Đảng là gì trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật vừa qua
bauxitevn9:06 AM
Lê Văn Tâm
Ngày 28 tháng 9, Thủ tướng Nhật Abe tuyên bố giải tán hạ viện và cuộc bầu cử đầy kịch tính đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 vừa qua.
Kết quả bầu cử cho thấy đảng Tự Do Dân Chủ của ông Abe được số ghế bằng số trước khi giải tán (284), và liên minh cầm quyền giảm 5 người (tổng cộng là 313 ghế). Số ghế của liên minh cầm quyền gần như không thay đổi nên ông Abe được tín nhiệm và sẽ được tiếp tục đề cử là thủ tướng vào cuộc họp sắp tới của Quốc hội Nhật.
Nhưng cuộc bầu cử vào ngày Chủ nhật 22/10 đầy kịch tính vì các lý do sau:
Một là đảng Hy Vọng của bà Yuriko Koike, Đô trưởng Tokyo thành lập 27 ngày trước ngày bầu cử đã gây bão trong thời gian đầu, gây hy vọng và ấn tượng là có thể thắng lớn, thay đổi đảng cầm quyền hoặc có thể làm đảng cầm quyền giảm ghế đáng kể, buộc Thủ tướng Abe phải từ chức. Nhưng đảng Hy Vọng không đạt được kỳ vọng của cử tri, làm thất vọng nhiều người. Nguyên nhân sẽ được đề cập sau.
Hai là đảng Dân Chủ Lập Hiến, ra đời vào ngày 3 tháng 10, tức chỉ 19 ngày trước ngày bầu cử trên thực tế đã trở thành đảng đối lập số một và đảng lớn thứ hai trong Hạ viện Nhật. Xuất phát từ 15 nghị sĩ, đảng đã thắng lớn và hiện có 55 ghế tại Hạ viện và sẽ cử người của đảng mình làm phó chủ tịch Hạ viện.
Đảng Minshin (Dân Tiến) là đảng lớn thứ hai (88 nghị sĩ) trước ngày bầu cử hoàn toàn biến mất trong Hạ viện. Chỉ trong vòng một tháng trước ngày bầu cử, đảng này phân hóa, 45 người vào đảng Hy Vọng, 15 người trong đó có cựu thủ tướng Naoto Kan và cựu chánh văn phòng chánh phủ Yukio Edano lập ra đảng Dân Chủ Lập Hiến, 21 người gồm cựu thủ tướng Noda, cựu chủ tịch đảng Okada và đương kim chủ tịch đảng Maehara ra ứng cử với tư cách độc lập, 7 người về hưu hẳn.
Các đảng đối lập tại Nhật Bản có một mong muốn mạnh mẽ và lâu dài là làm sao thiết lập được hệ thống hai đảng chính trị lớn như Mỹ hay các nước Tây Âu. Trong cuộc bầu cử vào tháng 7 năm 2009, đảng Dân Chủ (đổi tên thành đảng Dân Tiến, sau khi hợp nhất với đảng Ishin) thắng lớn, đạt được 308 ghế tại Hạ viện và nội các đầu tiên được dư luận ủng hộ đến 70%, nhưng đảng nầy chỉ cầm quyền được hơn 3 năm. Và tình trạng trở lại như hiện nay. Và vừa qua, người ta hy vọng nhiều vào đảng Hy Vọng của bà Yuriko Koike.
Câu chuyện của bà Yuriko Koike
Bà Yuriko Koike, năm nay 65 tuổi là đương kim Đô trưởng Tokyo.
Bà có bằng cử nhân về xã hội học và từng phụ trách mục điểm tin cho đài truyền hình. Khi ông Hosokawa, Chủ tịch tỉnh Kumamoto lập đảng Nihon Shinto, bà tham gia đảng với câu nói “Để thay đổi chính trị, không cần sửa một chiếc xe cũ lớn, mà là cần một chiếc xe mới dù nhỏ”.
Từ đó đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, bà đã thay đổi đảng nhiều lần:
u Đảng Nihon Shinto
u Đảng Shinshin
u Đảng Tự do
u Đảng Bảo thủ
u Đảng Tự do Dân chủ
u Đảng địa phương Tokyo “Tomin First no Kai”
u Đảng Kibo (đảng Hy vọng)
Năm 2016, khi vẫn còn là đảng viên đảng cầm quyền của ông Abe, bà tuyên bố ứng cử chức Đô trưởng Tokyo với tư cách ứng viên độc lập, cạnh tranh với ứng viên do đảng của mình chính thức cử ra và ứng viên của các đảng đối lập. Kết quả, bà thắng lớn với 2,9 triệu phiếu, cách xa người do đảng chỉ định (1,8 triệu phiếu) và người của đảng đối lập (1,3 triệu phiếu). Tháng 7 năm 2016 bà lập hội “Tomin First no Kai” và hội này đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tokyo và đảng cầm quyền Dân chủ Tự do của ông Abe mất gần phân nửa số ghế trong Hội đồng nhân dân nầy.
