Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Quốc tế bình luận về VN. Qua sông bằng túi bóng: đỉnh cao của thiên đường xhcnvn.

Quốc tế bình luận về VN. Qua sông bằng túi bóng: đỉnh cao của thiên đường xhcnvn.




Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ
Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.
Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.
'Rơi nước mắt'
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/3, bà Lò Thị Thùy, hiệu trưởng Trường tiểu học Nà Hỳ 2, cho biết trường được thành lập từ tháng 8 năm 2004 nhưng trung tâm trường lại đặt ở một bản rất xa.
"Đến năm 2006 thì trường xin được chuyển về trung tâm xã Nà Hỳ. Tuy nhiên, công tác chiêu sinh vẫn gặp nhiều khó khăn vì chúng tôi phụ trách 10 điểm trường lẻ mà học sinh toàn là dân tộc Mông và Dao," bà cho biết.
"Tháng Tám là chuẩn bị vào năm học mới thì tháng Bảy các thầy cô giáo phải bắt đầu đi chiêu sinh. Ngay cả trong mùa mưa thì vẫn hoàn toàn phải đi bộ, băng qua rừng suối, điểm gần thì 5km mà điểm xa thì 18km."
"Mặc dù vất vả khó khăn" nhưng "học sinh vẫn quyết tâm lội suối đi học" và "các thầy cô vẫn cố gắng làm đúng chỉ tiêu của nhà nước", bà nói thêm.
Cũng theo hiệu trưởng trường, trong số 59 thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường thì có "80% là người miền xuôi".
Những ngày đầu, chứng kiến cảnh học sinh lặn lội đến trường, họ "cũng bỡ ngỡ và còn phải rơi nước mắt đấy", bà nói.
"Nhưng với thời gian rồi cùng với tâm huyết với nghề thì cũng vượt qua hết."
"Các thầy cô lên đây một, hai năm rồi cũng xây dựng gia đình ở trung tâm xã. Đầu tuần thì các thầy cô vào bản dạy xong cuối tuần lại về với gia đình."
"Con suối đấy mùa khô thì bình yên thôi, nhưng đến tháng 5, 6 thì lũ to lắm, các thầy cô có hôm không dám băng qua để về"
"Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo các thầy cô giáo là lũ to quá thì không được đi qua nhưng những lúc có việc phải về thì phải nhờ nhân dân dắt qua suối."
Bộ Giao thông vào cuộc
Các báo trong nước trong tin đăng ngày 19/3 cho biết sau khi xem đoạn video do bà Tòng Thị Minh ghi lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp nhắn tin để cảm ơn bà và hứa sẽ "nghiên cứu để làm sớm một cây cầu treo."
Báo Dân trí trong tin ngày 20/3 thì dẫn thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án cầu treo qua suối Nậm Pồ, bản Sam Lang, sẽ được triển khai xây dựng trong hai tháng, với vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng và sẽ do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Cũng theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu treo chỉ là giải pháp tạm thời và trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu để triển khai thi công đường giao thông.
Trước tin này, bà Thùy cho biết "thầy cô giáo mừng, học sinh cũng mừng, nhân dân trong bản cũng mừng".
"Cũng bất ngờ vì cái clip đã được quay từ tháng Tám năm 2013 nhưng mà do ở xa xôi quá nên cũng không biết gặp ai để đưa nên cứ giữ mãi từ hồi đó đến giờ," bà nói.
"Đến khi đoàn công tác báo Tuổi Trẻ lên thì họ mới nói là sao đường đi khó thế này, chúng tôi mới bảo chừng đó chưa ăn thua gì so với mùa mưa đâu. Chúng tôi đưa clip cho xem họ mới tin."
"Ngoài hỗ trợ những cây cầu cho các cháu học sinh cũng như thầy cô đi lại thuận tiện thì cũng rất muốn là nhà nước, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp giúp đỡ cho trường cho các cháu đỡ khổ."
"Trường thì giờ chỉ có phòng học thôi, còn phòng ở cũng như công trình vệ sinh, bể nước rồi nhà tắm thì chưa có, học sinh vẫn phải ra suối để tắm nên mùa lũ thì rất nguy hiểm."
Dân Anh 'ngạc nhiên'
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông báo sẽ sớm thi công cầu treo giúp học sinh băng qua suối
Hình ảnh học sinh Việt Nam vượt suối trong túi nylon để đến trường đã xuất hiện trên nhiều báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.
Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là "kỳ lạ", trong khi trang Express.co.uk viết: "Những đứa trẻ này muốn được học đến nỗi chúng sẵn sàng được đưa đến trường trong một cái túi nylon. Đây mới thực sự gọi là quyết tâm."
Một độc giả trên báo Daily Mail với nick 'Joy', viết: "Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường."
Độc giả 'Marshall1964' bình luận: "Cảnh tượng này khiến những đứa trẻ lười biếng, hư hỏng, được nuông chiều quá đỗi của chúng ta phải xấu hổ."
Một độc giả khác với nick 'elephante' thì viết: "Tôi ngưỡng mộ trước động lực và quyết tâm được tiếp cận giáo dục. Thế nhưng chẳng lẽ không ai nghĩ đến việc xây một cây cầu hay sao?"
"Đường đến trường ở Việt Nam cứ như là ở Thế Vận hội. Anh ta là một vận động viên đoạt huy chương vàng," nick 'noodle' viết.
Video: Nín thở qua sông bằng túi ny-lông
BBC

Nội bộ CSVN đấu đá dữ dội qua việc Nhật điều tra vụ hối lộ ngành đường sắt

Nội bộ CSVN đấu đá dữ dội qua việc Nhật điều tra vụ hối lộ ngành đường sắt

Hiện tại, tin hành lang cho biết các quan chức cấp cao của Hà Nội đang bóp trán để tìm những nhân vật hy sinh trong vụ bê bối ăn hối lộ của ngành đường sắt, đang làm ê ẩm mặt mũi chế độ CSVN. 
Nguồn tin chưa được kiểm chứng này cũng cho biết, đại sứ Việt Nam ở Nhật đang tìm cách thoả thuận với tờ báo Yomiuri Shimbun, một trong những tờ báo lớn nhất ở Nhật, xin tạm thời sắp tới không công bố tên các quan chức cấp cao của Việt Nam với lý do để tạm điều tra, tuy nhiên đề nghị này đã không thành công.
Cách đây vài ngày, tờ nhật báo Yomiuri Shimbun đã đưa tin công ty Nhật JTC khai đã hối lộ 80 triệu yên cho quan chức Việt Nam nhằm nhận được hợp đồng xây dựng đường sắt từ nguồn vốn ODA, tức vốn của nước Nhật cho Việt Nam vay trong các dự án phát triển quốc gia. 
Tổng công ty đường sắt của Việt đã phải hối hả tổ chức cuộc họp mật ngay trong ngày chủ nhật theo lệnh Trung ương, mục đích kiểm soát thông tin, cũng như sớm tìm ra các nhân vật hy sinh cho sự kiện này. 
Được biết món tiền 80 triệu yên, tức hoảng 16 tỷ đồng Việt Nam, ước chừng 800.000 Mỹ kim, đã được công ty JTC, thầu xây dựng của Nhật đưa cho vài quan chức của ngành đường sắt Việt Nam, nhằm chiếm ưu thế trong việc đấu thầu tư vấn nâng cao an toàn về cầu và đường sắt trên tuyến Hà Nội – Saigon, trị giá khoảng 150 tỉ, thực hiện trong 56 tháng.
Đây là lần thứ hai báo chí Nhật làm cho Hà Nội bẽ mặt. Trước đó, các vụ tham nhũng liên quan đến nguồn vốn xây dựng đường cao tốc Đông – Tây đã bị bóc trần, cũng từ nguồn tiền ODA của Nhật cung cấp cho Việt Nam.
Vụ án Đường cao tốc Đông - Tây đã phanh phui nhiều thứ. Nhân vật hy sinh để cứu nguy cho các quan chức cấp cao là cán bộ Huỳnh Ngọc Sỹ. Năm 2008, ông Sỹ đã thay mặt cho một nhóm quan chức, nhận hối lộ 20 triệu Yên của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương, có trụ sở chính tại Nhật, để cho thầu xây dựng dự án đại lộ Đông-Tây. 
Ngày 26 tháng vừa qua, một chuyên viên kinh tế của Nhà nước VN, ông tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tuyên bố Việt Nam không được tránh né như vụ năm 2008, mà cần phải phối hợp với Nhật Bản điều tra làm rõ cho dân chúng được biết.
Mặc dù khắp nơi rầm rộ các bình luận và tin tức về vụ bê bối này, nhưng khi được hỏi, Ban Nội chính Trung ương của CSVN tuyên bố rằng họ chưa có thông tin gì về sự kiện này.
Mặc khác, an ninh nội bộ Đảng cũng ráo riết truy lùng xem có ai là người đã chuyển thông tin này cho phía Nhật hay không. 
Cũng không loại trừ đây là một cách đấu đá nội bộ trong mùa thay đi nhân sự đang sắp diễn ra.
Vụ nhận hối lộ của các quan chức ngành đường sắt lại mở ra thêm các lời bàn tán, nghi vấn rằng: phải chăng từ những vụ tham nhũng này mà giá xây dựng đường cao tốc của Việt Nam luôn cao gấp 3 lần ở Mỹ, mà chất lượng thì lại luôn thấp hơn, và các quan chức thì luôn giàu có bất ngờ sau những dự án xây dựng như vậy. 
(N. Khanh)
Nguồn SBTN.

