Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Việt Nam giữa gọng kìm Trump-Nga-Tàu

Việt Nam giữa gọng kìm Trump-Nga-Tàu

bauxitevnThu 7:56 AM


clip_image001
Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tầu. 
Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối Thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội.

Lời tuyên bố của Donald Trump, tất nhiên đã khiến cả Nga và Trung Quốc mở cờ trong bụng vì trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã thảo luận tại Peru ngày 19/11/2016, bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Ecenomic Conference), về việc hợp tác để thành lập“một khu vực mậu dịch tự do ở Á Châu và Thái Bình Dương” thay thế TPP. 
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama, không nhắc đến ý định rút khỏi TPP của ông Trump, nhưng đã tuyên bố tại Peru rằng “nếu Mỹ ngừng thúc đẩy TPP, thì điều đó sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Hãng tin chuyên về tài chính và kinh tế Bloomberg viết từ Peru rằng: “Lãnh đạo một số quốc gia khác tham dự APEC cho biết họ có thể sẽ tìm cách điều chỉnh TPP để khiến thỏa thuận này trở nên hấp dẫn hơn đối với Tổng thống đắc cử của Mỹ, hoặc tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này mà không có Mỹ”.
Ông Donald Trump khi tuyên bố sẽ bỏ TPP đã nói ông muốn thương thảo “song phương” với các nước để đạt được thỏa hiệp thương mại tốt hơn và công bằng cho nước Mỹ. Điều này cho thấy chính phủ Donald Trump đã nhất quyết từ giã TPP như để xóa đi dấu vết lịch sử sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama. 
Nhưng Donald Trump không cho biết thương thuyết song phương cái gì, bao giờ và với nước nào? 
Cả Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull lẫn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều bầy tỏ quan ngại đối với quyết định của ông Trump. Ông Turnbull nói TPP “là một chiến lược quan trọng đối với Mỹ”. Còn Thủ tướng Nhật thì cũng chán nản không ít khi bảo rằng “TPP sẽ không có ý nghĩa gì nếu vắng mặt Mỹ”. 
Tại cuộc họp báo ở Á Căn Đình (Argentina), sau hội nghị APEC, Thủ tướng Abe nói: “Hiệp định này (TPP) không thể đàm phán lại. Vì “việc này sẽ phá vỡ thế cân bằng nền tảng về lợi ích”
Vậy quyết định bỏ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đưa đến hậu quả chính trị và kinh tế ra sao? 

Hậu quả bỏ TPP

Trước hết, có nhiều người lầm tưởng TPP chỉ là một Hiệp định thuần túy kinh tế giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Gia Nã Đại (Canada), Chí Lợi (Chile), Nhật (Japan), Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Tân Gia Ba (Singapore), Tân Tây Lan (New Zealand), Peru, USA (Mỹ) và Việt Nam. Thật ra TPP là một Thỏa hiệp mang tầm vóc chiến lược an ninh và quốc phòng phản ảnh qua chính sách xoay trục quân sự từ Âu sang Á của Hoa Kỳ, sau ngày Tổng thống Dân chủ Barack Obama đắc cử năm 2008. 
Vì vậy nó mới có tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP). 
Tuy không nói ra nhưng các chuyên gia quân sự, quốc phòng chiến lược và kinh tế toàn cầu đều đồng ý, nếu được thi hành, TPP sẽ giúp cho tuyến phòng vệ của Mỹ và các nước đồng minh bền vững hơn trước đe dọa bành trướng quân sự và kinh tế mỗi ngày một lan rộng trong khu vực của Trung Quốc. 

TPP và Biển Đông

Bằng chứng là Mỹ luôn luôn cảnh giác Trung Hoa về các hoạt động gây bất ổn định của họ trên Biển Đông từ mấy năm qua. Nghiêm trọng nhất là việc Bắc Kinh đã biến dạng để xây dựng các bãi đá thành đảo mà họ chiếm của Việt Nam ở Trường Sa để cho quân đồn trú và tầu hải quân qua lại. 
Trung Quốc nói họ có quyền tự do hành động trên các bãi đá và vùng nước chung quanh ở Biển Đông vì đó là chủ quyền lãnh thổ của họ. 
Tuy nhiên, sự tiếm nhận của Bắc Kinh đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc “Permanent Court of Arbitration, PCA)” phủ nhận. Tòa này phán ngày 12/07/2016 rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong Đường 9 đoạn”.
Tòa quyết định như vậy trong vụ án Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế để yêu cầu phủ nhận quyền chủ quyền của Bắc Kinh tự vẽ trong hình lưỡi bò (hay còn gọi là Đường 9 Đoạn) đối với các vùng đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Phi, Việt Nam, Trung Hoa, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei cùng tranh chấp trong vùng Trường Sa. 
Trong thông cáo phổ biến, Tòa cũng nói: “Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc, cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây”.
Dù thất bại nhưng Trung Quốc tiếp tục bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo để làm bàn đạp quân sự khi cần. Đó đó, nếu còn TPP thì đối trọng kinh tế có trị giá 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới, TPP sẽ là một khối kinh tế hùng mạnh và có khả năng ngăn chặn các hành động quá khích của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Nguy cho Việt Nam

Rất tiếc TPP sẽ không có cơ may sống lại dưới chính quyền Trump như một khối kinh tế thống nhất có lợi cho cả Mỹ lẫn 11 nước thành viên. Nếu một Hiệp ước kinh tế mới do Nga và Trung Quốc sáng lập và được các nước Châu Á và Thái Bình Dương tham gia như họ đã làm, sau 7 năm thượng thuyết vất vả của TPP, thì chính nước Mỹ sẽ bị khối kinh tế này bao vây chứ không phải Nga hay Tầu. 
Chính sách “xoay trục quân sự thời Tổng thống Obama”, tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là lâm nguy ở Á Châu và Thái Bình Dương khi 2 nước Nga-Hoa liên kết với nhau ở khu vực. 
Đối với Việt Nam thì mất TPP là mất cả thế đứng kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới. Về kinh tế, Việt Nam không còn cơ may thoát khỏi kìm kẹp của Trung Quốc. Nếu bị thêm nước Nga đè đầu nữa thì hòn đá tảng ngàn cân Nga-Trung sẽ nặng thêm hàng triệu cân nữa, vì ngay bây giờ, Việt Nam đã nằm gọn trong đống vũ khí, tầu ngầm và máy bay chiến đấu của thỏa hiệp quốc phòng Việt-Nga. 
Riêng về áp lực Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông thì một tài liệu xuất hiện trên báo VnExpress (trong nước) ngày 10/6/2015 đã liệt kê 7 Bãi đá mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở Trường Sa đã được biến thành đảo cho nhu cầu Quân sự như sau: 
1) Bãi đá Châu Viên nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền với bãi đá này. 
Châu Viên bị Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong hè năm 2014. Quá trình xây dựng các cơ sở, tòa nhà hiện vẫn tiếp tục. 
2) Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110m và một cơ sở cảng biển. 
(chú thích của Phạm Trần: Chữ Thập chỉ cách Đà Nẵng 400 cây số)
3) Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003. 
4) Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây. Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014. 
5) Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú. 
(chú thích của Phạm Trần: Đá Gạc Ma, đang tiếp tục được mở mang, nằm trên đường tiếp tế cho quân Việt Nam, tính từ Khánh Hòa. Nếu bị chặn, liệu lương thực có đến được lực lượng đồn trú ở Trường Sa?)
6) Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn dọc theo rìa phía tây kể từ đầu năm 2015. 
7) Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km. Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988 
Như vậy thì Việt Nam đã bị mất biển đảo chưa hay khi nào quân Tầu vào đến tận Hà Nội thì mới chịu thua? 
Vì những hoạt động trái phép của Trung Quốc đe dọa an ninh lưu thông ở Biển Đông mà Tổng thống Obama, từ năm 2008, đã chuyển phần lớn lực lượng Quân sự và Hải quân của Mỹ sang Châu Á và Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh lưu thông cho tầu bè đi lại trên vùng biển quan trọng này. 
Lý do ông Obama quyết định ưu tiên bảo vệ vùng biển này vì nó chiếm tới 70% bề mặt của địa cầu, và 50% mặt đại dương. Mỗi năm có gần 42,000 chiếc tầu hàng hóa lưu thông qua Biển Nam Hải (Biển Đông). 
Đường biển chiến lược quan trọng này nối liền 3 khu vực từ Đông bắc Châu Á với Đông Nam Á và Trung Đông. Hàng hóa trao đổi giữa các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương được ước tính lên tới 1.5 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng toàn cầu. (Tài liệu của Asia Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii) 
Như vậy, liệu chính quyền Donald Trump có thấy được lợi hại khi giết TPP đối với Việt Nam, hay cứ để cho nước này tự do nhào lộn trong cơn lốc Trump-Nga-Trung? 
P.T.

