Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

10 sự kiện chính trị năm 2021

 

10 sự kiện chính trị năm 2021

Chính trị Việt Nam trong năm khủng hoảng đã có những chuyện gì?

Luật Khoa Tạp chí

Nguồn ảnh gốc: Tuổi Trẻ, TTXVN, Lao Động, RFA, VnExpress, Vietnamnet, Hanoimoi, không rõ nguồn. Minh họa: Luật Khoa. 

Trong một năm đại dịch, mọi sự kiện lớn nhỏ ở Việt Nam có vẻ như đều không thoát khỏi chủ đề này.

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề về dịch bệnh, năm 2021 tiếp tục chứng kiến những sự kiện bình mới rượu cũ, minh họa sinh động cho những tư duy quản lý lỗi thời mà nếu không được thay đổi, sẽ tiếp tục kéo lùi đất nước so với thế giới văn minh.

1. Hơn 30 ngìn người chết vì COVID 19

Những lò thiêu quá tải tại TP. Hồ Chí Minh có lẽ sẽ còn ám ảnh những người Việt Nam sống sót qua đại dịch COVID-19 năm 2021. [1]

Ở thời điểm chúng tôi đăng tải bài viết này, con số người chết vì COVID-19 tại Việt Nam đã vượt quá 30 nghìn người. [2] Phần lớn trong số này xảy ra trong đợt dịch thứ tư, bùng phát từ cuối tháng 5/2021. Điều này đồng nghĩa với việc trong nửa cuối năm 2019, mỗi tháng có tầm 5.000 người thiệt mạng.

Tính riêng tháng Bảy – Tám tại TP. Hồ Chí Minh, con số người chết trung bình mỗi ngày là hơn 240 người, tức là trung bình mỗi giờ trôi qua có 10 người chết. [3] Trong thời gian này, COVID-19 trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, cao hơn tai nạn giao thông. Để so sánh, số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm tại Việt Nam là xấp xỉ 7.000 người. Ngay cả khi được xem là thảm họa quốc gia như vào năm 2006, con số người chết cũng chỉ ở mức 14.000 người trong cả năm, tức là chỉ bằng phân nửa số người chúng ta đã mất đi trong nửa năm qua. [4] Và con số thống kê đó có khả năng là thấp hơn con số thực tế.

Rõ ràng, COVID-19 là một thảm họa trên toàn cầu; virus corona chủng mới là thách thức đối với hệ thống y tế của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số người chết và tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm đều ở mức cao trên thế giới – đây không chỉ là chỉ dấu về năng lực y tế mà còn là thước đo năng lực quản trị quốc gia trong khủng hoảng. [5] Nhiều sai lầm trong chính sách chống dịch, đặc biệt là chính sách phân bổ vaccine, đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những cái chết đáng lẽ có thể ngăn ngừa được (preventable death). [6]

Điều còn đáng lo hơn là 30 nghìn người chết chưa chắc đã giúp chúng ta học được bài học gì. Ngày 19/11/2021, một lễ tưởng niệm quy mô toàn quốc với nhiều cầu truyền hình đã được tổ chức để tưởng nhớ những người đã khuất. Thông điệp từ các đại diện chính quyền xuất hiện hôm ấy đều là: đảng và nhà nước đã vào cuộc quyết liệt, đặt tính mạng người dân lên trên hết, nhưng vì đại dịch quá tàn khốc nên thảm cảnh xảy ra. [7]

Con số người chết vẫn đang tăng lên trong khi các cơ quan chức năng miệt mài ca bài tự hào. Thái độ ấy sẽ ngăn cản chúng ta nhìn rõ được vấn đề, và sẽ còn dẫn đến nhiều thảm cảnh khác trong tương lai.

2. Chiến lược vaccine của Việt Nam 

Vaccine được xem là mũi nhọn chính để chống lại dịch COVID-19, và tình hình năm 2021 cho thấy Việt Nam đã không làm tốt trong mũi nhọn này. Nhìn ở cả ba khâu – lên kế hoạch tài chính, tiếp cận nguồn bán, và phân bổ – ta đều thấy có vấn đề.

Về việc lên kế hoạch, sau cả một năm 2020 chống dịch, dự toán ngân sách cho năm 2021 vẫn không hề có một khoản riêng dành cho việc mua vaccine. Để rồi đến tháng Năm, khi nhận ra không có đủ tiền ngân sách, chính quyền đưa ra một sáng kiến là thành lập Quỹ Vaccine và kêu gọi người dân đóng góp, nói nôm na là lại đi xin tiền người dân. [8] Nhưng ngay cả khi có đủ tiền, việc giải ngân cũng khó. Việt Nam đã chậm chân trong việc đàm phán với các nhà sản xuất trước đó, dẫn đến tình trạng vaccine cung cấp nhỏ giọt ngay trong thời điểm dịch bùng phát căng thẳng nhất.

Thứ Việt Nam làm giỏi nhất trong chuyện vaccine lại là… đi xin, hay gọi bằng cái tên sang trọng hơn là “ngoại giao vaccine”. Tính đến tháng 10/2021, Việt Nam đã được viện trợ hơn 50 triệu liều vaccine các loại, chiếm khoảng ⅓ tổng lượng vaccine đã về đến Việt Nam. [9][10] Chuyện này về căn bản không có gì xấu, nhưng nếu như đưa việc này vào chiến lược từ đầu thay vì tính chuyện mua – và mua không được – câu chuyện có thể đã khác.

Việc phân bổ vaccine lại cho thấy hàng loạt vấn đề bất công. Khi vaccine khan hiếm, nó quý hơn bất kỳ điều gì, và đó là lúc mà thể chế của Việt Nam cho thấy những gương mặt xấu xí nhất. Những vụ việc tiêm vaccine nhờ ông ngoại, ông anh, chú em, [11] rồi tình trạng các công ty tập đoàn (điển hình là Vingroup) có vaccine để tiêm cho những nhân viên trẻ khỏe của mình trước cả những người nguy cơ cao cho thấy thể chế này ưu tiên người giàu, kẻ mạnh ra sao và tình cảnh của dân thường trong đại dịch bấp bênh đến thế nào. [12]

“Pfizer là của vua quan – Moderna là của trung gian nịnh thần – Astra là của thương nhân – Sinovac là của nhân dân anh hùng” – bia miệng của nhân dân Việt Nam có lẽ sẽ còn khắc sâu và lâu câu nói cay đắng ấy.

3. Khởi tố người dân trong đại dịch 

Trong thời gian bùng phát dịch, cơ quan điều tra đã khởi tố hàng loạt vụ án liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh. Nhiều vụ việc đã được điều tra, truy tố và xét xử trong thời gian “siêu tốc”, có vụ chỉ mất năm ngày đã được đưa ra tòa. Việc xét xử cũng diễn ra theo thủ tục rút gọn. [13]

Trong số những người liên đới, có nhiều tiểu thương chỉ vì đi chợ mà thành tội; có người chỉ vì tổ chức đám tang cho người thân mà bị điều tra; có bác sĩ bị khởi tố vì không sàng lọc kỹ bệnh nhân khi khám bệnh; có người đã bị bắt tạm giam chỉ vì chạy từ Sài Gòn về Vũng Tàu lánh dịch, dù đã chủ động xét nghiệm và tự giác khai báo; có trường hợp người dân đã bị kết án tù vì bị cho là vi phạm quy định cách ly. Độc giả có thể đọc thêm về các vụ việc này trong Hồ sơ COVID-19 do LIV thực hiện. [14]

Hình sự hóa việc làm lây lan COVID-19 là một xu hướng bị phản đối trên thế giới. [15] Ở Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chính sách mơ hồ và liên tục thay đổi, người dân lại thiếu thông tin, nhiều quyết định điều tra/ khởi tố ẩn chứa bất công đối với những người yếu thế nhất.

Việc chính quyền sốt ruột kết tội người dân như vậy cho thấy nhu cầu tìm nơi đổ lỗi cho thành tích chống dịch tệ hại trong năm qua. Bằng cách đó, chính quyền biến người dân thành những vật tế thần.

4. Cuộc di tản của hơn 1 triệu lao động 

Vào tháng 6/2020, tự hào trước thành tích chống dịch của Việt Nam, thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu “nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam”. [16] Câu nói cao hứng này của ông Phúc không được báo chí trong nước đăng tải.

Một năm sau, khi dịch bệnh bùng phát và chính quyền loay hoay áp đặt những chính sách chống dịch cực đoan, đẩy hết khó khăn về phía người dân, hàng triệu cột điện biết đi đã tìm cách tháo chạy khỏi các thành phố lớn ở phía Nam để tìm đường về quê.

Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào tháng 11/2021 cho biết có khoảng 1,3 triệu lao động đã di tản khỏi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm ở miền Nam. [17]

Con số khổng lồ này có lẽ sẽ cao hơn nhiều nếu người dân không bị chính quyền tìm mọi cách ngăn cảnđường về của họ. [18] Không ít lần những người lao động nghèo gói ghém hết gia tài đèo trên chiếc xe máy để về quê nhưng đều gặp các rào chắn và lực lượng quân đội, công an dày đặc chặn lại. [19] Họ được khuyên nhủ ở lại tuân thủ chính sách nhà nước, bất chấp việc chính quyền gần như bỏ mặc người dân, khiến vô số người tuyệt vọng phải kêu cứu. [20]

Chỉ đến khi sự bất mãn lên đến cùng cực, đụng độ bạo lực xảy ra giữa người dân và lực lượng an ninh, các rào chắn bị người dân đập bỏ để vượt qua, chính quyền mới xuống thang. [21] Đầu tháng 10/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra công điện khẳng định “việc người dân di chuyển về quê là nhu cầu chính đáng”, đồng thời yêu cầu các tỉnh tổ chức đưa đón người dân. [22] Đó là động thái quay ngược 180 độ so với công điện hỏa tốc vào ngày 30/9/2021, khi thủ tướng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An phải kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào, chịu trách nhiệm nếu để người dân tự phát ra khỏi địa phương. [23]

Có thể nói cuộc tháo chạy của hàng triệu người lao động khỏi các tỉnh, thành phía Nam là một cuộc “bỏ phiếu bằng chân”, vừa thể hiện niềm tin (không tồn tại) của họ đối với chính quyền, vừa cho thấy hiệu quả ngược của các chính sách chống dịch cực đoan.

