Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Ông Trọng chỉ nên ‘ở lại tối đa nửa nhiệm kỳ’

Ông Trọng chỉ nên ‘ở lại tối đa nửa nhiệm kỳ’

Yen Vuong7:50 AM


Đại hội Toàn quốc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã đi qua được một nửa nghị trình
Trên 1.500 đại biểu đại diện cho khoảng 4,5 triệu đảng viên của Đảng này đang có những bàn thảo, lựa chọn cuối cùng để chuẩn bị bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới, cùng các cơ cấu quyền lực cao cấp nhất của Đảng, trong đó có các vị trí lãnh đạo cao cấp nhất trong Bộ Chính trị, Ban bí thư và đặc biệt là các vị trí ‘Tứ trụ’ đầy quyền lực.
Nhân dịp này, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, dành cho BBC một cuộc trao đổi. Xin mời quý vị theo dõi dưới đây.
Tuy nhiên, tờ báo chính thức của Đảng, tờ “Nhân Dân” lại không có lấy dù chỉ một dòng, dù chỉ một từ về tham luận này. Dư luận có thể đánh giá là vẫn còn là một khoảng cách khá xa giữa Đảng và nhân dân về yêu cầu đổi mới chính trị
TS. Vũ Cao Phan
BBC: Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua nửa nghị trình, ông có thể cho biết đánh giá nhanh của mình?
TS. Vũ Cao Phan: Vì Đại hội mới đi được nửa đường, tôi cũng chỉ xin đánh giá một nửa, nửa còn lại tạm gọi là dự đoán. Điểm đầu tiên nhận thấy là ông Tổng Bí thư chỉ báo cáo tóm tắt các văn kiện chủ yếu, không dài dòng đọc toàn văn như những kỳ Đại hội trước.
Có thể là chưa kịp chỉnh lý sau đợt góp ý nhưng trình bày như vậy tốt hơn. Nó bớt nặng nề mà vẫn đảm bảo yêu cầu.

Điểm sáng thực sự

Thứ hai, ý kiến của ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sự cần thiết phải đổi mới chính trị, theo tôi là một điểm sáng thực sự, nhất là nó được trình bày như một tham luận chính thức tại phiên họp toàn thể của một Đại hội Đảng, điều chưa từng thấy và được người điều hành phiên họp, ông Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là “tâm huyết và thẳng thắn”.
TBT Nguyễn Phú TrọngTBT Nguyễn Phú Trọng chỉ nên ở lại ‘tối đa’ nửa nhiệm kỳ, nếu được tái cử, theo TS. Vũ Cao Phan.
Tham luận ấy của ông Bùi Quang Vinh được hầu hết báo chí lề phải và lề trái đăng toàn văn. Tờ “Tiền phong” (Cơ quan của TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) còn chạy một tít lớn chiếm trọn trang đầu: “Đổi mới chính trị đồng bộ với kinh tế là yêu cầu cấp bách”.
Tuy nhiên, tờ báo chính thức của Đảng, tờ “Nhân Dân” lại không có lấy dù chỉ một dòng, dù chỉ một từ về tham luận này. Dư luận có thể đánh giá là vẫn còn là một khoảng cách khá xa giữa Đảng và nhân dân về yêu cầu đổi mới chính trị. Tôi không hoàn toàn nghĩ vậy. Ở đây có sự nhạy cảm. Việc này dính líu đến nhận thức về vấn đề nhân sự, một vấn đề rất nóng của Đại hội mà những người tổ chức đang cố gắng giảm nhiệt.
Theo tôi nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu lại làm Tổng Bí thư, ông cũng chỉ nên tái tại vị tối đa nửa nhiệm kỳ. Những người được thấy sẽ kế tục ông cũng đã là các cụ cứng cựa cả, đâu còn cần chăm sóc, chỉ bảo nữa
TS. Vũ Cao Phan
Là người đã nhiều lần phát biểu về sự cần thiết phải đổi mới chính trị, tôi vẫn có sự lạc quan, dù là dè dặt. Người ta chưa chuẩn bị để đưa vấn đề này ra thảo luận trước Đại hội thì rất có thể sẽ có trong nghị trình của một Hội nghị TW nào đó trong khóa tới. Chín rồi, nẫu rồi. Vấn đề là nội dung cụ thể của nó thôi.

Nếu ông Trọng tái cử?

BBC: Ông vừa đề cập vấn đề nhân sự, ông có đánh giá hay dự báo gì về vấn đề này?
TS. Vũ Cao Phan: Có thể. Sự chuẩn bị cho Hội nghị TW 14 cũng như cho Đại hội 12 của Đảng là khá kỹ, hơn hẳn các Hội Nghị TW 6, 7 và 10 trước đây.
Các “biện pháp tổ chức” cũng đã được thực thi khá nặng và triệt để để bảo đảm sự thành công của Đại hội như nó được trông đợi. Có thể nhìn thấy kết quả.
Sự ổn định cũng là cần thiết cho thời kỳ phát triển rất quan trọng của Việt Nam sắp tới.
Nhưng theo tôi nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu lại làm Tổng Bí thư, ông cũng chỉ nên tái tại vị tối đa nửa nhiệm kỳ.
Những người được thấy sẽ kế tục ông cũng đã là các cụ cứng cựa cả, đâu còn cần chăm sóc, chỉ bảo nữa.
TS. Vũ Cao Phan từng là Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, một cơ cấu được Đảng CSVN lập ra để ‘phát triển và quản lý’ các tổ chức hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nước ngoài trong chức năng được nhà nước và đảng gọi là “ngoại giao nhân dân”.
THEO BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.