Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Thủy điện ở Việt Nam xả lũ ‘vô trật tự’: Dân mất nhà, thiệt mạng

Thủy điện ở Việt Nam xả lũ ‘vô trật tự’: Dân mất nhà, thiệt mạng

bauxitevn8:31 AM

Tất cả hệ thống báo đài của chế độ năm nay không hề thấy có những bài viết hoặc bản tin kêu ca về thủy điện xả lũ hại dân như từng thấy hồi năm ngoái. Nếu thống kê hết tất cả những sự thiệt hại do hàng chục thủy điện xả lũ ồ ạt gây ra, người ta có dịp so sánh và đối chiếu xem những lợi ích nhỏ mà thủy điện đem lại với sự mất mát to lớn về nhân mạng và tài sản của người dân.

Khi bị dân nguyền rủa là góp phần giết người và làm tiêu tán tài sản của dân, những ông cầm đầu các đập thủy điện đều chống chế rằng họ đã xả lũ “đúng quy trình”.

Hiện cả nước có 330 nhà máy thủy điện đang vận hành, hầu hết đều là những thủy điện rất nhỏ, hiệu quả kinh tế rất thấp. Các hồ đập thủy điện có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước.
clip_image002
Ngày 16 Tháng Mười 2017, hai phụ nữ chống xuồng đi lại tại làng Tốt Động, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội bị lụt vì thủy điện xả lũ. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Các thủy điện lớn nhỏ tại Việt Nam đã hối hả xả lũ “vô trật tự” nên “gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản cho nhân dân.”
Trang thông tin điện tử của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) dẫn lời nhìn nhận của ông Trần Viết Ngãi, viên chức cầm đầu hội năng lượng Việt Nam qua bản tin đề ngày 30 Tháng Mười 2017.
Hai nguyên nhân chính gây thiệt hại rất lớn về tài sản và nhân mạng cho dân trong những đợt lũ lụt vừa qua được VOV nêu ra, theo lời ông Trần Viết Ngãi, là “bất cập trong vận hành hồ chứa tại các nhà máy thủy điện, cùng với yếu kém quan trắc dự báo” đã dẫn đến việc xả lũ ồ ạt.
Thống kê đến ngày 17 tháng Mười 2017, lũ lụt tại Việt Nam trong những ngày kéo dài từ cuối tháng Chín sang đầu tháng Mười 2017, ít nhất 83 người thiệt mạng và 20 người còn bị ghi mất tích, trong khi hàng ngàn căn nhà bị ngập nước hay bị hư hại và nhiều khu vực dân cư bị cô lập vì lũ lụt.
Thê thảm nhất là vụ lở núi vùi lấp 4 gia đình với 18 người tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Người ta mới tìm được 10 thi thể, vẫn còn 8 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Tờ Tuổi Trẻ ghi nhận, tính đến ngày 15 tháng Mười, có 221 nhà bị đổ sập gồm: Sơn La 50 nhà, Yên Bái 78 nhà, Hòa Bình, 32 nhà, Thanh Hóa 55 nhà, Nghệ An 4 nhà, Hà Tĩnh 2 nhà. Có 46.177 nhà bị ngập gồm: Sơn La 43 nhà, Yên Bái 997 nhà, Phú Thọ 424 nhà, Hà Nội 295 nhà, Hà Nam 6.383 nhà, Ninh Bình 7.800 nhà, Thanh Hóa 28.146 nhà, Hà Tĩnh 2.089 nhà.
Lũ lụt cũng làm thiệt hại hơn 22.000 mẫu tây (hay 54.300 mẫu ta) ruộng lúa nhưng không làm thiệt hại khu vực trồng cà phê trên cao nguyên miền Trung. Việt Nam là nước xuất cảng gạo lớn hàng thứ 3 trên thế giới và lớn hàng thứ 2 trên thế giới về cà phê.
Theo tờ Dân Trí, nước lụt dâng cao tràn từ sông Hép (tỉnh Thanh Hóa) vào trang trại chăn nuôi khiến hàng nghìn con lợn chết đuối, nổi “lềnh bềnh”.
Ngày 11 tháng Mười 2017, đại diện Bộ Công Thương cho biết tại cuộc họp của thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng Chống Thiên Tai là “trước tình hình mưa lũ ồ ạt diễn ra trên diện rộng, hiện 31 hồ chứa thủy điện đã đồng loạt xả lũ”, báo Tuổi Trẻđưa tin tường thuật cuộc họp.
Nhưng bài viết trên VOV ngày 30 tháng Mười 2017 lại nói “cùng lúc 52 hồ thủy điện xả lũ đã dẫn đến tình trạng ngập lụt càng thêm nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành vùng hạ du. Chưa năm nào cùng lúc nhiều hồ thủy điện xả lũ như năm nay. Chỉ riêng tại nhà máy thủy điện Hòa Bình đã phải mở 8 cửa xả đáy”.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ hết cỡ đã làm vỡ một phần đê sông Bùi đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, nhấn chìm đồng ruộng, làng xã gây thiệt hại nghiêm trọng một khu vực ngoại thành Hà Nội, một việc hiếm thấy xảy ra tại địa phương.
Tất cả hệ thống báo đài của chế độ năm nay không hề thấy có những bài viết hoặc bản tin kêu ca về thủy điện xả lũ hại dân như từng thấy hồi năm ngoái. Nếu thống kê hết tất cả những sự thiệt hại do hàng chục thủy điện xả lũ ồ ạt gây ra, người ta có dịp so sánh và đối chiếu xem những lợi ích nhỏ mà thủy điện đem lại với sự mất mát to lớn về nhân mạng và tài sản của người dân.
Khi bị dân nguyền rủa là góp phần giết người và làm tiêu tán tài sản của dân, những ông cầm đầu các đập thủy điện đều chống chế rằng họ đã xả lũ “đúng quy trình”.
Hiện cả nước có 330 nhà máy thủy điện đang vận hành, hầu hết đều là những thủy điện rất nhỏ, hiệu quả kinh tế rất thấp. Các hồ đập thủy điện có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước.
Ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam nói trên VOV là chủ các đập thủy điện không biết “cách tính toán quản lý vận hành hồ chứa để tránh vỡ đập và không gây ngập lụt”.(TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.