Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

TS Lê Xuân Nghĩa nói về ‘hiện tượng lạ’ trong hệ thống ngân hàng

TS Lê Xuân Nghĩa nói về ‘hiện tượng lạ’ trong hệ thống ngân hàng

bauxitevn7:29 AM

Thanh Long
(VNF) – Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang xuất hiện “hiện tượng lạ”: ngân hàng cho doanh nghiệp vay tín chấp.
clip_image001
TS. Lê xuân Nghĩa

Tại buổi hội thảo “Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” năm 2017 vào chiều nay (5/10), TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyên gia tài chính ngân hàng đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Theo ông Nghĩa, ở các nước như Nhật Bản, Mỹ, khi khủng hoảng nổ ra thì ngân hàng đóng băng tín dụng với doanh nghiệp, nếu nới thì chỉ nới cho các doanh nghiệp lớn. Thế nhưng, ngân hàng Việt Nam chưa bao giờ đóng băng tín dụng với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nói riêng.
“Chúng tôi nói đùa với các vị lãnh đạo là có thể nói ngân hàng Việt Nam đồng hành cùng với doanh nghiệp một cách dũng cảm, liều lĩnh. Đồng hành cùng với doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.
Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa chia sẻ, gần đây, rất nhiều NHTM có chương trình cho vay doanh nghiệp rất tốt, đặc biệt là có các trung tâm cho vay DNVVN, trung tâm cho vay tiểu thương, trung tâm cho vay hộ gia đình và đặc biệt là trung tâm cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh.
“Có một hiện tượng rất mới là NHTM giờ cho doanh nghiệp vay tín chấp với mức vay thường từ 3 tỷ trở xuống. Đây là hiện tượng lạ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ trước đến nay chỉ có ngân hàng quốc doanh cho doanh nghiệp nhà nước vay tín chấp theo chỉ thị của Thủ tướng, chưa bao giờ chúng ta có hiện tượng ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân vay tín chấp mặc dù mới chỉ ở mức 3 tỷ, thậm chí có những ngân hàng lớn cho vay 15 tỷ”, ông Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã thông thoáng hơn rất nhiều nhưng cũng đặt ra vấn đề quan trọng là xử lý rủi ro, nhất là tại các DNVVN..
“DNVVN mở rộng quy mô, đầu tư vào bất động sản cần nên tránh vì vốn liếng nhỏ, không trường vốn để thoát qua được chu kỳ kinh doanh bất động sản. Kinh doanh bất động sản có tính chu kỳ rất lớn”, TS. Nghĩa nhắc nhở các chủ doanh nghiệp.
Theo ông Nghĩa, điều các DNVVN cần lưu tâm thứ hai là việc mở rộng quy mô một cách quá mức mà không quan tâm đến quy luật của kinh tế vi mô; nếu mở rộng doanh thu quá mức thì tổng chi phí có thể còn cao hơn cả tổng doanh thu.
Thứ ba, ông Nghĩa cho rằng các nhà quản trị cần chú ý đến vấn đề minh bạch nội bộ vốn đang chưa tốt tại các DNVVN.
“Nếu chúng ta làm tốt tất cả những điều này, thậm chí mời cán bộ ngân hàng đến tận nơi xem xét kế hoạch sản xuất, thậm chí nếu báo cáo cho họ hàng quý về tình hình kinh doanh và kết quả tài chính thì tôi tin rằng chúng ta sẽ có người bạn đồng hành vững chắc”, TS. Lê Xuân Nghĩa gửi gắm.
T.L. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.