Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vướng thủ tục giấy tờ hay chưa an toàn?
RFA tiếng Việt
2021-03-19
Miếng xương hóc này Đảng đã lo rồi, yên tâm đi bà con! Tính từ Bắc vào Nam thì Việt Nam còn khối thác đẹp Bản Giốc, khối núi hiểm Lão Sơn, khỏi “lăn tăn” về một hải cảng lọt vào tay anh Hai 198 năm như Sri Lanka. Còn cờ của đảng thì họ Tập đâu dám cho dệt vào thảm chùi chân theo cách làm nhục dân chúng Sri Lanka, vì cờ đảng Tàu cũng là một với lá cờ búa liềm đó. Đã nói “môi hở răng lạnh” kia mà!
Bauxite Việt Nam
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP PHOTO
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm một lần trễ hẹn vận hành thương mại vào cuối tháng 3 này với lý do ‘vướng thủ tục giấy tờ’. Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), những giấy tờ đã tồn tại hơn 10 năm với nhiều vấn đề phải giải quyết nên không thể một sớm, một chiều là xong, nên vẫn chưa thể nói chính xác ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác thương mại.
Trong khi trước đó, vào tháng 12 năm 2020, theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng và quyết định của Bộ GTVT, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tiến độ thực hiện đến 31/3/2021.
Anh Quang, một chuyên gia từng học chuyên ngành Quản lý Xây dựng tại Nhật Bản, nhận định với RFA từ Việt Nam hôm 19/3:
“Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 1 dự án do bên Việt Nam chỉ định thầu (tức không qua đấu thầu) cho một nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu thực hiện.
Đến nay, công trình này đã thực hiện theo quy trình của hình thức EPC đã 10 năm, như vậy là quá lâu, quá bất bình thường so với kế hoạch tiến độ mà hợp đồng EPC đã ký kết. Cụ thể là cho đến nay, dự án đã 9 lần vỡ tiến độ mà mốc lần gần đây nhất là ngày 31/3/2021, vì nguyên nhân, theo Chủ đầu tư là do ‘vướng giấy tờ, thủ tục’!”.
Theo anh Quang, đây chỉ là ngụy biện của Chủ đầu tư, anh giải thích:
“Theo quy định của Luật xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật xây dựng thì bất kỳ một công trình/dự án nào với các loại quy mô khác nhau (dự án nhóm A, B, C), thời gian thi công bao lâu thì tất cả thủ tục, giấy tờ phải đầy đủ từ khâu đầu tiên là lập Báo cáo nghiên cứ khả thi, lập dự án khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án, lập hồ sơ thiết kế-dựtoán, tổ chức đấu thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu từng giai đoạn để xác định khối lượng xây lắp hoàn thành của mỗi công đoạn cho đến khâu cuối cùng là tổng nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào vận hành, sử dụng”.
Chính quyền Hà Nội chỉ nhận bàn giao từ Bộ GTVT ‘khi dự án đủ điều kiện’! Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!
Anh Quang
Ngoài ra theo anh Quang, trong quá trình thi công còn có ‘nhật ký công trình’ để xác định công việc giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công và tư vấn giám sát. Một công trình với vốn đầu tư gần 900 triệu USD thì khâu thủ tục, giấy tờ càng phải rõ ràng, đầy đủ và quản lý một cách cẩn thận, chặt chẽ theo quy định của Luật xây dựng. Anh Quang nói tiếp:
“Nói như thế để thấy rằng, công trình Cát Linh - Hà Đông đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng được do thủtục, giấy tờ là ngụy biện. Ở đây, tôi nghĩ do một nguyên nhân khác, đó là: Đến ngày 04/1/2021, tư vấn Pháp ACT có Báo cáo an toàn lần thứ 13 (13 lần là nhiều đấy chứ) xác định ‘tương đối tốt’ và cho đến nay thì ACT cũng chưa có Báo cáo nào mới. Một công trình giao thông như Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà ‘tương đối tốt’, tức là còn có những khiếm khuyết, nếu vận hành thì liệu có an toàn 100% không? Trong khi đó, chính quyền Hà Nội chỉ nhận bàn giao từ Bộ GTVT ‘khi dự án đủ điều kiện’! Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!”.
