Việt Nam: Đảng Cộng sản có thể tiếp tục cải cách thị trường?
bauxitevnMon 6:11 AM
The Diplomat, ngày 29/10/2016
Bản dịch của Phương Thảo
Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), giới lãnh đạo quyết định đã đến lúc phải thay đổi.
Ba mươi năm sau, Việt Nam đã chuyển đổi kinh tế và xã hội, nhưng nền chính trị của đất nước vẫn còn tụt lại phía sau. Đảng Cộng sản vẫn duy trì độc quyền quyền lực, vì dường như có rất ít sự phản đối. Điều này có thể vì hai lý do chính. Đầu tiên, ĐCSVN đã thành công trong việc kiểm soát môi trường chính trị, ngăn cản bất kỳ lực lượng chính trị nào khác bước vào đấu trường chung. Điều thứ hai, nhưng không kém phần quan trọng, là Đảng đã cố để chuyển chiến thắng quân sự thành cái đôi khi được gọi là “tính chính đáng”.
Nhờ những cải cách đổi mới, Việt Nam đang trở thành một cỗ máy tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa xuất khẩu. Chi phí thấp lao động, lực lượng lao động được đào tạo tốt, cởi mở với nguồn vốn nước ngoài và tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do đã thu hút tất cả các doanh nghiệp quốc tế đến Việt Nam. Số tiền được đổ vào đã được đưa vào sử dụng tốt, với mức giảm tỷ lệ nghèo đáng kể, phát triển đời sống, và tăng tuổi thọ.
Đảng Cộng sản nắm quyền sở hữu hoàn toàn những thành công của việc cải cách. Vào thời kỳ Đại hội Đảng và các kỳ họp Đảng là lúc các quyết định quan trọng đã được đưa ra; đảng viên và các nhà lãnh đạo là những người thiết kế và thực hiện cải cách thị trường; và Đảng đã không ngần ngại quảng cáo vai trò chính của họ trong việc cải cách nền kinh tế. Do đó, nguyên do vững vàng hơn nhằm hỗ trợ những người Cộng sản ngoài chiến thắng của họ ở miền Nam Việt Nam đã được đưa đến cho dân chúng - một mô hình kinh tế bền vững và thành công.
Thách thức
Sau 30 năm và hai cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam hiện nay đang trên bờ vực của một quá trình chuyển đổi nhiều khó khăn hơn. Duy trì và đẩy mạnh đà đổi mới kinh tế là không còn chỉ là về việc thu hút tiền đầu tư, tín dụng và hỗ trợ phát triển của nước ngoài. Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ phải cơ cấu lại nền kinh tế, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước, đối phó với khu vực kinh tế nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, và cải cách thể chế.
ĐCSVN dường như nhận ra sức lao động phi thường ở trong tầm tay, được thể hiện trong các văn bản chính thức và báo cáo của Đảng cũng như trong báo cáo về Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới và Bộ Đầu tư và Thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đang được tiến hành trong 30 năm qua và dường như còn tiếp tục ít nhất 30. Sự biến đổi kinh tế đã mang lại sự xuất hiện tất cả các tầng lớp xã hội và các nhóm lợi ích mới, nhóm người giờ đây có thể là tương đối khá giả và lặng lẽ, nhưng không có nghi ngờ gì khi họ sẽ đòi hỏi tham gia vào chính trị để đảm bảo vị trí của họ trong tương lai.
Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ vừa qua. Sự thừa nhận hoàn toàn đối với các doanh nghiệp tư nhân đã mở ra khả năng tiềm tàng của chủ nghĩa tư bản Việt, với khoảng 500.000 doanh nghiệp, mà 97 % trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giờ đây họ sử dụng một nửa lực lượng lao động của cả nước. Nhưng Đảng chưa chiếm được vị trí an toàn trong nhóm này vốn là nhóm rất quan trọng cho sự ổn định xã hội ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp tư nhân nói chung vẫn mong muốn được tiếp cận tốt hơn tới tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, và quyền sở hữu, và do đó sẽ tìm kiếm đại diện chính trị thích hợp.
Một nhóm khác bị Đảng bỏ qua là lớp trung lưu thành thị. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang ngày càng tăng nhanh, từ 12 triệu vào năm 2012 và dự tính sẽ là 33 triệu vào năm 2020, và chiếm một nửa lượng tiêu thụ của cả nước. Nhóm này sẽ đóng một vai trò thiết yếu nếu Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế mới dựa vào các ngành công nghiệp giá trị gia tăng cao và nếu Việt nam ltrở thành một “quốc gia khởi nghiệp”, như tuyên bố của lãnh đạo cao nhất. Đây là một nhóm có một cảm giác tăng về công bằng xã hội sẽ thúc đẩy các chiến dịch bộc phát trong công chúng thông qua phương tiện truyền thông xã hội vốn là một bộ khuếch đại cho tất cả các loại bất bình - từ cuộc đình của công nhân đến các thảm họa môi trường. Hơn nữa, qua cái nhìn của tầng lớp trung lưu đô thị - và đặc biệt là những người trẻ - mà thế giới nhìn thấy được các sự kiện ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Đảng quan tâm đến việc kết hợp với nguyện vọng của nhóm này vào tiến trình chính trị.
