Giải Nobel Hóa học 2015 cho thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống
Nguồn bài:daikynguyenvn.com
Giải Nobel 2015 vừa qua đã được trao cho những người xứng đáng. Giải Nobel Hóa học 2015 đã cho chúng ta thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống, còn giải Nobel Vật lý 2015 lại cho thấy Lý thuyết cho mọi thứ (cho phép “giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực”) khó đạt được như thế nào và Định lý bất toàn Gödel đúng ra sao.
Dưới đây là quan điểm của TS Phan Chí Thành – chuyên viên thẩm định giáo dục thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo VN về vấn đề này:
Giải Nobel Hóa học 2015
Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:
Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã được trao cho 3 nhà khoa học là: Giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).
Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền.
“Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới” CNN dẫn lời của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết.
Bình luận:
Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế về cấu trúc của toàn bộ các loại protein trong cơ thể người.
Cơ chế sản xuất ra một Protein rất phức tạp: Sau khi một đoạn thang xoắn của ADN được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger – một đoạn thang đơn đặc biệt) sẽ đến tiếp hợp để với đoạn vừa tách ra này. ARN sẽ copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các Riboxom nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy ADN là “bản thiết kế gốc” và được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt. Chính vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của bản thiết kế gốc đó. Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của ADN. Ngoài ra ADN còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.
Bản thân cơ chế hoạt động của ADN trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời” mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời” mới biết được.
Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900, các kỹ sư phải cần đến 3 xe ô tô tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này.
Thế nên bạn có nghĩ rằng “những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua quá trình “chọn lọc tự nhiên”? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”… của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu… cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?
Giải Nobel Vật lý 2015
Liên quan đến TOE (Theory of Everything – Lý thuyết cho mọi thứ) và Định lý bất toàn của Kurt Goedel, tôi xin lại đưa tin về Giải Nobel Vật lý 2015 như sau:
“Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý 2015 cho Takaaki Kajita và Arthur B. McDonald với công trình nghiên cứu về hạt neutrino, chứng tỏ hạt này có khối lượng”, người đại diện trao giải Nobel nói trong đoạn video.
Theo Guardian, từ lâu các nhà khoa học đã tuyên bố rằng, hạt neutrino không mang điện tích và được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Tuy nhiên, giáo sư Kajita ở đại học Tokyo và McDonal ở đại học Queen đã chứng minh điều ngược lại.
Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm thấy dấu vết của hạt. Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.
Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển Trái Đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ Mặt Trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng.
Những phát hiện của 2 nhà khoa học này cho thấy, neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng bằng khoảng 1 phần triệu khối lượng của electron. Vì số lượng vô cùng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được.
“Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.
Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (The Standard Model) – thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất – được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh và không giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.
Bình luận:
Mô hình chuẩn từ trước tới nay đã giải thích rất tốt các hiện tượng trong Vật lý hạt, với điều kiện là hạt neutrino phải không có khối lượng. Nay hạt neutrino được phát hiện có khối lượng (dù rất nhỏ), vậy Mô hình chuẩn phải được thay thế bằng một mô hình khác tốt hơn. Chúng ta hãy chờ xem đó là mô hình gì. Khoa học là cuốn sách không có trang cuối cùng.
Ý kiến bình luận của PVHg’s Home
Cám ơn TS Phan Chí Thành vì một bài viết ngắn nhưng giàu thông tin và đặc biệt vì ý nghĩa quan trọng về nhận thức rút ra từ những thông tin đó. Cụ thể:
Khả năng tự sửa chữa điều chỉnh kỳ diệu của ADN nói lên rằng Bà Mẹ Tự Nhiên chẳng thú vị gì với những thay đổi “xộc xệch” đối với những chương trình đã cài đặt cho ADN. Bà Mẹ Tự Nhiên là một nhà thiết kế chu toàn, không chỉ thiết kế ra một chương trình, mà còn thiết kế luôn cả chương trình sửa chữa tự điều chỉnh cho chương trình. Điều đó có nghĩa là “giấc mơ thay đổi chương trình của ADN” để biến loài này thành loài khác chỉ là ước mơ hão huyền, phản tự nhiên, phản sự thật.
