Phóng viên BBC bị côn đồ chặn gặp ứng viên độc lập ở Trung Quốc
bauxitevnSat 7:22 AM
Nguồn video: https://www.youtube.com/watch?v=v9ylPMthuQ4
Suốt mấy tháng trước, nước Mỹ diễn ra bầu cử hết sức dân chủ, không ai đoán biết được người nào sẽ thắng cử cho đến phút cuối, và bất cứ công dân nào cũng được quyền ra ứng cử vào các chức vụ trong chính quyền , bao gồm chức vụ cao nhất là Tổng thống Hoa Kỳ .
Trong thời gian đó , đảng CSTQ không ngừng cho DLV chửi bới, xuyên tạc, chê bai tiến trình bầu cử của Mỹ, nói rằng không dân chủ, không tự do bằng bầu cử ở Trung Quốc.
Thế nhưng bây giờ, khi bầu cử ở Trung Quốc bắt đầu thì nhà cầm quyền CSTQ cho côn đồ đầu gấu, cầm kiếm Nhật, được chỉ huy bởi công an chìm, đổ ra cản trở không cho phóng viên đài BBC đến quay phim phỏng vấn 1 ứng cử viên độc lập.
Mặc dù đài BBC trước đó đã xin phép, và đóng tiền để được cấp phép đến nhà 1 ứng cử viên độc lập để làm phóng sự, nhưng khi đến đó thì bị 1 đám đông côn đồ xông ra cản trở, hăm dọa, đuổi phóng viên đi.
Mời các bạn xem đoạn video ngắn bên dưới, để xem CSTQ sử dụng côn đồ như thế nào, và để thấy đảng CSVN học theo y chang cùng 1 chiêu như thế nào nhé!
Tự do, dân chủ của CS là như thế này đây!
FB Ngoc Nhi Nguyen
|
John Sudworth bị ngăn gặp phụ nữ 45 tuổi ra tranh cử độc lập ở Trung Quốc.
John Sudworth BBC News, Bắc Kinh, tới gặp bà Liu Huizhen, người chẳng muốn gì khác ngoài quyền tham gia vào cuộc bầu cử.
Bà đã giành được đủ 10 phiếu đề cử từ cử tri, theo luật pháp Trung Quốc, là số phiếu cần có để bà đưa tên mình ra tranh cử như một ứng viên độc lập, nhưng bà không tiến hành được việc vận động.
Thay vào đó, bà đang bị quản thúc tại gia ngày đêm, và khi chúng tôi tới nhà bà thì ngay lập tức bị một nhóm người lạ đứng im lặng và chặn đường vào nhà bà.
Và cuối cùng, nhóm người khoảng 20-30 người túm áo và kéo phóng viên đi tới nơi chỗ họ đỗ xe gần nhà bà.
***
Bầu cử ở Trung Quốc: Ứng viên độc lập bị cản trở
John Sudworth
BBC News, Bắc Kinh
Liu Huizhen, 45 tuổi, bị quản thúc vì ra tranh cử
Hiến pháp của Trung Quốc cho phép các ứng cử viên độc lập ra tranh cử trong các cuộc bầu cử địa phương, nhưng đó là việc làm vô ích với những ai dám đưa tên ra tranh cử.
Ngay tại con hẻm cổ xưa ở Bắc Kinh, các điểm bỏ phiếu tràn đầy ánh nắng mùa thu. Quang cảnh khí khá bận rộn. Một người đàn ông tới đây cùng vợ trên chiếc xe ba bánh của mình.
Ba y tá, giữ chặt lấy phiếu cử tri của họ. Họ đi bộ tới đây và nói chuyện thân mật với nhau trong khi giới chức bầu cử và cảnh sát giám sát toàn bộ quá trình bỏ phiếu.
Nhìn bề ngoài thì đây là một cảnh dễ nhận thấy đối với cử tri ở các nước dân chủ trên toàn thế giới. Nhưng tất nhiên, đây là Trung Quốc và thực tế là rất khác.
Chúng tôi lái xe đến vùng ngoại ô của Bắc Kinh để gặp Liu Huizhen, một phụ nữ 45 tuổi, người chẳng muốn gì khác ngoài quyền tham gia vào cuộc bầu cử này.
'Không phải là con rối'
Bà đã giành được đủ 10 phiếu đề cử từ cử tri và, theo luật pháp Trung Quốc, cần có để bà đưa tên mình ra tranh cử như một ứng viên độc lập, nhưng bà không tiến hành được việc vận động.
Thay vào đó, bà đang bị quản thúc tại gia ngày đêm, và khi chúng tôi tới nhà bà thì ngay lập tức bị một nhóm người lạ đứng im lặng và chặn đường vào nhà bà.
Bằng cách vươn tay qua đầu họ tôi cũng đã gõ được cửa và một vài phút sau bà Liu xuất hiện ở cửa nhà mình. Nhưng khi bà bắt đầu kể cho tôi lý do tại sao bà muốn thực hiện quyền dân chủ của mình, họ đã đóng cửa lại và những người lạ mặt tựa vào cửa để bà không mở được.
Bà cố gắng mở cửa sổ nhưng họ cũng dùng mọi cách để bịt lại và tiếp tục ngăn cản bà nói chuyện với chúng tôi.
Trung Quốc gọi đây là thủ tục bầu cử trên toàn quốc 5 năm một lần, và là "cuộc bầu cử lớn nhất thế giới".
Tuần này đến lượt Bắc Kinh, nhưng vào đầu năm tới, theo truyền thông nhà nước, 900 triệu người trên toàn Trung Quốc sẽ hoàn tất việc bỏ phiếu.
