Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Con đường tội lỗi khi trở thành tỷ phú đô la thứ 2 Việt Nam của Trịnh Văn Quyết

Con đường tội lỗi khi trở thành tỷ phú đô la thứ 2 Việt Nam của Trịnh Văn Quyết

Người đăng: Việt Dũng
Thời gian đăng: Thursday, November 17, 2016
Chủ tịch tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết mới đây được vinh danh tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam, và được tôn vinh như một “hiện tượng” trên các trang truyền thông . Nghịch lý thay, gần đây hàng loạt dự án từ khắp các tỉnh thành trong cả nước của FLC đã bị người dân và báo chí phanh phui cố ý coi thường luật pháp, ngang ngược cướp đất, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của hàng vạn dân nghèo. Đằng sau những đại dự án quy mô của FLC là tiếng kêu cứu, khóc than của hàng vạn người dân rơi vào cảnh túng quẫn, không nhà, mất đất sản xuất, không còn kế sinh nhai.

Chân dung ông chủ tập đoàn tai tiếng FLC - Trịnh Văn Quyết 

Ông Quyết nắm trong tay hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn khắp cả nước gồm: 6 “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf trải dài ở 6 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quy Nhơn. Nếu sự giàu có của ông chủ Quyết và FLC có thể tạo tiền đề để đời sống của người dân các tỉnh thành xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp thì quả không còn gì để nói. Tiếc thay, nơi nào có FLC đến làm dự án thì ở đó lại xuất hiện nông dân bị bần cùng hóa, mất nhà, mất đất sản xuất, các dự án của Quyết thi nhau “mọc” lên trên mồ hôi nước mắt, thậm chí là… máu của hàng vạn dân nghèo. Đến nỗi nhắc đến FLC, người ta nhớ ngay câu slogan gắn với tập đoàn này: “Nơi nào có FLC, nơi đó có tiếng kêu ai oán của người dân vì những quyền lợi tối thiểu bị cưỡng đoạt”.


Hàng loạt dự án đầy tai tiếng của FLC

FLC Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết FLC đã tự ý san lắp, biến đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp để xây dựng khu nghỉ dưỡng khi chưa được chính quyền cho phép. FLC còn thâu tóm những khu đồi vàng, nhiều lô đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật của 251 hộ dân khi chưa được sự đồng ý của họ và đền bù với giá rẻ mạt. Người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Điều đáng nói là, hầu hết các dự án của FLC Vĩnh Phúc đều chậm tiến độ, thậm chí “treo”. Lẽ ra dự án chậm tiến độ như thế này thì sẽ bị xử lý rút giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt thực hiện dự án. Nhưng cuối cùng, FLC vẫn không bị xử lý vi phạm. Việc làm này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao FLC lại có thể chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp dễ dàng đến vậy? Tại sao, dự án này có nhiều sai phạm nhưng vẫn được triển khai, bất chấp dư luận?

FLC Quảng Bình (Quảng Ninh, Lệ Thuỷ): Tại Quảng Bình, tập đoàn FLC ngang nhiên lấy 200 lô đất ở của người dân để triển khai dự án sân golf Hải Ninh. Đây là vùng đất mà người dân Hải Ninh đã sinh sống, khai hoang từ hàng trăm năm nay. Nhưng lạ thay, người dân nơi đây lại không được thông báo bất kỳ thông tin nào về việc đất của họ được quy hoạch, càng không nhận được thông báo di dời đến địa điểm khác.

Đột nhiên bị FLC cướp đất, đuổi ra khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn, từ 1 người có nhà thành không nhà, người dân nơi đây rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đi không được mà ở cũng không xong. Không còn kế sinh nhai, khi chăn nuôi không còn, đất nông nghiệp không, nhà cửa không có, còn biển thì cá chết khiến những con người thấp cổ bé họng nơi đây chỉ biết ngậm đắng, than trời không được, kiện đất cũng không xong.

