Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

WHO: Kit xét nghiệm của Việt Á không cung cấp được bằng chứng an toàn

 

WHO: Kit xét nghiệm của Việt Á không cung cấp được bằng chứng an toàn

Vân Đinh

Bộ xét nghiệm COVID-19 không đảm bảo, dân đã chết ai chịu?

Rõ ràng chúng ta đều biết Bộ kít xét nghiệm đó mà sai, thì việc chẩn đoán sai theo. Ví dụ không bị mà kết luận dương tính, rồi lôi vào khu tập trung, bị lây chéo, rồi chết... nguy hiểm kinh khủng. Rồi người rõ ràng bị, nhưng cái test sai, cho kết quả âm tính, thì người ta lại lây cho gia đình và cộng đồng, nguy hiểm kinh khủng.

Nhà báo Võ Văn Tạo

Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết kit xét nghiệm của Việt Á không cung cấp được chứng cứ bằng văn bản về an toàn, hiệu suất và QMS.

Trong thông cáo gửi báo chí hôm 21/12, tiến sĩ Kidong Park, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết sản phẩm kit xét nghiệm PCR do công ty Việt Á sản xuất đã được đăng ký đánh giá theo Quy trình Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL) của WHO đối với chẩn đoán Covid-19 trong ống nghiệm. Đó là sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit.

Theo kết luận, bộ kit đã được xem xét và đánh giá. Đơn vị không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về an toàn, hiệu suất và/hoặc QMS (Hệ thống Quản lý Chất lượng Thiết bị Y tế) như yêu cầu, tiến sĩ Park cho biết.

Trong báo cáo hồi tháng 10/2020, sau quy trình đánh giá EUL, WHO kết luận bộ kit xét nghiệm do công ty Việt Á sản xuất không đáp ứng được điều kiện mua sắm.

Sản phẩm của Việt Á có tên trong danh sách gồm 46 bộ xét nghiệm không đáp ứng được các bằng chứng tài liệu cần thiết về an toàn, hiệu suất và/hoặc QMS; các đăng ký đã bị rút lại hoặc không đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện để đánh giá EUL.

Tính đến ngày 20/12, 28 sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 được chấp thuận thông qua quy trình EUL của WHO, tiến sĩ Park cho biết.

https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/afsiy/2021_12_22/WHOVietA.jpg

WHO công khai danh sách về các sản phẩm kit xét nghiệm được phê duyệt thông qua quy trình Danh sách Sử dụng khẩn cấp, cùng với các sản phẩm không đủ điều kiện mua sắm. Theo đó, kit xét nghiệm của Việt Á được đánh giá là không đủ điều kiện. Ảnh chụp báo cáo của WHO.

Theo chia sẻ của tiến sĩ Park, WHO phát triển quy trình EUL nhằm giúp các cơ quan mua sắm và các nước thành viên ra quyết định phù hợp để sử dụng một sinh phẩm xét nghiệm cụ thể, dựa trên tổng hợp các dữ liệu về chất lượng, an toàn và hiệu suất có sẵn.

"Kit xét nghiệm Covid-19 với chất lượng đảm bảo, an toàn và hiệu suất là một thành phần quan trọng của chiến lược tổng thể để kiểm soát đại dịch", ông cho biết.

V.Đ.

Nguồn: ZINGNEWS.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.