Điều này cho thấy sự đa dạng hóa của các loài sinh vật dưới thiết kế của Bà Mẹ Tự Nhiên rất sáng tạo và theo một quy định nào đó. Tương tự, các định luật trong vũ trụ cũng là do Bà Mẹ Tự Nhiên ban hành thay vì do vật chất trong tự nhiên tự tập hợp lại như lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin dự đoán.
Nói một cách đơn giản: Darwin đã dự đoán sai. Sai lầm của ông nằm ở chỗ ông chỉ dựa trên những quan sát đơn giản về sự thay đổi trong môi trường xung quanh và bị đánh lừa bởi những thay đổi đó – những thay đổi mà ông nhìn thấy làm cho ông tưởng tượng ra sự tiến hóa, mà thực chất không có, chỉ có sự biến hóa và sự đa dạng hóa.
Nói về giải Nobel Vật lý, nhận định của TS Phan Chí Thành về khám phá khối lượng của neutrino quả thật là thú vị. Nó cho thấy Mô hình Tiêu chuẩn của Vật lý còn xa mới đạt tới độ hoàn hảo. Người thông minh học được sự khiêm tốn, để hiểu rằng sẽ không bao giờ có cái gọi là TOE – Lý thuyết về Mọi thứ. Điều này một lần nữa cho thấy Định lý Bất toàn của Godel thật kỳ diệu, Kurt Godel không chỉ là nhà toán học vĩ đại, mà còn là một nhà triết học nhìn xa trông rộng vượt xa thời đại của ông, thậm chí vượt xa thời đại hiện nay.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TS Phan Chí Thành.
Chú thích:
Trong hàng thập kỷ qua chúng ta đã cố gắng đạt tới một lý thuyết cuối cùng về mọi thứ (Theory of everything) cho phép giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực. Năm 1931, nhà toán học trẻ người Áo, Kurt Gödel, đã công bố một công trình chứng minh một lần và mãi mãi rằng một Lý thuyết Duy nhất về mọi thứ thực ra là không thể có. Khám phá của Gödel được gọi là “Định lý Bất toàn”.
Bài này được đăng bản gốc trên viethungpham.com. Đọc bản gốc ở đây.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Email: bizet09@gmail.com
Giảng dạy: Từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở VN.
Hoạt động báo chí với tư cách một freelance trên nhiều báo in và trên mạng:
- Trang mạng Vietsciences: http://vietsciences.free.fr/
- Tạp chí Khoa học & Tổ quốc của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
- Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý VN
- Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
- Văn Nghệ của Hội nhà văn VN
- Văn Nghệ Trẻ của Hội nhà văn VN
- Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Hoạt động xuất bản Sách:
- Tác giả cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại”, NXB Trẻ xuất bản năm 2003
- Đồng dịch giả cuốn “Định Lý Cuối Cùng của Fermat” (Fermat’s Last Theorem) của Simon Singh, NXB Trẻ năm 2004
- Dịch giả cuốn “Phương Trình của Chúa” (God’s Equation) của Amir Aczel, NXB Trẻ 2004
- Dịch giả cuốn “Từ Xác định đến Bất định” (From Certainty to Uncertainty) của David Peat, NXB Tri Thức 2011.
- Cộng tác với Kỷ yếu “Đại học Humboldt 200 năm, Kinh nghiệm Giáo dục Thế giới & Việt Nam”, NXB Tri Thức, 2011. Bài “Nền khoa học và giáo dục Australia: Một kim tự tháp vững chắc”, Phạm Việt Hưng, trang 353.
- Cộng tác với Kỷ yếu “Hạt Higgs và Mô hình Chuẩn, cuộc phiêu lưu kỳ thú của khoa học”, NXB Tri Thức, 2014. Bài “Câu chuyện ‘hạt của Chúa’ đã kết thúc?”, Phạm Việt Hưng, trang 265.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.