Những ngày tháng bấp bênh sắp tới

Những ngày tháng bấp bênh sắp tới

bauxitevnWed 10:03 AM


Ls Nguyễn Văn Thân
Trái với kết quả của các cuộc thăm dò dân ý, Donald Trump đã đánh bại Hillary Clinton dễ dàng và sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông Trump chiếm được 306 phiếu cử tri đoàn so với 232 của bà Clinton. Thật ra, bà Clinton chiếm nhiều phiếu cá nhân hơn với gần 64 triệu so với 62 triệu của ông Trump. Có thể nói, Tổng thống Trump đại diện cho nhóm cử tri thiểu số. 
Một lần nữa, tầng lớp chính trị chuyên nghiệp lại bị hố khi đưa ra những dự đoán hoàn toàn sai trật. Mọi người đã đánh giá thấp sự tức giận và niềm thất vọng của giới lao động Mỹ khi họ dồn phiếu cho ứng viên Trump để gửi một thông điệp đến giới quyền uy chính mạch đã quá xa rời quần chúng. Để cử tri có thể bỏ qua những hành vi khá tệ của một ứng viên tổng thống thì chắc là cơn giận này phải thật là đáng kể. 
Phải ghi nhận Donald Trump là một hiện tượng chính trị của Mỹ. Chưa bao giờ trong lịch sử tranh cử mà có nhiều giới lãnh đạo của Đảng Cộng hòa lại từ chối vận động cho ứng cử viên tổng thống mà chính Đảng Cộng hòa bầu chọn. Thậm chí, cựu Tổng thống Bush cũng như Thượng nghị sĩ John McCain cho biết là không bỏ phiếu cho Trump. Đại tướng Colin Powell nói rõ là ông bầu cho Hillary Clinton. Tại sao một người ăn nói xấc xược và công khai bày tỏ thái độ khinh miệt, kỳ thị với di dân, người da đen và phụ nữ lại được hàng chục triệu người Mỹ ủng hộ trở thành tổng thống? Đây là câu hỏi mà giới quan sát chính trường Hoa Kỳ cũng như các nhà xã hội học sẽ không dễ dàng tìm được câu trả lời.

Chủ nghĩa dân túy cực đoan đang trên đà đi lên khắp mọi nơi với Đảng One Nation tại Úc, Brexit tại Anh và Donald Trump ở Mỹ. Theo truyền thống thì quyền lực nằm ở đa số thuộc nhóm trung hữu hoặc trung tả. Nhưng khuynh hướng cực hữu đang khai thác thành công cảm giác lo âu trước những sự kiện di dân và toàn cầu hóa. Người ta lo ngại cho tương lai công ăn việc làm cũng như lương bổng bị kìm hãm vì cạnh tranh từ nguồn lao động nước ngoài. Một nền kinh tế toàn cầu dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Giới chuyên gia có tay nghề với kỹ thuật cao sẽ có cơ hội vươn lên. Thành phần lao động tay chân với tay nghề thấp sẽ bị bỏ lại phía sau. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, giới lao động trong kỹ nghệ sản xuất nhìn thấy nhiều người thân và bạn bè mất việc. Hàng loạt công nhân làm việc cho các hãng sản xuất xe tại các tiểu bang đông bắc (rust belt states) bị sa thải. Nhiều công ty Mỹ dời hãng sang Trung Quốc hoặc Mễ Tây Cơ với giá lao động rẻ. Nguyên cả cộng đồng bị tan nát. Nạn thất nghiệp dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội khác làm cho người dân có quyền chính đáng để tức giận, nhất là khi họ cảm thấy chính quyền và chính trị gia có vẻ thờ ơ trước những vấn nạn khó khăn mà họ phải đối diện. 
Thật ra, câu chuyện ở Mỹ không đơn giản như vậy. Khi Obama lên nhậm chức tổng thống vào năm 2009, ông thừa hưởng một nền kinh tế lụn bại từ những chính sách phá sản của George Bush với tỷ lệ thất nghiệp hơn 10%. Kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục trong 8 năm qua dù mức độ tăng trưởng không quá 3% mỗi năm. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 4.7%. So với 2009 khi mỗi tháng có hơn 700,000 người lao động bị mất việc, Obama đã tạo ra hơn 15 triệu việc làm với trung bình mỗi tháng có hợn 250,000 việc làm. Thị trường chứng khoán cụ thể là Dow Jones tăng kỷ lục tới 150%. Ngân sách quốc gia tuy vẫn thâm hụt nhưng giảm rất nhiều xuống khoảng 2/3 nhờ vào tỷ lệ thất nghiệp thấp. Càng có nhiều người làm việc thì tiền thuế chính quyền thu vào càng cao. Dưới chính sách Obamacare, hơn 15 triệu người Mỹ nghèo khó đã có được bảo hiểm y tế. Mỹ không còn phải chi cho chiến phí vì đã rút quân ra khỏi A Phú Hãn và Iraq. Trong suốt 8 năm qua, chưa có một cuộc tấn công khủng bố nào thành công trên đất Mỹ trái với dự đoán của cựu Phó Tổng thống Dick Cheney. Và dĩ nhiên, Obama hạ lệnh cho biệt kích Mỹ tiến vào Pakistan thủ tiêu trùm khủng bố Osama Bin Laden vào tháng 5 năm 2011. 
Những thành tựu kinh tế tương đối ít ỏi cũng như chỉ mang lợi đến tầng lớp giàu có không thể làm hả cơn giận của giới lao động lo âu trước những thách thức hoặc chán ngán với kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nhưng có lẽ điểm quan trọng nhất là chính sách giao thương của Hoa Kỳ. Không ai chối cãi là giao thương quốc tế mang đến thịnh vượng chung cho các quốc gia trên thế giới bằng cách nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Người Mỹ không sợ cạnh tranh nhưng với điều kiện là cạnh tranh công bằng. Nhưng làm sao họ có thể cạnh tranh công bằng với công nhân Trung Quốc và Nam Mỹ là những nơi mà tiêu chuẩn và điều kiện lao động và môi trường là những xa xỉ phẩm. 
Theo các con số thăm dò ý kiến thì chỉ có khoảng 20% dân chúng Mỹ tin vào khả năng giải quyết các vấn nạn xã hội của Quốc hội Mỹ. Hệ thống dân chủ của Mỹ căn bản là một hình thức độc quyền lưỡng đảng (duopoly). Có nghĩa là một thị trường rộng lớn với hơn 300 triệu người mà chỉ có hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ có tiếng nói trong Quốc hội. So với ở Úc, Đảng Tự do có khuynh hướng bảo thủ phải cạnh tranh giành phiếu ủng hộ không chỉ với Lao động mà còn với các đảng phái hữu khuynh khác như Đảng Quốc gia và One Nation. Tương tự như vậy, Đảng Lao động không chỉ đấu với Tự do mà còn phải tự vệ từ hướng tấn công của Đảnh Xanh cấp tiến. Quốc hội của Úc hiện nay (tính luôn Thượng viện) ngoài hải đảng lớn là Tự do và Lao động còn có 7 đảng phái khác và một số dân biểu độc lập đại diện cho mọi tiếng nói đa dạng trong một quốc gia chỉ với 23 triệu dân (tức chưa tới 1/10 dân số của Hoa Kỳ). Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều người Mỹ nhận định rằng Quốc hội Hoa Kỳ không đại diện hoặc phản ánh nguyện vọng của họ. Từ đó niềm tin bị đánh mất mà mất niềm tin là mất tất cả. 
Thứ hai, tranh luận chính trị ngày càng mang tính cá nhân. Có tới phân nửa cử tri Đảng Cộng hòa không muốn con mình thành hôn với cử tri Đảng Dân chủ và ngược lại 1/3 cử tri Đảng Dân chủ không muốn làm sui gia với cử tri Đảng Cộng hòa. Điều này phản ánh thực tế tại Quốc hội. Đảng Cộng hòa tìm đủ mọi cách chống đối gay gắt chính sách của Tổng thống Obama từ Obamacare đến nợ trần. Chính trị gia hai bên không chỉ bất đồng quan điểm mà còn thật sự ghét nhau. Sự xuất hiện của internet cũng có mặt trái của nó. Điểm tích cực là người dân có cơ hội tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng nó cũng tạo phương tiện cho những phần tử cực đoan tha hồ chế tạo thông tin thất thiệt, phỉ báng, mạ lỵ và chửi bới vô tội vạ đặc biệt là với luật phỉ báng lỏng lẻo của Mỹ. Nhiều người dân Mỹ cảm thấy tuyệt vọng khi chính trị gia của hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa cứ lo ‘‘chơi trò chính trị’’ (play politics) thay vì tập trung vào công tác giải quyết những vấn nạn kinh tế và xã hội. Những người cha lập quốc (founding fathers) đã thiết kế một hệ thống quyền lực chồng chéo để giám sát và điều chỉnh lẫn nhau ví dụ như một đảng kiểm soát Hạ Viện còn đảng kia kiểm soát Thượng viện. Hoặc khi một đảng nắm quyền lưỡng viện thì tổng thống thuộc về đảng kia chẳng hạn như trong trường hợp hiện nay khi Tổng thống Obama thuộc Đảng Dân chủ phải làm việc với Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Quốc hội. Trong một thể chế như vậy, hai đảng cần phải chấp nhận đối thoại, thương lượng và tương nhượng mới phục vụ được cho người dân. Nhưng cả hai đảng ngày càng bị ảnh hưởng bởi các phần tử thiểu số cực đoan ngăn cản mọi sự tương nhượng hợp tình, hợp lý. 
Thứ ba là sự chi phối của tiền bạc. Vận động tranh cử tại Quốc hội tốn ít nhất khoảng 4 triệu Mỹ kim. Ghế Thượng viện tốn khoảng 20 triệu. Dân biểu và Nghị sĩ Hoa Kỳ phải giành hơn phân nửa phần thời gia của họ vận động tài chánh để tranh cử hoặc giữ ghế. Họ phải tỏ thái độ ngoan ngoãn với các nhóm tổ chức vận động chuyên nghiệp (lobby groups) có khách hàng gồm có các tổ chức công ty hoặc nhóm lợi ích muốn duy trì quyền lợi. Một thí dụ cụ thể nhất là luật kiểm soát súng. Sau các cuộc thảm sát thường dân thì có hơn 80% dân chúng Mỹ ủng hộ luật kiểm soát quyền sở hữu súng chặt chẽ hơn. Nhưng Quốc hội Mỹ không làm gì được vì có quá nhiều dân biểu lệ thuộc vào sự tài trợ của Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA). Mỗi năm, NRA chi hàng chục triệu cho các cuộc vận động hành làng và chiến dịch vận động bầu cử. Tương tự như vậy, hàng năm có khoảng 50,000 người Mỹ chết vì sử dụng thuốc giảm đau (opioid). Nhưng Quốc hội không dám đụng tới các công ty chế biến thuốc tìm rất nhiều lợi nhuận từ thị trường opioid trị giá 9 tỷ mỗi năm. 
Vì mất niềm tin vào giới chính trị gia chính mạch mà bà Hillary Clinton là một biểu tượng điển hình, cử tri Mỹ không ngần ngại chọn Donald Trump là một người ‘‘ngoại cuộc’’ (an outsider). Thế giới sẽ đi vào một giai đoạn bấp bênh trong những ngày tháng tới. Phát biểu trong đêm thắng cử, chính ông Trump nhìn nhận nước Mỹ vừa trải qua một cuộc tranh cử xấu xí và người Mỹ theo Cộng hòa hoặc Dân chủ phải ngồi lại với nhau để hàn gắn vết thương. Không chỉ tại Hoa Kỳ mà Tổng thống Trump sẽ đề ra những câu hỏi lớn cho nhiều quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là tại Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong chuyến công du Hoa Kỳ đã phát biểu rằng nếu Hoa Kỳ không thông qua được TPP thì các nước trong vùng phải xem xét lại kế hoạch chiến lược của họ. Có nghĩa là khi đụng trận thì họ sẽ không thể dựa vào được lời hứa của Mỹ thực hành cam kết. Không chờ tới khi bầu cử tổng thống Mỹ mà trước đó Thái Lan, Phi Luật Tân và Mã Lai đã bắt đầu chuyển trục xích gần lại với Trung Quốc. Cụ thể là cả Phi Luật Tân và Mã Lai đều tuyên bố là không muốn có nước thứ ba nào (tức là Mỹ) can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo đúng quan điểm và lập trường của Trung Quốc. TPP chết yểu thì có RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) do Trung Quốc chủ đạo sẵn sàng thay thế. Vấn đề là khi nào thì các nước còn lại tại Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Singapore và Úc cũng sẽ nối gót Thái Lan, Phi Luật Tân và Mã Lai áp dụng nhận xét của Thủ tướng Lý Hiển Long và tiến hành chính sách xoay trục từ Mỹ đi vào quỹ đạo của Trung Quốc? 
N.V.T.
Tác giả gửi BVN.