Câu chuyện truyền thông -Công An Cài Cắm?

www.ducme.tv Câu chuyện truyền thông -Công An Cài Cắm?- 30 03 2014



Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây

Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây

Tàu tuần duyên Trung Quốc đang tìm cách cắt đường tàu tiếp tế Philippines trên đường đến bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa) ngày 29/03/2014. Ảnh của phóng viên Reuters trên tàu Philippines.
REUTERS/Erik De Castro
Tại khu vực Bãi Second Thomas Shoal (tên Việt Nam : Bãi Cỏ Mây ; tên Philippines : Ayungin; tên Trung Quốc : Nhân Ái) hiện do Manila kiểm soát, nhưng đang bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa, vào hôm qua 29/03/2014, một chiếc tàu tiếp tế Philippines đã vượt qua được vòng vây của tuần duyên Trung Quốc để đổ bộ lên bãi. Ngoài ra, thất bại của tàu Trung Quốc trong việc ngăn chặn diễn ra dưới sự chứng kiến tận mắt của truyền thông quốc tế.
Sau thất bại hôm 09/03, khi hai tàu tiếp tế dân sự của mình - bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa bãi Second Thomas Shoal chặn đường - phải trở lui, vào hôm qua, Manila lại phái một con tàu khác đến tiếp tế cho đơn vị Thủy quân lục chiến của Philippines đồn trú tại đấy. Điểm khéo léo của Chính quyền Manila lần này là cho nhiều nhà báo quốc tế đi theo chiếc tàu tiếp liệu.
Theo tường trình của hãng tin Anh Reuters, hành trình của chiếc tàu Philippines - thuộc loại nhỏ - diễn ra suôn sẻ cho đến lúc bị một chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc phát hiện khi cách bãi Second Thomas Shoal khoảng một tiếng đồng hồ. Tàu Trung Quốc đã tăng tốc và đến kèm sát bên trái chiếc tàu Philippines, hụ còi cảnh cáo ít nhất ba lần.
Sau vài phút, tàu Trung Quốc chạy chậm lại, vào lúc một tầu tuần duyên lớn hơn xuất hiện, di chuyển nhanh để vượt lên cắt ngang đường đi của tàu Philippines.
Phia Trung Quốc đã dùng tiếng Anh gọi radio cho tàu Philippines, cảnh cáo rằng con tàu đã đi vào « lãnh thổ Trung Quốc ». Thuyền trưởng chiếc tàu dân sự Philippines đã trả lời rằng nhiệm vụ của ông là đến tiếp tế cho quân đội Philippines đồn trú trên bãi.
Thay vì dừng lại hoặc trở lui, chiếc tàu Philippines đã tăng tốc độ, lách chiếc tàu Trung Quốc ở phía trước và rốt cuộc đã chạy được vào vùng biển nông mà tàu tuần duyên Trung Quốc không thể tiếp cận.
Thế là sau đó chiếc tàu đã cặp được vào bãi Second Thomas Shoal, và đưa lương thực, nước uống lên trên chiếc tàu cũ mắc cạn trên bãi được dùng làm chỗ ở cho tám người lính Thủy quân lục chiến Philippines có nhiệm vụ canh giữ bãi này.
Tất cả các động thái ngăn chặn, hù dọa của Trung Quốc, cũng như phản ứng kiên quyết và khéo léo của chiếc tàu Philippines, đã diễn ra dưới sự chứng kiến của một phái đoàn nhà báo, kể cả nhà báo quốc tế, đi theo chuyến tàu.
Ngoài ra, còn có một phi cơ Hải quân Mỹ, một máy bay quân sự Philippines và một phi cơ Trung Quốc cũng bay trên không, theo dõi chiếc tàu Philippines vào những thời điểm khác nhau.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, vụ săn đuổi hôm thứ Bảy là một biểu hiện cụ thể hiếm thấy về tình hình căng thẳng thường xuyên diễn ra trên vùng Biển Đông, một trong những điểm nóng của khu vực. Vụ này cũng là một lời cảnh tỉnh, cho thấy rõ thái độ vô cùng quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền trên những khu vực rất xa bờ biển Trung Quốc.
Có thể nói là khi cho phóng viên quốc tế tháp tùng theo con tàu, chính quyền Manila đã thành công trên mặt trận truyền thông, nêu bật được thế ỷ mạnh hiếp yếu của Bắc Kinh.
Dù đã tiếp tế thành công, nhưng chính quyền Manila vẫn xem xét khả năng chính thức phản đối Bắc Kinh về mưu toan ngăn chặn thứ hai này.
Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này vào tối hôm qua đã lên tiếng cho rằng hành động của Philippines không ảnh hưởng đến thực tế là bãi này thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và Bắc Kinh « sẽ không bao giờ chấp nhận việc Philippines chiếm giữ bãi Nhân Ái (tên Trung Quốc đặt cho Second Thomas Shoal) dưới bất kỳ hinh thức nào ».

Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương ?

Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương ?

"Thầy giáo hỏi: - Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương ? 
Cả lớp im lặng. 
Thầy giáo chỉ 1 học sinh: 
- Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không ? 
Học sinh sợ sệt : - Dạ không phải em. 
Vừa lúc đó ông hiệu trưởng đi ngang. 
Thầy giáo phân bua : - Anh xem, học trò bây giờ tệ quá. Tôi hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết. 
Thầy hiệu trưởng gật gù : - Thôi anh nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quĩ đền cho. Đừng làm rùm beng mang tiếng trường chúng ta chết."
Há há