Quá túng quẫn, người dân kéo nhau đến phản đối, ngăn chặn lễ khởi công dự án và kéo đến các điểm thi công công trình dự án khu nghỉ dưỡng ven biển xã Hải Ninh để ngăn chặn việc vận chuyển vật liệu thi công.

Đến sáng, 25/4, người dân địa phương vẫn kéo đến rất đông để phản đối Dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp ven biển FLC Quảng Bình 

Sau vụ việc này, mặc dù chính quyền địa phương có cam kết giải quyết đền bù thiệt hại, trả lại đất cho bà con nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy. FLC vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công và thu lợi hàng nghìn tỷ đồng như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Không hiểu sao, Quảng Bình là tỉnh nghèo. Tại sao không đầu tư các dự án về giáo dục, dân sinh hay phát triển nông nghiệp, mà lấy đất của dân cho doanh nghiệp xây dựng một loạt 10 sân golf ven biển, đẩy bà con vào cảnh trắng tay? Liệu đầu tư sân golf ở một tỉnh nghèo như thế thì có khả năng thu hút khách du lịch, hoàn vốn đầu tư hay không? Rồi môi trường biển nơi đây sẽ ra sao khi để bảo dưỡng thảm cỏ của sân golf, người ta phải sử dụng hàng nghìn tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm? Khi đó trách nhiệm sẽ về ai, FLC hay chính quyền? Nhưng chắc chắn, chính người dân phải hứng chịu cảnh khổ.

FLC Quy Nhơn (Bình Định): Mới đây sân golf FLC Quy Nhơn được báo quốc tế đánh giá đây là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á. Nhưng rất ít báo đài đề cập đến nỗi thống khổ, bức xúc mà dự án đem lại cho người dân nơi đây.

Người dân đã sống bao đời nay trên mảnh đất Quy Nhơn tự khai khẩn đất hoang, xây dựng nhà cửa, đất canh tác bỗng chốc bị ông Quyết cướp sạch đất đai, trở thành những người không nhà, đời sống bị chèn ép đủ điều.

Không chỉ cướp đất, FLC còn ngang ngược ngăn đường do chính người dân góp tiền xây dựng, dùng hàng rào kẽm gai cấm biển, đẩy ngư dân vào cảnh khốn cùng, trên bờ thì không đất canh tác, biển đầy cá tôm nhưng không cách nào đánh bắt được.

Dường như tiếng kêu oan ức của người dân thành phố Qui Nhơn và người dân Nhơn Lý, Nhơn Hội vẫn lọt thỏm giữa sóng biển, bão bùng. Lòng người ngày càng trở nên khô khốc, trơ cạn bởi luôn phải đấu tranh và chịu đựng cay đắng, bất an do Trịnh Văn Quyết và đám tay sai của y gây ra.

FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa): Sau vụ lình xình tại dự án FLC Resort Vĩnh Thịnh FLC Sầm Sơn cũng lộ hàng loạt sai phạm từ chủ đầu tư đến UBND thị xã Sầm Sơn.

Các hộ dân ở đây rơi vào cảnh cùng quẫn, bấn loạn khi UBND thị xã Sầm Sơn đã ráo riết tiến hành cưỡng chế lấy đất của 12 hộ dân thuộc thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) giao cho Tập đoàn FLC với mức đền bù GPMB rẻ mạt, thậm chí như cho không khiến người dân vô cùng bức xúc.

Mức giá đền bù các hộ ở khu vực “đất vàng” chỉ có giá từ 1,2 – 4 triệu đồng/m2. Trong khi không cần đầu tư nhiều FLC đã rao bán chính mảnh đất này với giá từ 30 – 60 triệu đồng/m2. Đau đớn hơn, nếu chấp nhận nhường đất khi chuyển vào khu tái định cư UBND thị xã thì người dân mua đất giá từ 2 – 4 triệu đồng/m2 (chưa thuế). Với thủ đoạn ép giá, chỉ bỏ ra 12 tỷ để thâu tóm 1 héc ta đất, như vậy với 450 héc ta thì Trịnh Văn Quyết đã ung dung bỏ túi  40.000 tỷ đồng một cách dễ dàng.