Một sự khước từ ghê gớm đối với giới lao động da trắng nghèo và bị bỏ lại đằng sau tại Mỹ

Một sự khước từ ghê gớm đối với giới lao động da trắng nghèo và bị bỏ lại đằng sau tại Mỹ

bauxitevnWed 10:02 AM


Trần Ngọc Cư dịch 
Chúng tôi xin trích dịch, từ tiểu luận điểm sách của Giáo sư Jefferson Cowie trên Foreign Affairs, Nov-Dec 2016, những đoạn mô tả tình trạng nghiệt ngã của người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt có ý nghĩa vào thời điểm cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 diễn ra. Bài điểm sách xuất hiện trước khi Donald Trump đoạt chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng cung ứng một cách lý giải khá thuyết phục cho hiện tượng “ngựa về ngược” trong một cuộc sống mái chính trị đầy xú uế giữa Donald Trump và Hillary Clinton. - Dịch giả
JEFFERSON COWIE là Giáo sư Sử học tại Đại học Vanderbilt. 
clip_image002
Đa số người Mỹ lạc quan về tương lai của mình - nhưng những người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân thì không cảm thấy như vậy. Theo một phân tích gần đây được Viện Nghiên cứu Brookings công bố, người Mỹ nghèo gốc châu Mỹ La tinh [Hispanics] khi nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn, mức độ lạc quan của họ cao hơn người da trắng nghèo khoảng 33 phần trăm. Và người Mỹ nghèo gốc châu Phi - mặc dù có tỉ lệ tù tội và thất nghiệp cao hơn hai nhóm kia rất nhiều và thường xuyên là nạn nhân của các tội phạm bạo hành và sự tàn ác của cảnh sát - vẫn lạc quan hơn người da trắng nghèo gần ba lần. Kinh tế gia Carol Graham, người giám sát bản phân tích này, kết luận rằng người da trắng nghèo đau khổ trực tiếp vì thiếu thốn vật chất thì ít, mà đau khổ vì những vấn đề vô hình nhưng sâu sắc như “thiếu hạnh phúc, căng thẳng tinh thần, và vô vọng” thì nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao khẩu hiệu của ứng viên Cộng hòa Donald Trump - “Làm cho nước Mỹ vĩ đại như trước” - nghe rất êm tai đối với nhiều người da trắng nghèo.

