Ai đang âm mưu giả danh Hội Nhà báo độc lập Việt Nam?
Đăng bởi Ha Tran on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
Trang vntb.org bật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ.
Việt Nam Thời Báo ‘giả’
Từ khoảng giữa năm 2016 đến nay, trên mạng xã hội bất chợt xuất hiện một trang thông tin có tên là Việt Nam Thời Báo với tên miền vntb.org. Hoàn toàn trái ngược với quan điểm và nội dung của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (Hội NBĐLVN - tên miền ijavn.org), trang vntb.org bật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ, thể hiện phong cách không lẫn vào đâu được của giới dư luận viên ít học và còn ít tư cách hơn nhiều của đảng.
Tháng 8/2016, vntb.org đả kích thậm tệ Giám mục Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh. Đồng thời mạt sát phong trào biểu tình của giáo dân - ngư dân hai vùng Hà Tĩnh và Nghệ An.
Tháng 9/2016, liên quan đến vụ công an huyện Đông Anh, Hà Nội, đánh phóng viên báo Tuổi Trẻ là Trần Quang Thế, có tin cho biết kênh VOV1 của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) còn trích dẫn ý kiến của Việt Nam Thời Báo với đại ý “cần xem xét lại thái độ của các nhà báo” - điều mà chỉ có trang Việt Nam Thời Báo “giả” mới đề cập, trong khi trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội NBĐLVN kịch liệt lên án hành vi hành hung nhà báo của công an.
Cần chú ý là sau cuộc biểu tình trước nhà máy Formosa của hàng chục ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào ngày 2/10 vừa qua, trong lúc hầu hết các báo nhà nước im lặng không đưa tin, thì chính VOV đã đăng bài đả kích dữ dội đám đông biểu tình, bất chấp tình cảnh sắp hết gạo ăn của những ngư dân bị mất sạch biển.
Vậy ai đã dựng lên trang vntb.org và nhằm mục đích gì?
Tuyên giáo, công an giả danh xã hội dân sự?
Vào năm 2014 khi Hội NBĐLVN mới thành lập, trên mạng xã hội cũng xuất hiện vài trang Việt Nam Thời Báo giả mạo, có logo của Hội NBĐLVN nhưng biểu thị quan điểm và nội dung thuần túy của đảng và chính quyền, đồng thời đả kích và xúc phạm nhân phẩm nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Tuy nhiên sau một thời gian, những trang giả danh này đều bị cộng đồng người đọc mạng nhận mặt nên đã tự biến mất.
Vào lần này, trang vntb.org lại là một sự biến tướng khác hẳn: không có logo Hội NBĐLVN, không có ban biên tập với những danh tính cụ thể như trang ijavn.org, nhưng được thiết kế một cách chuyên nghiệp, tập hợp một đội ngũ dư luận viên với những cái tên quen thuộc và dường như có mối quan hệ môi răng với mục Bình luận - Phê phán của báo Nhân Dân và mục Chống diễn biến hòa bình của báo Quân Đội Nhân Dân. Cùng lúc, vntb.org được báo đảng cùng những trang dư luận viên khác dẫn lại như một trang báo điện tử chính thức.
Một chi tiết đáng chú ý là thời gian xuất hiện trang vntb.org trùng với bối cảnh mà một số tin tức cho biết chính quyền “có thể dần công nhận xã hội dân sự”. Đến tháng 9/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bất ngờ phát biểu trước báo giới “dự thảo Luật về Hội đã đủ điều kiện để trình ra Quốc hội để thảo luận và lấy ý kiến”, và “không để nợ dân lâu hơn nữa”. Cùng lúc, có thông tin cho biết có khả năng Luật về Hội sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2016.