Kết quả là hơn 2,5 triệu đại biểu sẽ được bầu vào hàng ngàn "đại hội nhân dân" tại địa phương.
Những đại biểu địa phương sẽ lần lượt "bầu" cho các cấp thành phố và tỉnh, và cứ như thế lên tới cấp cao nhất.
Bầu cử địa phương là cơ hội duy nhất hầu hết người Trung Quốc đi bầu
Vì vậy, những cuộc bầu cử địa phương là cơ hội duy nhất hầu hết cho người Trung Quốc đi bầu. Thế nhưng có một điểm hết sức quan trọng mà không chính thức. Đó là Đảng Cộng sản quyết định ai có tên trên lá phiếu để cử tri bầu chọn.
Đối với phần lớn các ứng viên độc lập thì nhiệm vụ thu thập mười người đề cử họ là việc khó khăn đến mức mà tham vọng tranh cử của họ tan biến ngay từ trong trứng nước.
Chúng tôi tổ chức gặp một người muốn tranh cử khác 59 tuổi là Ye Jingchun tại căn hộ của bà ở Bắc Kinh.
"Uỷ ban dân phố đã triệu tập một cuộc họp để giới thiệu danh sách ứng viên đã được thông qua, trong đó bà Ye không có tên, và chúng tôi hy vọng nói chuyện với bà sau khi phiên họp kết thúc.
"Lần này là một viên cảnh sát chờ chúng tôi sẵn ở cửa nhà.
"Chúng tôi không được phép vào và bà Ye không được phép ra ngoài nhưng một vài giờ sau đó chúng tôi cũng đã gặp được bà.
"Họ lịch sự", bà nói với tôi khi đứng trên vỉa hè bên ngoài một trung tâm mua sắm. "Nhưng tôi không thể rời khỏi phòng. Có hơn chục người đứng canh".
Động lực của bà ra tranh cử là đơn giản.
"Tôi đã từng cố gắng tìm đại biểu ra tranh cử tại địa phương của tôi mà không thấy, tôi thậm chí còn không biết người họ để tên là ai nữa", bà nói với tôi.
"Vì vậy, tôi tự nhủ là nếu tôi trở thành đại biểu, tôi có thể phục vụ cho những người ở tầng đáy của xã hội, những người thực sự cần đại biểu của họ giúp đỡ. Tôi sẽ không thể là một con rối".
May mắn hơn người Mỹ?
Bà Ye quyết định ra tranh cử độc lập sau khi ngán ngẩm về danh sách ứng viên địa phương
Nó là tiếng gọi cao cả, tiếng gọi được công nhận bởi những người chọn để đại diện cho cộng đồng địa phương.
Nhưng ở đây, đó cũng chẳng hơn gì sự khát vọng viển vông.
"Trước hết, chúng ta cần phải có các mẫu đề cử," bà Ye nói với tôi, "mà để nhận được các mẫu đề cử này là cực kỳ khó. Trên thực tế, giới chức cộng đồng đã cảnh báo người dân không được đề cử tôi".
Truyền thông nhà nước đưa tin bầu cử địa phương rất ít ngoài các dữ kiện và con số khô khan.
Tuy nhiên, có một cuộc bầu cử hoàn toàn khác cách xa Trung Quốc ngàn dặm lại được bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm.
Các nhà báo của Trung Quốc đã được đưa tin đầy đủ, không bị hạn chế trong hệ thống dân chủ của Mỹ và đưa tin tối đa.
Họ đã đưa tin cuộc bầu cử Mỹ là một điển hình cho thấy dân chủ phương Tây là sai - sai vì sự bất mãn đối với giới chóp bu, sự cay nghiệt, chia rẽ trong chiến dịch tranh cử và những quan ngại về xu hướng thiên vị của truyền thông và ảnh hưởng từ các tập đoàn kinh doanh.
Và độc giả Trung Quốc đọc tin của báo chí Đảng Cộng sản định hướng được nhắc nhở thường xuyên rằng họ nên tự thấy rằng mình may mắn.
Chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ được mô tả như là "gánh xiếc," một "trò hề chính trị náo loạn" và là "con tàu đắm".
Tất nhiên, một số tình cảm đó có thể hoàn toàn được phản ánh từ ngòi bút của các nhà báo phương Tây.
Dân chủ là khái niệm được công nhận, ngay cả khi những người ủng hộ dân chủ mạnh mẽ nói về những thiếu sót và điểm yếu mà nền dân chủ bị thao túng. Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là dân chủ tồi tệ hơn so với các lựa chọn thay thế khác.
Bất đồng quan điểm từ công chúng, mất đoàn kết xã hội và oán giận sôi sục đối với giai cấp cầm quyền không phải là thực trạng duy nhất xảy ra tại Hoa Kỳ hoặc Anh Quốc.
Và kiểu dùng những kẻ côn đồ và kiểm soát nặng tay là dấu hiệu cho thấy đằng sau sự thống nhất chính trị bề ngoài của nhà nước độc đảng Trung Quốc có sự bất ổn bám rễ rất sâu.
Nó khởi nguồn từ nhận thức rằng thậm chí một ứng viên độc lập có thể bị xem là một mối đe dọa cho chính tiền đề mà toàn bộ hệ thống này dựa vào.
Trung Quốc không mời truyền thông nước ngoài vào đưa tin tự do và bình luận.
Bên ngoài nhà bà Liu, những tên côn đồ thấy họ cần phải hành động. Nhóm lên tới khoảng 20-30 người túm áo và kéo chúng tôi đi tới nơi chúng tôi đỗ xe gần nhà bà.
J.S.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.