Bài viết về văn hóa người Việt của du học sinh Nhật gây bão Facebook

Bài viết về văn hóa người Việt của du học sinh Nhật gây bão Facebook


Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Nội dung bài viết như sau:
Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết. 
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?
Kèm theo bài viết trên, Dưa Leo cũng đưa ra ý kiến của riêng mình: “Tuy đọc xong nhiều bạn chắc sẽ thấy khó chịu, nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người ta nói đúng, mình mà chịu nghe chịu sửa thì mới thiệt là người giỏi người tài. Ai không chịu nổi thì cứ tưởng tượng Đôrêmon đang nói đi ha”.
Không riêng Dưa Leo mà rất nhiều dân mạng Việt cũng đồng tình với quan điểm của người viết bài.
Bạn Nhân Mã: “Phát biểu chuẩn như dân Nhật. Like mạnh!”
Duy Khanh: “Chẳng thấy khó chịu, chỉ thấy vui vì có người nói đúng ý của mình. Người việt tự sướng về bản thân quá nhiều”.
Bạn Sandy Axiang: “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắng”.
Bạn Thao Desinger: “Sao không thấy cái hay để học, cái dở để sửa? Một người Nhật mới sống có 4 năm ở Việt Nam mà họ nhìn thấu cái xấu cái dở, trong khi những con người đầy lòng tự tôn dân tộc, con lạc cháu hồng thì không chịu hiểu và không muốn hiểu. Cứ đi ra bờ hồ mà xem khách du lịch tới Việt Nam vì đất nước này có giao thông kỳ lạ nhất thế giới”.
Bạn LadyCat Cat: “Đúng mà, ra ngoài rồi, tiếp xúc và sống ở nước ngoài rồi mới thấy rõ VN mình lạc hậu kém phát triển như thế nào. Thật sự là người VN không có văn hoá xếp hàng chán lắm, ra ngoài người ta hỏi đến từ đâu, trả lời đến từ VN xong thì người ta thay đổi thái độ liền, buồn lắm”.
Dù cũng có ý kiến phản bác lại những gì mà du học sinh Nhật viết song rất hiếm hoi.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt.
Nhân Hoàng

