Lại đề xuất để mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài Đảng trở thành hiện thực
28-2-2021
Sắp hết hạn nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khoá 15 vào ngày 14/3/20221 nhưng tương lai 50 ghế ĐBQH dành cho người ngoài đảng vẫn chưa rõ ràng.
Từ các thông tin của Hội nghị hiệp thương các tỉnh thành thì được biết ở các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP.HCM đều dành từ 10%-11,58% cho các ứng viên là người ngoài đảng. Thông tin chi tiết hơn như sau:
Ngày 10/2/2021 báo điện tử của Quốc hội là quochoi.vn đưa tin:
“Sáng 09/02, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026”.
“Theo kế hoạch, dự kiến phân bổ số lượng và cơ cấu đại biểu Quốc hội Khóa XV sẽ có 30 đại biểu Quốc hội Khóa XV được bầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, 15 đại biểu từ giới thiệu của Thành phố và 15 đại biểu từ giới thiệu của Trung ương.
Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất dưới sự chủ trì của bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thành phố, các đại biểu đã thảo luận, thông qua số lượng đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở thành phố được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV là 45 đại biểu.
Trong đó, cơ cấu giới thiệu gồm 2 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của Thành phố; 2 đại biểu chuyên trách, 6 đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, 8 đại biểu từ lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, 2 đại biểu tự ứng cử…
“Hội nghị cũng đồng thuận thông qua các tiêu chí định hướng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố nhiệm kỳ X đảm bảo tỷ lệ giới thiệu đại biểu nữ đạt trên 38%; đại biểu ngoài Đảng trên 10%; đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) đạt trên 16%; trên 30% đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tái cử và giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử từ các cơ quan quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ IX…”.
Như vậy TP.HCM có 30 ghế ĐBQH. Có 45 ứng viên để bỏ phiếu tức là tỷ lệ 1,5 lấy 1. Theo tỷ lệ 10% người ngoài đảng thì TP.HCM có 3 ĐBQH là người ngoài đảng.
Từ đó suy ra:
– Nếu không chỉ rõ 3 ghế ĐBQH dành cho người ngoài đảng nằm ở đơn vị bỏ phiếu nào
– Và nếu không tăng suất tự ứng cử cho người ngoài đảng lên 5 suất, thì mục tiêu 10% ĐBQH là người ngoài đảng sẽ không trở thành hiện thực ở TP.HCM.
Báo điện tử Công An Nhân dân là cand.com.vn ngày 05/2/2021 đưa tin:
“Hà Nội giới thiệu 45 người để bầu 29 đại biểu Quốc hội khóa XV”.
“Trong khi đó, đại biểu HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021 gồm 95 đại biểu. Hội nghị đã thống nhất giới thiệu 190 người ứng cử đại biểu HĐND thành phố khóa XVI với cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng giới thiệu gồm: Dưới 40 tuổi là 29 người, tỷ lệ 15,26%; nữ 69 người, tỷ lệ 36,32%; người ngoài Đảng 22 người, tỷ lệ 11,58%; đại biểu đương nhiệm tham gia tái cử là 53 người”.
Trong một tin khác của vietnamnet.vn ngày 06/2/2021 thì Hà Nội dự kiến đề cử 59 người để bầu 29 ĐBQH.
Như vậy theo tỷ lệ đã thông báo là người ngoài đảng chiếm 11,58% thì Hà Nội có từ 3-4 ghế ĐBQH là người ngoài đảng.
Cần chỉ rõ 3-4 ghế ĐBQH dành cho người ngoài đảng nằm ở những đơn vị bầu cử nào và cũng dành 6 -8 ghế tự ứng cử cho người ngoài đảng để mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài đảng trở thành hiện thực.
ĐỀ XUẤT
1. Để mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài đảng trở thành hiện thực, thì cả 63 tỉnh thành phải dành cho người ngoài đảng tối thiểu là 10% số ghế ĐBQH. 50 ghế ĐBQH này phải chỉ rõ ở từng đơn vị bầu cử. Kèm theo đó là danh sách tự ứng cử của người ngoài đảng, cũng theo tỷ lệ 2 ứng cử viên cho 1 ghế ĐBQH.
2. Các ứng cử viên cho ghế ĐBQH là người ngoài đảng phải để cho người ngoài đảng tự do ứng cử. Tránh sự hiểu nhầm là người do đảng sắp xếp.
3. Đề nghị Uỷ ban bầu cử chuyển thông báo tự ứng cử và phiếu đăng ký tự ứng cử đến từng hộ gia đình để người ngoài đảng đăng ký ứng cử ĐBQH.
4. Đề thấy đảng chủ trương dành 50 ghế ĐBQH cho người ngoài đảng là mục tiêu thực sự, đề nghị Uỷ ban bầu cử kêu gọi quần chúng ngoài đảng ra ứng cử ĐBQH trên các phương tiện truyền thông của đảng và nhà nước.
Hiện nay 63 tỉnh thành đã đưa danh sách 1.045 người ứng cử vào ĐBQH, nhưng đại đa số quần chúng ngoài đảng vẫn không được biết để ra ứng cử vào ĐBQH. Trong khi đó thì ngày hết hạn nộp hồ sơ 14/3/2021 đến rất gần. Nếu thực hiện 4 đề xuất trên đây, dứt khoát mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài đảng sẽ trở thành hiện thực.
Không ít người hoài nghi về tính khả thi của mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài đảng trong kỳ bầu cử QH khoá 15 này. Nhưng nếu nhớ lại thì nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn mà đảng còn dành được thắng lợi, huống chi là mục tiêu 50 ghế ĐBQH dành cho người ngoài đảng.
Đảng muốn là được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.