Một sự đảo lộn kinh hoàng trong vận may của người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân bắt đầu diễn ra trong thập niên 1970, khi nước Mỹ giã từ công nghiệp hóa để đi vào thời kỳ tự động hóa, toàn cầu hóa và phát triển công nghệ cao và các khu vực dịch vụ; những biến chuyển này đã thay hình đổi dạng nền kinh tế Mỹ. Trong những thập niên sau đó, nhiều công ăn việc làm của người lao động biến mất, đồng lương của người Mỹ có trình độ văn hóa thấp đứng yên một chỗ, trong khi của cải ngày càng tích lũy ở nấc cao nhất của chiếc thang kinh tế và sự thăng tiến xã hội của người dân ngày càng khó thực hiện. Những phát kiến công nghệ và tài chánh đã nuôi dưỡng sự sinh động kinh tế và xã hội tại những trung tâm đô thị trên hai bờ đại dương. Nhưng những thay đổi này không đem lợi lộc bao nhiêu cho những vùng công nghiệp trước đây như Miền Nam và vùng Trung Tây. Khi sự suy thoái kinh tế khoét rỗng nội dung của sinh hoạt công dân và cuộc tranh luận chính trị quốc gia tập trung vào những vấn đề khác, nhiều người tại các bang nằm giữa nước Mỹ [“flyover country”] đã tìm niềm an ủi trong nghiện ngập ma túy [opioids và methamphetamine]; một số khác bày tỏ sự phẫn nộ của mình bằng cách theo đuổi chủ nghĩa dân tộc da trắng [white nationalism]. Khi người da trắng sắp trở thành là một trong những đa số tại Mỹ (hay một “thiểu số da trắng”, theo thuật ngữ của những người đa nghi hơn), nhiều người da trắng bắt đầu nghe theo tiếng gọi của chủ nghĩa văn hóa bản địa [nativism] hay xu thế bất dung [bigotry] đối với các sắc dân khác cũng như tin vào những hứa hẹn khá lộ liễu về việc bảo vệ đặc quyền chủng tộc đang lâm nguy của họ: hãy nghĩ đến lời hứa của Trump về việc xây một bức tường thành trên biên giới Mỹ-Mehico và việc ông gợi lại dù không nói rõ một thời đại đã trôi vào quá khứ khi nước Mỹ còn là “vĩ đại,” điều mà nhiều người ủng hộ Trump có vẻ nhận ra là thời đại trong đó người da trắng cảm thấy mình ở vị trí trung tâm của các sinh hoạt công dân và kinh tế. 
Trump còn khoái chí nhắc nhở các nhóm thính giả của mình rằng họ là nạn nhân của một hệ thống chính trị “gian lận” [a rigged political system] đã củng cố quyền lực cho các giới tinh hoa bất chấp quyền lợi của người da trắng nghèo. Về điểm này, Trump “nói có sách, mách có chứng”. Chẳng hạn, ta có thể xét đến những điều tìm thấy trong một nghiên cứu năm 2104, được trích dẫn rộng rãi, của hai nhà khoa học chính trị Martin Gilens và Benjamin Page; những vị này đã nghiên cứu công luận liên quan đến 1.800 đề xuất chính sách (căn cứ trên các cuộc thăm dò từ năm 1981 đến năm 2002) và họ nhận thấy rằng chỉ có những ý kiến nào được chấp nhận bởi 10 phần trăm giàu nhất trong dân số mới có thể trở thành luật. Việc các giới tinh hoa kinh tế khống chế chính trị Mỹ trên thực tế đã tước đoạt quyền công dân của mọi người khác - hẳn nhiên, đây là một cảm thức nặng nề đè lên 90 phần trăm dân số còn lại, nhưng có lẽ được cảm nhận thấm thía nhất bởi những người tụt hậu xa nhất. 
Đối với những người Mỹ da trắng nghèo và người Mỹ da trắng thuộc giai cấp công nhân, những thay đổi sâu rộng của vài thập niên qua đã thật sự mang lại hậu quả chết người: kể từ khoảng năm 1999, tuổi thọ - trước đó từng gia tăng ngoạn mục cho tất cả mọi người Mỹ trong Thế kỷ 20 - bắt đầu sút giảm trong giới da trắng trung lưu ít học. Angus Deaton, kinh tế gia được giải Nobel người đã phát hiện xu thế này cùng với vợ cũng là người cộng sự, kinh tế gia Anne Case, phỏng đoán rằng nhóm dân số này “rất dễ lâm vào tâm trạng vô vọng” vì họ đã “đánh mất lẽ sống của mình”. 
clip_image004
TỪ OBAMA ĐẾN TRUMP 
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thích đổ lỗi cho nhau về tình cảnh nghiệt ngã của người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân. Thực tế cho thấy cả hai đảng đều không quan tâm chăm sóc những nhóm này, như Barack Obama đã vạch ra khi ra tranh cử Tổng thống năm 2008: 
Nếu bạn đi vào một số thị xã tại Pennsylvania cũng như nhiều thị xã ở vùng Trung Tây, bạn sẽ thấy rằng công ăn việc làm ở đây đã biến mất trong vòng 25 năm qua, mà không có gì thay thế. Việc làm [jobs] biến mất dưới chính quyền Clinton và chính quyền Bush, và mỗi chính quyền tiếp nối đều tuyên bố rằng bằng cách này hay cách khác các cộng đồng này sẽ được hồi sinh, nhưng chúng vẫn chưa hồi sinh được.
Phần kế tiếp của bài phát biểu đã đưa Obama vào một rắc rối chính trị: “Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên, khi người dân ở đây trở nên cay cú - họ bám vào súng ống, hoặc tôn giáo hoặc có ác cảm với những người không giống họ, hoặc có tinh thần chống dân nhập cư, hoặc tinh thần chống tự do mậu dịch, coi đó như một cách lý giải những bức xúc của mình”. Đoạn phát biểu này nghe có vẻ trịch thượng và báo hiệu Obama sẽ gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực cầu thân với người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân khi ông làm Tổng thống, thậm chí cả khi các chính sách của ông rõ ràng tìm cách mang lại lợi ích cho họ. Gạt các ý định của ông qua một bên, những nhóm này chẳng trở nên khấm khá hơn bao nhiêu dưới hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông. 
Trong khi đó, sự tăng trưởng của khối cử tri không phải da trắng [nonwhite] đã cho phép Đảng Dân chủ thắng tại các bang “màu xanh” đáng tin cậy mà không cần xông xáo kiếm phiếu của những cử tri da trắng ít học. Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm nay đã trình diễn một hoạt cảnh đa văn hóa ngoạn mục [a beautiful multicultural tableau]. Nhưng ở một số thời điểm trong sự kiện chính trị này, một số khán giả có lẽ đã cảm nhận cái nội dung không thể nói ra là: “Chúng ta đã hoàn toàn từ bỏ những thằng da trắng”. 
Trái lại, Đảng Cộng hòa - hay chí ít tập hợp con [subset] của đảng này đã hậu thuẫn cho Trump trở thành ứng viên chính thức - không có vẻ hấp dẫn đối với bất cứ sắc dân nào ngoài người da trắng. Trong một phân tích so sánh các số liệu dân số ở cấp quận hạt [county-level demographic data] với kết quả trong các kỳ bầu cử sơ bộ Đảng Cộng hòa 2016, Neil Irwin và Josh Katz của tờ The New York Times nhận thấy rằng mức hậu thuẫn cho Trump tại mọi quận hạt đều tương ứng mạnh mẽ với tỉ lệ bách phân các cư dân da trắng chưa xong trung học, với tỉ lệ dân số đã khai tổ tiên là “người Mỹ” trên mẫu kiểm kê dân số, với tỉ lệ bách phân những người sống trong nhà lưu động [mobile homes], với tỉ lệ bách phân những người theo đạo Tin lành [evangelical Christian], và với tỉ lệ bách phân những người hậu thuẫn ứng cử viên chủ trương phân chủng George Wallace trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống 1968. Nhưng hậu thuẫn cho Trump cũng tương ứng mạnh mẽ với mức độ lệ thuộc cao vào các công việc trong “nền kinh tế cũ” và với mức độ tham dự thấp vào lực lượng lao động. Đấy là lý do vì sao ban vận động tranh cử của Trump còn đề cao các yếu tố của chủ nghĩa dân túy kinh tế [agrarian populism], đặt trọng tâm ở chế độ bảo hộ mậu dịch và cam kết bảo vệ các chương trình về quyền hưởng lợi ích liên bang [federal entitlement programs] như An sinh Xã hội - một nghị trình mà Trump hứa hẹn sẽ mang lại cho người da trắng thuộc giai cấp công nhân sự an toàn và thịnh vượng mà cha ông họ đã thừa hưởng trong thời kỳ hậu chiến. 
Cho dù Trump có thất cử, cuộc vận động của ông dường như có khả năng tác động sâu sắc lên Đảng Cộng hòa. “Năm, 10 năm nữa - một đảng hoàn toàn khác,” Trump trầm ngâm suy nghĩ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Business vào tháng Năm. “Các bạn sẽ có một đảng công nhân. Một đảng của những người suốt 18 năm không được tăng lương, thật đáng phẫn nộ”. Trump đã tuyên bố một số điều kỳ quặc, nhưng có thể ông rất đúng về điều này. Các chính khách tự do - bình đẳng, cùng với nhiều chính khách bảo thủ, coi chủ nghĩa Trump [Trumpism] như một căn bệnh gây nhức nhối cho thể chế chính trị Mỹ. Trên thực tế nó là một triệu chứng của một bệnh lý sâu sắc hơn, có gốc rễ ngược dòng lịch sử Mỹ, như sách của Isenberg cho thấy. Cuộc vận động của Trump đang lấp đầy một khoảng trống có từ lâu đời trong chính trị Mỹ: cái không gian mà các lợi ích của người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân từng hiện hữu. Bản thân Trump có thể biến mất từ sân khấu chính trị. Nhưng chủ nghĩa Trump vẫn còn tồn tại cho đến khi một hay cả hai đảng tìm ra một đường lối để giải quyết các vấn đề mà người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân đang đối diện. 
J. C.
Dịch giả gửi BVN
Toàn văn bản dịch đầy đủ: 

Hiến pháp và pháp luật: Sự nhập nhằng bên trọng bên khinh

Hiến pháp và pháp luật: Sự nhập nhằng bên trọng bên khinh

bauxitevnWed 10:01 AM


Cát Linh, phóng viên RFA 
clip_image001
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam. Courtesy photo 
Quốc hội Việt Nam vào ngày 18 tháng 11 vừa qua đã thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, các dự luật như Lập hội, Biểu tình và Sửa đổi Bổ sung Bộ luật Hình sự sẽ được bàn thảo ở kỳ họp thứ ba. Vấn đề này dưới góc nhìn của các cá nhân và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự như thế nào?

Vào ngày 20 tháng 10, Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gồm đại diện các đạo Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, và Tin Lành, cũng từng đưa ra kháng thư do 27 vị chức sắc ký tên bác bỏ Dự luật Tín ngưỡng tôn giáo, và nêu ra một số chỉ trích về điều khoản của Dự luật Tín ngưỡng tôn giáo mang nặng tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý nhà nước. 
Vào thời điểm đó, hoà thượng Thích Không Tánh, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cũng ký vào kháng thư, tuy nhiên ngài tỏ ra không mấy hy vọng ý kiến sẽ được cơ quan chức năng lắng nghe: 
“Với tấm lòng, hoài bão chúng ta cũng lên tiếng nhằm mục đích đánh động dư luận có thêm một số nhận thức, còn sự thực không hy vọng gì nhà nước này để tâm tới”.
Sự lo lắng của Hoà thượng Thích Không Tánh đã trở thành sự thật khi ngày 18 tháng 11 vừa qua, Luật tín ngưỡng và tôn giáo đã được Quốc hội thông qua do có số phiếu đồng thuận cao, 117 vị đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành. 

