Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Putin lo sợ thực sự khi bắt đầu thấy tác động của các lệnh cấm vận

 

Putin lo sợ thực sự khi bắt đầu thấy tác động của các lệnh cấm vận

Alexander Litvin, đăng trên “Thời báo Obozrevatel”

Kim Văn Chinh dịch

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'OBOZREVATEL EL/gettyimages NEWS.OBOZREVATEL.COM путин не думал, что санкции будут настолько мощными, -экс- замминистра финансов рф. видео'

Trong lễ mừng 9-5, chúng ta không thấy một Putin “mạnh mẽ” và hiếu chiến như giai đoạn trước: ông không nói đến các từ như “chiến dịch quân sự đặc biệt”, “phi phát xít hóa Ukraina”, “phi quân sự hóa Ukraina”, đe dọa hạt nhân, đe dọa các nước viện trợ cho Ukraina sẽ nhận phản ứng “nhanh như chớp” của Nga, không tuyên bố chiến tranh, không có lệnh tổng động viên toàn phần hay bộ phận…. 

Một mặt áp lực của các lực lượng trong nội bộ nước Nga càng ngày càng mạnh và kiên quyết hơn (các vụ cháy nổ vô cớ, các tai nạn khắp nơi là một trong các chỉ dấu của áp lực).

Mặt khác thực tế chiến trường chắc cũng đủ cho thấy càng leo thang chiến tranh thì nước Nga và bản thân Putin sẽ càng bị sụp đổ nhanh và đau đớn hơn. 

Nhưng còn một mặt thứ ba nữa: Putin bây giờ mới nhận ra các lệnh trừng phạt nó tác động xấu đến nước Nga mạnh chừng nào. Và khả năng tự “thay thế nhập khẩu” hoặc chịu đựng cấm vận của Nga là vô vọng.

Việc bãi bỏ duyệt binh có máy bay bay trên trời là một chỉ dấu.

Máy bay SU-34 được coi là hiện đại nhất của Nga khi bị bắn hạ ở Ukraina người ta phát hiện ra là phải dùng thiết bị dẫn đường nhập ngoại bằng một miếng dán thêm vào gắn ở cabin buồng lái.

Máy bay không người lái của Nga thì bình xăng phải làm bằng chai nhựa PVC như chai nước với cái nắp bình xăng đúng là nắp bình nước dân dụng… 

***

Putin đã không tính toán hết đến các biện pháp trừng phạt nặng đối với Nga khi quyết định chiến tranh chống lại Ukraine. Ông ta dự kiến rằng tình hình sẽ chỉ lặp lại kịch bản trả đũa như hồi 2014 sáp nhập Crimea.

Một nhà kinh tế nổi tiếng, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, nguyên Phó Giám đốc thứ nhất của Ngân hàng TW Nga Sergey Aleksashenko đã nói về điều này trong một cuộc phỏng vấn với Tổng biên tập OBOZREVATEL Orest Sokhar.

"Sau khi sáp nhập Crimea, điều gì về kinh tế đã xảy ra? Không có gì nghiêm trọng cả, một số biện pháp trừng phạt đã áp dụng nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Vì vậy, khi Putin được xem toàn bộ danh sách các biện pháp trừng phạt, ông ấy cho rằng, việc áp đặt các lệnh trừng phạt lần này sẽ diễn ra theo cách tương tự như lần trước: tức là mọi trừng phạt sẽ tác động nhẹ nhàng, từng bước một, và sau đó mọi thứ sẽ dần đi vào quên lãng. Ông ấy không nghĩ rằng các lệnh trừng phạt sẽ mạnh, nhanh đến vậy ", Aleksashenko nói.

Ngoài ra, Putin cũng không ngờ tới cái gọi là các biện pháp trừng phạt mang tính đạo đức. Khi các công ty nước ngoài, như một cách ủng hộ Ukraine và để thể hiện thái độ không hợp tác với kẻ xâm lược Nga, họ cũng quyết định rời khỏi thị trường Nga.

“Đây là những gì được gọi là trừng phạt đạo đức, khi các công ty phương Tây rời khỏi thị trường Nga, không phải vì các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Liên bang Nga, mà vì họ thấy rằng không nên và không muốn kinh doanh tại Nga trong hoàn cảnh nước Nga gây chiến với Ukraine. Và không ai ngờ được là ngoài BP (British Petrolium) với các khoản đầu tư lớn của mình vào Rosneft, mà còn hơn 100 công ty đầu tư và công nghệ quốc tế đã quyết định rời bỏ Nga", - cựu Thứ trưởng nói.

Cũng theo chuyên gia này, Putin đã biết việc này và rất hy vọng vào khả năng của Nga để có thể tiến hành các biện pháp gọi là thay thế nhập khẩu. "Tôi nghĩ rằng trong 8 năm qua từ 2014, ông ấy đã được nghe nói rất nhiều về những thành công của các hãng Nga trong việc thay thế nhập khẩu đến nỗi ông ấy tin rằng Nga đang đủ sức đối phó với mọi thứ", Aleksashenko nói.

Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình bi thảm hơn nhiều. Với các lệnh trường phạt lần này, nền công nghiệp và kinh tế nước Nga sẽ không chịu đựng được.

A.L.

Nguồn: FB Kim Van Chinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.