Trong khi chưa ai thấy cây cột điện nào ở Mỹ tự mò về Việt Nam, hàng triệu cây cột điện đã tự bứng khỏi mớ dây nhợ trói buộc để không phải trở thành những người tử vì đạo cho thành tích chống dịch của chính quyền

5. Tiêu huỷ đàn chó ở Cà Mau 

Tại một đất nước mà quyền lợi động vật lâu nay vẫn chưa được xem trọng, sự kiện đàn chó của một gia đình ở Cà Mau bị tiêu hủy vì lý do “chống dịch” đã gây nên một làn sóng phẫn nộ hiếm thấy.

Mọi chuyện bắt nguồn từ hình ảnh được ghi lại và lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội vào ngày 7/10/2021 về cảnh hai vợ chồng ông Phạm Minh Hùng chở theo đàn chó 15 con của mình trên xe máy đi từ Long An về Cà Mau để tránh dịch. [24] Câu chuyện gây xúc động khi người ta được biết ông Hùng làm công việc thợ hồ, thu nhập thấp nhưng mỗi ngày vẫn dành ra một nửa số tiền kiếm được để mua thức ăn cho đàn chó mà ông “thương chúng như con”. Cùng đi với ông về quê còn có gia đình người em với ba con chó và một con mèo.

Khi cảm xúc trân trọng của cộng đồng mạng chưa kịp lắng lại, tin tức về việc đàn chó và mèo bị tiêu hủylúc vừa về đến Cà Mau khiến tất cả bàng hoàng. [25]

Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nơi xảy ra vụ việc, đã trả lời báo chí rằng đàn chó và mèo của gia đình ông Hùng bị xác định dương tính với “virus gì đó”. [26] Chính quyền địa phương xác nhận đã tiêu hủy chúng vì “áp lực về công tác phòng chống dịch và từ bà con nhân dân”.

Dư luận phẫn nộ cho rằng đây là quyết định vừa thiếu khoa học, vừa không có căn cứ pháp lý, và là hành động vô nhân đạo. Sự việc cũng được báo chí nước ngoài đưa tin. [27]

Trước phản ứng mạnh mẽ của công luận, chính quyền địa phương thừa nhận những người thực thi nhiệm vụ “có hơi nóng vội” và hứa sẽ điều chỉnh. [28]

Có thể nói sự phẫn nộ của dư luận không chỉ thuần túy nằm ở việc đàn chó mèo bị tiêu hủy. Nó là giọt nước tràn ly từ sự bất mãn với cách thức chính quyền ứng phó với dịch bệnh, qua những chính sách cứng nhắc, quy định cực đoan và các quyết định độc đoán thiếu tôn trọng người dân.

Cái chết oan ức của đàn chó mèo mà gia đình ông Hùng xem như con, đã minh họa rõ ràng tính vô nhân đạo trong cách hành xử của nhiều quan chức chính quyền với danh nghĩa chống dịch.

6. Truy bức nhà báo 

Hiếm có năm nào lại có nhiều nhà báo hầu tòa như năm 2021.

Ngay đầu tháng Một, ba thành viên nòng cốt của Hội Nhà báo Độc lập – Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn – đã nhận những bản án dài dằng dặc từ 11-15 năm tù. [29] Không lâu sau, bốn thành viên của Báo Sạch cũng nối gót Trương Châu Hữu Danh trong danh sách bị khởi tố – và sau cùng cả năm người đều bị tuyên án tù giam. [30] Đến tháng cuối năm, nhà báo Phạm Đoan Trang của Luật Khoa tạp chí và The Vietnamese Magazine cũng lãnh án chín năm tù. [31]

Nhưng không chỉ vậy. Nhà báo nổi tiếng Mai Phan Lợi của làng báo lề phải – người từng là trưởng văn phòng Hà Nội của báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh – cũng bị bắt giam với cáo buộc trốn thuế trong một vụ án có nhiều dấu hiệu của động cơ chính trị. [32]

Như vậy, dù là nhà báo đấu tranh chính trị hay nhà báo của chính quyền hoặc nhà báo nằm đâu đó ở giữa cũng đều rơi vào vòng lao lý trong năm nay. Bức tranh báo chí Việt Nam vốn đã xám xịt nay lại càng xám xịt hơn. Nếu không có những nước đàn áp báo chí khốc liệt như Bắc Hàn hay Trung Quốc thì Việt Nam hẳn không còn giữ được vị trí 175/180 trên bảng xếp hạng tự do báo chí toàn cầu của Phóng viên Không biên giới. [33]

Báo chí vốn bản chất là không gian tự do và sáng tạo, nơi nhà báo tìm cách thỏa mãn nhu cầu thông tin của độc giả. Nhưng chỉ cần một nhà báo bị “trảm” sau khi sáng tạo thì toàn bộ phần còn lại của làng báo lập tức “tắt đèn”. Người ta gọi đó là hiệu ứng gây cóng (chilling effect). Và với hàng loạt nhà báo bị bỏ tù năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã truyền đi một thông điệp rất rõ ràng: chúng tôi không khác gì thực dân phong kiến, đừng đùa với chúng tôi.

7. Đàn áp ứng viên độc lập 

Nếu tìm kiếm trên Google theo từ khóa “tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng” (bỏ vào ngoặc kép), ta sẽ thấy 103.000 kết quả. Trong năm qua, hệ thống báo đảng đã chạy hết công suất để tạo ra ấn tượng trên truyền thông về sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người dân vào vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chỉ có điều, quan sát cái cách Đảng Cộng sản đối xử với các ứng cử viên độc lập trong năm nay, ta dễ thấy dường như đảng này không tin vào những diễn ngôn tuyên truyền của chính mình. Bởi, nếu tự tin vào sự ủng hộ của người dân đến vậy, họ sẽ không đàn áp mạnh tay các ứng cử viên độc lập.

Ít nhất bốn ứng cử viên đã bị bắt trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng Năm: Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng, Lê Văn Dũng và Lê Chí Thành. [34] Đến tháng 11, ông Trần Quốc Khánh đã bị kết án hơn sáu năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước. [35]

Chỉ có chín ứng cử viên tự ứng cử vượt qua được ba vòng hiệp thương để có mặt trong danh sách chính thức, và chỉ có bốn trong số đó trúng cử. [36] Trong số 14/499 đại biểu trúng cử là người ngoài đảng, 10 người là do được giới thiệu chứ không phải tự ứng cử. [37] Đặc biệt, ứng cử viên tự ứng cử Lương Thế Huy – một nhà hoạt động xã hội – hứng chịu một đợt tấn công bôi nhọ có tổ chức trên mạng, đồng thời hầu hết bài vở viết về ông cũng bị gỡ ra khỏi các báo mạng Việt Nam ngay trước ngày bầu cử. [38]

Các nghiên cứu chính trị học trên thế giới đều xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia độc tài chuyên chế (authoritarianism) hay đóng cửa về chính trị (politically closed society). Nhìn vào cách Đảng Cộng sản thao túng toàn diện cuộc bầu cử năm nay, người ta không thể có đánh giá nào tốt hơn cho thể chế này.

8. Rầm rộ cấp thẻ căn cước gắn chip định danh công dân 

Từ cuối tháng 2/2020, Bộ Công an bắt đầu chiến dịch cấp thẻ căn cước gắn chip để định danh công dân cho cuộc chuyển đổi số lịch sử của Chính phủ.

Bước đi đầu tiên này đã không suôn sẻ như lời quảng cáo. Trong năm qua, Bộ Công an đã mang lại nhiều rắc rối hơn là sự thuận tiện như đã hứa. [39] Nhiều người dân kêu trời vì chờ đợi mòn mỏi mà vẫn chưa nhận được chiếc thẻ căn cước mới. Bên cạnh đó, sổ hộ khẩu bị thu hồi để nhường chỗ cho hệ thống định danh quá mới mẻ – có người đã được định danh có người vẫn chưa.

Nhưng hơn hết, thẻ căn cước gắn chip và hệ thống định danh được cho là hiện đại của Bộ Công an hiện nay chỉ là một tấm áo mới che chắn cho cách kiểm soát đã quá lỗi thời và đầy ám ảnh đối với người dân: quản lý bằng địa chỉ thường trú (tức là vẫn quản lý bằng chế độ hộ khẩu).

Theo các chính sách hiện nay, dù bạn có thẻ căn cước và được định danh, bạn vẫn phải thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính tại địa chỉ đăng ký thường trú trong khi việc cư trú của người dân là vô cùng đa dạng. Nếu Chính phủ thực sự nghĩ đến sự thuận tiện cho người dân thì xóa bỏ chế độ hộ khẩu là điều cần phải thay đổi đầu tiên, hơn là việc phát hành chiếc thẻ căn cước gắn chip và hệ thống định danh tiêu tốn hơn 9 nghìn tỷ đồng. [40]

Mặt khác, so với thế giới, hệ thống định danh tập trung hiện tại của Bộ Công an đã lỗi thời về mặt công nghệ và tiêu chuẩn bảo vệ quyền riêng tư. Quyền riêng tư là vấn đề hàng đầu trong cuộc chuyển đổi này. Tuy nhiên, Bộ Công an trong thời gian qua đã tập trung vào thành tích khi thu thập, định danh công nhân, liên kết các cơ sở dữ liệu của hơn 90 triệu dân mà vẫn chưa ban hành được Nghị định về Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân.

