Liệu Bắc Hàn có thể trở thành một Việt Nam khác?
Cùng là quốc gia Cộng sản, cùng có xuất phát điểm bị lệnh trừng phạt quốc tế, liệu kinh tế Bắc Hàn có đi theo cách như Việt Nam đã đi? Từ Seoul, phóng viên BBC Tiếng Hàn Julie Yoon tường thuật.
Từ những kỳ quan thiên nhiên tới những quán ăn vỉa hè sôi động, Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến cho những người yêu du lịch trên toàn thế giới.
Chỉ mới 40 năm trước, tới đây du lịch là việc bị cấm đoán, gần giống tình trạng ở Bắc Hàn.
Việt Nam trở thành quốc gia Cộng Sản kể từ 1958, và là một trong số ít quốc gia Cộng Sản còn sót lại.
Thế nhưng trong vài thập kỷ qua, nước này đã có bước tiến dài trong việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới.
Năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu "Đổi Mới", một chương trình cải cách, hướng tới "thị trường kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa".
Nước này cần vốn đầu tư nước ngoài và các hiệp định tự do thương mại để đưa người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều đó, Việt Nam cần bình thường hoá quan hệ với kẻ thù một thời: Hoa Kỳ.
Năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho nền kinh tế Việt Nam, và rất nhanh chóng sau đó, nguồn vốn từ nước nước ngoài bắt đầu đổ vào.
Với những điểm tương đồng này, nhiều người tin rằng Bắc Hàn sẽ đi theo mô hình Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam thời hậu chiến được thế giới tự do vui vẻ đón nhận và sẵn sàng hỗ trợ cho tiến trình cải tổ. Ngược lại, Bắc Triều Tiên ngày nay đang bị coi là một quốc gia quân sự, và đặc biệt, là một kho vũ khí hạt nhân.
Trong lúc đó, Bắc Hàn đã và đang liên tục khiêu khích cộng đồng quốc tế. Bình Nhưỡng coi vũ khí hạt nhân là công cụ đàm phán và là ván cược tốt nhất cho sự tồn vong của mình.
Bắc Hàn giờ đây chú trọng vào sản xuất vũ khí và khai mỏ, còn Việt Nam tập trung phát triển nông nghiệp trong quá trình cải cách.
Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng "Bắc Hàn sẽ trở thành một loại Tên lửa khác," thực sự là "một quả tên lửa kinh tế," tỏ ý rằng nước này phải bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ để mở cửa cho thương mại tự do và đầu tư nước ngoài.
Từ Kim Nhật Thành cho tới Kim Chính Nhất, tới Kim Jong Un, liệu Bắc Hàn có thích nghi được như Việt Nam?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.