Khống chế tôn giáo

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, từ giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho chúng tôi biết đây là một luật “rất khôi hài” vì đa số những người đưa ra và thông qua Luật tín ngưỡng và tôn giáo là những người theo chủ thuyết vô thần: 
“Với bản thân tôi, tôi thấy là một sự khôi hài. Thứ nhất, Quốc hội đây là ai? Mặc dù với danh nghĩa là đại diện cho tiếng nói nguyện vọng của người dân, cũng như tham gia quyền lực của người dân vào trong Chính phủ, nhưng gần như 100% những đại biểu quốc hội là Đảng viên Đảng Cộng sản, là những người sống theo chủ thuyết vô thần. Một người vô thần làm 1 luật cho tôn giáo là một sự hài hước.
Điều thứ hai, với nhà cầm quyền Việt Nam ngày hôm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài để lãnh đạo đất nước này, họ coi tôn giáo là kẻ thù, và đặc biệt với chúng tôi là những người công giáo thì họ càng ghé bỏ nhiều hơn nữa”.
Báo mạng Dân Trí vào ngày 18 tháng 11 trích dẫn nội dung Luật Tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua rằng mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. 
Tuy nhiên, theo Linh mục Đặng Hữu Nam, Luật Tín ngưỡng tôn giáo không phải tạo điều kiện cho những người có niềm tin tôn giáo thực thi quyền của mình, vì quyền tôn giáo là “quyền” chứ không phải “ơn huệ xin cho”: 
“Ở các nước trên thế giới, những người sống trong chế độ văn minh, người ta không bao giờ đả động đến luật tôn giáo. Vì chính tôn giáo của họ có luật.
Đặc biệt sự hài hước ở đây là những người vô thần làm ra một luật cho tôn giáo. Vì thế luật tôn giáo ở Việt Nam làm ra để bóp chặt, để hạn chế, và để khống chế tôn giáo chứ không phải để mở đường cho tự do tôn giáo”.

Quyền lợi cho nhà cầm quyền

Cũng trong ngày 18 tháng 11, báo Kinh tế online cho biết có 443/460 đại biểu đồng ý chưa thông qua Luật về Hội. Lý do các đại biểu đưa ra là nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua, có những quy định còn hạn chế so với pháp luật hiện hành, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước. 
clip_image003
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016.Courtesy chinhphu.vn 
Và cũng trên 90% đại biểu đồng ý hoãn việc thông qua dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự Việt Nam. 
Điều này được Luật sư Trần Vũ Hải nhận định theo góc nhìn chuyên môn: 
“Chúng tôi cho rằng luật mà còn bất lợi hơn nữa thì thà đừng có còn hơn. Những dự thảo mà hiện nay chúng tôi được biết là cuối cùng bất lợi hơn, thà không có có khi còn tốt hơn. Chúng tôi cho rằng trước mắt chúng ta nên xem các dự thảo khác nếu tiến bộ thì ủng hộ còn bất lợi thì phải lên tiếng”.
Cũng chính Luật sư Trần Vũ Hải, trên trang cá nhân của mình, có đưa ra ý kiến đề nghị nên vận động thành lập Hội luật Hình sự Việt Nam, chúng tôi xin trích dẫn lời kêu gọi của ông nguyên văn sau đây: 
“Tôi nghĩ đã đến lúc, thành lập Hội luật hình sự Việt Nam để tập hợp những chuyên gia luật hình sự, tham gia bàn bạc và soạn thảo các văn bản về luật hình sự (kể cả lĩnh vực tố tụng hình sự), nghiên cứu các vụ việc hình sự được các cơ pháp luật giải quyết như thế nào, đưa ra các khuyến nghị thiết thực, đồng thời phát triển khoa học luật hình sự tại Việt Nam, hoà nhập với luật lệ về hình sự quốc tế, góp phần giảm thiểu những vụ án hình sự được xử tréo ngoe, gây oan sai trong thời gian qua”.
Nhằm lên tiếng phản đối Luật về Hội, một tổ chức có tên “Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân” đã thành lập hẳn một trang mạng có tên “Hoãn thông qua Luật về Hội”. Trong đó ghi rõ nếu Luật về Hội được thông qua thì những Hội đồng hương, Hội cựu sinh viên, Hội những người khuyết tật, Hội những người yêu môi trường… có thể trở thành bất hợp pháp, bị ngăn cản hoạt động nếu không được nhà nước cấp phép. 
Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, từ Hà Nội cho chúng tôi biết nhận định của ông về ảnh hưởng của việc hoãn thi thành Luật về Hội sẽ là một trở ngại đối với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện tại: 
“Nó là cái điều mà những nhà cầm quyền thấy rằng bây giờ ra cái luật đó thì chưa thật là có lợi cho việc quản lý, quản trị nhà nước. Cho nên có lợi là có lợi cho nhà cầm quyền, chứ không thật đáp ứng nhu cầu của các xã hội dân sự”.

Nhập nhằng

Quyền tự do lên tiếng, quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do tôn giáo…là những vấn đề cơ bản đã được ghi rõ trong Hiến pháp, là pháp luật cao nhất của Nhà nước Việt Nam. 
Một ví dụ cụ thể là tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. 
Tuy nhiên, bên dưới Hiến pháp đó còn có Luật, Nghị định, Pháp lệnh, những văn bản vi phạm pháp luật…là những văn bản thấp hơn Hiến pháp. Linh mục Đặng Hữu Nam đưa ra chất vấn về mục đích sử dụng những văn bản có giá trị thấp hơn này trong hệ thống hành pháp: 
“Đó là tìm mọi cách để hạn chế, cũng như khống chế tôn giáo cũng như các tổ chức xã hội. Ngày hôm nay, nhà cầm quyền không cho phép tổ chức, thành lập hội nhóm mặc dù Hiến pháp quy định con người được quyền như thế. Điều đó để nói rằng ở Việt Nam chúng tôi Hiến pháp, pháp luật có được coi trọng hay không?”
Như Giáo sư Chu Hảo đã có bày tỏ, ông cho rằng những chủ trương hoãn lại là chưa thật sự đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Điều này, được bạn Hoàng Thành, một thành viên của nhóm Green Trees chia sẽ rõ thêm: 
“Nếu như có Luật về hội thì nhóm Green Trees sẽ có cơ sở để dựa vào bất kể luật đó tốt hay xấu. Đó là 1 cái tin để mình chắc chắn về hội. còn nếu như họ vẫn chưa thông qua thì em nghĩ rằng con đường mục đích của các nhóm hội nói chung thì vẫn có một con đường dài để tiếp tục”.
Qua bày tỏ của những cá nhân ở các vai trò khác nhau, có thể nhận thấy rằng những luật được thông qua và những luật được hoãn lại đều nhằm vào mục đích vì quyền lợi của nhà cầm quyền. Còn các tổ chức xã hội dân sự, những người dân thì phải đặt câu hỏi giữa Hiến pháp và pháp luật, cái nào có giá trị thực sự? 
C.L.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Con chuột Trịnh Xuân Thanh, chiếc bình Nguyễn Phú Trọng

Con chuột Trịnh Xuân Thanh, chiếc bình Nguyễn Phú Trọng

Đăng bởi BTV VANEWS vào Thứ Tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016 | 23.11.16


Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng, nên Thanh - Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là "tan hoang". Do vậy, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.

Con chuột Trịnh Xuân Thanh, chiếc bình Nguyễn Phú Trọng và cuộc Cách Mạng Mềm Internet… (Ảnh minh họa: Nguồn tư liệu)

Tháng 9 năm 2016 trên Facebook của Người Buôn Gió bất ngờ xuất hiện bài viết “Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” phần 1. Nó liên tiếp xuất hiện cho đến phần 14. Sau đó là phần kết. Nhưng chuyện không kết thúc ở đó. Nó được tiếp diễn với bài viết “Trịnh Xuân Thanh với khả năng đầu thú”; và chắc nó sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Vào Google mọi người sẽ biết con người Trịnh Xuân Thanh như sau:

“Trịnh Xuân Thanh (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội) là tỉnh ủy viên (2015-2020), nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.

Năm 2016, ông Thanh bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong buổi họp thứ 4 và thứ 5 dưới sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho là có nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do ra khỏi Đảng là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư", còn bản thân ông đã trốn đi đâu không rõ.

Ngày 16 tháng 9 năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.”.

Cần biết rõ thêm Trịnh Xuân Thanh có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị. Trước khi được Bộ Công Thương luân chuyển vào Hậu Giang và được HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 5/2015, Thanh là Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ này, Phó Bí thư Đảng ủy, rồi Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).


