Khi các đại gia kinh doanh “tinh thần dân tộc”
bauxitevn6:35 PM
Người Quan Sát
“Kinh doanh tinh thần dân tộc” để lại những món nợ không bao gìờ trả nổi. Đúng thế. Nhưng “kinh doanh tinh thần quốc tế” để bán rẻ từng phần của cải vật chất cũng như tinh thần của đất nước: hầm mỏ, đất đai, môi trường, khí hậu, an ninh Tổ quốc… cho Tàu Cộng, thì còn khủng khiếp hơn nhiều. “Hai nửa của sự gian xảo” này hợp lại sẽ làm nên bức tranh chân thực nhất của thời đại gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bauxite Việt Nam
|
Đại gia Hoàng Khải. Ảnh: Vietnamnet
Ngày 17/10/2017, trong một lô hàng 60 chiếc khăn lụa (644,000 đồng/chiếc) của nhãn hàng nổi tiếng Khaisilk, khách hàng Nguyễn Hồng Phương phát hiện 1 chiếc khăn vừa gắn mác “Made in China” lại có thêm mác gắn “Khaisilk Made in Vietnam”. Từ đó, câu chuyện làm ăn gian dối của đại gia Hoàng Khải, người nổi tiếng giàu có bậc nhất ở Việt Nam, sở hữu nhiều bất động sản, dịch vụ giải trí và nhất là giàu lên nhờ kinh doanh mặt hàng tơ lụa Việt Nam bị phanh phui.
Hoàng Khải sinh năm 1964 tại Hà Nội. Đến năm 1989 ông mở cửa hàng Khaisilk đầu tiên tại Hàng Gai, từ cửa hàng này, ông phất lên mở liên tiếp nhiều resort, trung tâm thương mại, dịch vụ giải trí khác.
Ngay sau khi bất bình của bà Nguyễn Hồng Phương được đưa lên mặt báo, một khách hàng khác là chị Đặng Như Quỳnh cũng đăng trên Facebook cá nhân của mình vì đã mua phải khăn lụa Khaisilk nhưng lại gắn mác “Made in China”.
Khaisilk được biết đến là công ty chuyên sử dụng lụa tơ tằm được sản xuất trong nước, từ đó cho ra đời những sản phẩm giá trị, mà với một người thu nhập trung bình ở Việt Nam không thể sở hữu được. Trong rất nhiều lần trên truyền thông, đại gia Hoàng Khải tự hào sở hữu sản phẩm Khaisilk, một nhãn hàng Việt Nam được nổi tiếng trên toàn thế giới. Không biết bao nhiêu du khách trên khắp thế giới đã mua sản phẩm do ông làm ra.
Vậy nhưng, rất nhiều người phải giật mình hoảng hốt vì chiếc khăn tơ lụa mà họ sở hữu những tưởng được sản xuất tại Việt Nam thì đó là sản phẩm của Trung Quốc.
Trước làn sóng chỉ trích kinh hoàng, từ truyền thông trong nước, lan đến trên khắp Facebook, chiều ngày 25/10, ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk dã có trao đổi với báo chí. Tại lần trao đổi này, ông đã thừa nhận có đến 50% sản phẩm của Khaisilk được bán ra thị trường là hàng của Trung Quốc.
Sau khi thừa nhận sự gian dối trong kinh doanh nói trên, chính quyền CSVN đã phải vào cuộc, không phải là để bảo vệ người tiêu dùng, mà là nhằm cho thấy sự hiện diện của họ ở Việt Nam, trong những vấn đền liên quan đến các đại gia.
Sáng ngày 27/10, bên hành lang Quốc hội, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công thương cho rằng, việc Khaislk sử dụng hàng Trung Quốc rồi trà trộn với tơ lụa Việt Nam bán ra thị trường là “làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc”. Đây chính là phát ngôn của một lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ CSVN cho tới nay.
Chiếc khăn lụa được cho là hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Khaisilk Made in Vietnam”. Ảnh: VOV
Ông Trần Tuấn Anh, người được biết là anh em cột chèo với đại gia Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Ông Tuấn Anh đã từng hậu thuẫn cho đại gia Lê Phước Vũ để xây dựng nhà máy thép tại Cà Ná (Ninh Thuận), mà từ công nghệ nhà máy cho đến nguyên liệu đều được nhập cảng từ Trung Quốc. Rất may, dưới sự phản ứng quyết liệt và mạnh mẽ của dư luận, dự án nhà máy thép đã phải dừng lại.