Trái ngược với tuyên bố gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính – lấy người dân làm trung tâm và động lực trong chuyển đổi số – việc tham vấn, cung cấp thông tin cho người dân về quá trình chuyển đổi số rất hạn chế. [41] Thay vào đó, người dân bị chính quyền quay chóng mặt từ việc làm thẻ căn cước, lấy số định danh, khai báo y tế đến các phiền phức khi bị thu hồi sổ hộ khẩu. Các rắc rối trong năm qua cho thấy nếu chính quyền tiếp tục tự tiện định đoạt về cuộc chuyển đổi số này thì người dân sẽ nhận thêm càng nhiều rủi ro.

9. Vụ bê bối Việt Á 

hững ngày cuối năm 2021, cái tên Việt Á bỗng nhiên trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận. [42]

Ngày 18/12/2021, ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc của công ty này bị bắt để điều tra về những sai phạm về đấu thầu bộ xét nghiệm dùng để chống dịch COVID-19.

Trước đó không lâu, vào tháng 3/2021, Việt Á vẫn còn đại diện cho niềm tự hào dân tộc, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì thành tích nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng bộ xét nghiệm “made in Vietnam” đầu tiên được công bố vào tháng 3/2020.

Sau khi ông Việt bị bắt, các thông tin được báo chí liên tiếp phanh phui khiến nhiều người ngỡ ngàng. “Nhà xưởng” của công ty này có quy mô quá nhỏ và thô sơ để có thể sản xuất ra hàng triệu bộ xét nghiệm. “Trụ sở” của Việt Á lại chỉ là một biển hiệu đặt nhờ suốt 10 năm qua tại một ngôi nhà ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn vốn nghìn tỷ như công bố của công ty thì không rõ ràng khi những người sáng lập chỉ nắm một phần nhỏ.

Nó khiến công luận đặt ra nghi vấn về nguồn gốc thật sự và chất lượng của các bộ xét nghiệm, đồng thời là câu hỏi về những bàn tay phía sau đã giúp nâng đỡ công ty vô danh này.

Theo thông tin của cơ quan điều tra, doanh thu bán bộ xét nghiệm của Việt Á là gần 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 1/2020 đến nay, công ty này còn trúng hơn 200 gói thầu cung cấp các sản phẩm y tế ở nhiều bệnh viện và tổ chức lớn.

Danh tiếng của Việt Á gắn liền với Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị quảng bá bộ xét nghiệm và Bộ Y tế, đơn vị đưa sản phẩm này vào đầu bảng danh sách giới thiệu cho các địa phương. Ngoài ra, không thể không kể đến Học viện Quân y, nơi được cho là phối hợp cùng Việt Á trong quá trình nghiên cứu chế tạo ra bộ xét nghiệm.

Sau khi báo chí chỉ ra thông tin sản phẩm này được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận là tin giả, trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ đã âm thầm gỡ tin và thừa nhận sai sót. Bộ Y tế thì cho rằng mình đã làm đúng quy định. [43] Trong khi đó, ông Hồ Anh Sơn, thuộc Học viện Quân y, người đóng vai trò chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo ra bộ xét nghiệm, khẳng định sai phạm của Việt Á không liên quan đến nghiên cứu của ông. [44]

Ngày 22/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tiếng yêu cầu mở rộng điều tra vụ án. [45] Nhưng không cần mở rộng người ta cũng biết Việt Á chỉ là phần nổi của tảng băng, hay con dê tế thần. Không mấy ai nghi ngờ chuyện Việt Á đi đêm với quan chức trung ương lẫn địa phương để kiếm lời, nhưng cơn thịnh nộ giáng xuống đầu Việt Á thực ra một lần nữa khỏa lấp đi những lỗ hổng thể chế khổng lồ đã tạo điều kiện cho những công ty như vậy làm ăn.

Chừng nào chưa gọi tên chính xác địa chỉ chịu trách nhiệm là thể chế chính trị của nước ta thì chừng đó không những sẽ còn nhiều Việt Á, mà có thể nhiều doanh nghiệp sẽ bị trừng phạt thiếu công bằng, bị mang ra tế thay cho những kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất.

10. Bóng ma đại biểu dân cử 

Điều hết sức tréo ngoe trong một năm vừa diễn ra bầu cử lẫn đại dịch là sự vắng mặt của các đại biểu dân cử. Ai cũng biết họ ở đó, nhưng ai cũng biết là họ không ở đó. Vất vả lắm người ta mới nhớ nổi vài cái tên, vài gương mặt mờ nhạt. Phần còn lại chỉ là những bóng ma không tên, không dung hình.

Không ai tìm thấy họ khi hữu sự, hay nói cho chính xác ra là cũng không mấy ai cần tìm đến họ.

Phần này, nói vậy là đủ. Và cũng là để khép lại một năm vừa “sáng suốt”, vừa “toang”.

Nguồn: Luật Khoa

Tàn phá LUẬT bởi thói ưa thành tích và thói vô trách nhiệm

 

Tàn phá LUẬT bởi thói ưa thành tích và thói vô trách nhiệm

Ngô Huy Cường

Tôi rất vui và cảm ơn nhóm dịch giả dịch Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc ra tiếng Việt tặng tôi cuốn sách về Bộ luật dịch này có kèm theo những lời giới thiệu.

Không thần phục kẻ thù! Nhưng học từ kẻ thù là cần thiết! Không hiểu kẻ thù, thì không thể chiến thắng được nó!

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'BỘ LUẬT DÂN SỰ 中 TRUNG QUỐC 2020 国 民 BẢN DỊCH VÀ LƯỢC GIẢI 典 Dịch giả: LÊ KHÁNH LINH, TRƯƠNG HUỲNH NGA, NGUYỄN MINH TÂM HOẢNG THẢO ANH, TRẦN KIÊN Đ00 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI'Có thể là hình ảnh về văn bản

Có lẽ cùng khởi động soạn thảo Bộ luật Dân sự do nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, thế nhưng Trung Quốc cho tới mãi năm 2020 mới ban hành "nổi" Bộ luật Dân sự, trong khi đó Việt Nam ta đã kịp ban hành tới ba (03) Bộ luật Dân sự mà cứ Bộ luật sau lại làm mới trên căn bản chỉnh sửa và bổ sung toàn diện Bộ luật trước- đó là Bộ luật Dân sự 1995; Bộ luật Dân sự 2005; và Bộ luật Dân sự 2015. Vậy mà Bộ luật Dân sự hiện hành vẫn còn quá quá nhiều khuyết điểm rất cơ bản và rất lớn hiện đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiếp tục.


Tôi nhớ mãi câu chuyện: khi thấy tôi phê bình Bộ luật Dân sự 1995, thì một anh bạn đồng nghiệp đáng kính của tôi từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mới chuyển về Khoa Luật- ĐHQGHN làm giảng viên tỏ vẻ không hài lòng và nói rằng “đồng chí” Đinh Trung Tụng (lúc đó là thứ trưởng Bộ Tư pháp) đã có một bài luận ca ngợi Bộ luật Dân sự này khi học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được điểm tối đa, nên bộ luật này là đỉnh cao của luật học Việt Nam và hơn đứt Trung Quốc.

Lẽ dĩ nhiên nếu chỉ để cho các thầy chuyên tán loanh quanh trong khu vực lý luận chung về nhà nước và pháp luật và luật công chấm thì tiểu luận hết môn luật dân sự của mấy em sinh viên đang học trung cấp luật cũng không thể không là đỉnh cao của luật học(!?).

Cho đến nay chắc anh bạn đồng nghiệp của tôi đã quá thấm và biết cái tệ trong khâu xây dựng pháp luật của ta như thế nào rồi?

Khi soạn thảo Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi kiến nghị chính thức phải làm kỹ mô hình, đề cương trước, rồi viết các điều luật cụ thể sau.

Nhưng không, người ta giao cho mỗi người viết một chương hay mục theo sự ước đoán của tay có quyền trong tổ “phóng bút” phục vụ cho Ban soạn thảo.

Tán loạn! Sau khi viết xong, cứ thế là các chương, mục được lắp ghép thô thiển lại với nhau, và được đưa cho đội “hớt váng” là mấy người có học hàm GS nhưng không chuyên về luật dân sự thêm bớt và tán.

Thậm chí khi họp Tổ tư vấn cho Bộ trưởng Hà Hùng Cường lúc đó, GS. TS. HTL nói công khai với tôi rằng: lâu quá rồi mình không đụng chạm tới luật dân sự nên quên hết rồi và không nắm được vấn đề.

Ấy thế mà hai tuần sau đã thấy GS kể công hoàn thiện dự thảo.

Dự thảo xong lại đến một vài vị có trách nhiệm ở Ủy ban pháp luật Quốc hội mời một vài “chuyên gia” theo “tình riêng” lên chỉnh sửa dự thảo, bất chấp ý kiến của mọi người, kể cả ý kiến của Ban soạn thảo.

Vậy cho nên Bộ luật Dân sự 2015 quá khuyết điểm là không có gì đáng ngạc nhiên.

Trong khi đó ở Trung Quốc người ta bàn kỹ về mô hình, lên khung chi tiết, rồi thận trọng nghiên cứu ban hành từng phần theo từng giai đoạn để đến năm 2020 mới hoàn chỉnh và ban hành chính thức.

