Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Bóng ma Trung Quốc trong dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2

Bóng ma Trung Quốc trong dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2

bauxitevnFri 2:36 AM


Nam Sơn
Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó chính là thực tế mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng nhận ra qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.
Ngay từ thời kỳ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Việt Nam, Trung Quốc đã lợi dụng việc vẽ bản đồ biên giới, xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi đường biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam; lợi dụng đưa quân sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của nước ta… Để tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, Trung Quốc trước tiên cần bành trướng về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần vượt qua.
clip_image001
Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.
Đó là lịch sử, còn hiện tại thì sao? Nếu để ý chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, tại các vị trí hiểm yếu của nước ta đều đã “mọc lên” hàng loạt công trình nhạy cảm có bàn tay của Trung Quốc, như dự án ở khu Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Đà Nẵng, Vĩnh Tân(Bình Thuận) và mới đây là Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 (tỉnh Hậu Giang)… Phải chăng Trung Quốc đang tìm cách chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình? Một khi xung đột xảy ra, những vị trí này vừa thuận tiện cho việc đổ bộ, vừa có lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành nhiều phần nếu xung đột xảy ra.
Những khuất tất đằng sau dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 này là gì?
clip_image002
Vị trí xã Dân Thành, nơi đặt Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, trên bản đồ. Ảnh chụp màn hình
Kỳ 1 – Lạ lùng Tập đoàn chuyên doanh … mực in trúng thầu Dự án Nhiệt điện công suất lớn nhất nhì Việt Nam
Theo thông tin công bố, Sông Hậu 2 là nhà máy nhiệt điện có công suất 2.000MW, với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD và là một trong ba nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nhiệt điện có công suất lớn nhất từ trước đến nay và đã được giao cho Tập đoàn Toyo Ink của Malaysia.
Theo phần giới thiệu trên website công ty thì Toyo Ink được thành lập ngày 07/02/1979. Từ đó đến nay, công ty này chủ yếu sản xuất mực in, vật liệu in và phẩm màu; buôn bán, xuất nhập khẩu mực in và thiết bị in… Nghĩa là, trong suốt thời gian tồn tại 37 năm của mình, Toyo Ink chưa hề có bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành điện lực nói chung và nhiệt điện than nói riêng. Danh sách đối tác của Toyo Ink cũng toàn những công ty chuyên về mực in và thiết bị in ấn.
Toyo Ink bắt đầu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Kuala Lumpur từ năm 2003. Vì thế, những thông tin về trị giá thị trường, giá cổ phiếu cũng như doanh thu và lợi nhuận của nó đều được công bố trên trang malaysiastock.biz. Giá trị thị trường của Toyo Ink ở thời điểm hiện tại là 67.410.000 RM (Ringgit Malaysia), tương đương 16.852.500USD (1RM = 0,25USD).
Dưới đây là tình hình doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink từ năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2012 cho đến 3 quý đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2016 (hình chụp trên trang malaysiastock.biz):
clip_image003
clip_image004
Doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink 5 năm qua
Theo Báo cáo Thường niên 2015 của Toyo Ink thì ngày 07/12/2011, Toyo Ink được tiến hành nghiên cứu và triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 với công suất 2x1000MW tại tỉnh Hậu Giang theo hình thức BOT. (Link down chi tiết; trang 65)
Lý do gì mà một công ty chuyên về mực in, doanh số mỗi năm vỏn vẹn vài chục triệu USD, lợi nhuận hơn 1 triệu USD lại được giao thực hiện một dự án thuộc lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với họ là nhiệt điện than, với tổng mức đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD, tức… hơn 160 lần doanh thu hàng năm của chủ đầu tư? Những khuất tất đằng sau quyết định này là gì?
Với doanh số mỗi năm chỉ vỏn vẹn vài chục triệu USD, chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm gì liên quan đến ngành điện, công ty chuyên doanh mực in của Malaysia – Toyo Ink lại được giao thực hiện một dự án nhiệt điện than lên tới 3,5 tỷ USD tại Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu 2, tỉnh Hậu Giang. Những khuất tất đằng sau dự án tưởng chừng như thuần túy về mặt kinh tế kia là gì?
Theo báo Đầu Tư ngày 25/8/2015 thì Toyo Ink “đã bắt đầu kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư một nhà máy điện tại Việt Nam từ 9 năm trước”. Sau nhiều bước chuẩn bị, đầu năm 2013, tập đoàn này đã được cấp phép làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 và theo hình thức BOT.
clip_image005
Không ra mặt nhưng TQ lại đứng sau các công ty Malaysia và thâu tóm các dự án trọng yếu VN thông qua hình thức liên danh
Các trang 65 đến 67 của Báo cáo Thường niên 2015 của Tokyo Ink đã cung cấp một vài thông tin chính liên quan đến dự án nhiệt điện Sông Hậu 2 như sau:
  • Ngày 28/12/2009, Toyo Ink được mời tham dự một cuộc họp tại Việt Nam để trình bày với giới chức Việt Nam về đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 thuộc Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên sau đó, Toyo Ink lại chuyển hướng sang Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 thuộc Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. 