Đây chỉ là hai ví dụ về các diễn viên mới nổi lên trong khung cảnh xã hội Việt Nam nảy sinh từ cải cách kinh tế, nhưng cơn đau tăng trưởng khác có thể cũng kêu gọi chuyển đổi chính trị. Một nền kinh tế đang phát triển nhanh đã sản sinh ra tất cả các kiểu mất cân bằng điển hình của việc phát triển nhanh chóng - tham nhũng quy mô rộng, bất bình đẳng thu nhập và sự chênh lệch ngày càng lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng như giữa người kinh và dân tộc thiểu số. Về chính trị, người miền Bắc vẫn còn chiếm đa số trong Đảng và các cơ quan quản lý cũng như các tập đoàn thuộc ‘nhà nước’.
Áp lực
Bên cạnh đó, về môi trường Việt Nam vẫn rất dễ bị huỷ hoại, phá rừng, nhiễm mặn, và các yếu tố do con người gây ra như vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng tăng ở Hà Nội cùng với sự cố chết cá hàng loạt trong năm nay. Người dân địa phương đã cho thấy rằng họ sẵn sàng để phản đối vì lợi ích của môi trường sống an toàn của họ, bởi đó không chỉ là một vấn đề chất lượng cuộc sống, mà còn là có ý nghĩa với đời sống kinh tế của các cộng đồng lớn ven biển.
Tất cả những vấn đề này có thể trở thành một vấn đề đối với nhà cầm quyền do một cộng đồng báo chí sôi động và phương tiện truyền thông xã hội tương đối cởi mở. Không giống như ở Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã không chọn việc cấm Facebook và phương tiện truyền thông xã hội khác bằng các mạng xã hội thay thế và dễ kiểm soát. Kết quả là tin tức chính trị và xã hội được đưa lên mạng ngay lập tức mà Đảng Cộng sản không thể làm gì được nhiều. Việt Nam đang ngày càng trở nên minh bạch hơn khi hàng triệu khách du lịch đến thăm đất nước mỗi năm, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến sự ổn định trong nước, và khi có các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước quan sát chính phủ từng bước.
Đây không phải là để cho rằng Đảng Cộng sản đã không cảnh giác với những rủi ro mà việc tiếp tục đổi mới có thể mang nguy hại đến sự tồn tại của Đảng. Hoàn toàn ngược lại, Cộng sản Việt Nam đã thích ứng đáng kể trong suốt ba thập kỷ qua, nắn cách tiếp cận của họ đến các vấn đề về tư tưởng và chính sách. Có một điều, ĐCSVN không còn là Đảng của giai cấp công nhân và nông dân, nhưng đại diện cho “toàn bộ người Việt”, mà có thể tiến đến một sự mở rộng nền tảng xã hội.
Hơn nữa, các chuyên gia đã nhận thấy rằng “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đã chiếm vị trí nền trong nền tảng ý thức hệ của Đảng, đẩy chủ nghĩa Mác và Lênin chính thống ra phía sau. Điều kỳ lạ là không ai cũng biết được “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chính xác là cái gì, ngoại trừ đó là “áp dụng chủ nghĩa xã hội với chi tiết cụ thể của Việt Nam”. Ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy làm một loạt các chính sách có thể được đặt dưới loại biểu ngữ này thế nào.
Sẵn sàng đối mặt?
Dường như quan chức Việt Nam mình đang ngày càng quan tâm đến chính trị thực tế. Có xu thế rõ ràng ở các nhà lãnh đạo chính phủ để xác định họ là các nhà điều hành và các nhà kỹ trị, mà không chỉ đơn thuần là đại diện của Đảng. Và với sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội, lãnh đạo các cấp đang nắm lấy kiểu chính trị phương Tây, hướng đến sự cởi mở nhằm giám sát và thực hiện các pha PR (quan hệ công chúng) nguy hiểm tắm biển để chứng tỏ biển an toàn mặc cho một thảm họa môi trường gần đó.
Tất nhiên vấn đề quan tâm hàng đầu đối với Đảng là sự độc quyền. Khi xã hội Việt Nam phát triển, thì nền tảng xã hội và các cán bộ của Đảng cũng sẽ phát triển. Trong 30 năm cải cách kinh tế sâu hơn - sự cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam - Đảng sẽ nhận ra chính họ trong một đất nước hoàn toàn khác. Liệu Đảng sẽ trở thành một lực lượng chính trị khác với sự độc quyền mà chỉ còn lại các nguyên tắc thống nhất? Liệu Đảng sẽ thừa nhận sự cạnh tranh bè phái có là lựa chọn duy nhất cho một hệ thống đa đảng? Liệu Đảng sẽ ngăn chặn cải cách thêm ở thời điểm mà khi chỉ một bước nữa thôi sẽ làm việc xói mòn sự độc quyền mà không còn đường quay trở lại?
Bất kỳ kịch bản nào cũng có thể xảy ra, nhưng Đảng Cộng sản sẽ phải thay đổi cùng với nền kinh tế của Việt Nam hay đánh mất sự phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.