Kỳ án Nhã Thuyên – Thư Hiên

Kỳ án Nhã Thuyên – Thư Hiên

Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Thoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình,  người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.
Câu chuyện được bắt đầu từ mùa hè năm 2013 và khá rùm beng trên nhiều báo chính thống vào thời điểm đó. Nhưnghiện nay, ngay cả những báo chính thống đã từng “đánh” Nhã Thuyên cũng không đăng tải dòng nào về các quyết định trên. “Bí mật” được tiết lộ qua một tờ báo vẫn bị dư luận xem là “lá cải”, Kinh doanh và Pháp luật. Tờ này đăng tải đơn kêu cứu của PGS TS Nguyễn Thị Bình về việc bà Bình bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho nghỉ hưu sớm 5 năm mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức bài viết đã bị gỡ xuống, nhưng sự hiện hữu ngắn ngủi của nó vẫn kịp để nhiều trang mạng và báo “lề trái” chộp được.
Mất việc
Cô Đỗ Thị Thoan (vẫn được gọi bằng bút danh là Nhã Thuyên) vốn là sinh viên K53 Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ĐH, cô tiếp tục theo học khóa cao học K18 tại trường này (năm học 2009 – 2010). Luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa” của cô được hội đồng thẩm định của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá xuất sắc. Đây là một trong những lý do giúp cô được ký hợp đồng ngắn hạn làm giảng viên giảng dạy môn Văn học Việt Nam hiện đại tại khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ tháng 9/2012.
Theo sự phân công của lãnh đạo khoa Ngữ văn và tổ trưởng tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, cô Nhã Thuyên (từ giờ chúng tôi xin phép được gọi cô Đỗ Thị Thoan bằng cái tên này bởi nó quen thuộc với giới nghiên cứu văn học và dư luận) dạy chuyên đề Văn học người Việt ở hải ngoại cho sinh viên năm thứ 3. Đây là một học phần tự chọn, tuy mới nhưng nhanh chóng tạo được sự hấp dẫn đối với sinh viên. Trước Nhã Thuyên, ở khoa Ngữ văn có TS Nguyễn Phượng đã (và đang) thành công trong việc dạy chuyên đề này. Mỗi học phần Văn học người Việt ở hải ngoại do TS Nguyễn Phượng hoặc Nhã Thuyên dạy có khoảng trên dưới một trăm sinh viên tham gia. Trong khoa còn có một giảng viên nữa cũng dạy chuyên đề Văn học người Việt ở hải ngoại.
Nhưng những rắc rối với Nhã Thuyên lại bắt đầu từ chính chuyên đề cô được lãnh đạo khoa phân công giảng dạy. Trao đổi với chúng tôi, Nhã Thuyên cho biết: “Khoảng tháng 4/2013 trong khoa bắt đầu có thông tin cơ quan an ninh đến kiểm tra việc giảng dạy của tôi. Lúc đó tôi đã làm một văn bản giải trình nội dung từng buổi dạy theo yêu cầu của khoa… Sau đó tưởng như mọi việc được giải quyết êm thấm theo nghĩa mình cũng chẳng có vấn đề gì về tư tưởng. Tôi vẫn được tiếp tục dạy cho đến khi kết thúc học phần cho sinh viên cũng như vẫn được chấm bài bình thường. Nhưng cuối tháng 5/2013 thì khoa có một buổi nói chuyện với tôi. Họ nói rằng mong tôi hiểu cho họ về việc họ phải chịu một sức ép từ cơ quan an ninh và họ không thể ký tiếp hợp đồng để tôi có thể tiếp tục giảng dạy tại khoa nữa”.
Tuy nhiên Nhã Thuyên cũng cho biết cô thật sự không biết “an ninh” là những ai. Cô chỉ nghe nói đến họ. Còn mọi trao đổi về những việc liên quan tới công việc giảng dạy của cô từ trước đến nay, cô chỉ được thực hiện với lãnh đạo khoa Ngữ văn.
“Tổng tấn công”
Dẫu hết tháng 5/2013 Nhã Thuyên không còn là giảng viên của khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nữa nhưng cô vẫn tiếp tục bị “truy đuổi” bằng một loạt bài báo xuất hiện trên các tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Nhân dân, Quân đội Nhân dân… Căn cứ để “họ” truy đuổi cô là luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ xuất sắc từ năm 2010. “Đầu tiên là một bài báo của Chu Giang trên tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh vào khoảng 26, 27/5 (bài Có giải thiêng lịch sử được không? của tác giả Chu Giang, Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, trang 16, số 256 – HTN). Tôi nghe đồn sẽ có 5 kỳ, nhưng thực tế họ đăng 4 kỳ. Nhưng loạt bài này chưa tạo được sự ầm ĩ nào với truyền thông, cho đến khi xuất hiện hai bài trên Nhân Dân và Quân đội Nhân dân vào khoảng tháng 7/2013”, Nhã Thuyên nhớ lại.
“Đánh” trên truyền thông chưa đủ. Trong hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn Việt Nam tại Tam Đảo (4, 5/6/2013), nhà phê bình Chu Giang (tức nhà văn Nguyễn Văn Lưu) còn đăng đàn để cảnh báo hiện tượng kích động phản loạn của luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên). Quan điểm này được GS Phong Lê hưởng ứng bằng cách “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” (nguồn:  http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/mot-goc-nhin-phan-van-hoa-va-phi-chinh-tri/250927.html).
Nhận xét về chiến dịch “đánh” Nhã Thuyên, trên blog của mình, GS Trần Đình Sử, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội viết: “Cuộc phê phán luận văn thạc sĩ năm 2010 của giảng viên đai học Đỗ Thị Thoan hiện đang rầm rộ khắp cả nước, trên các báo lớn, báo nhỏ với đủ các từ quy kết nặng nề như “phản văn hóa”, “phản động”, “mượn danh khoa học để làm chính trị”, “ngụy khoa học”, “sự lệch chuẩn”, “sự nổi dậy của rác thối”, “tham vọng soán ngôi của rác thối”… Một đám cháy đang bùng lên dữ dội trên văn dàn. (…) Đồng thời với sự phê phán là các đề nghị cách chức, xử lí những người hữu quan, và thực tế đã không tiếp tục kí hợp đồng giảng dạy với cô giáo Nhã Thuyên một cách vội vàng, chưa đủ thủ tục pháp lí. Thông thường người ta chỉ xử lí sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu trong một xã hội được coi là đề cao dân chủ thì thật tiếc là thiếu sự đàng hoàng”.
Trước sự tấn công ồ ạt của “phe đánh” Nhã Thuyên, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là người đầu tiên có bài viết phản biện được đăng trên báo chính thống, bài “Từ một bản luận văn”. Bài được đăng trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh (báo giấy) số ra ngày chủ nhật 28/7/2013. Sau khi bài được đẩy lên bản điện tử của báo này thì Vietnamnet cũng đăng lại. Tuy nhiên, ngay sau đó cả hai báo điện tử đã gỡ bài xuống (nhưng hiện bài vẫn còn trên trang Báo mới với chú giải nguồn dẫn từ báo Pháp luật TP HCM). Nhiều nhà phê bình, nhiều học giả cho biết những bài viết được xem là có chiều hướng “bênh” Nhã Thuyên của họ đều bị các báo chính thống từ chối đăng tải.
Trong diễn biến đó, lãnh đạo Khoa Ngữ văn đã họp với PGS TS Nguyễn Văn Long, chủ tịch hội đồng chấm luận văn của Nhã Thuyên hồi năm 2010. Không hài lòng với kết quả cuộc họp với PGS Nguyễn Văn Long, ngày 27/7/2013, Khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức  một hội thảo khoa học mở rộng lấy ý kiến các nhà khoa học về luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên. Hội thảo được tổ chức với chiêu bài mổ xẻ các vấn đề  có tính học thuật trong một luận văn thạc sĩ đã được thẩm định nhưng không hề có mặt toàn bộ hội đồng chấm cũng như tác giả của luận văn.
Theo một học giả được mời, hội thảo gần giống như một cuộc “họp kín”. Các đại biểu tham gia hội thảo được yêu cầu không sử dụng máy ghi âm cũng như không được tiết lộ nội dung hội thảo ra ngoài. Tuy nhiên, kết quả cuộc họp có thể không đạt mục tiêu “đánh” Nhã Thuyên khi mà nhiều học giả bày tỏ quan điểm đòi hỏi phải có một ứng xử khoa học với một công trình khoa học. Một nguồn tin khác thì kể lại với chúng tôi: “Trong số các ý kiến có đòi hỏi cần phải ứng xử khoa học với luận văn có GS Đặng Anh Đào và GS Phùng Văn Tửu. Cả hai giáo sư này đều khẳng định, việc họ đến bắt tay ông Chu Giang rồi khen phát biểu của ông ấy hay như tường thuật trong một bài báo là không chính xác”. Bài báo mà nguồn tin này nhắc đến là bài cuối trong loạt bài “Luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề…” được đăng trên báo Thanh tra (http://thanhtra.com.vn/ky-cuoi-khong-the-xam-pham-gia-tri-thieng-lieng_t221c8n57577tn.aspx).
Tận diệt?
Sau sự kiện trên, sự việc tạm thời im ắng. Nhã Thuyên đã bị mất việc làm, PGS TS Nguyễn Thị Bình bị hao tổn tâm trí, dư luận ngỡ rằng có thể “họ” đã để cho vụ việc trôi vào dĩ vãng.
Đột nhiên, đầu tháng 3, giới chuyên gia trong và ngoài nước được một phen bổ chửng khi được biết, PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn thạc sĩ, buộc phải về hưu trong một bối cảnh hết sức bất bình thường.
Theo thông báo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mà PGS TS Nguyễn Thị Bình cung cấp cho báo Kinh doanh và Pháp luật, bà Bình sinh tháng 9/1956. Đến tháng 9 tới, bà Bình tròn 58 tuổi. Theo nghị định 141 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐH, nữ giảng viên ĐH có chức danh phó giáo sư được kéo dài thời gian làm việc so với tuổi nghỉ hưu mà pháp luật hiện hành quy định không quá 7 năm. Như vậy, về lý, bà Bình có thể được giảng dạy tại Khoa Ngữ văn đến tháng 9/2018, nếu thoả mãn hai điều kiện: (1) bà Bình có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; (2) cơ sở GD ĐH có nhu cầu và chấp thuận. Điều kiện (1), theo diễn đạt của bà Bình gửi cho báo Kinh doanh và Pháp luật thì bà có đủ sức khoẻ và tự nguyện kéo dài công việc. Vấn đề còn lại ở điều kiện (2). Theo thông báo của trường, quả là có chuyện Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội “không đồng ý kéo dài thời gian làm việc với PGS TS Nguyễn Thị Bình”. Nhưng tại sao “không đồng ý” thì đến nay Đảng uỷ cũng như Ban giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chưa có bất kỳ lời giải thích nào mặc dù bà Bình đã bốn lần đề nghị bằng văn bản.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, rất khó xảy ra khả năng PGS TS Nguyễn Thị Bình buộc phải về hưu là do khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không còn cần đến sự đóng góp của bà. Được biết, đến thời điểm nhận thông báo trên, PGS TS Nguyễn Thị Bình là tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ văn. Hiện tại Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ Văn vẫn chưa có tổ trưởng. Ban đầu, Khoa Ngữ văn đề xuất bổ nhiệm TS Chu Văn Sơn bởi ông đang là tổ phó, nhưng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chấp nhận (dư luận nghi ngờ có thể vì TS Chu Văn Sơn là thành viên của hội đồng chấm luận văn Nhã Thuyên hồi 2010 và ông đã từng cho luận văn này điểm 10). Về sau nhà trường định bổ nhiệm PGS TS Vũ Thanh (lúc đó đang là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn) trong khi ông Thanh không nghiên cứu văn học Việt nam hiện đại. Nhưng ông Thanh từ chối nên đến giờ TS Chu Văn Sơn vẫn tạm thời phụ trách Tổ Văn học Việt Nam hiện đại.
Đã vậy, trong số 7 giảng viên của nhóm Văn học Việt Nam sau 1945, bà Bình là người duy nhất có học hàm Phó Giáo sư, đồng thời cũng là người duy nhất trong nhóm đến nay được nhà nước phong học hàm. Việc PGS TS Nguyễn Thị Bình nghỉ hưu đột ngột để lại một mảng trống khá lớn không chỉ cho chuyên đề mà bà được phân công giảng dạy mà cho cả nhóm Văn học Việt Nam sau 1945. “PGS Bình nghỉ, hiện chúng tôi có 6 người, nhưng thực tế tham gia hoạt động giảng dạy tại khoa chỉ 3 người do 3 người kia hiện đang đi học hoặc đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế chắc chắn chúng tôi phải trằn ra mà gánh thêm việc trước kia vốn là của PGS Bình. Hiện chúng tôi dạy bình quân 750 tiết/ năm, như vậy là đã nhiều. Tình hình này có thể sắp tới chúng tôi phải dạy trên 1.000 tiết/ năm mà như thế thì thực sự quá tải trong khi chúng tôi cần có thời gian để làm nghiên cứu”, một giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết.
Quả là một khó khăn lớn cho những người ở lại nếu như họ phải “gánh” thêm việc của PGS TS Nguyễn Thị Bình khi mà hiện nay bà là chuyên gia duy nhất về văn học Việt Nam sau 1975 của khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. “Để có thể bắt tay vào dạy một chuyên đề, giảng viên cần phải có thời gian chuyên tâm nghiên cứu ít nhất 6 tháng. Tôi cho rằng đây là điều không đơn giản, bởi tất cả chúng tôi cũng đang phải trằn lưng nghiên cứu những vấn đề trong mảng mà mình phụ trách”, cũng vị giảng viên trên cho biết.
Như vậy, việc dư luận suy diễn lý do Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội “không đồng ý” cho PGS TS Nguyễn Thị Bình kéo dài thời gian công tác do bà là người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn năm 2010 là có cơ sở.
Suy diễn này càng có cơ sở hơn khi mà ngày 27/3/2014, trên blog của mình, Nhã Thuyên thông báo về việc cô bị Phòng Sau ĐH của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội  mời đến để nhận các quyết định các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ. “Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v”, Nhã Thuyên viết. Cô đề nghị được cung cấp thông tin về các giấy tờ và hồ sơ có thể kèm theo như biên bản thành lập hội đồng thẩm định, các nhận xét của từng thành viên hội đồng, v.v… nhưng không được đáp ứng. Hiện Nhã Thuyên đang chờ giải thích mới nhất từ Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội liên quan tới các quyết định thu hồi bằng thạc sĩ và thu hồi luận văn của cô.
Thư Hiên
Sau “bí  mật” Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không đồng ý kéo dài thời gian làm việc với PGS TS Nguyễn Thị Bình được tiết lộ với truyền thông, trên các trang mạng cũng dấy lên đồn đoán về việc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức thành lập một hội đồng chấm lại luận văn của Nhã Thuyên. Hội đồng này cũng được tổ chức theo một cách thức bí mật, nghĩa là cho đến nay không một ai được biết thật sự có hay không một hội đồng như thế, ngay cả Nhã Thuyên – tác giả luận văn, và các thành viên chấm thẩm định luận văn năm 2010. Cũng theo đồn đoán, trong số các thành viên của hội đồng chấm lại, không một ai có công trình nghiên cứu về văn học Việt nam hiện đại, đương đại.
Nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi của Khoa Ngữ Văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết họ đặc biệt phẫn nộ trước hành xử thiếu khoa học trong một môi trường khoa học có uy tín bậc nhất quốc gia như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. “Chúng tôi liên tục đề nghị được gặp lãnh đạo nhà trường để bày tỏ sự bất bình trong quan điểm xử lý vụ vụ việc nhưng họ đều lảng tránh”, một vị cho biết.

