Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Xem xét con số tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2017


Xem xét con số tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2017


Ông NguyÅn Xuân Thành. ¢nh: Quang Ënh
(NQL) Sáng nay (1/11) các báo đưa tin đại biểu quốc hội thắc mắc về con số tăng trưởng kinh tế quý 3. Báo Tuổi trẻ có tít “GDP diễn biến “rất kỳ lạ”, còn báo Thanh niên: “Tăng trưởng kinh tế không theo logic thông thường”.
Đúng là theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), thì chưa năm nào có sự cải thiện tăng trưởng từ quý 1 đến quý 3 như năm nay (Bảng 1). Nhờ vậy, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm lên tới 6,4%. Với dự kiến Q4 còn có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa, nên không cần đợi đến số liệu thực tế vào cuối năm, Chính phủ đã có thể báo cáo ngay với Quốc hội là mục tiêu tăng trưởng 6,7% của 2017 sẽ đạt được.

Tăng trưởng GDP Việt Nam theo quý

Đóng góp lớn cho con số đẹp này là sự tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến – chế tạo (CBCT), lên tới 12,8% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng (GTGT) và chỉ số sản xuất công nghiệp CBCT đều có mức tăng trưởng như nhau. Như giải thích của TCTK, đó là nhờ sự tăng trưởng đến 25,1% của ngành lắp ráp điện tử (điện thoại Samsung); 21,4% của ngành sản xuất kim loại (thép Formosa); và 14,2% của sản xuất kim loại đúc sẵn. Nhưng rất lạ là ngoài 3 ngành này thì tất cả ngành còn lại đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình (xem Bảng 2). Những ngành công nghiệp CBCT truyền thống có tỷ trọng cao trong toàn ngành lại tăng trưởng rất thấp như đồ uống 5,0%; da giầy 5,4%; nội thất 6,2%; may 6,3%; và thực phẩm 6,6%. Không kể sản xuất điện tử và kim loại, tất cả các ngành còn lại chỉ đóng góp khoảng 6,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng công nghiệp CBCT.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến – chế tạo

Vậy để công ngiệp CBCT tăng 12,8%, điện tử và thép, cho dù có tốc độ tăng cao, phải chiếm đến 37% GTGT toàn ngành. Điều gì làm cho có sự thay đổi đột biến của GTGT của DN FDI lắp ráp điện tử và thép? Còn nếu số liệu đúng như vậy thì ngoài tăng trưởng tốt chúng ta còn thêm một sự vui mừng nữa là GTGT của các ngành trên đã là rất cao. Đừng chê sản xuất gia công và FDI ở Việt Nam có GTGT thấp nữa nhé.
Một điểm nữa từ phía sản xuất là vào những năm trước, khi GDP tăng 6-6,5%, công nghiệp CBCT tăng 11-12%, thì sản lượng điện tăng 11-12%. 9 tháng 2017, trong khi GDP tăng 6,4% và công nghiệp CBCT tăng tới 12,8% thì điện chỉ tăng có 8,3% (xem Bảng 3). Lắp ráp điện tử và đặc biệt là thép vốn rất thâm dụng điện. Điều gì làm cho trong một thời gian ngắn, mà những ngành công nghiệp này lại tiết kiệm điện được đến thể để ngành điện chỉ tăng chập mà vẫn phục vụ được cho tăng trưởng công nghiệp CBCT và GDP cao. Còn nếu số liệu đúng thì chúng ta lại có một tin vui nữa. Đó là, các ngành công nghiệp (trong đó có Formasa) ở Việt Nam đã rút kinh nghiệm quá khứ, hướng tới phát triển bền vững môi trường, đẩy mạnh tiết kiệm điện năng.

Tăng trưởng GDP, công nghiệp và điện

Hoạt động dịch vụ cũng cải thiện tăng trưởng đáng kể, tăng tới 7,25% trong 3 quý đầu năm. Thương mại, bán buôn, bán lẻ tăng 8,2%. Ăn uống, lưu trú (du lịch) tăng tới 9%. Điều này cũng được phản ánh qua tổng cầu. Bán buôn, bán lẻ tăng mạnh và tiêu dùng cuối cùng đóng góp tới 8,76 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Tăng tích lũy đầu tư đóng góp 7,78 điểm phần trăm. Tính hai sự đóng góp này, GDP phải tăng tới 13,5%. Để khớp với số liệu từ phía sản xuất (6,4%), thì cán cân thương mại (xuất khẩu trừ nhập khẩu) từ phía cầu đã làm giảm tăng trưởng đi 7,1% điểm phần trăm (xem Bảng 4). Điều này cũng khó giải thích. Cán cân thương mại trong 9 tháng được cải thiện chứ không phải thâm hụt nhiều hơn. Đó vì từ phía khu vực công nghiệp, ngành điện tử xuất khẩu mạnh và nhập khẩu phải tăng chậm hơn nếu muốn nói GTGT nội địa là lớn. Từ phía dịch vụ, xuất khẩu du lịch tại chỗ cũng tăng mạnh, giúp giảm thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ.

Tăng trưởng từ phía tổng cầu

Vậy, cứ theo số liệu tổng cầu, tiêu dùng tăng mạnh, đầu tư tăng tốt, cán cân thương mại cải thiện thì tăng trưởng GDP còn cao nữa. 6,4% là còn thấp. Thêm một tin vui nữa.
Nguyễn Xuân Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.