Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Quân đội tham nhũng phơi bày nhược điểm của Nga trong cuộc chiến xâm lược | Tiếng Dân

 

Quân đội tham nhũng phơi bày nhược điểm của Nga trong cuộc chiến xâm lược | Tiếng Dân

Rostec là tập đoàn nhà nước của Nga được thành lập cuối năm 2007 để quảng bá công nghệ phát triển, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao trong lĩnh vực dân sự và quốc phòng. Tập đoàn này có tất cả 700 chủ thể với 14 công ty mẹ: 11 công ty mẹ vận hành trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và ba công ty được huy động vào trong lĩnh vực dân sự. Các tổ chức của Rostec được đặt tại 60 vùng lãnh thổ của Liên Bang Nga và cung cấp hàng hóa cho trên 70 quốc gia trên toàn thế giới.

Sergei Chemezov, người điều hành Rostec, được coi như “nội gián bí ẩn” của Điên Kremlin. Sinh ra tại một thị trấn nhỏ dọc theo tuyến đường sắt Siberia ở vùng Irkutsk, miền trung nam nước Nga, cuộc đời của Sergei Chemezov là một ví dụ sinh động về sự thành công dưới “triều đại” Putin.

Chemezov theo học tại Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu Nga, nơi đào tạo những người giỏi nhất và sáng giá nhất cho quân đội Nga. Sau đó ông đã gia nhập KGB và điều hành hoạt động giám sát khoa học và công nghệ của Liên Xô ở Đông Đức vào những năm 1980. Tại đây, Chemezov đã gặp và kết bạn với Vladimir Putin, sống trong cùng một khu chung cư.

Là một vị tướng cấp cao trong KGB, dưới thời Putin làm tổng thống, Sergei Chemezov đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng. Năm 2007, Putin bổ nhiệm ông làm Giám đốc điều hành của Rostec thuộc sở hữu nhà nước, tập đoàn công nghệ và quốc phòng lớn nhất ở Nga.

Mặc dù Chemezov hay miêu tả bản thân đầy khiêm tốn kiểu như “tiền nhiều để làm gì“? “Tôi không tích trữ, không có tài khoản bí mật cũng chẳng sở hữu du thuyền hay máy bay riêng… Tôi chỉ có một ngôi nhà đang sống cùng gia đình và tôi cũng không có nhu cầu xây lâu đài, Tôi đầy đủ rồi”. Tuy nhiên thực tế theo các nhà điều tra, dường như Chemezov có tài khoản kín, có siêu du thuyền và có nhà cửa, bất động sản đắt tiền, chỉ là ông ta không đứng tên mà núp đằng sau các chi nhánh hoặc hầu hết đều đứng tên con gái riêng của ông.

Theo báo cáo của OCCRP trước đó và các tài liệu mới từ Pandora Papers, gia đình và người thân của Chemezov đã gom góp được hơn 400 triệu USD tài sản được liệt kê trong thời gian ông lên nắm quyền.

Ngày 14/3/2022, Tây Ban Nha đã quyết định thu giữ du thuyền “Valerie” trị giá 140 triệu USD do cô Anastasia Ignatova, con gái riêng 34 tuổi của Chemezov đứng tên, thông qua một công ty có tên là Delima Services Limited. Dư luận đã đặt nhiều nghi vấn vì không hiểu bằng cách nào mà Anastasia, một giảng viên đại học với mức lương trung bình khoảng 2.200 USD có thể mua được chiếc du thuyền như thế.

Tài sản của Anastasia Ignatova bao gồm Linkpoint Services Limited, một công ty mẹ có trụ sở tại Quần đảo Virgin (Vương quốc Anh) với tài sản 40 triệu USD trong năm 2019. Các công ty con của nó bao gồm Delima Services Limited, Penimar Holdings Limited, Hollinger Investments Limited, và Hilltower Holdings Limited. Trong đó Hollinger Investments Limited, với tài sản gần 60 triệu USD, ngành nghề kinh doanh chính là quản lý và đầu tư vào bất động sản ở Moscow. Ignatova cũng được liệt kê là người thụ hưởng của hai công ty khác có trụ sở tại Quần đảo Virgin – Sightview Consultants Limited, Starlake Services Limited – và Belize.

Vào năm 2019, Dự án báo cáo tội phạm có tổ chức và tham nhũng, nằm trong chuỗi chương trình rửa tiền của Nga đang diễn ra, đã công bố cáo buộc rằng, những người thân của Chemezov và các cộng sự thân cận của Rostec sở hữu các biệt thự sang trọng trong khu đô thị độc quyền của Tây Ban Nha có tên S’Agaro trị giá hàng chục triệu Euro.

Hồ sơ tham nhũng của Sergei Chemezov, người điều hành Rostec, tay chân thân tín của Putin chỉ là một trong nhiều ví dụ bê bối bên trong quân đội Nga. Mô hình kinh doanh kiểu gia đình, quan hệ “thân quen” của nước Nga dường như được Quân đội Nhân dân nước CHXHCN Việt Nam áp dụng khá nguyên mẫu.

***

Từ thông tin 60% tên lửa hành trình của Nga bị xịt, chúng ta thử đi đến vấn đề tiếp theo có liên quan đến Việt Nam:

Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải có một đợt kiểm kê, xem xét lại kho vũ trang đang sở hữu. Mục đích là để đánh giá chất lượng các loại vũ khí bởi hàng nhập từ các đầu mối cung cấp Nga rất nhiều. Tất nhiên để đánh giá có pháo xì, pháo xịt hay không là một việc không đơn giản vì chỉ có phóng thiệt mới biết pháo nổ hay xì mà thôi. Chừng nào Việt Nam có cơ hội phóng thiệt như kiểu Nga đang thể hiện ở Ukraine mới rõ là 10 quả xì xịt hết 6 quả?

Riêng khoản kiểm toán sau khi kiểm kê đánh giá kho vũ trang thì phải có chuyên gia vũ khí thật sự am hiểu thị trường và giá cả thì mới xác định được chi phí đầu tư mua vũ khí thật sự và đúng giá chưa?

Còn về đầu tư tự phát triển và sản xuất vũ khí của các doanh nghiệp đặc biệt thuộc quân đội Việt Nam cũng cần phải có một đợt đại phẫu thuật để xem phát minh, sáng kiến, cải cách kỹ thuật của ngành sản xuất vũ khí Việt Nam thật sự ở đâu, đã đi đến đâu trong lúc này. Đây là việc cần thiết và sống còn bởi nên tránh và ngừa từ xa một chuyên án kiểu Học viện quân y – Việt Á thứ hai, thứ ba, và thứ n.

Kinh nghiệm để rút ra bài học ư? Nhìn vào Nga và tập đoàn sản xuất vũ khí quốc doanh của Nga là Rostec sẽ có vô số bài học xương máu. Quan sát và rút tỉa bài học từ Rostec sẽ rất hữu ích cho quân đội Việt Nam. Để làm được điều này chắc hẳn cần lắm sự lên tiếng, thúc giục từ Lực lượng tác chiến không gian mạng kiêm AK47 từ Ba Đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.