Quay trở lại vụ gian dối của Khaisilk, Bộ Công thương đã nhanh chóng ra công văn hỏa tốc, yêu cầu phải kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Khaisilk.
Rất có thể trong suốt gần 30 năm qua, đại gia Hoàng Khải đã nhập những chiếc khăn lụa từ Trung Quốc về Việt Nam với giá vài chục ngàn, nhưng ông này đã khôn khéo lợi dụng tinh thần dân tộc, đề cao thương hiệu được sản xuất tại Việt Nam để đẩy giá lên đến vài trăm ngàn và cả trên triệu đồng trên mỗi chiếc khăn.
Chưa hết, ông Hoàng Khải còn rêu rao trên Facebook cá nhân kêu gọi người Việt Nam phải dùng hàng Việt Nam, tẩy chay hàng Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước. Cùng với đó, tha thiết kêu gọi người Việt trong nước hãy mua các sản phẩm của Khaisilk để giúp đỡ các hộ nông dân nuôi trồng tơ tằm, một ngành nghề đang đứng trước nguy cơ biến mất tại Việt Nam.
Vậy nhưng, chính ông ta lại nhập hàng Trung Quốc về bán, lợi dụng tinh thần dân tộc để trở nên giàu có, lừa gạt niềm tin của rất nhiều người.
Nhưng, Việt Nam đâu phải chỉ có mỗi đại gia Hoàng Khải lợi dụng tinh thần dân tộc, ở Việt Nam có rất nhiều đại gia cũng làm điều tương tự như ông.
Còn nhớ, vào năm 2015, khi cho ra mắt Bphone, sản phẩm điện thoại di động (cellphone) đầu tiên được chế tạo trên dây chuyền Việt Nam, Nguyễn Tử Quảng (Giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKIS) đã không ngại ngần chê bai các sản phẩm Iphone 6, hay Samsung Galaxy S6 là những sản phẩm không thể so sánh được với Bphone của ông. Ông còn khơi gợi, kêu gọi người dân trong nước hãy sử dụng điện thoại Bphone, vì nó được sản xuất để dành cho người dân Việt Nam. Sử dụng Bphone để thể hiện tinh thần dân tộc, lòng ái quốc.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi ra mắt, sản phẩm Bphone mắc phải rất nhiều lỗi. Đáng nói hơn, chiếc điện thoại Bphone không phải được sản xuất ở Việt Nam, mà là ở Trung Quốc.
Điện thoại Bphone cho đến nay vẫn không được người trong nước sử dụng, mà họ lại ưa chuộng các loại sản phẩm “kém phẩm chất” Iphone, Samsung.
Nhưng, vụ Khaisilk hay Bphone chỉ là những cái kim nằm trong bọc, lâu ngày nên bị rớt ra ngoài và công chúng nhận thấy sự gian dối của nó. Còn rất nhiều đại gia khác ở Việt Nam cũng lợi dụng tinh thần ái quốc, chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, chỉ có điều họ chưa bị lộ. Và, họ cũng không phải là những kẻ kinh doanh tinh thần dân tộc thành công nhất, kẻ trục lợi, được hưởng nhiều nhất từ tinh thần dân tộc phải là Đảng CSVN.
Lợi dụng tinh thần dân tộc, Cộng sản đã cướp được chính quyền. Lại nhân danh tinh thần dân tộc, CSVN đã đẩy hàng triệu thanh niên Bắc Việt ra chiến trường, bằng mọi cách phải chiếm cho được miền Nam, cho dù đốt cả dãy Trường Sơn (theo lời Hồ Chí Minh). Rồi khi chiếm được miền Nam, CSVN lại lợi dụng tinh thần dân tộc để đầy thanh niên lao vào cuộc chiến mới với những người từng là đồng chí của mình là Cộng sản Campuchia và Cộng sản Trung Quốc trong hai cuộc chiến biên giới diễn ra vào những năm cuối thập niên 70s của thế kỷ trước.
Biết bao nhiêu mạng người đã đổ xuống, xương cốt của họ đã được dùng để xây chắc cho thành lũy Cộng sản. Từ đó, những người Cộng sản Việt Nam thoải mái bóc lột người dân, vơ vét tài nguyên, từng đảng viên trở nên giàu có với biệt thự nguy nga, tài sản nhiều vô kể. Họ ra nước ngoài mua biệt thự, xe hơi sang trọng và để lại trong nước những đống hoang tàn, nợ nần ngập đầu lên mỗi người dân.
N.Q.S.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.