"CÔNG TY NHÀ CHÙA" VÀ "GIAI CẤP PHÚ TĂNG"
“Công ty nhà chùa” và “giai cấp… phú tăng”?
Bùi Hoàng Tám
Bùi Hoàng Tám
Thứ Sáu 22/02/2019 - 02:25
Nếu "đối đầu" với tôn giáo là một sai lầm thì buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước, để tôn giáo "lộng hành" cũng là một sai lầm nghiêm trọng.
Việt Nam hiện có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Hồi giáo, Bửu Sơn, Kỳ hương, Tứ ân, Hiếu nghĩa... Người viết bài này tôn trọng mọi tôn giáo, tuy nhiên, ít nhiều vẫn nghiêng về Phật giáo bởi tổ tiên từ ngàn năm qua theo tôn giáo này nên cảm tính là khó tránh khỏi.
Song gần đây, không khỏi đôi chút buồn lòng bởi đã và đang xuất hiện những hiện tượng không đẹp, trái với giáo lý Phật giáo ở một số nơi, số chỗ. Đặc biệt là xuất hiện hiện tượng gọi là "Công ty nhà chùa, thị trường thần thánh, doanh nhân sư sãi, tầng lớp phú tăng" làm ảnh hưởng tới giáo lý tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Với tư cách một Phật tử, người viết bài này xin đề nghị Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo về việc này đồng thời đề ra một số giải pháp, cụ thể là:
Một, hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này bởi hiện, đã và đang xuất hiện hiện tượng một số doanh nghiệp “nhúng tay” quá sâu, thậm chí coi đây như một “thị trường màu mỡ”.
Thứ hai, với chức năng quản lý, Nhà nước cần có những qui định chặt chẽ để đưa các hoạt động này vào khuôn khổ theo qui định của luật pháp.
Thứ ba, cần có qui chế để giám sát nguồn kinh phí thuộc lĩnh vực này một cách có lý, có tình, có tôn trọng tín ngưỡng nhưng cũng có kỉ cương. Tất cả mọi nguồn thu đều phải được minh bạch qua sự giám sát của Nhà nước.
Thứ tư, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân tín ngưỡng nhưng không u mê, lú lẫn... để bị lợi dụng. Đặc biệt là với lễ dâng sao, giải hạn vốn không có trong giáo lý Phật giáo Việt Nam hiện đang là vấn đề nhức nhối.
Thứ năm, đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo qui định mà còn mong muốn Giáo hội chung tay, góp sức truyên truyền, vận động sư sãi và Phật tử đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Thứ sáu, yêu cầu bắt buộc cán bộ, đảng viên thực hiện đúng chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước và làm gương.
Nếu "đối đầu" với tôn giáo là một sai lầm thì buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước, để tôn giáo "lộng hành" cũng là một sai lầm nghiêm trọng.
Những biện pháp trên chính là giữ gìn sự trong sạch, linh thiêng của Phật giáo, một tôn giáo hiện có số tín đồ đông nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam.
Được biết, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản gửi các địa phương cũng như gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trực tiếp trao đổi với lãnh đạo Giáo hội xung quanh phản ánh của dư luận, báo chí nhằm tránh những lệch lạc trong lĩnh vực này.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Giáo hội cũng vừa có văn bản gửi Ban trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đề nghị thực hiện nghi lễ trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan… và khẳng định dâng sao, giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo.
Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch cũng có văn bản đề nghị chấn chỉnh hoạt động dâng sao, giải hạn.
Đây là những việc làm cần thiết, kịp thời để góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa tâm linh của dân tộc.
Mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước.
Bùi Hoàng Tám
Nội dung bài báo này thật hay và rất cần thiết để những người và cơ quan quản lý quan tâm , giải quyết triệt để tình trạng vô tổ chức hiện nay .
Người mê tín dị đoan là người kiến thức căn bản thấp kém . Hay còn là loại người sống không chủ kiến ai sao mình vậy . Loại này chỉ giỏi bị nắm đầu để phục tòng .Vãi !
1. Xây chùa rồi bán vé cho người vào chiêm bái là kinh doanh tôn giáo. Chùa là nơi tôn nghiêm để phật tử chiêm bái và tu học, không phải để kinh doanh du lịch.
2. Tổ chức các lễ hội không đúng với giáo lý đức Phật để kinh doanh vì lợi nhuận thực chất là đưa người ta đến mê tín, làm sai lệch giáo lý của đức Phật gây ra nhiều hiểu lầm và làm xấu đạo Phật. Đó không phải là chủ trương của những bậc tu hành chân chính.
3. Nhà nước đã thiếu chính xác khi đánh đồng các tôn giáo (có giáo lý) và các tín ngưỡng dân gian nên mới cho rằng nước ta có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận. Chính sự thiếu chính xác này đã gây ra sự nhiễu loạn tín ngưỡng hiện nay.
4. Đạo Phật hành hoạt trên nền tảng giáo lý của Đức Phật chứ không có giáo lý nào là của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
Thuc tế là, rất nhiều sư cỡ bự bắt buộc phải vào đảng.