Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Việt Nam đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục quốc dân, các nhà hoạt động nói gì?

 

Việt Nam đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục quốc dân, các nhà hoạt động nói gì?

VOA Tiếng Việt

Việt Nam nói đề án giáo dục quyền con người nhằm nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa và hạn chế vi phạm quyền con người.

Việt Nam hôm 21/12 công bố đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động về dân chủ nhân quyền tại Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về nội dung cũng động cơ đằng sau của chương trình, mặc dù theo họ, đây cũng là một bước tiến hay thành quả của quá trình đấu tranh của người dân và giới hoạt động nói chung.

Trong Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký, Việt Nam nêu rõ giáo dục quyền con người “có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người”.

Theo Chỉ thị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng với các bộ, cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người; biên soạn tài liệu, giáo trình; tập huấn đội ngũ giảng viên, giáo viên để thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục, đào tạo, TTXVN đưa tin.

Nhân quyn kiu Vit Nam, ai mi là đi tượng chính?

Phản ứng trước thông tin mới này, một số nhà hoạt động về dân chủ nhân quyền tại Việt Nam lập tức tỏ ra nghi ngờ về nội dung “nhân quyền” mà Việt Nam sẽ giảng dạy cho thế hệ trẻ sắp tới.

“Tôi nghĩ rng nếu h đưa vào dy v nhân quyđúng như ca Liên Hip Quc thì đy là mt điđáng mng, nhưng tôi e rng h hiu khác vi thếgii ch h không hiu ging như thế gii người ta hiu. H hiu theo cách ca h, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động chuyên vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam nhận xét với VOA.

Cũng đồng quan điểm như TS. Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cũng tỏ ra không mấy lạc quan về nội dung “nhân quyền” sẽ được giảng dạy trong các trường học ở Việt Nam sắp tới.

Ông nói: “Tôi chưđược xem nhng ni dung màngười ta đưa vào chương trình giáo dc, nhưng tôi tin chc rng trong nhng ni dung đy người ta scó nhng cách rt khéo léđ né tránh hođ đưa ra nhng cái gi là ‘đc thù’ và người ta bin gii rng đy là nhng đc thù ca Vit Nam.

Sự trùng hợp về thời gian khi đề án giáo dục nhân quyền đưa đưa ra ngay vào thời điểm Việt Nam đang ráo riết vận động cho việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc càng làm tăng thêm mối nghi ngờ của giới hoạt động về động cơ thực sự của đề án này. Cả hai nhà hoạt động Nguyễn Quang A và Nguyễn Lân Thắng đều cho rằng đây có thể là một bước trong kế hoạch nhằm hỗ trợ cho mục đích ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

“Hc vin Chính tr Quc gia mà son tho thì phi gi là nhân quyn Cng sn Vit Nam thì chính xác hơn. Chương trình đy phi cho nhng người am hiu v quyn con người son tho, phi là mt u ban đc lp thì lúđy nó mi có ý nghĩa, TS. Nguyễn Quang A nhận xét, và cho rằng chính động thái này càng làm tăng thêm mối nghi ngờ của ông về động cơ của đề án.

Theo TS. Nguyễn Quang A, việc giáo dục nhân quyền nếu để nhằm mục đích hạn chế những vi phạm, đàn áp nhân quyền thì đó là một điều “đáng hoan nghênh”, và đối tượng thực hiện đàn áp mới chính là những người cần được ưu tiên giáo dục nhân quyền.

Ông nói:​ “Mà thc s  đây ai làm cái chuyn (đàáp) đy, ch có chính quyn thôi. Tc là thc s vic giáo dc v nhân quyn phđt chính quyn làđi tượng chính, mà ch yế đây là công an, toà án, các lc lượng chp pháp và k c các doanh nghip.

Đim ta tham chiếu

Đánh giá về tác động tiềm tàng của đề án, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng nó không có “giá trị tác động lớn” về ngắn hạn. Ông viện dẫn những đề án tương tự của Việt Nam trước đây như đề án về môi trường, phát triển khoa học kỹ thuật, tinh giản bộ máy nhà nước…, mà theo lời ông là thường được “nói rất hay” nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả rất hạn chế trên thực tế.

Tuy nhiên, ông Thắng nói: “V lâu dài, tôi nghĩ vic này cũng có mt giá tr nhđnh. Đó là tha nhn nhng giá tr nhân quyn vn bao lâu nay không được giáo dc, không được truyn thông.

Bởi theo ông, trên thực tế lâu nay các chương trình giáo dục hoặc truyền thông báo chí về những nội dung “chống diễn biến hoà bình” thường có một sự dè chừng hoặc “ngầm đe doạ” người dân bớt quan tâm đến vấn đề nhân quyền hay dân chủ.

Một điểm tích cực khác, theo ông Nguyễn Lân Thắng, mặc dù có thể việc đưa nội dung “nhân quyền” vào giáo dục dù là không sát hay chưa sát với chuẩn mực quốc tế, thì đây cũng là một bước tiến tốt để nâng tầm nhận thức và sự quan tâm của người dân đến các vấn đề nhân quyền.

“Hiu biết chung ca người dân Vit Nam mà được nâng lên mt bước như thế thì người ta s đi chiếu, dn dn s so sánh và người ta mi thđược skhác nhau gia li nói và vic làm khác nhau gia cá trên sách v và trong thc tế. Lúđó, tháđ ca s đông người dân s khác khi nhà nước hay các cơquan công quyn vi phm nhân quyn, ông Thắng nói.

“Đó là mđim ta rt ln bi vì nhng điu màcác nhà hođng dân ch, nhân quyn nói có đúng đếđâu nhưng không được s hưởng ng, quan tâm ca dư lun thì cũng rt khó đ đu tranh trước nhng s vic sai trái ca cơ quan công quyn, ông Nguyễn Lân Thắng nhận định thêm với VOA.

Theo ông, nhân quyền được đưa vào giáo dục còn mang đến một điểm tựa rất tốt “giúp cho giới hoạt động nhân quyền có thể có những tham chiếu để đấu tranh trong lĩnh vực này với nhà nước”.

Riêng TS. Nguyễn Quang A đề xuất thêm rằng việc giáo dục nhân quyền phải đi đôi với hành động trên thực tế.

Ông nói: “Nếu mà h nghiêm túc v mt nhân quyn, thì h phi xoá b ít nht 3 điu, 117 và mđiu khác, chuyên môn dùng nhng điu tù mù đđ truy bc nhng người hođng nhân quyn. Đy mi làquan trng. Ch h bo h dy theo kiu ca h thìcũng lđ nói vi nước ngoài rng chúng tôi cũng làm thế đy.

Ngoài việc đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân, Chỉ thị mới của chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.