Tuy nhiên phải nói, theo tôi, Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc còn có những bất cập không nhỏ về học thuật, nhất là quyển nói về tài sản bởi cách mạng XHCN có bản chất là một cuộc cách mạng về sở hữu (công hữu hoá hầu hết, nhất là đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác của xã hội), trong khi nó vẫn sử dụng các kỹ thuật pháp lý có được từ thời La Mã cổ đại mà các kỹ thuật này hầu hết là được xây dựng trên nền tảng tư hữu.

Lưu ý thêm: Ở Trung Quốc, người ta nghiên cứu 12 năm để soạn thảo và ban hành Luật Phá sản; còn Luật Phá sản của ta được soạn thảo và thông qua trong vòng 15 tháng.

Chỉ có nghiên cứu mới có thể đưa được con người lên vũ trụ như họ.

Còn chỉ loanh quanh ăn bởi sự tán tụng và vô trách nhiệm đối với đất nước, thì chỉ có ăn theo, nói leo vòng quanh thế giới!

Muốn có luật lệ tốt thì đừng nên tàn phá luật bởi thói ưa thành tích và thói vô trách nhiệm!

N.H.C.

Nguồn: FB Ngô Huy Cường

Đâu phải thua chỉ một trận bóng đá

 

Đâu phải thua chỉ một trận bóng đá

Le Cong Dao

Ngồi nghĩ lại, Thái Lan chỉ hơn ta có ba thứ là kinh tế, văn hoá và dân chủ, còn lại thì thua tất tần tật.

Nó ít giáo sư tiến sĩ hơn ta

Nó có chính phủ ít người thua chính phủ ta

Nó tham nhũng thua ta

Bóng đá nó ở ao làng còn ta đã ra biển lớn World Cup

Lãnh đạo của nó nổ thua lãnh đạo ta

Nó không biết quản lý đất đai toàn dân như ta

Nó không biết xây lò đốt củi như ta

Công chức nó không được thấm nhuần chủ nghĩa mác lê như công chức ta

Dzua nó không biết làm thơ và có bằng tiến sĩ xây dựng đảng

Cho nên thua nó một trận bóng đá chỉ là rủi ro nhất thời, không mắc gì phải cay cú!

Mạc Văn Trang

Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản

Việt Nam thua Thái Lan 0-2 trong trận bán kết AFF cup hôm qua, 27/12/2021, làm rất nhiều người thất vọng. Người tiếc nuối vì mất cơ hội được hưởng trái penanty, kẻ nguyền rủa trọng tài đui mù, còn báo chí thì đăng đàn tự sướng: ta thua trong thế thắng....hâydza!!!

Kính thưa quý vị! Không phải đến tận hôm nay Việt Nam mới thua Thái Lan đâu ạ! Chúng ta đã thua họ từ rất lâu rồi. Thua tất cả trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì bóng đá! Thua họ cả trăm năm nay chứ không phải đến bây giờ mới thua đâu mà quý vị buồn! Kể nghe nè:

Tháng 9.1978 thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm hữu nghị chính thức nhà nước Thái Lan. Ông Đồng được thủ tướng Thái Lan, là Kriangsak Chomanan dẫn vào yết kiến nhà vua.

Trước mặt nhà vua Bumibol Adulyadej ông Đồng ngạo nghễ nói: "tôi rất hãnh diện và tự hào, vì dân tộc tôi dưới sự lãnh đạo của đảng đã đánh thắng 2 cường quốc sừng sỏ, đó là: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giành độc lập.

Nhà vua Thái cũng điềm đạm trả lời: tôi Hạnh phúc vì dân tộc tôi không phải đánh nhau với cường quốc nào cả.

Đấy! Họ hơn ta ở chỗ đó. Họ không cần đánh nhau với ai mà họ cũng giành được độc lập. Cơ bản là, họ biết nhìn xa trông rộng. Họ biết quý trọng xương máu đồng bào, nên ngăn chặn được những cuộc chiến vô nghĩa từ xa, bằng ngoại giao, bằng đàm phán, bằng tất cả lợi thế mà họ có được. Trong thế kỷ 17-18- 19 những cường quốc như: Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Bồ Đào Nha.... đều đi xâm chiếm những nước nhỏ hơn. Nhưng cuối cùng, các nước ấy đều trao trả độc lập cho các nước mình xâm chiếm bằng đàm phán, mà chẳng có cuộc chiến nào xảy ra. 

Riêng Thái Lan, với tầm nhìn xa hiểu rộng, nên họ đã đá văng đảng cộng sản ra khỏi đất nước họ ở thế kỷ trước. Họ có 40 đảng nhưng họ cấm duy nhất 1 Đảng Cộng sản không được tranh cử!

Nhờ không có đảng cộng sản lãnh đạo, nên đất nước họ đã hơn ta về mọi lĩnh vực đó quý vị. Từ kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, du lịch, xếp hạng hộ chiếu, thu nhập đầu người.... đều hơn hẳn ta. Thậm chí, chiếc xe máy liên doanh với Nhật chất lượng cũng hơn ta. Hạt gạo họ làm ra bán ra thị trường quốc tế, giá cũng cao hơn ta; Hoa quả Thai Lan xuất đi Châu Âu và Mỹ giá cao. Hoa quả Việt Nam ... mấy ngàn xe đem lên biên giới đổ bỏ...

Chúng ta thua họ từ A đến Z, thua gần trăm năm nay, chứ đâu riêng gì quả bóng mà quý vị buồn!

Quý vị phải tìm hiểu tại sao thời VNCH chỉ có nửa lãnh thổ, mà dân Thái Lan. Hàn Quoc lại ồ ạt chạy qua Sài Gòn học tập và tìm việc làm rất nhiều. Còn bây giờ thì ngược lại, và mình đã thua họ từ A đến Z.

PS: Các vị nên biết từ thời nhà Nguyễn trở về trước... Thái Lan sợ Việt Nam như sợ cọp! Còn hiện nay Thái Lan thua Việt Nam mỗi điểm là .... Ta nổ, Ta chém gió to hơn họ !....

______

Thai Vu

Tôi không biết gì về bóng đá.

Nhưng tôi biết nhiều điều rất thực tế của Thái Lan.

Tôi sang công tác và làm việc ớ Thái Lan rất thường xuyên cuối những năm 2000's.

Trong đó, có những cuôc họp thường niên, nghe national economic reports (là những bài trình bày của Exec. Manager thành viên từng nước thuộc Bắc Á North ASEAN, nói về phát triển kinh tế xã hội của nước họ).

Khi ta vẫn đang loay hoay "trồng cây gì, nuôi con gì" thì từ mấy chục năm trước, công nghệ gen với sự ủng hộ hết mình của vua Thái, đã thay đổi hoàn toàn sắc diện nền nông nghiệp Thái Lan, nông sản của họ có 1 chất lượng cạnh tranh rất mạnh mẽ. Malaysia tự hào có loại sầu riêng Penang ngon nhất. Thái Lan đánh bạt chỉ trong vài nốt nhạc.

Khi ta vẫn kêu ca kẹt xe thì Vọng Các (Bangkok), nơi đã từng kẹt xe khủng khiếp hơn TP HCM và Hà Nội gấp 10 lần (ai từng bị kẹt xe ở Bangkok mới hiểu), đã thông thoáng với các đường cao tốc trên cao nối từ trung tâm Bangkok ra các vùng phụ cận (ví dụ, tôi đi xe 4 bánh từ Bangkok ra Khu công nghiệp Bangpoo, trước mất 2 tiếng, nay chỉ mất 20 phút).

Khi ta "thẩm du" với vang Đà Lạt, cái loại rượu mà thằng nghiện ngập bệnh hoạn như tôi cũng không uống nổi, chỉ có thể cho vào nấu thịt thỏ, thịt chó, nếu có ăn thỏ ăn chó, thì Thái Lan đã có những trang trại vinery, những hầm ủ rượu không bán ra ngoài, chỉ bán trong khu du lịch của họ với giá trên trời.

Riêng ngành PU, ngành tôi đắm chìm, thì khi VN đang nhập các hệ PU (customized PU systems) từ nước ngoài thì họ đã có nhà máy tự trộn các hệ đó bán cho ta.

Hãy tưởng tượng thế này cho dễ hiểu. Ta muốn nấu phở, nhưng phải nhập nước dùng và sợi phở từ họ.

Trước đó, các chuyên gia kỹ thuật PU đều từ Đức, hoặc chuyên gia Đức ở Singapore, Taiwan, Shanghai... sang Vietnam.

Sau này, 100% chuyên gia kỹ thuật là người Thái.

Khi bọn trẻ Sài Gòn và Hà Nội tắt nến để hưởng ứng ngày Trái Đất một cách phong trào nhố nhăng, thì Sài Gòn và Hà Nội chặt cây không thương tiếc. Không ai biết rằng, Bangkok đã kịp trồng những cánh rừng quanh Bangkok để tạo lá phổi và cảnh quan du lịch. Khu rừng Khao Dai phía Nam Bangkok là 1 ví dụ.

Khi ta bắt đầu nói tới sân bay Long Thành thì Thái Lan đã chuyển sân bay quốc tế cố cựu Dong Mueang sang sân bay mới tinh cáu cạnh Suvarnabhumi.

Khi ta chưa làm được con ốc vít thì chiếc Dream Thái đã là mơ ước của vạn người Nam, và Thái Lan từ lâu đã là một trong những hubs (trung tâm, tiếng lóng) chế tạo linh kiện ô tô xe máy.

Nước Mắm thì Thái Lan đã soán ngôi thị trường Mỹ. MegaChef (1 thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Thái giống như Phú Quốc VN) giá gần 8 đồng, hơn cả "3 Cua" lừng lẫy của Hong Kong. Mà biết sao không? Họ mua nước mắm của mình mang về Thái, đóng chai rồi xuất khẩu với nhãn hiệu của họ.