Cùng thời gian trên, trang vntb.org đã tạo ra được một số hiệu ứng phản truyền thông. Một số người dân, giáo dân, trí thức, nhà báo… đã bày tỏ sự kinh ngạc khi đọc trang vntb.org và cho rằng đó chính là trang Việt Nam Thời Báo của Hội NBĐLVN đã công kích, xúc phạm giám mục Nguyễn Thái Hợp và đả kích giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Một cách nào đó, những người dựng ra trang vntb.org đã đạt được mục tiêu bước đầu khi tạo ra tâm lý mập mờ đánh lận con đen trong người đọc giữa Việt Nam Thời Báo thật và Việt Nam Thời Báo “giả”. Chỉ sau khi Hội NBĐLVN phải ra tuyên bố phản ứng và làm rõ về tính thật - giả này thì hiện tượng ngộ nhận mới giảm bớt.
Trong thực tế nhiều năm qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều trang thông tin mang tên giới lãnh đạo Việt Nam như nguyenphutrong, truongtansang, tranđaiquang, nguyentandung, nguyensinhhung, nguyenxuanphuc…, bị dư luận phản ứng, nhưng đáng kinh ngạc là Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an đã “không làm gì cả”, để đến nay những trang này vẫn còn nguyên hình hài và tồn tại như một sự thách thức “pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Tình trạng trên có thể dẫn đến một kết luận: một nhóm hoặc một số nhóm chính trị - tài phiệt ẩn mặt đã chủ ý tạo ra những trang tin mang tên lãnh đạo nhằm đánh bóng vai trò cá nhân cho một số lãnh đạo, hoặc làm xấu hình ảnh của một số lãnh đạo khác nhằm mục đích tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng.
Theo “truyền thống” mạo danh phi pháp như thế, việc tạo ra những trang nặc danh như vntb.org là hoàn toàn dễ dàng và không có gì đáng ngạc nhiên, với mục đích gây không khí hoang mang trong người đọc về các thông tin thật - giả lẫn lộn, đồng thời hạ thấp uy tín của Hội NBĐLVN trong dư luận các giới.
Và nếu từng có nhiều dư luận cho rằng chính ngành công an và tuyên giáo đã dựng ra các trang dư luận viên và trang nặc danh để đánh phá phong trào dân chủ nhân quyền, cách thức như vậy cũng có thể hoàn toàn được lặp lại với trang vntb.org, vào lúc Nhà nước Việt Nam đang tự hào với danh thể sở hữu một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng vô số hứa hẹn “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”.
Sói đội lốt cừu
“Lấy mỡ nó rán nó” có thể là một chiêu thức mà giới lãnh đạo Việt Nam quá rành rẽ từ năm 2011 khi muốn moi 500 tấn vàng trong dân - trong tình trạng cạn kiệt ngân sách bởi thói tiêu hoang và nạn tham nhũng không đáy.
Lấy “xã hội dân sự lành mạnh” được nhà nước cấp tiền để tranh giành ảnh hưởng xã hội với các tổ chức xã hội dân sự độc lập, lấy “công đoàn cơ sở” chưa từng tổ chức đình công để lấn át ảnh hưởng của các tổ chức công đoàn độc lập hoạt động vì quyền lợi công nhân - chiêu thức này có thể đang dần hình thành như một chủ trương căn bản của chính quyền.
Để nếu Nhà nước Việt Nam phải công nhận xã hội dân sự - trong đó có Hội NBĐLVN - như một xu thế và thực thể tất yếu của lịch sử tiến bộ nhân loại, những trang mạng nặc danh như vntb.org sẽ phát huy tối đa năng lực bôi nhọ và xuyên tạc của nó để gìn giữ chút danh thể còn lại cho một chính quyền ngày càng mất dần tính chính danh.
Danh thể của sói đội lốt cừu.