Trịnh Xuân Thanh (trái) nhận hoa chúc mừng được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: VnExpress]
Khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân [xe Lexus 570, trị giá hơn 5 tỷ đồng] để sử dụng trái quy định, gây phản cảm và tạo dư luận xấu. Được biết, Trịnh Xuân Thanh là người được “đảng cử và dân bị ép bầu” nên trúng cử Đại biểu Quốc hôi với tỷ lệ phiếu cao nhất tỉnh Hậu Giang là 75.28%. Theo dự kiến ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ họp phiên thứ 7 để thông qua báo cáo xác nhận tư cách đại biểu của những người trúng cử. Dịp này Thanh bị truất quyền đại biểu vì đã bỏ trốn ra hải ngoại.

Trước đó, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí nêu liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Sau đó, ngày 8/9, Ban Bí thư cho biết giai đoạn 2011 -2013, Thanh cùng lãnh đạo PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Từ đó, biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng đối với Trịnh Xuân Thanh vì những sai phạm trong thời gian công tác tại Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang.

Nhưng có điều nực cười là chiều 6 tháng 9 năm 2016, Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên Báo Thanh Niên khẳng định lại việc đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang. Cùng ngày, Trịnh Xuân Thanh đã liên hệ với blogger Người Buôn Gió để nhờ đưa đơn xin ra khỏi Đảng lên mạng Internet, với nội dung: "Như trên tôi đã báo cáo toàn bộ sự việc, tôi không còn tin vào sự chỉ đạo nữa nên tôi làm báo cáo gửi các đồng chí, kính mong các đồng chí có trách nhiệm, ý thức được việc mình kết luận ngày hôm nay một cách chính xác, khách quan không chịu áp lực. Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư."

Sau đó, ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Hôm sau, ngày 16.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46 (P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; căn cứ các điều 34, 82, 161, 169, 187, 256 và 260 Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh với các đặc điểm:

- Chiều cao 1m72 - Màu da: Vàng - Tóc: Đen

- Lông mày: Ngang - Sống mũi: Thẳng - Dái tai: Chúc - Mắt: Đen

- Trốn ngày 16 tháng 9 năm 2016

- Bắt được người bị truy nã, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (ông Vũ Quốc Hưng), số điện thoại: 0692322577; 0913229847.


Tiếp theo sau việc đảng và nhà nước không làm gì được Trịnh Xuân Thanh, vì đương sự đã đào thoát an toàn ra hải ngoại, thì cùng ngày 15/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã ra Quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự xảy ra tại PVC, cơ quan này ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm:

Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đố
1. Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc;

2. Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc;

3. Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc; và

4. Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC.

Bốn bị can bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự. Đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với 4 bị can nêu trên. Những người này tham gia điều hành PVC cùng thời Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Được biết, tháng 10/2013, Thuận được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Bình. Đầu năm 2015, Bộ Giao thông vận tải công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông về làm Chánh văn phòng bộ từ 1/3. Thời điểm ông Vũ Đức Thuận giữ chức vụ Tổng giám đốc PVC thì ông Trịnh Xuân Thanh đang ngồi ghế Chủ tịch HĐQT tổng công ty này. Đây là thời điểm PVC thua lỗ nặng.

Từ cuối tháng 3/2016, Vũ Đức Thuận thường xuyên vắng mặt tại Bộ Giao thông vận tải và chuyển vào TP. HCM. Điều đáng lưu tâm là các báo Việt Nam ngày 29/9 loan tin: “Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, việc điều chuyển ông Vũ Đức Thuận vào TP Hồ Chí Minh là theo văn bản đề nghị của Thành ủy Thành phố Đinh La Thăng...” Được biết, từ tháng Ba 2015, Thuận là Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng đang là Bộ trưởngCác báo loan tin này đồng loạt bị gỡ bỏ.

Tiếp theo sau vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ Vũ Đình Duy.

Vũ Đình Duy.
Duy sinh năm 1975, có bằng thạc sĩ công nghệ hóa học, giữ chức tổng giám đốc PVTex từ ngày 15/72009, đến tháng 2/2014. Đến ngày 12 tháng 12, 2014, chủ tịch UBND TP Hải Phòng có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Duy giữ chức phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hải Phòng với thời hạn 5 năm. Nhưng chỉ nửa năm sau, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký quyết định bổ nhiệm Duy giữ chức phó cục trưởng Cục An Toàn Kỹ Thuật và Môi Trường Công Nghiệp, chỉ một ngày trước khi ông Vũ Huy Hoàng hết làm Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Duy đã đi trốn sau khi nghe tin có thể bị điều tra về những dấu hiệu tội phạm tại công ty PVTex mà Duy ta từng là tổng giám đốc; chưa kể nhiều dự án công kỹ nghệ khác đang ngắc ngoải, 5 dự án lớn gồm:

1. Bột Giấy Phương Nam;
2. Đạm Ninh Bình;
3. Gang Thép Thái Nguyên;
4. Xơ Sợi Đình Vũ; và
5. Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol;
có nguy cơ mất sạch vốn liếng 30,000 tỷ đồng.

Được biết, những sai phạm ở PVTex do Vũ Đình Duy điều hành làm thất thoát hàng ngàn tỷ đã được Osin Huy Đức viết ra, làm quần chúng xôn xao, để đánh động cho Vũ Đình Duy bỏ trốn.

Còn nhớ, một trong những vụ án gây chú ý trước đây là cuộc “đào tẩu” của Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Dũng bị cáo buộc làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng trước khi lệnh truy nã của Bộ Công an Việt Nam được phát đi, năm 2012, Dũng đã được tổ chức để đi qua Mỹ thông qua ngả Campuchia. Tuy nhiên, ông này đã không xin được nhập cảnh vào Mỹ và đã bị bắt tại Campuchia, đưa về VN chịu tội.

 Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an
Tại tòa, Dương Chí Dũng đã khai rằng chính Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (tức đang điều tra các sai phạm của Dương Chí Dũng), là người đã gọi điện thoại báo tin về việc bắt giữ, và khuyên bỏ trốn. Sau đó, theo BBC tiếng Việt, trong bài báo "Dương Chí Dũng và những triệu đô la", đăng ngày 24/4/2014, đã cho biết: "Theo Dũng, người đưa tiền tên là Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang". Theo bài đăng trên BBC thì các vụ hối lộ có liên quan đến cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, bị khai nhận nửa triệu USD để chạy án vụ Vinalines, và chia cho đại tướng Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an, và hai sĩ quan công an của Cục C48, nhận 30.000 USD. BBC được biết gần đây ông Ngọ đã ra nước ngoài chữa bệnh về gan, nhưng dường như không thành công và ông đã trở về lại Hà Nội khoảng ba tuần trước, rồi chết. Cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ xảy ra trong lúc Bộ Chính trị đang cân nhắc việc xử lý những tố cáo đối với ông. Và gần đây, 2 ngày trước khi thông tin Trịnh Xuân Thanh làm đơn ra đảng, bất thần xuất hiện tin Dương Chí Dũng, thụ án trong trại giam của Bộ Công An, “bất ngờ chết trong tù.”

Trở lại chuyện Trịnh Xuân Thanh, nơi Thanh đang cư trú không phải là Campuchia, Thanh vẫn bình an. Mới đây, Người Buôn Gió lại có bài viết mới về Thanh. Xin trích một đoạn như sau:

Trịnh Xuân Thanh
“Nghị trường Việt Nam nóng bỏng vì câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh. Màn chất vấn của đại biểu Quảng Nam Ngô Văn Minh đã đề nghị làm rõ chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn thoát. Bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cắt gang vì lý do không có thời gian, đang trong thời gian điều tra. Ngay sau đó bên lề quốc hội, ông Lê Quý Vương, thứ trưởng bộ công an đã có cách gỡ thể diện cho quốc hội, chính phủ, đảng bằng một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hành lang quốc hội. Ông Vương giải thích ‘Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng’, tướng Vương phân tích. Nhưng ông cũng gián tiếp khẳng định một điều là Trịnh Xuân Thanh đang ung dung ở đâu đó, ngồi theo dõi các ông làm gì qua mạng internet... (Giáo Già cho in đậm). Những tấm hình trong bài Trịnh Xuân Thanh Và Nơi Đây Bình Minh Yên Tĩnh, cho thấy Thanh đi lại ngoài phố, ngồi quán xá, đi dạo trong công viên... đã chứng tỏ Thanh không hề lo ngại cảnh sát nước sở tại đụng chạm gì đến anh ta. Đây là những tấm hình thật, không hề chỉnh sửa, nguyên bản khi đưa lên mạng. Cách đây 1 tiếng đồng hồ, Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi đưa lời khẳng định với dư luận, anh ta không hề có ý định đầu thú, không hề bị nguy hiểm, anh ta đang lo một số thủ tục để ổn định cuộc sống. Mọi thứ đang diễn ra với anh ta đều bình an và thuận lợi. Có thể vào những ngày tới đây, sẽ có chùm ảnh sinh hoạt của Trịnh Xuân Thanh trong ngôi nhà mà anh ta đang sống. Nếu ông Lê Quý Vương bảo đảm đi một mình đến gặp tôi, trong vòng hai ngày tôi sẽ thu xếp để ông gặp Trịnh Xuân Thanh nói chuyện, không phải qua lại gặp phụ huynh, con cái Trịnh Xuân Thanh làm gì. Đây cũng là đề nghị của Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi dẫn ông đi, nếu ông có nhu cầu. Không phải là ý kiến đề nghị của tôi. Nhưng nếu ông Lê Quý Vương cần, tôi sẽ thực hiện...”