Hôm 19/3/2021, Đại diện Bộ GTVT khi trả lời báo chí nhà nước cho biết, tư vấn Pháp sau khi hoàn tất báo cáo đánh giá đã chỉ ra những thủ tục dự án cần hoàn thành và yêu cầu phía tổng thầu cung cấp để đảm bảo thủ tục vận hành chạy tàu an toàn.
Mặc dù vậy, cũng chính vị đại diện Bộ GTVT này vẫn cho rằng: ‘Tàu đã chạy an toàn hơn 2 năm nay, nhưng vấn đề quan trọng nhất là hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của tư vấn’.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 19/3, nhận định:
“Tôi rất lấy làm buồn về dự án này và dư luận ở Hà Nội cũng như trong nước thấy rất bất bình về dự án này. Tôi đề nghị cần tổ chức một hội đồng thẩm định độc lập để thẩm định dự án này và công bố cho mọi người biết thỏa thuận giữa Hà Nội với công ty đầu tưnày của Trung Quốc, bởi vì dự án này quá đắt và cũng bị quá hạn rất nhiều lần, không giữ đúng lời hứa. Trong khi đó, chúng ta đều biết Trung Quốc hiện nay có đường sắt cao tốc rất hiện đại, nối Bắc Kinh với Thượng Hải và với nhiều khu đô thị khác của Trung Quốc. Vậy thì câu hỏi đề ra là tại sao chúng ta lại nhập một cái công nghệ lạc hậu nhự thế, và Trung Quốc lại chuyển sang cho chúng ta một công nghệ lạc hậu như vậy, trong khi họ có một công nghệ hiện đại”.
Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư. Sau 9 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trả lời RFA hôm 19/3, nói:
“Tôi nghĩ đấy là một vết nhơ của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, thực sự rất đáng tiếc, trong quan hệ đầu tư và kinh tế như vậy, thì Việt Nam đã vấp phải quá nhiều những dự án dở hơi như dự án này. Đầu tiên là khu gang thép Thái Nguyên từ những năm 50-60, rồi đến nhà máy phân đạm Hà Bắc, rồi đến cầu Thăng Long... Tất cả những cái đấy hoặc là công nghệ kém, hoặc là làm dở dang rồi bỏ đấy như cầu Thăng Long và đến bây giờ là đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh”.
Đối với chuyện này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam nên hỏi chính mình, sờ lên gáy mình xem tại sao dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh lại như thế, có gì trục trặc không? Ông nói tiếp:
“Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói ‘người Trung Quốc là bậc thầy về đút lót’... Tôi nghĩ ông Trọng đốt lò đủthứ như vậy, nếu mà ổng muốn đốt lò thật, thì ổng phải đốt lò ở dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này, để xem những người thò bút vào ký quyết định này có chấm mút gì không mà nó bị mắc cỡ với người Trung Quốc đến như vậy”.
Tôi nghĩ đấy là một vết nhơ của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, thực sự rất đáng tiếc, trong quan hệ đầu tư và kinh tế như vậy, thì Việt Nam đã vấp phải quá nhiều những dự án dở hơi như dự án này.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Còn ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, hôm 19/3 đưa ra nhận định với RFA về dự án Cát Linh – Hà Đông dưới một góc nhìn khác:
“Cái này nói lên việc hợp tác với Trung Quốc phụthuộc vào họ rất nhiều, thậm chí có thể phụ thuộc vào quan điểm chính trị từ Bắc Kinh. Cho nên việc chậm hay nhanh tôi cho rằng không phải do trình độkỹ thuật mà do ý chí chính trị và quan hệ. Chẳng hạn vừa rồi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đi các nước Đông Á nhưng không ghé Hà Nội là một ví dụ, các cấp chính trị không quyết thì bên dưới có trục trặc. Cái thứ hai Bộ GTVT rất nhiều tiến sĩ, kỹ sư giỏi... có cảViện nghiên cứu Bộ GTVT, các trường Đại học GTVT... thế nhưng không có đủ khả năng vận hành mà vẫn phải phụ thuộc chuyên gia nước ngoài và thủ tục. Mà thủ tục là do con người, vận hành là do kỹ thuật, mà phải phụ thuộc chuyên gia Trung Quốc vận hành một năm, thì tôi thấy nên xem lại các bằng cấp ở BộGTVT”.
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Nguồn: rfa.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.