Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Đăng bởi Tiểu Nhi on Wednesday, October 19, 2016 | 19.10.16


Khi đang đương chức Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Đinh Văn Ngọc đã gây ra hoàng loạt sai phạm ‘tày trời” tại nhà máy Lọc dầu Dung Quất, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục triệu USD và đang bị Bộ công án điều tra làm rõ. Từ tháng 11/2015 đến nay, Đinh Văn Ngọc bị điều chuyển ra Phó tổng giám đốc Cty Lọc hóa dầu Nghi Sơn lại tiếp tục gây ra hàng loạt sai pham khác tại Thanh Hóa. Với hàng loạt sai phạm “tày trời” này, liệu vụ án Đinh Văn Ngọc có bị rơi vào im lặng?

Đinh Văn Ngọc khi được điều động từ Lọc dầu Bình Sơn ra làm Phó Tổng GĐ Lọc hóa dầu Nghi Sơn 11/2015 và tiếp tục gây ra hàng loạt sai phạm 'tày trời”. Trong đó cấu kết với nhóm lợi ích Trịnh Văn Chiến, Trịnh Xuân Nghiệm để xd nhà máy nước hồ Quế Sơn đổi đội giá, thổi giá trong nay mai.
Hàng loạt tội “tày trời”

Trong đơn thư tố cáo mà cán bộ công nhân viên Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, địa chỉ xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa gửi đến các cơ quan chức năng Việt Nam đã vô cùng bất bình trước những việc làm tiêu cực, vi phạm pháp luật của ông Đinh Văn Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty với nội dung như sau:

Từ tháng 11/2015, ông Đinh Văn Ngọc về làm Phó tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã nảy sinh ra rất nhiều tiêu cực. Ông Ngọc cũng đang bị Cục an ninh Kinh tế - Bộ Công an điều tra về hàng loạt vi phạm trong thời gian làm Tổng giám đôcs tại Công ty Lọc dầu Bình Sơn, đặc biệt là vi phạm trong việc nhập các loại hóa chất xúc tác không đảm bảo chất lượng dẫn đến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dù chưa đến định kỳ nhưng phải dừng hoạt động để bảo dưỡng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân Tập đoàn dầu khí Việt Nam điều chuyển ông Ngọc ra làm phó tổng Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Theo đơn tố cáo, ông Đinh Văn Ngọc thời còn công tác tại Quảng Ngãi đã ngang nhiên lấy vợ mang quốc tịch Trung Quốc, mặc dù hiện nay đã ly dị và lấy vợ khác nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ làm ăn kinh tế với nhau. Việc ông Ngọc ly dị vợ người Trung Quốc là vì lý do chính trị, nhưng thực chất vẫn rất khăng khít.

Cũng trong thời gian làm việc tại Công ty Lọc dầu Bình Sơn, ông Ngọc còn tìm mọi cách đưa các doanh nghiệp sân sau của mình vào cung cấp các loại dịch vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm vơ vét, tư túi cá nhân. Trong đó một doanh nghiệp do phía Trung Quốc góp vốn thành lập tại Việt Nam theo kịch bản do ông Ngọc dàn dựng.

Bản chất của ông Ngọc như thế nào chúng tôi không lạ gì, nói chung là con người nham hiểm, lòng tham không đáy. Vì tiền ông ta bất chấp tất cả để đánh đổi, không trừ một thủ đoạn nào, cho dù thủ đoạn có hèn hạ, mạt hạng đến mấy. Những người hiểu rõ nhất là cán bộ công nhân viên Công ty lọc dầu Bình Sơn, ông Nguyễn Hoài Giang – Chủ tịch HĐQT. Khi bị Tập đoàn dầu khí thuyên chuyển công tác, ông Ngọc còn cố tình dọa dẫm, bắt ép một số thuộc cấp viết đơn gửi đến lãnh đạo tập đoàn nói tốt về mình và cần giữ mình ở lại để tiếp tục làm Tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, những đề xuất này không được chấp thuận – một cán bộ Cty Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết.

Việc ông Đinh Văn Ngọc bị điều chuyển công tác là may mắn cho cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất. tuy nhiên lại là nỗi buồn, thảm họa cho Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Mặc dù chính sách của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn là hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp và người dân địa phương, khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến dự án. Tuy nhiên, người dân địa phương và cả tỉnh Thanh Hóa đừng hy vọng gì về con người “lắm mưu hèn, nhiều kế bẩn” này cho dù ông ta có đưa ra cả nghìn lời hứa, nếu những việc làm không mang lại kinh tế, lợi ích cho mình.