Phần khác, cũng theo Người Buôn Gió, xin trích nguyên văn: “...Trịnh Xuân Thanh vào thành phố HCM thì mất tích sau vụ khám nhà, bắt nguội hụt. Trước khi xảy vụ khám nhà, Thanh có đến gặp một ủy viên BCT ở nhà riêng tại Hà Nội nói.

- Sao em lại bị xử ép thế này, lỗ là do trên chuyển nợ xuống, đâu phải em.

Vị ủy viên BCT kia dỗ dành.

- Chả có gì đâu, chú cứ nhận rồi sẽ xong thôi.

Thanh bảo.

- Thôi em chả tin vào bọn này, nó cứ nhốt mình tù mọt gông có cho nói đâu. Em ''đi đây''

Vị ủy viên BCT kia lặng ngắt lúc lâu không nói gì, dù Thanh nhấn lại tiếp "em đi đấy, đi thật đấy".

Ông ta điềm tỉnh đi lấy một gói bánh, mở gói bánh ra mời Thanh ăn, ông nói:

- Ngày xưa khó khăn, toàn ăn lương khô, giờ lâu lâu cũng thèm, ăn bánh cho đỡ nhớ. Chú ăn đi, bánh ngon, tí chú cầm chỗ dở về mà ăn.

Ông ta không nói gì thêm, ăn bánh xong lặng lẽ tiễn Thanh về.

Chỉ có thằng ngu mới không hiểu người ta đưa lương khô cho mình làm gì... và Thanh thì không ngu...”

Từ đó, Thanh đã đi và “đi thật đấy”

Phần Vũ Đình Duy thì chưa biết sao, nhưng chắc cũng an toàn, chỉ phiền cho Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” và “đánh chuột tránh vỡ bình”.

Tới nay, Trọng không diệt được ruồi, không đánh được chuột. Các con ruồi, con chuột Trọng cần diệt đã chạy mất rồi, có thể có sự tiếp tay của công an ở cấp nào đó chưa lộ mặt, nên để chắc ăn Trọng chui vào Bộ Công an, cho dù chỉ có mặt trong thành phần Ủy viên Thường vụ, nhiệm kỳ 2016-2020, gồm:

- Bí thư: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng BCA;
- Phó Bí thư: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an

Ủy viên thường vụ:

1. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư;
2. Trần Đại Quang, Chủ tịch nước;
3. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ;
4. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an;
5. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an.

Đây là lần đầu tiên, một Tổng bí thư chui vào Đảng ủy Công an Trung ương.

Mặt khác, không chóp được Trịnh Xuân Thanh để “tế thần” theo cách nói của Người Buôn Gió, Trọng đành cho công an thừa cơ chộp 4 con ruồi, con chuột, gồm Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt ở PCV nêu trên.

Nhưng đụng đến đó là đụng tới “hổ”, đụng tới Ủy viên Bộ Chánh trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng [trước đó là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng], kẻ phản bội Nguyễn Tấn Dũng đi theo Nguyễn Phú Trọng; vì ở thời điểm PVN đang có trong tay một lượng vốn khổng lồ Thăng có toàn quyền hành động… Như vậy là đụng tới con “hổ” trong tay Nguyễn Phú Trọng, trong chiếc bình, mà nếu đập chắc chắn sẽ bể bình…

Đinh La Thăng
Những bài viết của Huy Đức và tài liệu ghi nhận được trên mạng cho biết: Năm 2007, Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Sông Hồng về làm Chủ tịch kiêm TGĐ PVC. Năm 2008, khi Vũ Đức Thuận gặp khó khăn ở Sudico (Sông Đà), Thăng lại đưa về làm phó rồi năm sau lên TGĐ. Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh (2007) và Vũ Đức Thuận (2008) kiểm soát được PVC, Đinh La Thăng [xem hình] bắt đầu sử dụng hàng chục nghìn tỷ của PVN ồ ạt đầu tư cho các dự án: từ nhiệt điện, sợi polyester, ethanol... đến sân golf, khách sạn, văn phòng, trụ sở... Rất nhiều công trình được quyết định đầu tư vội vã, bất chấp pháp luật. Có những công trình lớn, ngoài "chuyên môn", như Ethanol Phú Thọ (1.700 tỷ, đội giá lên 2.400 tỷ), như Sợi Đình Vũ (đội giá từ 324,8 triệu lên 363,5 triệu USD) vẫn được Đinh La Thăng cho phê duyệt dự án mà không thẩm định tính khả thi, không lấy ý kiến cơ quan quản lý có thẩm quyền (Bộ Công Nghiệp lúc đó), không chỉ làm thất thoát lớntrong quá trình xây dựng mà cả hai vừa xây xong đã phải đắp chiếu, vì nếu sản xuất sẽ làm lỗ cho PVN mỗi năm hàng nghìn tỷ (năm 2014, Sợi Đình Vũ lỗ 1.085 tỷ)…Điều rất đáng quan tâm là hầu hết những dự án của PVN, Đinh La Thăng đều buộc các chủ đầu tư (các đơn vị thành viên của PVN) phải "ưu tiên sử dụng dịch vụ" của nhà thầu PVC. Mặc dù Thuận và Thanh thường đưa ra mức dự toán cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, Thăng vẫn gây áp lực để các chủ đầu tư (công ty con của PVN) chấp nhận và thường phải ứng trước vốn lên đến hơn 80% giá trị hợp đồng cho Thanh - Thuận. Nhiều chủ đầu tư đã bị "trảm" vì không chịu vâng theo những điều kiện phi lý này.

Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng, nên Thanh - Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là "tan hoang". Do vậy, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.

Add caption
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam một Bộ trưởng sau khi về hưu đã bị kỷ luật vì các sai phạm khi còn tại chức. Đúng vậy, ngày 2 tháng 11, cuộc họp do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương đã mất chức Vũ Huy Hoàng, một con hổ lớn trong tầm ngắm của Nguyễn Phú Trọng. Vũ Huy Hoàng buộc phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng mà ông là người đứng đầu. Cá nhân ông Hoàng còn bị cho là thiếu gương mẫu, vụ lợi, khi bổ nhiệm con trai của ông ta làm kiểm soát viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, rồi đề cử tham gia Hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn. Điều này cho thấy không còn chuyện hạ cánh an toàn khi về hưu như trước đây nữa, mặc dầu có người không ngần ngại nói việc này giống như đánh vào chiếc áo chứ không phải nhân thân của người bị kỷ luật.

“đã hổ diệt ruồi”, “đánh chuột tránh vỡ bình”
Diễn tả chủ trương “đã hổ diệt ruồi”“đánh chuột tránh vỡ bình” của Nguyễn Phú Trong, nhà biếm họa Babui có bức biếm họa được đăng trên một số diễn đàn cho thấy mấy con ruồi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… chạy mất, còn con chuột, hay con hổ, Đinh La Thăng… thì đang ôm cứng cái bình Nguyễn Phú Trọng… mà Nguyễn Phú Trọng cũng là con chuột ôm cứng cái bình… chờ bị đập chết trong thời gian sắp tới, khi cuộc “cách mạng mềm” lan rộng hơn với mạng lưới Internet, với những Cell phone, những blogger chẳng những hết sợ hãi mà con khiến bọn ruồi chuột sợ hãi tìm đường tháo chạy, mà điển hình là những kẻ được lịnh đàn áp biểu tình đã “cỡi áo tháo chạy” trong cuộc biểu tình sơ khởi 18 ngàn người, đông đảo là các giáo dân Thiên Chúa giáo, dưới sự hướng dẫn của Linh mục Đặng Hữu Nam, bước khởi đầu của yêu sách đòi nhà cầm quyền CSVN phải  “làm sạch biển Miền Trung”, phải “đuổi Formosa ra khỏi Vũng Áng”, đòi “bồi thường những thiệt hại do Formosa gây ra”

Linh mục Đặng Hữu Nam
Chưa biết những con ruồi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Huy… lộ mặt tháo chạy ra hải ngoại sẽ bị diệt như thế nào, tòa án nào sẽ xử tội bọn chúng. Cũng không ai nhận diện những con chuột đã âm thầm tháo chạy theo đủ loại “diện” từ “du sinh”, “du lịch”... đến “đầu tư”, “rửa tiền”... đang lũ khũ ẩn mình trong cộng đồng tỵ nạn Việt cộng, đang hợm hĩnh khoe giàu trong “làng Việt kiều” ở Huntington Beach, với thứ “văn hóa tồi tệ xã hội chủ nghĩa của kẻ xâm lăng Miền Nam Việt Nam sau ngày quốc hận 30-4-1975”... Nhưng điều chắc chắn là cuộc “cách mạng mền” đang phơi bày tội lỗi của Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải... tội lỗi của những Ủy viên Bộ Chánh trị, những Ủy viên Trung ương Đảng...