Vì ta đã quá bèo bọt trên trận địa xuất khẩu này. Vụ Thương Mại của Bộ Công Thương chỉ ngồi phòng lạnh và tìm kiếm màu mè trong khi người Thái họ xông pha và tìm đường tiếp thị và xuất khẩu.

Tương tự với gạo. Ra bất kỳ chợ Châu Á nào, gạo Thái Lan là ưu thế nhất.

Tương tự với đồ hộp.

Tương tự với nhiều thứ mà không thể kể hết

LẼ RA PHẢI NGƯỢC LẠI.

Đừng buồn hay khóc vì thua 1 trận bóng. Việt Nam dưới chân Thái Lan rất nhiều.

Túm quần què lại, Việt Nam bây giờ, không là gì với Thái Lan cả. Chứ đừng nói bóng đá vớ vẩn.

Hỡi bò.

Nguồn: FB Mạc Văn Trang

Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

 

Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

Mối lo lớn, có thể ví như như một đại băng hà chưa thấy ngày dứt nhưng tiếp diễn mỗi ngày một nặng hơn – là con bạch tuộc tham nhũng khổng lồ thần thông quảng đại có hàng chục triệu vòi tham nhũng, mà công ty Việt Á chỉ là một vòi nhỏ trong số đó. Sự thần thông quảng đại của quái vật bạch tuộc tham nhũng nằm ở chỗ, bị chém một vòi thì lập tức phát hiện mọc ra trăm vòi.

Việt Á rồi sẽ bị xử lý. Nhưng sẽ có hàng trăm Việt Á mới xuất hiện. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương không đủ sức để xử lý.

I. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU TIỀN CỦA AI?

Đến bây giờ, toàn dân mới ngớ ra, rằng bộ kit xét nghiệm mà công ty Việt Á mang bán cho 62 tỉnh thành với doanh số khoảng 4.000 tỷ đồng, là sản phẩm của Nhà nước. Vì đó là sản phẩm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp 18,98 tỷ đồng để thực hiện, thông qua đề tài Khoa học Công nghệ quốc gia: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)”, mã số ĐTĐL.CN.29/20.

Mức lương của người lao động Việt Nam, trong đó có khoa học và giáo dục, là rất thấp; so với các nước phát triển thấp hơn từ 10 đến 20 lần. Theo bảng lương giảng viên đại học công lập và nghiên cứu viên khoa học từ ngày 12/12/2020 thì ngạch lương cao nhất là của Giáo sư, Giảng viên cao cấp, Nghiên cứu viên cao cấp dao động trong khoảng từ 9.238.000 đồng (bậc 1, hệ số 6.2) đến 11.920.000 đồng/tháng (bậc 6, hệ số 8.0). Còn tiến sĩ mới bảo vệ có nơi chỉ nhận được 4 –5 triệu đồng /tháng. Để bảo vệ luận án tiến sĩ, đối với các ngành khoa học tự nhiên, có nơi đòi hỏi phải có từ 2 bài báo đăng ở các tạp chí ISI và Scopus; các luận án tiến sĩ tốt có thể có 4,5 bài báo ISI, Scopus.

Học bổng nghiên cứu khoa học Humboldt của Đức hiện trao tặng lương tháng 2.670 Euro (69 triệu đồng) cho nghiên cứu sau tiến sĩ (từ 6-24 tháng), và 3.170 Euro (82 triệu đồng) cho các nhà nghiên cứu đã có kinh nghiệm (từ 6-18 tháng). Trong thời gian nghiên cứu đòi hỏi phải có các công trình khoa học đăng dưới dạng các bài báo trên các tạp chí ISI, Scopus.

Viện dẫn ra mức lương khoa học của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới ở trên để thấy số tiền 18,98 tỷ đồng (800.000 USD) là một số tiền rất lớn so với đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, và không nhỏ so với đề tài nghiên cứu khoa học của các nước.

Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)”, đã được các tác giả tham gia đề tài công bố trong một bài báo dạng thông báo ngắn (short communication) trong tạp chí Journal of Medecal Virology (A simple method for detection of a novel coronavirus (SARS-CoV-2) using one-step RT-PCR followed by restriction fragment length polymorphism, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/jmv.26171).

Theo xếp hạng của Journal Citation Report thì tạp chí Journal of Medecal Virology được xếp hạng thứ 21/34 tạp chí virus học mà Journal Citation Report xếp hạng.

Còn theo theo xếp hạng về các tạp chí virus học của Scimago, thì tạp chí Journal of Medecal Virology xếp thứ 47/70 tạp chí được xếp hạng.

Với số tiền 18,89 tỷ đồng chi cho nghiên cứu khoa học cơ bản, trong điều kiện bình thường, có thể thu được hàng trăm bài báo đăng ở các tạp chí ISI, Scopus.

Không chỉ quá đắt, điều lạ lùng là, theo truyền thông thì kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” mà Bộ KH&CN chi 18,89 tỷ đồng cho Viện Quân y chủ trì, lại được ông Phan Quốc Việt mang đi bán với giá cắt cổ, đưa về cho Việt Á và nhóm lợi ích doanh thu khoảng 4000 tỷ đồng.

Bộ KH&CN tiêu tiền của ai?

II. AI LÀ THỦ PHẠM CHÍNH?

Sai phạm của ông Phan Quốc Việt, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Việt Á thì đã rõ. Sai phạm của các cá nhân và cơ quan dùng tiền của Nhà nước để mua bộ xét nghiệm từ công ty Việt Á cũng đã rõ. Nhưng còn những sai phạm ở các cơ quan khác nữa, mà những sai phạm ở các cơ quan này là nguyên nhân tạo môi trường và điều kiện cho ông Phan Quốc Việt và công ty Việt Á phạm tội ở mức độ nghiêm trọng như đã xảy ra.

1. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một trong những sai phạm mang tính nguyên nhân là của Bộ KH&CN. Nói sai phạm mang tính nguyên nhân là vì từ sai phạm của Bộ KH&CN mới dẫn đến sai phạm của ông Phan Quốc Việt. Không có sai phạm của Bộ KH&CN về bộ kit xét nghiệm thì đã không có sai phạm của ông Phan Quốc Việt như hiện nay. Bộ KH&CN có ít nhất là 3 sai phạm nghiêm trọng sau đây.

1/. Chi một khoản tiền khổng lồ 18,89 tỷ đồng để mua một sản phẩm mà không thu lại sản phẩm. Để cho người khác chiếm đoạt sản phẩm đi bán lấy lời. Bộ KH&CN chi 18.89 tỷ đồng để nghiên cứu chế tạo ra bộ kit xét nghiệm thì sản phẩm đó là của Bộ KH&CN chứ không thể là của Học viện Quân y, càng không thể là của Việt Á. Nếu Việt Á chịu trách nhiệm sản xuất và triển khai thương mại thì hợp đồng về phân bổ lợi nhuận giữa Bộ KH&CN và Việt Á ở đâu? Tỷ lệ phân chia như thế nào? Không có công ty tư nhân nào chi tiền như Bộ KH&CN cả.

2/. Chi tiền vượt nhiều lần giá trị của hàng hoá. 18,89 tỷ đồng là một khoản tiền khổng lồ đối với một đề tài nghiên cứu khoa học. Về số lần đắt hơn só với giá trị thực thì bộ xét sinh phẩm RT-PCR còn vượt đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đắt hơn giá trị thực chỉ 5-6 lần, còn Bộ KH&CN đã trả đắt hơn chí ít là 20 lần so với giá trị thực.

3/. Đưa thông tin sai lệch về bộ kit xét nghiệm đã được WHO chấp nhận, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việc WHO thông báo đã nhận được hồ sơ của Việt Á nộp cho WHO mà hiểu là WHO đã chấp thuận là một lỗi không thể hiểu được từ cơ quan đứng tên Bộ KH&CN của một quốc gia. Từ thông tin của Bộ KH&C mà truyền thông cả nước đưa tin theo, và cả nước tin vào chất lượng của bộ kit xét nghiệm mà Việt Á mang bán.

2. HỌC VIỆN QUÂN Y

Học viện Quân y cũng mắc là sai lầm mang tính nguyên nhân. Nếu Học viện Quân y thực hiện đúng pháp luật trong thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” do Bộ KH&CN chi tiền thì ông Phan Quốc Việt không thể lấy kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước để sản xuất bộ xét nghiệm đi bán kiếm lời với mức độ như vây. Nếu Việt Á được quyền sản xuất và bán thì hợp đồng phân chia trách nhiệm và lợi nhuận giữa Bộ KH&CN, Học viện Quân Y và Việt Á ở đâu? Tỷ lệ phân chia lợi nhuận và trách nhiệm như thế nào?

3. BỘ Y TẾ

Nếu Bộ Y tế làm đúng chức năng của mình, thì ông Phan Quốc Việt, dù có thoát khỏi các gác chặn của Bộ KH&CN và Học viện Quân y, cũng không thể bán được bộ xét nghiệm với số lượng và giá cả như đã xảy ra. Bộ Y tế là nguyên nhân thứ 3 giúp cho sai phạm của ông Phan Quốc Việt xảy ra, và góp phần to lớn làm cho ông Phan Quốc Việt tham nhũng, hối lộ đến mức khủng khiếp như vậy.

4. CƠ CHẾ HIỆN HÀNH

Cơ chế hiện hành, ai cũng biết, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

III. BỘ KIT XÉT NGHIỆM CỦA VIỆT Á ĐƯỢC SẢN XUẤT Ở ĐÂU?

Chất lượng như thế nào, xét nghiệm có cho kết quả đúng không thì cũng đã xảy ra rồi. Giá thành đắt bao nhiêu thì tiền cũng đã thu rồi. Điều lo sợ không chỉ là giá thành và chất lượng của bộ kit xét nghiệm Việt Á mang đi bán, mà còn là bộ kit xét nghiệm của Việt Á có xuất xứ từ đâu? Cơ sở của Việt Á, như thực tế chỉ ra là không thể sản xuất được hàng triệu xét nghiệm.

