Vụ án cô giáo Lê Thị Dung: hậu quả của những quyết định sai trái (kỳ 1)
Liên quan hệ trọng đến vụ án cô giáo Lê Thị Dung đang gây rúng động dư luận, là việc sở Giáo dục Nghệ An “tuyển dụng chui” bà Nguyễn Thị Phương Thúy (giáo viên dạy Văn), rồi sau đó được UBND huyện Hưng Nguyên ra văn bản yêu cầu bà Lê Thị Dung (giám đốc TT) phải ký hợp đồng không thời hạn với bà Thúy khi mà bà Dung đã gửi liên tiếp 3 tờ trình và đề nghị giải quyết, vì giữa lúc TT này đã có 1 giáo viên Văn được biên chế từ năm 1993. Tuyển dụng sai quy định và trái pháp luật thì đã đành, nhưng nó còn gây ra những hậu quả tai hại không thể đong đếm hết được.
Cụ thể, vì TT đã có giáo viên dạy Văn và dư sức đáp ứng định mức dạy học theo quy định (15/17 tiết), vậy mà Sở GD lại đẩy thêm một người nữa về, khiến cho dư thừa. Chưa hết, trong lúc đó, TT lại đang có những môn khác không có một giáo viên nào, sự thừa thiếu cục bộ xảy ra ở mức đỉnh điểm như năm học 2019-2020, thiếu giáo viên tới 4 môn là Toán, Lý, Sử, Địa! Hãy hình dung, một TT dạy chương trình Giáo dục Phổ thông mà có tới 4 môn không có giáo viên nhưng Sở GD lại không tuyển những môn ấy, mà đi tuyển người cho 1 môn vốn đã có đủ giáo viên rồi, là cớ làm sao vậy?
Cách tuyển dụng và thi hành công việc chung như thế của Sở GD và các bên liên quan rõ ràng là phá hoại nền giáo dục, làm hỏng chương trình, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người học.
Còn nữa, theo đơn thư của bà Lê Thị Dung: “Vì những sai phạm trên không được xử lý dù đã báo cáo nên cô Thúy đã có thái độ cậy thế, ỉ lại, thách thức lãnh đạo Trung tâm, ngang nhiên không chấp hành đúng, đủ sự phân công công tác của người đứng đầu, tạo ra một hiệu ứng xấu, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và bất ổn trong nội bộ Trung tâm”.
Vậy, quyết định tuyển dụng sai trái này và các hành vi tiếp sau nhằm bao che, hợp thức hóa nó không những đã phá hoại chương trình giáo dục và công tác dạy học, mà còn gây mất đoàn kết, làm lãng phí ngân sách quốc gia, khiến cho xáo trộn và có nguy cơ đẩy một Trung tâm giáo dục xuống bờ vực phá sản, tan hoang.
Ai mới đang xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và nhân dân đây? Và ai mới là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đây?
Thế mà cô Dung lại bị kỷ luật, rồi bị bắt và kết án 5 năm tù sau khi liên tiếp gửi những tờ trình, đơn thư phản ánh để tìm cách khắc phục tình trạng bất cập và có tính tai họa này của TT do mình quản lý, nhằm mang lại quyền lợi cho người học và chấn chỉnh nề nếp làm việc của đơn vị. Là vì sao???
T.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.