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN-Sự tước đoạt trí thức


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THOAN
VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ:
THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. T.S Nguyễn Thị Bình HÀ NỘI, NĂM 2010 


Lời Cảm Ơn
Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, ngƣời hƣớng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở đón nhận những ý kiến đa dạng về các hiện tƣợng đƣơng đại.
Cảm ơn Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, những ngƣời không ngần ngại chia sẻ tƣ liệu và trao đổi. Cảm ơn thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quý báu.

Cảm ơn Lê Đình Nhất Lang vì những chia sẻ “liên mạng”.
Cảm ơn Bùi Chát, Lý Đợi, Inrasara cùng nhiều nhà thơ khác đã luôn ƣu ái tặng chúng tôi những tập sách mới nhất trong nhiều năm qua, cảm ơn Lý Đợi đã tận tình giúp tôi tìm tƣ liệu của và về Mở Miệng.
Cảm ơn Lan Anh, Hồng Hạnh, Thu Hƣờng và những ngƣời bạn tôi không thể kể hết tên.
Cảm ơn bố Phạm Minh Hải và mẹ Mai Thị Duyên cùng những ngƣời thân trong gia đình vì luôn ủng hộ những gì tôi làm.
Đặc biệt, cảm ơn Phạm Minh Đăng, ngƣời đọc của thơ, vì tình yêu và sự thấu hiểu trong những ngày cùng sống.

TÁC GIẢ 
Mời đọc toàn bộ luận văn đang nổi sóng gây tranh luận của giới trí thức bị cưỡng bức sự thật? http://kesach.org/wp-content/uploads/nhathuyen/LuanVanNhaThuyen-ViTriKeBenLe.pdf

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Chu Vĩnh Khang và người thân vơ vét 16 tỷ USD

Chu Vĩnh Khang và người thân vơ vét 16 tỷ USD

TP - Khi khám xét nhà của Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương (UBCP), người ta mới phát hiện ông ta và người thân sở hữu số tiền, vàng, cùng các tài khoản nội ngoại tệ, tổng cộng lên tới 16 tỷ USD.
Một trong vô số nhà và xe hơi đắt tiền của Chu Vĩnh Khang
Tịch thu vô số tiền, vàng và nhà
Tờ “Đông phương Nhật báo” và một số báo điện tử ngày 29/3 đã đăng tải thông tin cho biết: các phóng viên đã có được bản “Thông báo nội bộ” của “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” thuộc Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương về “Danh mục kiểm kê khám nhà” đối với Chu Vĩnh Khang.
Bản Thông báo nội bộ cho biết: Trong các ngày 2/12/2012, 10 và 22/1/2014, Viện Kiểm sát 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Quảng Đông đã ra lệnh khám xét 3 đợt đối với 29 khu nhà ở của gia tộc Chu Vĩnh Khang tại đây.
Kết quả: Chu Vĩnh Khang và những người thân (vợ con, anh em) có tổng cộng 326 căn nhà với tổng trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ ở 12 thành phố: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Qua khám xét đã thu giữ 47,850 kg vàng, bạc; số lượng rất lớn tiền mặt gồm hơn 150 triệu tệ, hơn 2 triệu 700 ngàn USD, hơn 660 ngàn Euro, 110 ngàn Bảng Anh, 550 ngàn Fran Thụy Sĩ.
Ngoài số tiền, vàng, các nhân viên điều tra còn thu giữ số lượng lớn đồ cổ, 55 tranh, thư pháp quý tổng trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ tệ; 62 xe ô tô các loại trong đó có cả xe quân sự và nhiều siêu xe đắt tiền.
Nghiêm trọng hơn, đã phát hiện Chu Vĩnh Khang và người thân đã tàng trữ trái phép cả “kho vũ khí” 27 khẩu súng, gồm 15 khẩu súng ngắn K76, K96, K99 do Trung Quốc sản xuất, 12 khẩu súng ngắn của Đức, Nga, Anh, Bỉ và hơn 11 ngàn viên đạn các cỡ.
Chu Vĩnh Khang
Các nhân viên điều tra còn phong tỏa 947 tài khoản nội tệ, 117 tài khoản ngoại tệ đặt tại 133 ngân hàng với tổng trị giá hơn 37,7 tỷ tệ. Người ta còn thu giữ số cổ phiếu các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng, sản xuất rượu trị giá 51,3 tỷ tệ và cổ phiếu nước ngoài trị giá 170 triệu tệ.
Theo thống kê bước đầu, tổng số của cải mà Chu Vĩnh Khang và gia tộc vơ vét được đã lên tới 100 tỷ tệ (16 tỷ USD).
Kẻ cầm đầu tập đoàn thế lực đen lớn nhất Trung Quốc
Thông báo này cho rằng, Chu Vĩnh Khang là kẻ cầm đầu Tập đoàn thế lực đen lớn nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949) đến nay. Vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý từ tháng 2/2014.
Tuy vụ án chưa được chính thức công bố, nhưng các nhà phân tích cho rằng với phạm vi ảnh hưởng, những tội gây nguy hại cho xã hội, Chu Vĩnh Khang sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 313 người có liên quan đến Chu Vĩnh Khang gồm người thân trong gia tộc, quan chức trong hệ thống Dầu khí, hệ thống Chính Pháp, quan chức ở Tứ Xuyên bị bắt.
Cụ thể: 11 quan chức cấp Thứ trưởng, 56 quan chức cấp Sở, Vụ, 14 người thân trong gia đình, 28 nhân viên công tác và cảnh vệ, ngoài ra còn 11 người đang bỏ trốn chưa bắt được (trong đó có em gái vợ là Giả Hiểu Hà, Thư ký Lương X. và một cô nhân tình họ Lâm).
Báo chí phân tích, Chu Vĩnh Khang đã cài cắm người thân vào cả 3 hệ thống trên, biến 3 hệ thống thành nơi để Chu gia trục lợi, thành nguồn cung của cải. Nhiều thư ký các thời kỳ của Chu trong thời gian ông ta công tác trong ngành Dầu khí, ở Tứ Xuyên và Bộ Công an sau khi được bố trí giữ các chức vụ quan trọng như Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Lý Hoa Lâm, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Hải Nam Ký Văn Lâm… đều lần lượt bị cách chức, bị điều tra.
Theo “Đông Phương nhật báo”, việc Trung Quốc trì hoãn công khai vụ án nghiêm trọng Chu Vĩnh Khang là có một số lý do: Thứ nhất, đang nghiên cứu xem có đưa từ “Tập đoàn” vào tên vụ án này hay không. Có ý kiến nên đặt tên là “Vụ án tập đoàn tham nhũng Chu Vĩnh Khang” và định tính là “Tập đoàn tham nhũng lớn nhất kể từ khi thành lập nước (1949) đến nay”. Thứ hai, Chu Vĩnh Khang kiên quyết chống lại công tác điều tra của Ủy ban KTKL trung ương.
Hiện Chu Vĩnh Khang đang bị giam ở Thiên Tân, trong thời gian bị điều tra đã kiên quyết không hợp tác, thậm chí đã uống thuốc độc định tự sát, may mà nhân viên quản lý phòng giam phát hiện được, kịp thời đưa đến bệnh viện rửa ruột nên mới thoát chết.
Riêng ở Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang làm Bí thư tỉnh ủy từ 1999 đến 2002 đã hình thành nên hệ thống thế lực rất mạnh. Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, chỉ riêng năm 2013, Ủy ban KTKL tỉnh ủy đã lập hơn 9.900 hồ sơ, điều tra gần 10 ngàn đảng viên, gây nên “trận động đất quan trường”, qua đó loại bỏ nhiều tay chân của Chu Vĩnh Khang ở đây, trong đó có một số quan chức cấp tỉnh.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Huy Đức-Luân chuyển cán bộ&Nhân sự cho Đại Hội