Theo Ông Ngô Hữu Dương – hộ dân bị cưỡng chế – cay đắng nói: “Tôi không biết trên đất nước mình có nơi nào như vậy hay không? Nhà dân đang ở, doanh nghiệp đã phân lô trên giấy để bán nền thu lợi hàng nghìn tỉ?”

Chưa dừng lại đó, FLC còn tự tung tự tác khi thả một số lượng lớn phao xuống biển cấm thuyền bè của ngư dân và người cào ngao vào khu vực phía trước quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn khai thác thủy sản.

“Họ thả phao cỡ lớn không cho thuyền bè và người dân vào. Nếu ai vào sẽ bị người của FLC xua đuổi. FLC còn dựng hàng rào, cử người gác chặn đường, không cho chúng tôi ra biển, không cho đánh cá phía trước FLC. Tuyến đường này đã bị họ bịt hẳn, không cho ai qua lại” – anh Trần Tuấn Anh (ngụ xã Quảng Cư), bức xúc.

Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn FLC còn phá nát hàng chục héc ta rừng phòng hộ và chiếm dụng 15,4 héc ta đất rừng phòng hộ, đất ven biển để “gộp” vào dự án được phê duyệt, công ty này cũng bị người dân “tố” tiếp tay cho cát lậu, một số đơn vị bơm hút cát trái phép để bán cho FLC san lấp mặt bằng.

Tập đoàn FLC còn tự ý thi công tuyến đường Hồ Xuân Hương kéo dài, công ty FLC đã tự lập hồ sơ thiết kế và tiến hành thi công thảm nhựa mặt đường, lát đá vỉa hè, hệ thống thoát nước, dải phân cách… khi chưa được các cấp có thẩm quyền đồng ý. Tập đoàn FLC còn ngang nhiên xây dựng cổng bảo vệ, chiếm trọn đoạn đường này làm “của riêng”, ngăn cấm người dân địa phương đi lại.

Quá bức xúc ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.

Tại sao với nhiều sai phạm như vậy  mà FLC vẫn được ưu ái đầu tư? Vì sao Trịnh Văn Quyết có thể “một tay che trời”, ngang ngược cướp đất, vi phạm trắng trợn quy định pháp luật mà không bị xử lý? Ai sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân trước những doanh nghiệp hành xử theo kiểu xã hội đen như FLC và Trịnh Văn Quyết?

Sau dự án FLC Sầm Sơn chặn đường mưu sinh của ngư dân, FLC Hạ Long cũng bộc lộ nhiều khuất tất động trời, gây bức xúc, đẩy cuộc sống của người dân nơi đây rơi vào cảnh lầm than và đáng báo động. FLC tự ý lấn chiếm hàng trăm hecta đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây.

Hệ quả là, sáng 4/8 vừa qua, người dân sinh sống tại khu dân cư và trường tiểu học thuộc khu 3, phường Hà Trung, TP Hạ Long rơi vào tình cảnh khốn khổ vì bùn đất từ dự án sân golf của FLC đổ xuống, bùn tràn ngập đường xá, nhà cửa.

Theo ghi nhận hiện trường toàn bộ đường dân sinh tại tổ 29, 30, 31 khu 3, phường Hà Trung đều bị bùn đất vùi lấp, có chỗ dày trên 50cm. Hệ thống cống thoát nước bị tê liệt hoàn toàn bởi cát sỏi. Anh Hà Đức Thịnh, có nhà bị thiệt hại do ngập lụt cho biết: “Nước ngập sâu vào nhà tôi gần 1m, khiến nhiều đồ đạc bị hỏng. Đặc biệt, người dân khu vực này đều sống bằng nghề trồng rau, thì nay bùn đất tràn xuống vùi lấp hoàn toàn ruộng, vườn, khiến cây trồng bị hư hỏng hết. Hiện tại người dân chúng tôi không biết sống thế nào”.