Xuất xứ của bộ kit xét nghiệm mà công ty Việt Á mang bán mới là điều cần bàn. Bộ kit xét nghiệm này có phải được sản xuất ở nước ngoài mang nhãn Việt Nam không? Trong bộ kit xét nghiệm này có phần nào do Việt Nam đóng góp không? Đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì, nhận 18.89 tỷ đồng của học Bộ KH&CN, có liên quan như thế nào đến bộ kit xét nghiệm mà Việt Á mang bán?

Điều sợ nhất là bộ kit xét nghiệm mà Việt Á mang bán lại được sản xuất từ “nước lạ”.

IV. NGÀY CUỐI NĂM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Bộ kit xét nghiệm Việt Á mang bán đã góp phần làm bộc lộ một phần mức độc tham nhũng ở Bộ KH&CN và Bộ Y tế. Từ bộ kit xét nghiệm Việt Á thôi thúc nghĩ về lời giải bài toán gốc.

Từ ngàn xưa, trí thức là là chỗ dựa của quốc gia về trí tuệ và đạo đức. Mỗi khi nan nguy cần kế sách thì phải nhờ đến trí thức. Trí thức là thước đo trí tuệ của một quốc gia. Mức độ phát triển của quốc gia phụ thuộc vào mặt bằng của trí thức. Trí thức là thước đo đạo đức của một quốc gia. Sự suy đồi đạo đức của trí thức phản ánh sự suy đồi đạo đức xã hội của quốc gia.

Nay trí thức nước ta, ở Bộ Y tế, ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở Bộ Khoa học và Công nghệ… nơi nào cũng bị tham nhũng thống trị, thì có nghĩa là tham nhũng đã thống trị khắp xã hội. Bệnh tham nhũng đã lên đến Cao Hoang. Cách chống tham nhũng hiện nay là cách chống tham nhũng trên ngọn. Phát hiện ra tham nhũng mới trị tội thì không bao giờ loại trừ được gốc tham nhũng.

Quan lại tham nhũng là điều dễ hiểu. Nhưng khi tham nhũng tràn vào quân đội thì đó là lúc phải lo lắng cho an nguy đất nước; khi công an tham nhũng thì dân thường bị điêu đứng. Và khi thầy giáo đi dạy, thầy thuốc chữa bệnh mà tham nhũng hàng loạt với khối tiền khổng lồ, thì “đạo” hết, vì bệnh tham nhũng phát sinh từ “đạo” chứ không phải từ ý thức tham muốn thông thường của con người. Những bài rao giảng luân lý lúc này là vô nghĩa.

Nhưng tham nhũng chỉ là căn bệnh đục khoét. Nguy hại nhưng không sinh tử. Đi nhầm đường mới là sinh tử.

Đi nhầm đường là sinh tử, bởi biết bao số phận loay hoay hết cả cuộc đời mà không thể thoát ra khỏi rừng rậm, hang sâu. Còn bi đát hơn, đi nhầm đường đến mức sa vào đầm lầy vực thẳm. Bi đát hơn nữa là sinh con để cái trên con đường nhầm.

Thế hệ 0x, 1x đã dũng cảm đổi mới lần một vào năm 1986. Nói là dũng cảm là vì tự thừa nhận sai lầm. Nói đổi mới là để nhấn mạnh rẽ sang con đường khác, không đi theo con đường đang đi. Con đường đã bước đi 4 chục năm mới biết nhầm, là rất muộn. Nhưng vượt lên sự kiêu ngạo, chịu dằn vặt đau đớn trong lòng để công khai cất lên lời thừa nhận sai lầm cũng là dũng cảm. Ở tuổi cuối đời, trên cương vị cao nhất mà dám thừa nhận sai lầm chỉ có ở những nhân cách lớn.

Khi Đông Đức nhập vào Tây Đức, Liên Xô sụp đổ, các nước Ba Lan, Séc, Slavakia, Hungary, Bulgary bước sang con đường mới, tiếc thay, lại không xuất hiện nhân cách lớn. Người khuất thì khuất rồi, nhưng con cháu phải gánh chịu.

Những lời an ủi khéo, những lời ngợi ca có cánh – không chữa được bệnh.

Đổi mới lần hai. Đổi mới toàn diện. Đó là lối thoát sống còn. Đó là con đường duy nhất để không tụt hậu với các nước, để không giao lại gánh nặng cho con cháu.

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 2)

 

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

31-12-2021

Tiếp theo phần 1

2- Bối cảnh của vấn đề

Mở đầu sách là những trình bày về: Vị trí của VN trong thế giới hiện tại (1962), hình ảnh lịch sử của cộng đồng, Quốc gia, Cộng sản và sự phân chia lãnh thổ, Đường lối phát triển của dân tộc.

Tùng Phong chia cộng đồng làm hai phần: Thiểu số và đa số (trùng ý) và gán cho thiểu số làm lãnh đạo và đa số được lãnh đạo. Điều này chỉ đúng một phần vì có những cộng đồng mà thiểu số là thống trị, độc tài, còn đa số là bị trị. (Phản biện). Từ đây trở xuống tôi chỉ gọi họ là Thiểu số và Đa số, chỉ khi nào cần nhấn mạnh mới kèm thêm định ngữ lãnh đạo hoặc thống trị và bị trị).

Tùng Phong nhận định, “VN là nước nhỏ về dân số, về lãnh thổ, kinh tế kém phát triển và không có đóng góp gì đáng kể vào văn minh nhân loại. Chúng ta bị chi phối bởi sự vô trách nhiệm của các nước lớn, luôn bị đe dọa nạn ngoại xâm”. Tôi chỉ tán thành một phần vì cho rằng VN không thuộc loại dân số ít (không những bây giờ, năm 2022 mà cả vào thời năm 1962), lãnh thổ không đến nỗi bé, hơn nữa có vị trí địa lý khá tốt. VN không có đóng góp gì vào văn minh nhân loại vì kém phát triển, vì yếu, chứ không phải vì nước nhỏ, VN luôn bị đe dọa nạn ngoại xâm chủ yếu là từ dã tâm của Đại Hán chứ không còn từ phương Tây. Bị chi phối bởi sự vô trách nhiệm cùa các nước lớn cũng vì ta yếu kém chứ không thể đổ lỗi cho ai được. (Một số người Việt tự hào là đóng góp lớn cho nhân loại bằng cách mạng giải phóng thuộc địa, lập chính quyền công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Xin chưa bàn đến điều này đúng sai đến đâu).

Tôi tán thành với Tùng Phong rằng, sự yếu kém của cộng đồng do thiểu số lãnh đạo kém phẩm chất là chủ yếu (trùng ý). Nguyễn Trãi viết: “Như nước Đại Việt ta…Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau mà hào kiệt đời nào cũng có”. Mạnh là khi hào kiệt được trọng dụng, lúc đó dân tộc sẽ đoàn kết, mạnh lên, yếu là khi hào kiệt bị thiểu số thống trị loại bỏ, dân tộc sẽ bị phân tán và có nguy cơ tan rã. Tùng Phong đã viết rất đúng rằng, thiểu số lãnh đạo cần có được NHÂN, DŨNG, LƯỢC và thấu triệt được vấn đề của cộng đồng. Từ đó mới chọn được đường lối đúng.

Đa số, dù được lãnh đạo hoặc bị trị, là những người dân, lý do sống là vì cá nhân, nhưng điều kiện sống là thuộc cộng đồng (ý mới). Hai điều này thường phù hợp nhưng nhiều khi xảy ra mâu thuẫn, lúc này người dân phải chấp nhận một sự hy sinh nào đó. Vậy đa số cũng cần phải thấu triệt được vấn đề của cộng đồng. Thiểu số có nhiệm vụ giúp đa số làm việc này (đó là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí).

Giữa thống trị và bị trị thường xuyên có mâu thuẫn. Giữa lãnh đạo và được lãnh đạo cũng có những lúc phát sinh mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn chủ yếu trong cộng đồng. Để giải quyết mâu thuẫn thì thiểu số lãnh đạo cần phải; 1- Tôn trọng tinh thần dân chủ, là một lợi khí sắc bén, 2- Phát huy sự hiểu biết của đa số đối với vấn đề cần giải quyết của quốc gia để củng cố tinh thần dân tộc.

Khi đất nước bị chia cắt, sự tranh giành ảnh hưởng giữa phe Quốc gia và phe Cộng sản đã làm tan rã dân tộc. Chống Cộng mà chỉ nhằm vào việc loại bỏ cá nhân và tổ chức, dù có quyết liệt đến đâu cũng chỉ là chống một cách tiêu cực. Cần vạch ra rằng, CS chỉ là một lý thuyết tranh đấu ngoại lai, nó sẽ đưa dân tộc vào con đường đen tối. Chống Cộng tích cực phải trên cơ sở thực trạng của Quốc gia và có giải pháp để thay thế.

Bình luận: Ai cũng nói rất giỏi về việc đánh giá đúng thực trạng, về vấn đề cần giải quyết, nhưng nói thì dễ, làm được rất khó vì bị chi phối bởi chủ nghĩa này, học thuyết kia, lãnh đạo nọ. Vậy để có một đánh giá tương đối đúng về thực trạng, có thể tin được, cần phải có sự điều tra toàn diện của một tổ chức trung lập, một cách khách quan, trung thực, không bị chi phối bởi bất kỳ học thuyết, chủ nghĩa hoặc sự lãnh đạo nào cả (ngưng bình luận).