  • Ngày 07/12/2011, Toyo Ink được cấp phép nghiên cứu và triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 với công suất 2x1000MW tại tỉnh Hậu Giang. 
  • Ngày 01/01/2012, Toyo Ink chỉ định Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 làm tư vấn dự án, thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thông qua một hợp đồng tư vấn trị giá1.836.750USD
  • Ngày 1/10/2012, Toyo Ink nộp báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, với tổng mức đầu tư ước tính là 3,5 tỷ USD. Toyo Ink cũng đã chỉ định Viện Năng lượng Việt Nam làm nhà tư vấn đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. 
  • Ngày 18/10/2012, Toyo Ink đề nghị giao cho họ làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT. 
Mục Note 8 (“Development Expenditure” – “Chi cho phát triển”; trang 64) trong Báo cáo Thường niên 2015 cho biết khoản chi luỹ tích của Toyo Ink cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 đến thời điểm 31/3/2015 là 150.776.159RM (tương đương 37.694.040USD). Các khoản chi này được tài trợ một phần bằng các khoản tạm ứng mà theo mục Note 20 (“Other Payables” – “Các khoản phải trả khác”; trang 72) chủ yếu lấy từ các cổ đông chính cùng những người liên quanvới họ. Theo mục Note 8, giá trị luỹ tích các khoản tạm ứng dùng để chi cho dự án tính đến thời điểm 31/3/2015 là 72.090.600RM (tương đương 18.022.650USD).
Từ báo cáo hằng năm và báo cáo tài chính của Toyo Ink, các khoản chi luỹ tích cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 tính đến ngày 31/3/2015 cùng các khoản tạm ứng dùng để chi cho dự án được thể hiện ở bảng dưới đây:
clip_image007
Như vậy, đến thời điểm 31/3/2015 Toyo Ink đã chi tổng cộng 37.690.040USD. Lạ lùng là đến thời điểm kể trên, dự án chưa được triển khai và khoản chi công khai đáng kể nhất của Toyo Ink ở Việt Nam là tạm ứng cho nhà tư vấn dự án (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2) để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mà khoản này cũng chỉ chiếm 1.836.750 USD. Năm tài chính 2008, khi vừa mới “chân ướt chân ráo” đến Việt Nam, Toyo Ink đã chi đến 7.044.304USD để tìm kiếm dự án, những khoản chi hợp lệ có lẽ chỉ là công tác phí và tiếp khách, tức quá lắm cũng chưa hết phần lẻ của con số hơn 7 triệu USD đó. Vậy toàn bộ số tiền kia đã đi đâu?
Nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu trở thành căn cứ của Trung Quốc
Một công ty mực in từ Malaysia không có năng lực gì đến lĩnh vực nhiệt điện lại được giao thực hiện dự án nhiệt điện than khổng lồ. Quan trọng hơn, phần lớn cổ đông chính của Toyo Ink rót tiền để tập đoàn này “chạy” dự án ở Việt Nam là người Trung Quốc. 
Với những ai cảnh giác trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc có lẽ phải lạnh gáy khi hình dung ra viễn cảnh Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu biến thành căn cứ của Trung Quốc thông qua Dự án Sông Hậu 2 mà Toyo Ink làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.
Như chúng ta đã biết, các trung tâm nhiệt điện mà Việt Nam đang xây dựng là Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận), Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) và Sông Hậu(tỉnh Hậu Giang) đều liên quan đến Trung Quốc núp bóng các quốc gia khác dưới nhiều hình thức khác nhau, nằm ở những vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng, cách rất xa các trung tâm tiêu thụ điện năng chính.
Hiện Trung Quốc đã “cắm chốt” tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thông qua Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và TKV (chỉ chiếm 5% cổ phần) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc).
Không những vậy, chúng ta còn đối mặt với nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải trở thành căn cứ của Trung Quốc thông qua Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2 do công ty Janakuasa của Malaysia đầu tư theo hình thức BOT, một dự án mà “bà đỡ” là chính phủ Trung Quốc.
clip_image008
Vị trí 4 trung tâm nhiệt điện trên bản đồ. TTNĐ Vĩnh Tân và Duyên Hải nằm ở 2 đầu mũi tên màu đỏ. TTNĐ Sông Hậu là nơi toạ lạc của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1; TTNĐ Long Phú là nơi đặt Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1.
Nhìn bản đồ chúng ta có thể thấy, các trung tâm nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân và Sông Hậu mặc dù đều cách rất xa các trung tâm tiêu thụ điện năng chính (khiến tỷ lệ hao tổn điện cao)nhưng lại bao vây các trung tâm hành chính của đất nước, như TP.HCM. Liệu rằng với dã tâm thôn tính của Trung Quốc đã từng diễn ra trong lịch sử, họ có biến các trung tâm nhiệt điện này thành những căn cứ quân sự trá hình, tạo bàn đạp khống chế toàn khu vực miền Nam hay không?
Chỉ cần “cắm chốt” ở các trung tâm nhiệt điện thông qua các dự án BOT kéo dài hàng chục năm là Trung Quốc đã kiểm soát được vùng biển rộng lớn nằm giữa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên cũng như toàn bộ tuyến đường thuỷ huyết mạch phía Đông của Việt Nam.
Khi mâu thuẫn xảy ra, lực lượng quân sự của TQ dễ dàng xâm nhập từ biển và phối hợp với lực lượng tại chỗ ở các trung tâm nhiệt điện này cùng đội quân nằm vùng hoặc “thọc sườn” chúng ta từ phía Campuchia.
N. S.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.