúc nào cũng đàn áp như Freedom House hoặc Human Rights Watch muốn người ta nghĩ, chế độ Đảng độc quyền cũng chưa đạt tới một sự ‘khoảnh khắc đột phá’ mà thẩm quyền nhà nước có thể bị thách thức.
Hệ thống này hoạt động tốt khi Việt Nam đối mặt với mối đe dọa rõ ràng trước mắt như COVID-19. Tuy nhiên, nó sẽ không phục vụ chút gì, nếu Hà Nội có ý tìm cách khai thác sự sáng tạo của công dân hoặc tạo cơ hội cho các tổ chức phục vụ nhu cầu địa phương. Bảo đảm vị trí của Việt Nam trong một thế giới kết nối với nhau hiện có vẻ phụ thuộc rất lớn vào việc cho người dân được phá bỏ các rào cản do đảng lập ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.