Phần cuối của mục “Bối cảnh…”, Tùng Phong viết về vai trò cá nhân, rằng ông luôn đứng ở vị trí lịch sử để nhìn tất cả các vấn đề mà không bao giờ đứng ở vị trí tôn giáo. Ông còn đưa ra và giải thích cách hành văn trong quyển sách, chủ yếu dùng nhiều danh từ hơn động từ, nhằm diễn tả rõ, hết, các tư tưởng một cách bao quát, vững chắc (ý mới).

3- Phần I: Nhận định về thế giới

Từ giữa thế kỷ 20, về chính trị thế giới chia thành hai phe như đã mô tả ở trên, mỗi phe có cách lãnh đạo riêng.

Về văn hóa, thế giới lại chia ra 5 vùng. Một là vùng Âu – Mỹ, chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy La. Hai là vùng Arập, Trung Đông, chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Ba là vùng Đông Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa cổ đại. Bốn là vùng Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Năm là vùng châu Phi.

Về khoa học kỹ thuật thì khác. Nền khoa học kỹ thuật và văn minh phương Tây đã chinh phục toàn bộ.

Tùng Phong đi đến nhận xét: “Vì vậy cho nên ngày nay trên thế giới vấn đề Tây phương hóa (TPH) là một vấn đề thiết yếu cho các quốc gia muốn tồn tại, mặc dầu TPH theo kiểu khối tự do hay TPH theo kiểu khối CS. Và đó cũng là vấn đề thiết yếu cho nước VN”.

Bình luận: Cách nhìn của Tùng Phong có phần đúng nhưng quá thiên lệch về khoa học kỹ thuật, khác với cách nhìn của sách “Tại sao các quốc gia thất bại”, cho rằng sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thể chế kinh tế và thể chế chính trị (ngưng bình luận).

Về CS: Tùng Phong nhận đình rằng, CS ở Tây phương, ở Nga Xô và ở châu Á là khác nhau. “Ở Tây phương, thuyết CS là một phương thuốc được đề nghị để chữa căn bệnh cho xã hội trong một giai đoạn phát triển cam go, về sau các nhà lãnh đạo của họ lại tìm được phương thuốc khác (và họ đã loại bỏ CS)… Nga Xô chỉ xem thuyết CS là một phương tiện và chỉ có giá trị là một phương tiện… Nhưng sang châu Á thuyết CS chỉ còn là một phương tiện để đánh kẻ xâm lăng và một phương hướng phát triển… Một số lãnh tụ CS châu Á hoàn toàn lầm lẫn khi họ say mê mà tôn thờ thuyết CS như là một chân lý… Mao Trạch Đông đã nhìn thấy rõ các điểm trên đây. Sự khác biệt giữa các phương pháp CS ở Nga và Tàu là một bằng cớ”.

Chiếc iPad trong vụ án Nguyễn Đức Chung

 

Chiếc iPad trong vụ án Nguyễn Đức Chung

Dương Ngọc Thái

31-12-2021

Tòa Việt Nam sử dụng chứng cứ số (digital evidences):

Quá trình tranh tụng hai ngày qua, luật sư Nguyễn Văn Tú, một trong bốn người bào chữa cho cựu chủ tịch Hà Nội, một lần nữa đề nghị HĐXX xem xét “vật chứng quan trọng” được ông giao nộp từ ngày làm việc đầu tiên – chiếc iPad của bị cáo Chung.

Luật sư Tú đề nghị HĐXX tiếp nhận chiếc iPad này và trưng cầu giám định của cơ quan điều tra về mốc thời gian, lịch sử cụ thể việc mở và dùng iPad. Việc này nhằm làm rõ, trong khoảng thời gian trước khi đóng thầu, ông Chung có thực sự dùng thiết bị để tiếp nhận email của Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường, đang bỏ trốn) qua đó can thiệp dừng thầu trái quy định.

Yêu cầu của luật sư được HĐXX chấp thuận. Chiếc iPad được làm thủ tục niêm phong ngay tại toà. Phản hồi về vật chứng, ông Chung xác nhận đó là tài sản của mình song chỉ sử dụng trong năm 2016, “có thể không nhớ password”. Ông nói: “Lấy danh dự là một con người, không xem các email anh Huy gửi”.

Sáng nay, truyền đạt phản hồi của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, HĐXX cho biết, theo chính sách bảo mật của Google, chỉ xem xét được lịch sử truy cập trong 28 ngày kể cả đăng nhập email nên không thể xác minh được lịch sử đăng nhập email trên. “Trường hợp có mật khẩu chiếc iPad cũng không có căn cứ ông Chung đã đọc email của Huy hay chưa”, chủ tọa nói.

Có khá nhiều thông tin lý thú ở đây:

* Ông Chung xài Gmail. Trên tấm danh thiếp của ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng có một địa chỉ @gmail.com. Ông Dũng từng phụ trách chính phủ điện tử đấy, nhưng tôi đoán ông ấy cũng không dám xài hàng nội.

* Có vẻ như cơ quan điều tra không có bằng chứng ông Chung đã đọc email của Bùi Quang Huy. Vậy làm sao họ lại biết ông Huy gửi email cho ông Chung? Tôi đoán họ vào được tài khoản email của Bùi Quang Huy. Các máy chủ của Nhật Cường đã chết, tôi không biết Bùi Quang Huy xài email gì.

* Mặc dù luật sư của ông Chung cho là iPad là vật chứng quan trọng, nhưng ông Chung lại nói “có thể không nhớ password”. Có vẻ như ông Chung vẫn chưa chắc có nên cho người ta khám chiếc iPad hay không, vì có thể trong đó còn có những thông tin bất lợi cho ông ấy.

* Có vẻ như Tòa không yêu cầu ông Chung cung cấp mật khẩu. Trường hợp Tòa yêu cầu nhưng ông Chung nói không nhớ thì sao? Câu hỏi tưởng đơn giản này nhưng kỳ thực là một vấn đề pháp lý phức tạp. Không biết luật là có tội, nhưng không (còn) biết mật khẩu thì có tội hay không?

* Ông Chung không nhớ mật khẩu iPad nhưng còn mật khẩu email thì sao? Ông Chung nói không quen biết Bùi Quang Huy, nếu có toàn bộ mailbox, cơ quan điều tra có thể xem hai bên đã có email cho nhau trước đó hay không.

* A05 có lý khi cho rằng bây giờ có mật khẩu iPad cũng không có căn cứ ông Chung đã đọc email của Bùi Quang Huy hay chưa. Tôi đoán vì ông Chung hoàn toàn có thể “unread” những email mà ông ấy đã đọc.

* Không rõ A05 đã gửi yêu cầu cho Google về trường hợp của ông Chung hay họ chỉ nói từ kinh nghiệm, nhưng dường như Google chỉ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam lược sử truy cập chung chung trong vòng 28 ngày gần nhất.

* Xài Gmail và iPad (nhớ đặt mật khẩu dài) thì công an Việt Nam sẽ không xem được email của bạn, ngay cả khi bạn bị bắt. Nhưng tốt nhất nếu muốn người khác không biết thì đừng ghi vô máy tính hay điện thoại.

* Ông Chung rất tùy tiện, thoải mái dùng điện thoại rồi email trao đổi những chuyện tày trời. Quan chức Việt Nam được thể chế nuông chiều nên từ “nhỏ” đã quen thói ông trời con, không coi pháp luật ra gì. Đến khi chẳng may “lớn” lên, cứ ngỡ hồi xưa quyền bé mà đã không ai làm được gì bây giờ quyền to tổ bố đố ai làm được gì, nhưng không ngờ vấn đề chỉ là có bao nhiêu “đồng chí” mà thôi.

Từ việc thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải: Trả phí và… trả giá môi trường

 

Từ việc thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải: Trả phí và… trả giá môi trường

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

30-12-2021

Dù đã gần 20 năm thu phí bảo vệ môi trường, bài toán xử lý nước thải sinh hoạt cả nước vẫn còn dang dở. Nay, khoản thu mới “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” có tên dài hơn và mức đóng cao hơn, nhưng câu hỏi “môi trường có sạch hơn không” có lẽ không ai dám trả lời…

Hóa đơn tiền nước của người dùng tại TP.HCM, và tiếp theo là các tỉnh thành khác, sẽ tăng từ năm 2022.

Trong hóa đơn nước sạch hiện nay, mỗi hộ dân, doanh nghiệp đang đóng 10% phí bảo vệ môi trường (và 5% thuế giá trị gia tăng). Từ tháng 1.2022, “phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” được mang tên mới “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải”[1]. Người dân từ chịu “phí” sẽ chuyển sang trả “giá”.

Trạm thu phí thành ‘trạm thu giá’, học phí thành ‘học giá’, viện phí thành ‘viện giá’… Những thuật ngữ tối nghĩa và từng gây xôn xao xã hội ấy tưởng đã đi vào bảo tàng, nay đã “lây lan” sang lĩnh vực môi trường.

Đổi tên đi kèm tăng thu. Tỷ lệ 15% sẽ áp vào tổng hóa đơn nước sạch của người dùng tại TP.HCM từ năm 2022. Tỷ lệ này mỗi năm sẽ cộng thêm 5 điểm phần trăm. Đến năm 2025, giá thoát nước và xử lý nước thải sẽ bằng 30% tổng giá nước sạch.

Nghĩa là trong 4 năm tới, nếu nhà bạn dùng 1 triệu đồng nước sạch mỗi tháng, bạn sẽ trả thêm 300 ngàn đồng “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải”. Cộng 50 ngàn đồng thuế giá trị gia tăng, tổng hóa đơn thanh toán lên đến 1 triệu 350 ngàn đồng. So với tên gọi cũ, bạn phải chi ra thêm 200 ngàn đồng mỗi tháng.

