Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Nhiệm kỳ II của ông Nguyễn Phú Trọng có thể là thế ''tiếp tục đu dây''?

Nhiệm kỳ II của ông Nguyễn Phú Trọng có thể là thế ''tiếp tục đu dây''?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)6:10 AM


Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Đại hội đảng cộng sản khóa XII kết thúc hôm 27/01/2016, sau một tuần làm việc căng thẳng đã có kết quả thắng lợi về ông Trọng, nguyên là tổng bí thư đảng cộng sản nhiệm kỳ XI. Ông Trọng năm nay 72 tuổi, là một tiến sĩ lý luận về đảng. Ông Trọng tiếp tục nắm giữ đầu đảng lần thứ hai trong nhiệm kỳ mới này.

Trong nhiệm kỳ thứ nhất, điểm nổi bật của ông Trọng có lẽ là chuyến thăm Hoa Kỳ hồi đầu tháng 7 năm 2015. Theo các nhà quan sát chính trị cho rằng "chuyến viếng thăm của ông Trọng tới Hoa Kỳ là đương nhiên trước áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu. Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam".

Tất nhiên, lợi ích kinh tế và phe nhóm trong nội bộ của đảng cộng sản sẽ đặt lên hàng đầu, trong đó miếng mồi TPP rất béo bở.

Theo đánh giá của giáo sư Peter A.Petri - Đại học Brandeis (Hoa Kỳ), Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Gia nhập TPP với 12 thành viên, GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu ngành sản xuất nội địa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản

Trước đó, hồi đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

Vấn đề Trung Quốc được cho là rất nan giải trong khâu đối ngoại và đối nội của đảng. Đối đầu để bảo vệ chủ quyền hay làm tìm cách xoa dịu cả Trung Quốc lẫn dư luận trong nước đều thật khó khăn?

4 tốt và 16 chữ vàng là thành trì cơ bản, xuyên suốt trong mối quan hệ gần gũi về cả chính trị, kinh tế, biên giới và hải đảo giữa hai đảng cộng sản. Cách giải quyết của đảng cộng sản Việt Nam là lên tiếng phản đối và nhờ quốc tế lên tiếng. Dù dư luận trong và ngoài nước yêu cầu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng chuyện này dường như không khả thi với họ. Mặc dù tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Xem ra cách đu dây này rất khôn ngoan, tránh va chạm trực tiếp với Trung Quốc. Nhưng khó thể hiện được bản lãnh thực sự của hệ thống lãnh đạo mà đảng cộng sản đang nắm quyền tại Việt Nam đối với Trung Quốc và quốc tế.

Nhiêm vụ trọng tâm của đảng cộng sản nhiệm kỳ 12 này là gì? Sáng 21/1 ông Trọng trình bày báo cáo về văn kiện đại hội XII đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó nhiệm vụ thứ 4 "kiên quết, liên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Hội nhập sâu trong các mối quan hệ quốc tế…"

Như vậy, theo nhiệm vụ này thì đảng cộng sản hết sức coi trọng đến vấn đề lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Theo chuyên gia phân tích thì "họ không còn giả điếc, không làm ngơ trước các thái độ ngang ngược của Trung Quốc trên biển đông". Lời nói và việc làm thường có song hành với nhau?

Trước đại hội đảng diễn ra, vào ngày 8/1 máy bay Trung Quốc xâm nhập vào vùng trời Sài Gòn. Trước đó, ngày 6/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này tiếp tục cho phép 2 máy bay đáp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc ra đá Chữ Thập diễn ra vào ngày 2/1.

Trước những hành động của Trung Quốc như vậy đảng cộng sản đã làm gì? Như mọi lần trước, Việt Nam có phản ứng nhưng "chưa quyết liệt" – lời của ông tướng Lê Mã Lương.

Đu dây với phương Tây và Hoa Kỳ vì lợi ích kinh tế gắn liền Biển Đông sẽ đem đến sự ngọt ngào hơn cho sự hưng vong của đảng. Đảng cộng sản hiểu rất rõ vị trí địa chiến lược của Biển Đông trong con mắt của phương Tây. Đương nhiên phương Tây và Hoa Kỳ không nhắm mắt làm ngơ trước việc Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông. Biết lợi thế này, đảng cộng sản lợi dụng cái "quan ngại" của phương Tây mà đưa ra các yêu sách cho mình và kêu gọi lên tiếng trong bàn đàm phán để có sự tương thích cho cả hai phía.

Thường các đàm phán của Phương Tây gắn liền với nhân quyền và tự do dân chủ. Sự "nhân đạo" của đảng cộng sản sẽ tiếp tục được tuyên truyền bằng việc thả hoặc trục xuất một vài tù nhân chính trị. Nhưng họ sẽ tiếp tục bắt bớ và giam tù những nhân vật bất đồng chính kiến khác, thậm chí sẽ quyết liệt hơn.

Trong những năm tiếp theo, yêu thế của đảng cộng sản có thể tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong việc đu dây với thế giới và trong nước để họ củng cố nội bộ mà theo các chuyên gia phân tích thì "có nhiều rạn nứt và bất đồng sâu sắc".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.