“Cứ mỗi khi trời mưa là người dân chúng tôi lại thấp thỏm, lo sợ. Ngập lụt khiến cho người dân không thể yên tâm làm ăn. Mong rằng TP. Hạ Long sớm có biện pháp xử lý để tình trạng này không còn xảy ra, để chúng tôi ổn định cuộc sống” – bác Trần Xuân Đấu, trú tại tổ 29 chia sẻ.

Người dân Hạ Long đang phải nếm trái đắng từ dự án FLC Hạ Long với nỗi hoảng sợ và tai họa thường trực ập tới. Dân nghèo sẽ được gì từ dự án này? Có chăng đó chỉ là những tiếng than vọng vào hư không khi bất lực trước lũ bùn của sự vô trách nhiệm và ngang ngược của Tập đoàn FLC?

Không chỉ tàn phá rừng,Trịnh Văn Quyết còn “đòi” lấy cả trụ sở Thành ủy, UBND TP.Hạ Long để xây tháp đôi. Ngày 21/10 HĐND TP phải tổ chức kỳ họp bất thường, ngậm ngùi nhường các khu “đất vàng” này cho Tập đoàn FLC. Tại sao đến cả Thành ủy, UBND TP cũng nhường đất cho Quyết xây dự án? Một doanh nghiệp tư nhân mà ngang ngược đòi đất của chính quyền sở tại để xây trụ sở, liệu có thế lực nào đằng sau chống lưng cho Quyết hay không? Thật khủng khiếp, coi thường chính quyền đến thế là cùng.

FLC Hà Nội: Hàng loạt dự án của Trịnh Văn Quyết tại Hà Nội đều có điểm chung coi thường là pháp luật, ngang nhiên thách thức ngành chức năng nhưng lại không bị xử lý.

Tại dự án FLC Green Home (18 Phạm Hùng, Hà Nội), chủ đầu tư đã “tự ý” thi công công trình dự án khi giấy phép từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa “trao tới tận tay”. Nhận thấy được sai phạm của dự án, Tổ TTXD phường và UBND phường Mỹ Đình 2 cũng đã có những văn bản, quyết định đình chỉ thi công để chờ giấy phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật. Nhưng chủ đầu tư công trình dự án FLC Green Home vẫn ngang nhiên cho công nhân thi công rầm rộ bất chấp vi phạm. Một điều lạ lùng hơn là công trình này chưa được cấp phép xây dựng mà đã được các trang mạng giao dịch bất động sản rao bán tấp nập.

Còn dự án FLC Garden City (Đại Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội), chính quyền Hà Nội tiếp tục bất lực trước những sai phạm của FLC khi chỉ trong 9 tháng, FLC Garden City bị đình chỉ thi công 3 lần do chưa có giấy phép xây dựng nhưng dự án vẫn rầm rộ rao bán.

Theo quy định nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng hoặc công trình sai phạm thì dự án sẽ bị cưỡng chế, phá dỡ. Đằng này FLC ngang nhiên xây dựng coi thường pháp luật. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao chủ đầu tư FLC Garden City có thể phớt lờ các quyết định xử phạt trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm?

Còn ở Cao ốc FLC Landmark Tower (Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ông Quyết tự ý thay đổi thiết kế, xây thêm 2 tầng và ẵm gọn hàng chục tỉ đồng. Không chỉ xây chui một tầng chia nhỏ làm 18 căn hộ bán kiếm lời, Cao ốc FLC Landmark Tower còn xây chui 1 tầng ở khối văn phòng để cho thuê. Hậu quả thì chủ 18 căn hộ này “trái phép” này hứng trọn, khi đối mặt với nguy cơ không làm được giấy tờ nhà và phải sống chui sống nhủi giữa lòng Thủ đô.