Thư Không Niêm Gởi Đến Cộng Đồng Nam California Về Cuộc Biểu Tình Chống "Bên Thắng Cuộc"

Kính gởi ông Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Xuân Nghĩa… cùng quý nhân sĩ trong cộng đồng Việt Nam tại Nam California.
Hôm nay, được biết quý vị đã họp và chọn ngày 19-1-2013 làm ngày biểu tình chống cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của anh Osin Huy Đức trước báo Người Việt. Trước đây tôi có nghe một số vị trong cộng đồng nói là không ưa cuốn sách này vì cái tựa nghe có vẻ so găng quá! Tôi thiển nghĩ ưa hay không ưa thì cũng chỉ làm cuốn sách này thêm nổi tiếng và bởi vì nguồn tài liệu của anh Huy Đức có thể tạo nên cảm xúc quốc cộng triền miên nên không có ý kiến. Độc giả hiếu kỳ chắc sẽ tự tìm đến cuốn sách này xem tác giả viết như thế nào.
Cộng đồng Việt Nam tại California dù sao cũng là nơi có những nhân vật lương tri khí chất như một số người mà tôi kính mến nhưng sao lại bị kích động tinh vi dẫn đến hành động đòi biểu tình chống anh Huy Đức và báo Người Việt.
Có vị cũng cố tình quên đi tình tiết Huy Đức chính là Osin, một blogger nổi tiếng từ lâu mà báo chí hải ngọai đã khai thác tận tình các bài bình luận đầy những cảm xúc cháy bỏng của anh ấy về Hòang Sa - Trường Sa, Biên Giới Việt Trung, và Vịnh Bắc Bộ…
Do đó, việc quý vị cứ dùng từ ngữ "cộng con", "việt cộng" Huy Đức để miệt thị là chính ra quý vị đang tự mâu thuẫn lương trí và lý trí của con người. Những ngôn từ này lại xuất phát từ những người lớn tuổi có danh nghĩa đại diện một nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa nối dài ở hải ngọai. Thật là điều rất đáng tiếc. Đúng không?
Chúng ta thường rất lấy làm tự hào với chính thể bao dung, chính trị nhân bản, chính sách chiêu hồi của VNCH đối với những người bên kia giới tuyến trước năm 1975. Thế nhưng hôm nay sao lại đối đãi với Huy Đức như thế?. Dù sao sách của anh ấy cũng là một dạng "cấm thư" không được xuất bản trong nước nên tác giả đành xuất bản ở hải ngọai. Đứng ở vị trí người Việt hải ngọai mà nhận xét, "Bên Thắng Cuộc" nên được coi như là một tiếng nói mang tính đối lập với nền bạo chính sau năm 75. Nếu cuốn sách có dụng ý tuyên truyền thì nhà cầm quyền cộng sản phải cho xuất bản trong nước chứ! Đằng này họ cũng cho "dư luận viên", "hồng vệ binh" lên tiếng chỉ trích và phỉ báng tác giả Huy Đức một cách cạn tào ráo máng. Quý vị cũng định làm giống như họ à? Nghĩ lại mà xem.
Trong lúc quý vị bắt bẻ từng câu từng chữ để tìm cố tìm ra một lý do bắt buộc tác giả có luận điệu thiên vị, thiên cộng. Nhưng quý vị ơi, nội hàm của "Bên Thắng Cuộc" về phương diện tu từ trong ngữ pháp tiếng Việt thì chẳng khác gì ví dụ trong câu "Đánh Bại Quân Tàu" vs. "Đánh Thắng Quân Tàu" hay là " Thể Nào Quên" vs. "Không Thể Nào Quên". Trong các trường hợp như thế này thì "Có" hay "Không", "Thắng" hay "Bại" đều quy đồng về một ý nghĩa.
Do đó, các luận điệu đả kích tựa đề và ngôn từ xưng hô trong cuốn sách chứng tỏ một sự vô tri và ấu trĩ. Có người lấy chứng cớ lời mở đầu của cuốn sách mang tính "Thank But No Thank" với các nhân vật chính trị cho Huy Đức nguồn tin và tài liệu mà phỉ báng tác giả. Khi phê bình nội dung sách báo mà quý vị nhăm nhe chỉ trích kiểu này thì có chủ quan lắm không?
Nhiều người còn lấy hồ sơ cá nhân của anh Huy Đức để chống đối cuốn sách. "Anh này từng là đảng viên cộng sản, từng đứng trong quân ngũ, đi lính ở chiến trường Cao Miên" để rồi kết luận nội dung và tư tưởng. Nếu như thế thì quý vị làm sao lý giải được chuyện các anh chị Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung… Các bạn ấy đều là đòan viên, đảng viên, công an trong chế độ cộng sản Việt Nam cả đấy.
Chỉ e rằng khi nói ra quá nhiều lời hàm hồ thì sau khi quý vị chết rồi chỉ làm trò cười cho người hậu thế. Các hình ảnh chiếu trên youtube được lưu lại coi như là chứng tích hùng hồn về sự lố bịch của của quý vị trong cuộc họp mà thôi. Xin lỗi là tôi không ám chỉ ai trong này nhưng khi mở băng xem lại, quý vị sẽ cảm thấy ngượng ngùng thay! họp cộng đồng kiểu gì mà giống như một phiên chợ vỡ. Những luận điệu kích động vô lý mà cũng được những cánh tay giơ lên hoan hô biểu quyết thì rõ ràng đó là biểu hiện sự thiếu bình tĩnh, bồn chồn và hời hợt lắm! Tôi thấy có nhiều người xưng là tuổi già mà còn vọng động tay chân quá mức. Tuổi tác hay là chỉ số thời gian của những đứa trẻ sống được nhiều năm. Hay ho gì mà cứ gân cổ cứ như là đang làm việc dối già một cách giả dối. Ngưỡng cửa quy tiên không trừ một ai, càng huyên náo thì càng lao lực trên con đường trở về thân cát bụi. Nhân nhân giai quy lão. Khi về đến nhà, soi gương thấy lại chân tướng của mình thật sự không dữ dằn như trên youtube mới thấy rằng hối tiếc thì cũng muộn màng.
Nhưng rồi hầu như những nhiệt huyết chống cộng ở Bolsa chẳng qua là trò chơi "núp bóng cờ vàng" để phục vụ cho mưu đồ cá nhân đen tối do đó càng ngày càng thiếu sức thu hút. Có nhiều người từ bỏ con đường chống cộng vì thấy sự lố bịch và già nua trong cách mọi người đối xử với nhau.
Anh Huy Đức rõ ràng là người có tâm huyết tìm sự công bằng cho lịch sử. Trong tình cảm ngay thật, anh ấy luôn thương tiếc các chiến sĩ VNCH đã ngã xuống vào ngày 19-1-1974 và từng viết trên blog Osin với những dòng tâm tư trĩu nặng. Vì vậy, việc quý vị đòi mượn nhân sự của hội Hải Quân để biểu tình chống "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức vào ngày 19-1-2013 chính là sự xúc phạm linh hồn anh linh tử sĩ hải quân VNCH. Đừng làm điều nhẫn tâm như thế chứ!
Tôi cũng biết từ trong dụng ý, ghét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức thực sự lúc đầu là không có lý do chính đáng nhưng ghét cơ sở xuất bản này là Nhật Báo Người Việt thì nhiều. Do đó, dồn hai vào một theo kiểu quy đồng mẫu số khiến cường độ cảm xúc thương ghét tăng lên ngòai tầm kiểm sóat. 
Vu cáo chụp mũ quen miệng rồi cứ tưởng đó là sự thật. Nói Huy Đức là "cộng con" thì cứ đinh ninh là cộng con đến mức không còn ngượng miệng. Tất cả đều lấy danh nghĩa chống Nhật Báo Người Việt để dựng chuyện ngậm máu phun người. Những thứ người tạo ra việc này thường là không có trí tuệ, nhân cách và lương tâm thì việc gì đường đường chính chính như quý vị là cựu nhân sĩ VNCH, tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà phải bị những tên vô lại ăn bám cộng đồng bám quần lèo lái.
Trong lúc những người lớn lên ở miền Bắc dần dần nhận ra một phần của chân tướng lịch sử. Họ có thiện chí với nền Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 75 và ghi lại những chi tiết mà chúng ta chưa biết đươc. Lương tri và ngay thật có thể thấy được qua tổng thể của cuốn sách, thế thì lấy cớ gì mà chống người ta hả quý vị?.
Quý vị nên xem xét lại hành vi, lương tri và cách hành xử của mình đi.
Trần Đông Đức