Sau 41 năm bị độc đảng độc tài cai trị cả nước, cuộc “cách mạng mềm” với tuổi trẻ dấn thân, với những blogger đang từng bước khiến tội phạm lộ mặt tháo chạy chờ bị trừng phạt, từng bước phơi bày những tội lỗi của từng con ruồi, con chuột, con hổ đánh nhau, tàn sát nhau, như vụ:

- Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc chết;

- Phạm Quý Ngọ chết với nhiều nghi vấn;

- Dương Chí Dũng đột ngột chết trong tù;

Phạm Duy Cường
- Đỗ Cường Minh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã đến phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và bắn ông này bằng súng quân dụng. Sau đó, Minh sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái và bắn ông này trước khi tự sát (nhưng viên đạn tự sát lại xuyên từ sau ót trổ ra phía trước khiến dư luận không tin đó là “tự sát” mà là bị “ai đó” bắn chết)… theo tin của Việt cộng...

Và rất nhiều vụ khác nữa…

Tất cả cho thấy cuộc “cách mạng mềm” đang từng bước chắc chắn khiến cộng sản sụp đổ bởi sức nặng của chính nó, và cuộc “cách mạng mềm” đang từng bước hoàn mãn cuộc “chống Tàu diệt Việt cộng” của toàn dân cả nước, từ quốc nội đến hải ngoại.

22.11.2016

Giáo Già
Danlambao
VANEWS - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều VANEWS mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Người Buôn Gió - Ông Phạm Viết Đào nhận 200 triệu của Hữu Thỉnh thì thôi đừng chém gió.

Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, November 23, 2016 | 23.11.16


Đôi lời của Phạm Viết Đào với Người buôn gió:
Trong bài viết dưới đây, Người buôn gió viết trên Tin tức hàng ngày :"Nếu ông Phạm Viết Đào muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội..."?

(http://www.tintuchangngayonline.com/2016/11/nguoi-buon-gio-pham-viet-ao-thoi-ung.html )

Không rõ căn cứ vào đâu để Người buôn gió ( Bùi Thanh Hiếu) đưa ra thông tin mang tính chất “vu vạ”, “ngậm máu phun người” hay viết theo kiểu " suy bụng ta ra bụng bò" ?

Trong bài viết của P.V.Đ được TTHN đưa lại đều là những thông tin dựa vào một số bài trên TTHN và đều là những thông tin giả định, P.V.Đ ghi rõ là chưa kiểm chứng; kể cả thông tin Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ...

Còn Người buôn gió viết P.V.Đ cầm 200 triệu do Hữu Thỉnh đưa thì xin cung cấp để Người buôn gió biết tình hình kinh phí của Hội Nhà văn năm nay. Hàng năm Hội Nhà văn VN và một số hội văn học-nghệ thuật vẫn được nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để hoạt động. Kinh phí này theo P.V.Đ biết thì dùng để trả lương cho bộ máy và một số hoạt động chuyên môn...

Theo thông tin P.V.Đ nắm được: Vừa qua báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ đã phải đi vay nóng tiền cá nhân để trả lương cho cán bộ của báo...

Vậy Hữu Thỉnh lấy đâu ra 200 triệu để cấp cho P.V.Đ để lên mạng chém gió; Hay Hữu Thỉnh bỏ tiền túi ra ?

Không rõ bài viết của P.V.Đ chạm nọc gì Người buôn gió mà lại nổi khùng lên, phát ngôn lung tung thiếu suy nghĩ như vậy nhỉ ?

Đây là lý do Người buôn gió nổi khùng lên, phát ngôn lung tung thiếu suy nghĩ 
Ông Phạm Viết Đào  muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội.

Vừa mới ngày qua, nhà văn Phạm Viết Đào có bài viết nhận định về vụ Trịnh Xuân Thanh như sau.

''Vì theo ông Phạm Viết Đào, đã viết trên facebook cá nhân rằng, một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada… Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?

Nhận định này được một người tên là Hà Sơn tập hợp này với nhiều tin khác thành một bài viết để cho rằng Nguyễn Phú Trọng vì lo sợ Trịnh Xuân Thanh đưa ra những bằng chứng tố cáo, nên phải im miệng mấy ngày qua, các bằng chứng này theo Hà Sơn là do Trung Quốc cung cấp.

Tức là cây viết nặc danh Hà Sơn đã tận dụng nhận xét của Phạm Viết Đào để suy diễn nhằm mục đích bênh vực cho Nguyễn Phú Trọng. Sau khi dẫn nhận xét của Phạm Viết Đào, Hà Sơn đã đặt câu hỏi rằng.

''Nếu nguồn tin này là xác thực thì, khả năng phía Trung Quốc phối hợp cùng với Bộ CA Việt Nam đã giải cứu thành công cho Trịnh Xuân Thanh và như thế có thể suy đoán rằng, củng cố các nghi vấn xung quanh việc vì sao Trịnh Xuân Thanh lại dọa rằng, sẽ công bố các bằng chứng bằng âm thanh, hình ảnh do phía Trung Quốc cung cấp để không chế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. VIệc im hơi lăng tiếng của ông Trọng trong thời gian gần đây đã cho thấy sự chính xác.

Để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?

Theo ông Đào, thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ? Vì Trịnh Xuân Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…

Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ? Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ? ''
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/11/lo-mat-ke-co-y-tri-hoan-va-llam-cham.html

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgc6qHzJwQ9ArsDEfXdC9FcFV_wpmKow4Xm2BVtS_oRNoiFNoXMv5Se7At_K0pj5y44ktoB4iCb7R9X3pugVc2xRaH-C4_-6g3zJfq0p9q_vvRC7EbsLrokxGLh343Dbt_bXByoO6JU2p4/w1200-h630-p-nu/DSC_0358.JPG

 Như vậy do túm được thông tin không rõ ràng của Phạm Viết Đào, cây bút nặc danh Hà Sơn đã chế biến nó theo chiều hướng suy diễn rằng ông Trọng sở dĩ im lặng những ngày qua. Vì lo sợ những tài liệu mà Trịnh Xuân Thanh được Trung Quốc cung cấp bung ra ngoài.

 Cho đến này chưa có bằng chứng nào của Trịnh Xuân Thanh tung ra mà có dấu ấn của Trung Quốc đưa cho. Cái thứ hai bản thân ông Nguyễn Phú Trọng học bài '' đả hổ diệt ruồi '' của Trung Cộng, cử ban kiểm tra trung ương sang Trung Cộng học cách đánh phe phái khác dứoi danh tham nhũng. Như thế không đời nào Trung Cộng lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh hoặc Trịnh Xuân Thanh chọn đường xuât cảnh qua Trung Cộng.

 Ông Phạm Viết Đào còn nói về việc Trịnh Xuân Thanh bay qua Đức, bị giữ 4 ngày, sau đó bị trục xuất lại về Canada.

 Xin khẳng định rằng, mọi tin tức ông Đào đưa ra đều là sai lạc, từ đó để thấy rằng những nhận định trong bài viết của Hà Sơn đều vô giá trị, bởi chúng dưa trên cơ sở lời nói vô giá trị, nếu như không nói là bịa đặt.

 Xin mời quý độc giả xem Video : Từ Canada Trịnh Xuân Thanh tự tin thách lãnh đạo Bộ Công An sang dẫn độ 

              

Việc Trịnh Xuân Thanh di chuyển giữa Sing, Canada, Mỹ, Anh trong những ngày qua không hề gặp một sự phiền phức nào từ phía hải quan các nước. Mặc dù hộ chiếu công vụ của Trịnh Xuân Thanh đã bị cơ quan an ninh Việt Nam huỷ bỏ và không còn hiệu lực. Nhưng Trịnh Xuân Thanh vẫn có những giấy tờ, hộ chiếu khác để dễ dàng đi lại các nước không có hiệp ước dẫn độ hoặc công nhận tôi trạng trong bản truy nã mà Bộ Công An Việt Nam đưa.

 Vì điều kiện bảo mật có hạn, tôi chỉ đưa một tấm hình Trịnh Xuân Thanh đang đứng cạnh một chiếc xe mang biển số của Hà Lan. Thiết nghĩ chừng ấy đủ chứng cứ để cho dư luận thấy những thông tin của Phạm Viết Đào đưa ra là bịa đặt hoàn toàn. Nếu ông Phạm Viết Đào  muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội.


 Tái bút - Làm vụ này để thiên hạ chú ý nội bộ cộng sản đánh nhau, hơn là để cộng sản nó khiến thiên hạ chú ý đến anh em đấu tranh đang cãi nhau .

 Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)