Ngày 2 tháng 7 năm 2017 là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân Tokyo. Ngày 3 tháng 7, bà chính thức rời đảng Tự Do Dân Chủ đang cầm quyền trên toàn Nhật Bản, dù bà cho biết là đã nộp đơn ra khỏi đảng từ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Một đảng viên tự ứng cử và đắc cử thành Đô trưởng Tokyo với hơn 13 triệu dân, lập đảng mới, cạnh tranh với đảng, thắng lợi xong mới chính thức rời đảng mà không có điều tiếng lớn, dù có điều tiếng đến một chừng mức nào đó.
Đảng chính trị ở Nhật khoan dung? Quan hệ lợi hại phía sau sân khấu? Vì lợi ích chung là phải tổ chức thành công Olympics vào năm 2020?
Ngày 25/9/2017, bà Koike lập đảng Hy vọng, và trong những ngày đầu, đảng nầy đã mang lại niềm hy vọng tràn trề trong những người phê phán chính phủ Abe. Có một cuộc họp bí mật giữa bà và ông Maehara của đảng Minshin (Dân Tiến), vạch ra đường lối đưa các ứng cử viên của đảng Dân Tiến vào đảng Hy Vọng trong cuộc bầu cử ngày 22/10. Nhưng có lẽ do thắng lớn ở cuộc bầu cử Đô trưởng và trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tokyo mà trở nên ngạo mạn, hay do thiếu suy nghĩ khi phát biểu, hay do độc đoán, bà đã tuyên bố nội dung phản cảm là loại bỏ một số những người khác chính kiến của đảng Dân Tiến, từ đó không khí ủng hộ nồng nhiệt ban đầu trở nên lạnh nhạt. Và kết cục đảng Hy Vọng đã đưa ra 235 ứng viên nhưng chỉ có 50 người trúng cử, đứng hàng thứ ba trong các đảng chính trị của Nhật Bản. Rồi trong cuộc họp với các đại biểu của đại biểu của đảng, bà phải xin lỗi về các phát ngôn và hành động của mình đã đưa đến kết quả thê thảm.
Khi đi bỏ phiếu Hạ viện, cử tri được phát cho hai lá phiếu: một lá để ghi tên một ứng viên, một lá để ghi tên đảng mà mình ủng hô. Tổng cộng số lá phiếu thứ hai cho thấy mức độ ủng hộ của người dân đối với mỗi đảng (chỉ ghi ở đây 5 đảng đứng đầu):
- Đảng Tự Do Dân Chủ: 18,6 triệu
- Đảng Dân Chủ Lập Hiến: 11,1 triệu
- Đảng Hy Vọng: 9,7 triệu
- Đảng Komei: 7,7 triệu
- Đảng Cộng Sản: 4,4 triệu
Câu chuyện của ông Yukio Edano
Ông Edano là một luật sư, năm nay 53 tuổi. Ông cũng tham gia và thay đổi đảng nhiều lần:
u Đảng Nihon Shinto
u Ngọn gió Dân chủ
u Shinto Sakigake
u Đảng Cựu Dân chủ
u Đảng Dân Chủ
u Đảng Dân Tiến
u Đảng Dân Chủ Lập Hiến
Không đầy 3 tuần trước ngày bầu cử vửa qua, do không đồng ý cách làm của bà Koike và đảng Hy Vọng, ông Edano và 14 đồng chí gồm cựu thủ tướng Naoto Kan lập ra đảng Dân Chủ Lập Hiến, trình bày quan điểm về hiến pháp, các vấn đề quốc phòng, phát điện hạt nhân, xây dựng nền dân chủ từ dưới lên. Chỉ kịp đưa ra 78 ứng viên, nhưng 55 người đã đắc cử, tăng hơn gấp 3 lần so với con số 15 nghị sĩ lúc xuất phát.
Trong những lần vận động tranh cử cho các đồng chí, ông chứng tỏ không nịnh bợ quyền lực và quyền uy, không sợ các thế lực đa số trong Quốc hội, và diễn thuyết rằng thời đại ngày nay không phải là thời đại lề trái hay lề phải, mà là thời đại phải xây dựng nền dân chủ từ dưới lên.
Ở đây chỉ ghi sơ lược vài điều về bà Koike va ông Edano, dù còn một số người nữa có cá tính mạnh mẽ hay những phát ngôn ấn tượng.
Dù cơ bản là dân chủ, nhưng các cuộc bầu cử ở Nhật Bản vẫn còn một số giới hạn. Một nữ nghị sĩ đã từng xỉ vả cấp dưới của mình bằng những lời lẽ khiếm nhã, ông bộ trưởng nọ có vấn đề… bị thất cử là lẽ đương nhiên. Nhưng bà cựu bộ trưởng Quốc phòng được cho biết là nói dối về vấn đề quốc phòng trọng đại vẫn đắc cử, có thể do miệng lưỡi khéo léo vì xuất thân là luật sư hay do lý do khó giải thích nào đó.
Có những cuộc bầu cử có kết quả do một luồng gió mạnh đầy cảm tính, không phản ảnh được chính sách thực của các chính đảng. Và đó cũng là lý do thủ tướng Abe lo sợ và liên tục kêu gọi mọi người không để luồng gió thừa thắng xông lên của bà Koike lôi cuốn.