Tại Sao Bạc Hy Lai Lại Để Râu Dài Tới Ngực


Tại Sao Bạc Hy Lai Lại Để Râu Dài Tới Ngực
Vụ Án Bạc Hy Lai ở Trung Quốc đang tràn đầy những tình huống kịch tính. Bạc Hy Lai đang từ địa vị cao ngất, uỷ viên bộ chính trị, đại biểu quốc hội, thị trưởng Trùng Khánh - một thành phố to hơn cả đảo Đài Loan, có dân số tới 30 triệu người, rớt xuống thành một tù nhân bị giam giữ ở một nơi bí mật. Có thể nói cái chết của một người Anh (do vợ Bạc Hy Lai mưu sát) làm tiêu tan hết cả sự nghiệp chính trị của một thái tử đảng và làm đảo lộn trật tự chính trị ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhắc tới trường hợp Bạc Hy Lai, dân chúng Trung Quốc bắt đầu cảm thấy không công bằng cho số phận mang tính "hồng nhan bạc mệnh" của đời người. Cho dù Bạc Hy Lai không phải là gái nhưng cũng bị cảnh đa truân về mặt nhan sắc. Trước đây, báo chí Tây Phương thường chấm điểm nếu Trung Quốc có một thể chế dân chủ bầu bán đàng hoàng thì chắc chắn Bạc Hy Lai sẽ đậu chức tổng thống. Với bề ngoài đẹp mã, thu hút quần chúng bằng cách vẫy tay, nói nói cười cười như chính khách Tây Phương, Bạc Hy Lai là nhân tuyển ăn đứt Tập Cận Bình có khuôn mặt hơi to bự bành vè khác với vẻ thanh tú có phần sắc sảo của họ Bạc.
Tuy ruột là cộng sản, tôn thờ Mao Trạch Đông nhưng bề ngoài ra dáng dấp của Bạc Hy Lai là giai cấp tư bản chính hiệu. Nghịch lý ở chỗ, trong lúc các lãnh tụ Trung Quốc thượng mang vẻ linh hồn tượng gỗ, mặt sáp thì Mao phái Bạc Hy Lai lại linh lợi hoạt bát hẳn lên. Hình ảnh này thật là hiếm có cho gương mặt đại cán cộng sản. Nhiều người tin rằng Bạc Hy Lai phất cờ cánh tả của Mao Trạch Đông cũng do vì các cánh khác đều đã bị các phe chiếm chiếu. Cực đoan cánh tả cũng là phe phái dễ mị dân nhất.
Thế rồi, người ác như nhau nhưng sao chỉ có một mình Bạc Hy Lai bị trừng phạt. Tội danh của Bạc Hy Lai đem so với các thái tử đảng và các lãnh tụ Trung Quốc khác thì không thấm vào đâu só với các chính sách bất công hiện nay tại Trung Quốc. Nếu hành vi của Bạc Hy Lai bị quy thành bốn tội danh chính thức như: lạm dụng chức quyền, tham ô, hiếu sắc, và dùng người sai thì chưa hẳn là tày trời. Tội này nếu ở cơ chế độc quyền rất nhiều cán bộ cộng sản mắc phải.
Bạc Hy Lai không phục cho nên đã cự tuyệt hợp tác với tổ hợp điều tra lấy khẩu cung xem nhóm cai tù không ra gì. Điều đáng chú ý là Bạc Hy Lai cũng tuyệt thực và để râu thật dài coi như là sự bất cần đời.
Với vị trí từ đỉnh cao đến bước đường cùng, có lẽ tâm lý của Bạc Hy Lai cũng không còn sợ chết nữa. Cộng sản Trung Quốc mới là kẻ sợ Bạc Hy Lai chết vì khi để xảy ra chuyện như thế này chính là một sự mất mát danh dự và hình ảnh của đảng cộng sản.
Hình ảnh một Bạc Hy Lai râu tóc xồm xoàm bị dìu ra trước tòa sẽ kích động những người ủng hộ ông ta trước đây. Một thành phố Trung Khánh có 30 triệu dân chỉ cần một phần nhỏ dân chúng "len lén tâm tư" sẽ tạo nên mầm mống căm phẫn lớn.
Bạc Hy Lai ở vị trí tội phạm nhưng có lý lịch đỏ quá dữ dội do đó không thể nào cho công an tra tấn bằng các biện pháp khốc hình ép cung được. Như đã nói Bạc Hy Lai sẽ không sợ chết. Bạc Hy Lai chết trong tù sẽ làm cho nhân vật vật này đi vào lịch sử một cách bi tráng. Để râu tóc dài chính là đương sự đang tạo hình ảnh bi tráng cuối cùng mang khí chất Trung Hoa, một hình ảnh nghĩa khí của các nhân vật lịch sử mà phim ảnh Trung Quốc thường khai thác.
Nhưng râu dài cũng chính là một vũ khí chống cự quyết liệt. Biết mình sẽ chết sao không chọn lấy cái chết đẹp. Trước khi Bạc Hy Lai vào tù, truyền thông Trung Quốc chưa bao giờ có hình ảnh nào về mặt phong cách ngoại hình bị làm hoen ố Bạc như cảnh còng tay, mặc áo quần tù... Ấn tượng chung vẫn là hoạt bát phong độ như tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan. Thế thì ở tù có một năm, nhà tù cộng sản đã làm điều gì mà người lãnh tụ sáng sủa năm ngoái nay trở thành hình ảnh thân tàn ma dại.
Râu dài tới ngực chính là một âm mưu dự phòng để khi nào không còn chịu được, Bạc Hy Lai ta sẽ bện nó thành sợi dây thừng tự tử.
Bạc Hy Lai nếu chết ở trong tù coi như là lời tố cáo Trung Cộng của Tập Cận Bình sẽ hiện nguyên hình là một ác đảng giết người bịt miệng.
Trần Đông Đức