Không chỉ báo giả mà còn cả người giả. Không chỉ hiện ra trang Việt Nam Thời Báo tiếm danh, gần đây còn xuất hiện một “Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN” ở khu vực Đà Nẵng. Nhân vật giả danh này tìm cách tiếp xúc với một số người đấu tranh cho dân chủ để dò la tình hình và tung tin gây chia rẽ…
Phạm Chí Dũng
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Blog VOA)
Việt Nam Thời Báo ‘giả’
Từ khoảng giữa năm 2016 đến nay, trên mạng xã hội bất chợt xuất hiện một trang thông tin có tên là Việt Nam Thời Báo với tên miền vntb.org. Hoàn toàn trái ngược với quan điểm và nội dung của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (Hội NBĐLVN - tên miền ijavn.org), trang vntb.org bật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ, thể hiện phong cách không lẫn vào đâu được của giới dư luận viên ít học và còn ít tư cách hơn nhiều của đảng.
Tháng 8/2016, vntb.org đả kích thậm tệ Giám mục Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh. Đồng thời mạt sát phong trào biểu tình của giáo dân - ngư dân hai vùng Hà Tĩnh và Nghệ An.
Tháng 9/2016, liên quan đến vụ công an huyện Đông Anh, Hà Nội, đánh phóng viên báo Tuổi Trẻ là Trần Quang Thế, có tin cho biết kênh VOV1 của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) còn trích dẫn ý kiến của Việt Nam Thời Báo với đại ý “cần xem xét lại thái độ của các nhà báo” - điều mà chỉ có trang Việt Nam Thời Báo “giả” mới đề cập, trong khi trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội NBĐLVN kịch liệt lên án hành vi hành hung nhà báo của công an.
Cần chú ý là sau cuộc biểu tình trước nhà máy Formosa của hàng chục ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào ngày 2/10 vừa qua, trong lúc hầu hết các báo nhà nước im lặng không đưa tin, thì chính VOV đã đăng bài đả kích dữ dội đám đông biểu tình, bất chấp tình cảnh sắp hết gạo ăn của những ngư dân bị mất sạch biển.
Vậy ai đã dựng lên trang vntb.org và nhằm mục đích gì?
Tuyên giáo, công an giả danh xã hội dân sự?
Vào năm 2014 khi Hội NBĐLVN mới thành lập, trên mạng xã hội cũng xuất hiện vài trang Việt Nam Thời Báo giả mạo, có logo của Hội NBĐLVN nhưng biểu thị quan điểm và nội dung thuần túy của đảng và chính quyền, đồng thời đả kích và xúc phạm nhân phẩm nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Tuy nhiên sau một thời gian, những trang giả danh này đều bị cộng đồng người đọc mạng nhận mặt nên đã tự biến mất.
Vào lần này, trang vntb.org lại là một sự biến tướng khác hẳn: không có logo Hội NBĐLVN, không có ban biên tập với những danh tính cụ thể như trang ijavn.org, nhưng được thiết kế một cách chuyên nghiệp, tập hợp một đội ngũ dư luận viên với những cái tên quen thuộc và dường như có mối quan hệ môi răng với mục Bình luận - Phê phán của báo Nhân Dân và mục Chống diễn biến hòa bình của báo Quân Đội Nhân Dân. Cùng lúc, vntb.org được báo đảng cùng những trang dư luận viên khác dẫn lại như một trang báo điện tử chính thức.
Một chi tiết đáng chú ý là thời gian xuất hiện trang vntb.org trùng với bối cảnh mà một số tin tức cho biết chính quyền “có thể dần công nhận xã hội dân sự”. Đến tháng 9/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bất ngờ phát biểu trước báo giới “dự thảo Luật về Hội đã đủ điều kiện để trình ra Quốc hội để thảo luận và lấy ý kiến”, và “không để nợ dân lâu hơn nữa”. Cùng lúc, có thông tin cho biết có khả năng Luật về Hội sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2016.