Mới về nhậm chức Phó tổng Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa được một năm, ông Đinh Văn Ngọc đã lộ rõ bản chất của một tên đầy mưu mô, thủ đoạn, vì lợi ích kinh tế sẵn sàng bất chấp tất cả. ông ta tìm cách kích động cho phía Nhật Bản và Cô – Oét mâu thuẫn với nhau để mình ở giữa trục lợi. Ông ta dọa nạt, ép buộc nhân viên cấp dưới là người Việt Nam phải làm theo ý mình. Mỗi khi công ty chuẩn bị lựa chọn nhà thầu để xây dựng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là ông Ngọc đều gọi các nhân viên ở các bộ phận liên quan lên căn dặn, dọa nạt là phải tìm mọi cách để công ty do chính ông ta giới thiệu trúng thầu. Mỗi lần như vậy, ông Ngọc đều cẩn trọng bắt nhân viên để hết điện thoại lên bàn, thậm chí còn tự tay lục túi quần, túi áo đề phòng bị ghi âm. Bằng kịch bản này, ông Ngọc đã dần thiết lập và kiểm soát được hầu hết các gói thầu cung cấp dịch vụ cho dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Tính từ cuối năm 2015 đến nay, Đinh Văn Ngọc đã đạo diễn để hàng chục doanh nghiệp thân tín của mình trúng các gói thầu của dự án LHD Nghi Sơn. Nguy hiểm nhất trong số DN sân sau này có cả DN do người Trung Quốc đứng sau điều hành. Các DN này đã chung chi cho ông Đinh Văn Ngọc hàng chục triệu USD, đồng thời còn phải chia cổ phần cho ông Ngọc. Để kiểm chứng, cáccơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra sổ sách, chứng từ của các nhà thầu tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là rõ ngay?

Đặc biệt nghiêm trọng là trong công tác phòng cháy chửa cháy của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn luôn được đề cao, chỉ cần sơ xuất là hậu quả sẽ khôn lường, tuy nhiên thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại hàng chục triệu USD, làm chậm tiến dộ dự án. Điển hình là vụ cháy tại dàn kết cấu 1 – khu vực B400 ngày 24/4/2016, vì mưu lợi cá nhân nên ông Ngọc đã cố tình trì hoãn việc thiêt kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động cho các Trạm điện SS-MO2, SS-UO1, SS-UO4… Đây là một việc làm rất nguy xuẩn và nguy hiểm, nếu quá trình đóng điện xảy ra chập điện hay trục trặc gì khác thì hậu quả sẽ rất khôn lường.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thất thoát, thiệt hại hàng chục triệu USD đều do Đinh Văn Ngọc gây ra. Vụ án đang được Phòng an Ninh Tổng hợp, Tổng cục an ninh điều tra
Cấu kết với “nhóm lợi ích” họ Trịnh Thanh Hóa

Cũng từ tháng 5/2016 đến nay, lợi dụng vào sự cả tin của ngài Tổng giám đốc người Nhật Bản, ông Đinh Văn Ngọc còn tham mưu bậy bạ để Công ty ra các văn bản “không đúng thực tế” gửi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Bộ Công thương… đề nghị cần xây dựng tại KKT Nghi Sơn thêm một nhà máy nước sạch dự phòng, vì nhà máy nước Bình Minh không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, khối lượng. Thực chất của vấn đề này là ông Ngọc đã cấu kết với một nhóm lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong đó có ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy và Trịnh Xuân Nghiệm Tổng giám đốc Cty Anh Phát xây dựng nhà máy nước hồ Quế Sơn nhằm gạt nhà máy nước Bình Minh (đang cung cấp tốt nước cho dự án xây dựng và chuẩn bị vận hành) để ăn chia lợi nhuận, cổ phần với nhau. Vì ông Ngọc biết, tới đây khi dự án Lọc hóa dầu đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ sản lượng nước khoảng từ 30- 35.000 m3 nước/ngày đêm nên sẽ chung vốn với “nhóm lợi ích” Trịnh Xuân Nghiệm – Trịnh Văn Chiến đầu tư xd nhà máy nước Quế Sơn (bất chấp sai phạm Quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2007 về Quy hoạch chung KKT Nghi Sơn). Mặt khác, nếu gạt bỏ được nhà máy nước Bình Minh và dành hợp đồng nước cho nhà máy nước hồ Quế Sơn (mới khởi công) thì khi đó Đinh Văn Ngọc sẽ thông đồng với một số cá nhân lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa để tìm cách nâng giá, “thổi giá” nước cao lên gấp 3-4 lần nhằm tư lợi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay ngài Tổng giám đốc người Nhật Bản và phó tổng người Cô –oét đã nhận rõ ra bản chất thực của dự án nước hồ Quế Sơ là do Đinh Văn Ngọc đạo diễn nên đã thẳng thừng bác bỏ mọi yêu cầu của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc ‘bắt ép” Lọc hóa dầu ký hợp đồng với nhà máy nước do Cty Anh Phát làm chủ đầu tư- một nhà máy mang đậm “lợi ích nhóm”.

Từ những sự việc trên đây, cán bộ công nhân viên Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đề nghị các cơ quan chức năng: Bộ công an, Thanh tra Chính phú, Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí VN… cần vào cuộc điều tra Phó Tổng giám đốc Đinh Văn Ngọc – một mầm họa đang ngày đêm “ủ mưu” phá hoại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn?

Bài, ảnh: Nam Long
(Tin tức Hàng ngày) 
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.