Tuổi Rồng


Tuổi Rồng


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
Tết năm kia, năm con rồng, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam's parents want a dragon son.” Thì cả Tầu lẫn ta ai mà không muốn có con trai tuổi thìn. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ qúi thì sang mà lị.
Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Nói vậy nhưng chưa chắc đã đúng vậy đâu. Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng  hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.
Thụy My (RFI) vào hôm 14 tháng 3 năm 2014 cho hay: “Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam.”
Uả, bộ thiệt vậy sao? Mà cái ông nhà văn này đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức Nhà Nước” hay “công dân” nào vậy cà?
Phạm Viết Đào trong phiêm sơ thẩm - TTXVN
Tôi nhào vô trang http://phamvietdaonv.blogspot.com/ nhưng cửa đóng then cài (rồi) nên chạy qua bên Dân Luận thì quả nhiên thấy rằng đương sự đã nhiều lần “xâm phạm lợi ích của tổ chức doanh nghiệp Vinashin” và “tổ chức khai thác bauxite” ở  Tây Nguyên.”
  
Xin trích dẫn vài đoạn ngắn, làm bằng, về Vinashin:
 Những người trực tiếp cầm lái con tàu Vinashin không phải là những nhà doanh nghiệp thực sự, nhà doanh nghiệp có căn cốt làm ăn; họ chỉ đám người biết lợi dụng sự trao quyền tự quyết quá to của Luật Doanh nghiệp, sự lơ ngơ hoặc cố tình ngậm miệng ăn tiền của khâu quản lý nhà nước để vận hành guồng máy sản kinh doanh theo kiểu cách làm ăn của dân con phe đầu cơ, chạy mánh dự án để bán kiếm lời...
 Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết việc mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước... Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới ?
....
Đối với vụ Vinashin chỉ một cơn lốc của thị trường đã làm cho toàn bộ cơ đồ của tập đoàn này trở thành đống sắt vụn... Hiện nay, không chỉ một mình Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rơi vào tình cảnh này. Họ đang nắm một phần vốn nhà vay của nhà nước lớn gấp nhiều lấn vốn điều lệ mà họ có. Do chính sách đầu tư phiêu lưu này nên chỉ một cú hích nhẹ là lăn kềnh ra. Tức là họ tồn tại trên mồ hôi, xương máu của người khác?
Ơ, cái ông Phạm Viết Đào này hay nhỉ?  “Xương máu của người khác” thì việc gì đến mình mà lo lắng (cuống cuồng) lên như thế? Như thế là (rành rành) “đã xâm phạm đến quyền và lợi ích công dân” của những người chủ trương và điều hành Vinashin rồi, chớ còn gì nữa?
Tương tự, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương (lớn) về chuyện khai thác bauxite rồi mà Phạm Viết Đào vẫn cũng cứ nằng nặc bàn ra và bàn lùi cho bằng được –  chỉ vì e ngại sự mơ hồ của hiệu quả kinh tế, và tác động tai hại đến môi sinh:
Chỉ xin nói một điều hết sức đơn giản: về hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế chứng minh Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không mang lại hiệu quả kinh tế; điều này đã được chứng minh cộng trừ về con số chứ không bằng các lập luận chung chung?
Xin lấy số liệu của Tập đoàn Than Khoáng sản do ông Đoàn Văn Kiển đã phát biểu: mỗi năm lãi 250 triệu USD; ông Kiếm cho biết 13 năm đầu đủ thu hồi vốn, sau đó bắt đầu có lãi với đời dự án là 40-50 năm. Cứ cho ông Đoàn Văn Kiển đúng đi thì dự án này sau 50 năm thu được bao nhiêu tiền: 10 đến 15 tỷ USD là cùng? Và như ông Đoàn Văn Kiển bộc bạch thì kết quả dự án này là 50/50, có nghĩa lợi nhuận trong năm mươi năm cũng chỉ được dăm, bảy tỷ là cùng theo cách tính của Ông Kiến, còn các nhà khoa học khác thì tính là âm?! Nếu theo tính toán của ông Kiên số tiền này có quá lớn không so với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để đem đi đánh đổi tất cả mọi thứ để làm cho bằng được? Còn nếu âm, xảy ra thảm hoạ môi trường, an ninh quốc gia thì ai chịu?
Và điều đáng trách (cũng như đáng tội) hơn hết là Phạm Viết Đào cũng đã (rất) nhiều lần lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm phương hại đến mối giao hảo giữa nước bạn láng giềng. Trên trang Dân Luận, đọc được vào hôm 7 tháng 1 năm 2010, đương sự công khai bầy tỏ mối nghi ngại trước thông điệp ngoại giao “tạm gác lại những tranh chấp” của Đại sứ Trung Quốc (Tôn Quốc Cường) tại Việt Nam:
Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình?
...
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cá...
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con!
Phạm Viết Đào, rõ ràng, đi quá xa trong thân phận của một người dân ở một đất nước mà giới lãnh đạo (đã) cam phận chư hầu nên dù ông ấy tuổi con gì thì cũng phải vào tù thôi, kể cả con rồng! Nói như thế không nhất thiết là tôi hoàn toàn phủ nhận những điều may mắn và tốt đẹp dành của tuổi Nhâm Thìn. Vì ngoài năm sinh, tính tình của mỗi người cũng góp phần không nhỏ trong trung vận hay hậu vận của họ.
Xin đơn cử một thí dụ (để làm rõ câu chuyện) về một nhân vật khác, cũng tuổi Nhâm Thìn: ông Nguyễn Thế Thảo.
Theo Wikipedia:
Nguyễn Thế Thảo (1952-) là đương kim Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IXX và XI.
Dù là đại biểu quốc hội (hết khoá này qua khóa khác) ông Thảo vẫn chưa bao giờ có ý kiến ý cò gì ráo trọi về tổ chức kinh doanh Vinashin,  hay khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông chỉ lên tiếng “phê phán hoạt động biểu tình chống Trung Quốc” và cho rằng “các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách" – theo như tin loan của BBC, nghe được vào hôm 13 tháng  năm 2012.
 Ảnh: Dân Làm Báo
Về chuyện này, tôi có nghe ông Thái Bá Tân phàn nàn:
Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
Tôi không nghĩ Nguyễn Thế Thảo là một “thằng hèn.” Ông ta, chả qua, chỉ  là một người  “kín tiếng” thôi. Tuy “kín” như thế nhưng ông vẫn được mọi người nhắc đến sau vụ “cắt đá” và “múa đôi” (hôm 19 tháng 1 và 17 tháng 2) vừa qua, trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội – nơi mà ông đang giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Khi mà dân Việt hễ cứ ra biển là gặo ngay “tầu lạ,” và cứ “ra ngõ là thấy người Trung Quốc” thì ông Nguyễn Thế Thảo (trong tương lai gần) còn có triển vọng giữ những chức vụ cao hơn nữa – nếu vẫn tiếp tục thái độ phù thịnh như hiện tại. 
 Và đó chỉ là chuyện của  “tương lai gần” thôi, chứ tình trạng Việt Nam (cũng như nước bạn Trung Hoa) đã muốn suy (và nguy) đến nơi rồi. Hậu vận của ông Nguyễn Thế Thảo, rồi ra, chắc cũng chả đã tốt lành gì.
Tuổi rồng, xem chừng, và nghĩ cho cùng, không khá – bất kẻ rồng ta hay rồng (chạy theo) Tầu.  Đó cũng là kinh nghiệm của riêng  tôi, một thằng cũng tuổi Thìn và đã sống (gần) hết đời như một kẻ tha phương cầu thực!