Có thể tóm tắt tính chất các cuộc bầu cử ở Nhật Bản như sau:
- Các cá nhân và đảng phái hoàn toàn có quyền tự do ngôn luận, tự do tuyên truyền cho cá nhân hay đảng mình, phê phán kịch liệt cá nhân hay đảng khác.
- Khi xong rồi, người dân và các đảng chánh trị tôn trọng kết quả bầu cử, vừa hợp tác lập pháp, vừa tiếp tục phê phán nhau trong Quốc hội, các đảng đối lập tiếp tục mạnh mẽ chỉ trích các sai lầm, hay các hủ bại của phe cầm quyền.
- Trong suốt quá trình vận động tuyển cử, các ứng viên dữ dội phê phán nhau về các chính sách xã hội, giáo dục, quốc phòng, thay đổi hiến pháp, phát điện hạt nhân. Có ứng viên phê phán đối thủ của mình nói và làm như thế là vi phạm hiến pháp. Không thấy ai lên án kẻ này, kẻ kia là thế lực thù địch, có hành động phản động hay phản quốc. Trông nét mặt người Nhật khi đi bỏ phiếu, thấy họ có vẻ rất yên tâm, không lo các đại diện của mình có hành động bán nước, hay kẻ địch có thể cài cắm cả chục, cả trăm gián điệp vào hàng ngũ lãnh đạo của mình. Cũng không thấy ai tự cao, tự đại nói nước Nhật dân chủ gấp trăm, ngàn lần hơn một nước nào đó. Thủ tướng và phần lớn các bộ trưởng, thứ trưởng được chọn từ những người đắc cử trong cuộc bầu cử tự do, tức là những người được nhân dân giám sát và chọn lọc. Những kẻ đáng ngờ là phản bội tổ quốc, những kẻ tham ô, những kẻ dùng bằng giả sẽ khó xuất hiện trong cuộc bầu cử lần tới, hoặc nếu có xuất hiện, cử tri sẽ phán xét họ và khả năng thất cử sẽ chờ đón họ.
Những điều ghi trên đây là thừa đối với các bạn sống ở Nhật cũng như nhiều bạn sống ở nước ngoài. Chỉ mong gởi vài nét về bầu cử ở Nhật Bản đến những bạn thiếu thông tin do môi trường chi phối. Tuy không ghi tại đây định nghĩa học thuật về đảng là gì, hy vọng bạn đọc có thể cảm nhận được, qua đây, đảng là một sự vật sống, vận động và thay đổi liên tục theo các thay đổi của xã hội, các thay đổi của môi trường kinh tế, văn hóa…
Tokyo 29-10-2017
L.V.T.
Tác giả gửi BVN
2017年選挙
http://www.asahi.com/senkyo/senkyo2017/timeline/20171022-chumoku-toraku/
立憲民主党https://ja.wikipedia.org/wiki/%E7%AB%8B%E6%86%B2%E6%B0%91%E4%B8%BB%E5%85%9A_(%E6%97%A5%E6%9C%AC)
http://www.1242.com/lf/articles/72165/?cat=politics_economy&pg=asa
都知事選https://ja.wikipedia.org/wiki/2016%E5%B9%B4%E6%9D%B1%E4%BA%AC%E9%83%BD%E7%9F%A5%E4%BA%8B%E9%81%B8%E6%8C%99
Prefectural elections for the Tokyo Metropolitan Assembly were held on 2 July 2017. The 127 members were elected in forty-two electoral districts, seven returning single members elected by first-past-the-post, ...Wikipedia
Date: July 2, 2017
日本の政党 https://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%97%A5%E6%9C%AC%E3%81%AE%E6%94%BF%E5%85%9A%E4%B8%80%E8%A6%A7
小池百合子
枝野幸男https://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%9E%9D%E9%87%8E%E5%B9%B8%E7%94%B7
9月28日には民進党と合流をし、第48回衆議院議員総選挙の公認候補の半数以上は同党出身の議員が占める[3][4]。この合流の際に、理念や政策が異なる民進党出身のリベラル系議員は、10月3日に結成された立憲民主党へ入党したり無所属に転じたりした(詳細は後述)。
小池知事、自民に離党届を提出 対決姿勢鮮明に
小池百合子・東京都知事が1日、自民党に離党届を出した。地域政党「都民ファーストの会」を率いて臨む都議選(23日告示)に向け、自民との対決姿勢を鮮明にする狙いがあるとみられる。同党の下村博文幹事長代行は1日、報道陣に対し、小池氏の離党届を受理する方針を明らかにした。
小池氏は1日の定例記者会見で、「これまで(自民に)進退伺を出して判断を委ねてきたが、なかなか決めてくれないので(離党届を)提出した」と述べた。
自民の衆院議員だった小池氏は昨年8月に知事に転身。都政運営などを巡って自民都連と対立する一方、自民党籍を残したままで、その政治姿勢を疑問視する声があがっていた。1日には自ら率いる地域政党「都民ファーストの会」の代表に就く予定で、都議選への対応を本格化させる。
(朝日新聞デジタル 2017年06月01日 15時23分)
関連ニュース
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.