Cùng thời gian trên, trang vntb.org đã tạo ra được một số hiệu ứng phản truyền thông. Một số người dân, giáo dân, trí thức, nhà báo… đã bày tỏ sự kinh ngạc khi đọc trang vntb.org và cho rằng đó chính là trang Việt Nam Thời Báo của Hội NBĐLVN đã công kích, xúc phạm giám mục Nguyễn Thái Hợp và đả kích giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Một cách nào đó, những người dựng ra trang vntb.org đã đạt được mục tiêu bước đầu khi tạo ra tâm lý mập mờ đánh lận con đen trong người đọc giữa Việt Nam Thời Báo thật và Việt Nam Thời Báo “giả”. Chỉ sau khi Hội NBĐLVN phải ra tuyên bố phản ứng và làm rõ về tính thật - giả này thì hiện tượng ngộ nhận mới giảm bớt.
Trong thực tế nhiều năm qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều trang thông tin mang tên giới lãnh đạo Việt Nam như nguyenphutrong, truongtansang, tranđaiquang, nguyentandung, nguyensinhhung, nguyenxuanphuc…, bị dư luận phản ứng, nhưng đáng kinh ngạc là Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an đã “không làm gì cả”, để đến nay những trang này vẫn còn nguyên hình hài và tồn tại như một sự thách thức “pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Tình trạng trên có thể dẫn đến một kết luận: một nhóm hoặc một số nhóm chính trị - tài phiệt ẩn mặt đã chủ ý tạo ra những trang tin mang tên lãnh đạo nhằm đánh bóng vai trò cá nhân cho một số lãnh đạo, hoặc làm xấu hình ảnh của một số lãnh đạo khác nhằm mục đích tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng.
Theo “truyền thống” mạo danh phi pháp như thế, việc tạo ra những trang nặc danh như vntb.org là hoàn toàn dễ dàng và không có gì đáng ngạc nhiên, với mục đích gây không khí hoang mang trong người đọc về các thông tin thật - giả lẫn lộn, đồng thời hạ thấp uy tín của Hội NBĐLVN trong dư luận các giới.
Và nếu từng có nhiều dư luận cho rằng chính ngành công an và tuyên giáo đã dựng ra các trang dư luận viên và trang nặc danh để đánh phá phong trào dân chủ nhân quyền, cách thức như vậy cũng có thể hoàn toàn được lặp lại với trang vntb.org, vào lúc Nhà nước Việt Nam đang tự hào với danh thể sở hữu một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng vô số hứa hẹn “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”.
Sói đội lốt cừu
“Lấy mỡ nó rán nó” có thể là một chiêu thức mà giới lãnh đạo Việt Nam quá rành rẽ từ năm 2011 khi muốn moi 500 tấn vàng trong dân - trong tình trạng cạn kiệt ngân sách bởi thói tiêu hoang và nạn tham nhũng không đáy.
Lấy “xã hội dân sự lành mạnh” được nhà nước cấp tiền để tranh giành ảnh hưởng xã hội với các tổ chức xã hội dân sự độc lập, lấy “công đoàn cơ sở” chưa từng tổ chức đình công để lấn át ảnh hưởng của các tổ chức công đoàn độc lập hoạt động vì quyền lợi công nhân - chiêu thức này có thể đang dần hình thành như một chủ trương căn bản của chính quyền.
Để nếu Nhà nước Việt Nam phải công nhận xã hội dân sự - trong đó có Hội NBĐLVN - như một xu thế và thực thể tất yếu của lịch sử tiến bộ nhân loại, những trang mạng nặc danh như vntb.org sẽ phát huy tối đa năng lực bôi nhọ và xuyên tạc của nó để gìn giữ chút danh thể còn lại cho một chính quyền ngày càng mất dần tính chính danh.
Danh thể của sói đội lốt cừu.
Không chỉ báo giả mà còn cả người giả. Không chỉ hiện ra trang Việt Nam Thời Báo tiếm danh, gần đây còn xuất hiện một “Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN” ở khu vực Đà Nẵng. Nhân vật giả danh này tìm cách tiếp xúc với một số người đấu tranh cho dân chủ để dò la tình hình và tung tin gây chia rẽ…
Phạm Chí Dũng
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.