Riêng tại dự án FLC Complex Tower (36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội), thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã 2 lần kiểm tra dự án này và lập biên bản thi công vì xây dựng không phép và yêu cầu đình chỉ thi công. Ngày 19/3/2015, Thanh tra Bộ Xây dựng đã xử phạt tập đoàn FLC 50 triệu đồng do khởi công xây dựng khi chưa có giấy phép. Dự án chỉ được chấp thuận cho bán 270 căn hộ nhưng chủ đầu tư lại rao bán gần 500 căn hộ. Hậu quả là khách hàng mua căn hộ tại FLC nếu không tìm hiểu kỹ pháp lý, rất có thể mua phải loại căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Với căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2 dù phá vỡ quy hoạch được duyệt và bị yêu cầu ngừng xây dựng, nhưng ông Quyết vẫn ngang nhiên vi phạm và thách thức lực lượng chức năng. Tại sao ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Trịnh Văn Quyết lại có thể một tay che trời, ngang nhiên vi phạm pháp luật, thách thức các cơ quan chức năng mà không bị xử phạt? Phải chăng có thế lực chống lưng hay điều gì mờ ám phí sau nên chủ đầu tư mới có thể ngang ngược như thế? Hàng loạt sai phạm kéo dài khiến dư luận không ngừng đặt ra câu hỏi: Sự ngông cuồng của Trịnh Văn Quyết là do đâu? Phải chăng có thế lực đằng sau đã bảo kê cho FLC “lộng hành” ngay giữa Thủ đô khi sai phạm kéo dài?

Nếu các sai phạm có hệ thống của FLC tiếp tục “chìm vào quên lãng”, cũng đồng nghĩa với việc uy tín của chính quyền thành phố sẽ “lún sâu” vào sự bất tuân pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hệ lụy “nhờn thuốc” trong quản lý trật tự xã hội.

FLC đã và sẽ thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng bằng những việc làm trái pháp luật. Nhưng thật lạ kỳ, ở mỗi vụ việc như vậy, dường như các cơ quan có trách nhiệm đều “tê liệt” trước các sai phạm?

Tất cả các dự án từ Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quy Nhơn… đi đến đâu FLC cũng được ưu đãi và được tạo điều kiện xây dựng nhanh chóng. Mặc dù vấp phải nhiều phản đối từ người dân, nhưng dường như FLC không hề cảm thấy khó khăn hay chịu sức ép nào với họ. Trịnh Văn Quyết ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân nhưng lại không ít những bài báo PR viết sai sự thật, đổi trắng thay đen và thổi phồng thành công của FLC để lừa các nhà đầu tư đến mua nhà, làm giàu cho y. Vốn khôn ngoan, ranh ma nên Quyết thừa hiểu sức mạnh truyền thông có khả năng đè bẹp dư luận và tiếng kêu cứu của người dân thấp miệng bé họng như thế nào. Và y đang dùng công cụ này để trục lợi, làm giàu cho bản thân.

Nghe đâu Báo Điện tử Pháp luật Việt Nam bị đặt nghi vấn là cơ quan ngôn luận của tập đoàn FLC sau nhiều bài PR cho dự án FLC Thanh Hoá gây tranh cãi.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, Sở ban ngành nên xem xét lại các quyết định có liên quan đến dự án. Đồng thời, đề nghị Thanh tra tiến hành vào cuộc, xử lí kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho dân nghèo và trừng trị những kẻ xem thường pháp luật 1 cách thích đáng.

Có một quy luật xưa nay là, “tiền càng nhiều quan hệ càng to” ông Quyết dùng tiền mua được mối quan hệ lớn, thì cũng có thể dùng để mua được địa vị và vị trí là điều đương nhiên. Trong khi Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích của ông ngày càng giàu sụ, người dân lại trở nên bần cùng hóa, chìm sâu trong cảnh nghèo đói. Liệu trong tương lai còn diễn ra bao nhiêu dự án như thế nữa, bao nhiêu người dân phải chiụ cảnh mất đất mất nhà mất đất nữa?

(Dân Trí / Dân Việt / Doanh Nghiệp Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.