Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Trọng lú: "Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực"

Trọng lú: "Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực"

noreply@blogger.com (danlambao)12:24 PM


Tư Nghèo (Danlambao) - "...Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021." 

Nè bác Lú... Bác là tổng bí thư của đảng - dù đó là đảng loài sản, loài cộng, đảng cướp hay đảng bác Hù, bác Mu, đảng con hoang... gì gì đi nữa thì bác là cái... chó gì trên bình diện quốc gia mà ban hành, ban tỏi chỉ thị cho chuyện bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân!? Bác đang hiếp dâm cái con điếm hiến pháp do chính các bác lẹo nhau mà đẻ ra đó hả!?

"Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực". Vậy thử hỏi bác Lú rằng: bác ngồi ở ghế quyền lực này sang quyền lực khác đã bao năm rồi? Và sắp tới bác có nắm bắt cơ hội chính trị, mặc kệ độ tuổi già nua, tiếp tục tìm cách "đặc biệt" ngồi tiếp ghế Tổng bí thư? 

Bên cạnh đó, bác đang đào mả các lãnh đạo nhà bác ra mà chửi đó hả? Chuyện say mê quyền lực có phải xảy ra bây giờ và chỉ là "độc quyền" của bác Lú đâu mà bác Láo. Nó đã có từ đời tên cha già Dê Tê của bác đến bây giờ: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chính, Lê Duẫn... có đứa nào không ôm ghế, giữ quyền xuyên thế kỷ cho đến ngày lăn đùng ra chết? 

Còn cái chuyện "không đưa vào danh sách ứng cử người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng" như trong nội dung Chỉ thị số 51-CT/TW mà bác đã ký ban hành thì hỏi thiệt bác Lú là: mấy đứa trong bộ chăn trâu hiện tại của bác có đứa nào không đứng đầu một đơn vị, cơ quan không có tham nhũng? Hay chính xác hơn: bao nhiêu đứa mà "chính hắn" không tham nhũng? Bác Lú suy nghĩ kỹ rồi hãy trả lời chứ lú bậy lú bạ thì ba Dũng nó lấy Chân Dung Quyền Lực ra nó ném vào mặt là bỏ mịa! Hoặc không thì dân đen nhà tớ sẽ lấy cái ngai bằng vàng của Nông Đút Mạnh kê vào mồm của bác đấy.

Bàn dân thiên hạ thế nào cũng kháo nhau rằng cái vụ không đưa cái tên "đứng đầu tham nhũng" vào danh sách "chúng tao bầu cho nhau" là bác Lú muốn nhắm vào chú Ếch và đám đàn em Bộ trưởng các bộ của chú ấy. Nhưng phải chăng bác và đám đàn em thái thú con hoang của bác hiện nay không nắm được các "bộ làm tiền", từ đó không có cơ hội "húp" nhiều nên ghen ăn tức ở? Và liệu khi các bác "nắm" được những chỗ làm giàu rồi thì các bác sẽ không "ăn" và đếch "húp"? Hỏi riêng với bác vậy thôi chứ bây giờ ai mà ra đường hỏi vậy sẽ... không bị chửi ngu như bò (vì chửi vậy sẽ xúc phạm loài bò) - mà sẽ bị mắng là lú hơn Nguyễn Phú Trọng!

Mở ngoặc nói thêm: Khi bác Lú nói rằng mấy đứa được ứng cử là những đứa không tham vọng quyền lực vậy thì bác làm ơn dẹp cái điều 4 đảng pháp dùm đi. Nếu không ham mê quyền lực thì cớ gì phải ra luật rằng chỉ có đảng chúng ông mới được nắm quyền - đương nhiên cầm quyền, đứa nào phản đối thì chúng ông còng đầu? 

Và sau cùng bác viết: "thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021." 

Nè bác Lú... Bác là tổng bí thư của đảng - dù đó là đảng loài sản, đảng cộng, đảng cướp hay đảng bác Hù, bác Mu, đảng con hoang... gì gì đi nữa thì bác là cái... chó trên bình diện quốc gia mà ban hành, ban tỏi chuyện bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân!? Bác đang hiếp dâm cái con điếm hiến pháp do chính các bác lẹo nhau mà đẻ ra đó hả!?

*

Chỉ thị số 51-CT/TW

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 dự kiến tiến hành vào ngày 22/5.

Đây là sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang thu được những thành tựu quan trọng, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Cùng với thành công đại hội đảng các cấp, tổ chức tốt cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2016.

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những yêu cầu nhiệm vụ sau đây:

1. Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.

3. Lãnh đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu. Đồng thời, bảo đảm cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền.

Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.

5. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả.

Động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử.

6. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh, trật tự. Có các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.

7. Các tỉnh ủy, thành ủy thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, làm tốt công tác giới thiệu người ứng cử ở địa phương, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

Đối với 10 tỉnh, thành phố đang thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết của Quốc hội, các cấp ủy chú trọng chỉ đạo công tác lựa chọn nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân.

8. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp.

Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.