Nước ngập trên đường Tô Ngọc Vân (Thành phố Thủ Đức) do hệ thống thoát nước nhỏ. Ảnh: Minh Quân/Báo Lao Động

12 năm trước, khi nhà tôi ở quận Tân Bình, TP.HCM, ngày “có nước phông-tên” được trẻ con trong hẻm hô to như một ngày trọng đại.

“Phông-tên” có gốc từ tiếng Pháp “fontaine”, nôm na là nguồn nước sạch cung cấp qua hệ thống tập trung. Cả xóm hàng chục căn nhà lâu nay vẫn phải xài nước giếng bỗng rộn ràng.

Nhưng đối diện nhà tôi, anh Minh vẫn hờ hững, “ổng kêu gắn đồng hồ nước thì tui làm cho vui thôi, tui đâu có xài”. Tôi hỏi tại sao, anh giải thích, bơm giếng khoan cho rẻ, chạy xe ôm lấy đâu ra tiền mua nước vòi. “Nhưng xài giếng khoan đâu có tốt?”, tôi tranh luận, “Ê, tui ‘châm cứu’ kỹ rồi nghe cha nội. Tốt hay xấu chưa nói, nhưng xài nước phông-tên tui phải trả gấp 10 lần nước giếng”.

Anh nói tiếp: “Thêm cái phí nước thải 10% nữa. Gọi là phí bảo vệ môi trường mà có bảo vệ gì đâu?”

Có lẽ bạn đồng ý với tôi một mệnh đề cơ bản: xả nước thải chưa xử lý ra môi trường không phải là “bảo vệ môi trường”. Đó đơn thuần chỉ là chuyển nước bẩn từ chỗ này sang chỗ khác.

Hóa đơn tiền nước của gia đình tôi từ ngày ấy đã phải trả kèm theo phí bảo vệ môi trường. Đây là khoản thu môi trường được áp dụng trên toàn quốc sớm nhất tại Việt Nam, theo Nghị định 67/2003. Qua nhiều lần sửa đổi, phí này hiện được điều chỉnh bởi Nghị định 53/2020 cũng như Luật Phí và lệ phí 2015. Theo đó, nó được giải thích “là khoản chi trả nhằm bù đắp chi phí cho dịch vụ công được cung cấp bởi đơn vị sự nghiệp công lập”.

Tôi tham gia giám sát môi trường dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè[2] từ những ngày đầu. Về mặt môi trường, những “lô cốt” dọc kênh Nhiêu Lộc mới chỉ làm một việc là gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân rồi dùng trạm bơm ở đường Nguyễn Hữu Cảnh sục xuống sông Sài Gòn.

Việc quan trọng hơn của dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè là vận hành nhà máy xử lý nước thải[3] – tức làm nước bẩn thành nước sạch hơn. Gần 10 năm sau khánh thành dự án giai đoạn I, con sông Sài Gòn vẫn ngày đêm gồng mình “uống” nước thải sinh hoạt của hàng triệu dân. Oái ăm thay, kết nối với sông Sài Gòn là sông Đồng Nai, nơi là họng lấy nước cho nhà máy nước Thủ Đức[4] đang cấp nước cho dân TP.HCM mà người Mỹ đã xây hơn 50 năm trước.

Thực tế, dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn II với mục đích xử lý nước thải sinh hoạt toàn lưu vực đã bị chậm trễ 5 năm, và có thể còn tiếp tục kéo dài đến cuối thập kỷ này, theo đề xuất của Ủy ban Thành phố đầu năm ngoái[5].

Những “lô cốt” dọc kênh Nhiêu Lộc mới chỉ làm một việc là gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân rồi dùng trạm bơm ở đường Nguyễn Hữu Cảnh sục xuống sông Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần/ Vnexpress

Toàn TP.HCM hiện chỉ có ba nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt vận hành, chỉ xử lý được 13% lượng nước thải, theo nguồn của Bộ Xây dựng[6]. Vẫn còn đến 87% lượng nước thải sinh hoạt, lên đến hàng triệu mét khối mỗi ngày chưa được xử lý, đang ngày đêm đổ ra sông và kênh rạch.

Trên cả nước, có đến 802 đô thị nhưng chỉ có 43 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cũng với tỷ lệ xử lý chỉ khoảng 13%, theo Bộ Xây dựng tính đến hết năm 2019[7].

Vấn đề là, chỉ khoảng 13% lượng nước thải được xử lý, nhưng phí bảo vệ môi trường đã bị thu đều trên toàn bộ người dân suốt 17 năm qua. Nói đơn giản, nhà nước đã thu phí trên 100 người dân, dù thực tế chỉ mới cung cấp dịch vụ cho 13 người.

Khi mà hầu hết nước thải chưa được xử lý, việc thu phí bảo vệ môi trường rộng rãi toàn dân cũng đã danh không chính, ngôn không thuận vì sự vênh nhau giữa ngữ nghĩa và thực tiễn cuộc sống. Nếu gọi đó là phí thoát nước, có khi tôi còn dễ bề ăn nói với anh Minh.

Ngạc nhiên ở chỗ, dù đã áp dụng lâu như vậy, tôi vẫn không tìm thấy một định nghĩa chính thức nào về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cả trong Luật bảo vệ môi trường hay Luật phí và lệ phí. Kỳ lạ hơn nữa, từ Nghị định 67/2003 đến Nghị định 53/2020 đều cho phép dùng đến 35% tiền phí môi trường thu được từ dân chúng để chi trả cho hoạt động thu phí. Trong đó, tổ chức cung cấp nước sạch được hưởng 10% và ủy ban nhân dân phường, thị trấn được hưởng 25%Nghĩa là, cứ thu 100 đồng thì đã tốn hết 35 đồng trả công thu phí. Chỉ còn 65 đồng được nộp vào ngân sách để chi cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác nhau, mà không phải dành riêng cho đầu tư xử lý nước thải.

Vì được tính trên giá nước, nên khi giá nước tăng thì người hưởng lợi đầu tiên của việc thu phí môi trường là công ty cấp nước, kế đến là chính quyền địa phương chứ không phải “môi trường”. Đòn bẩy này vô tình tạo động lực để các công ty cấp nước tăng giá bán.

Dù đã gần 20 năm thu phí bảo vệ môi trường, bài toán xử lý nước thải sinh hoạt cả nước vẫn còn dang dở. Nay, khoản thu mới “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” có tên dài hơn và mức đóng cao hơn, nhưng câu hỏi “môi trường có sạch hơn không” có lẽ không ai dám trả lời.

Bất cập ở chỗ, “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” ngoài việc được “tính đúng, tính đủ” còn cộng thêm một khoản “lợi nhuận hợp lý” vì tuân theo Luật giá 2012 và Nghị định 80/2014. Về nguyên tắc, tổ chức đang quản lý vận hành hệ thống thoát nước được quyền ấn định mức giá này vì không thuộc danh mục nhà nước định giá hay bình ổn giá.

Từ trước đến nay, tuyệt đại đa số hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị được xây dựng từ ngân sách nhà nước, được huy động chủ yếu từ tiền thuế của dân. Do vậy, hệ thống này thuộc quyền sở hữu toàn dân và vẫn thuộc dịch vụ công, do nhà nước quản lý.

Liệu có phù hợp về mặt pháp lý và đạo lý để thu “lợi nhuận hợp lý” trên dịch vụ công trình được xây nên từ tiền thuế của dân?

Dù bất cập như trên, hiện đã có trên 20 tỉnh thành ban hành và thực hiện “thu giá” như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Khánh Hòa, An Giang… Hà Nội dự kiến cũng sẽ áp dụng sớm[8].

Quyền được cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh đã được Liên hợp quốc thừa nhận là một trong những quyền con người từ năm 2010, kèm theo bốn yêu cầu về cấp nước: an toàn, sạch, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Trong đó, chi trả tiền nước không nên vượt quá 3% thu nhập của mỗi hộ gia đình.

Tại Việt Nam, một hộ thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng có thể không quan tâm đến hóa đơn tiền nước dù nó có thể là một triệu đồng. Nhưng với hàng triệu hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, một hóa đơn tiền nước 300 nghìn đồng cũng là cả vấn đề.

Thuế, phí môi trường là những như công cụ kinh tế tác động vào chi phí để mọi thành viên của xã hội thay đổi hành vi ứng xử theo hướng có lợi cho môi trường. Trong đó, mức thu bao nhiêu sẽ được Nhà nước tính toán dựa trên quy mô tác động hay thiệt hại môi trường. Với chức năng quản lý và điều tiết xã hội, Nhà nước sẽ dùng các khoản thu này nhằm khắc phục ô nhiễm, cải tạo môi trường để duy trì chất lượng môi trường và giữ cân bằng sinh thái. Đây là cách thức mà Nhà nước điều hòa xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nay từ phí chuyển sang giá để bao gồm thêm một khoản “lợi nhuận hợp lý”, điều này đem lại lợi ích cho ai?

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng nói những khoản thu môi trường phải đưa vào ngân sách và phải chi lại cho bảo vệ môi trường thì “người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”[9].

“Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”[10]. Khẩu hiệu này sẽ đi vào lòng dân, nếu những nhà quản lý “sòng phẳng” với những khoản thu chi về môi trường.

Nếu không, thế hệ này đang “ăn mặn” vào môi trường nhưng những thế hệ sau sẽ “khát nước”.

Nguyễn Đăng Anh Thi (Chuyên gia năng lượng và môi trường)


[1] https://nguoidothi.net.vn/nguoi-dan-tp-hcm-xai-1-trieu-dong-tien-nuoc-se-dong-phi-thoat-nuoc-150-000-dong-28978.html

[2] https://nguoidothi.net.vn/du-an-ve-sinh-moi-truong-tp-hcm-nhieu-goi-thau-cham-tien-do-31899.html

[3] https://vnexpress.net/nghi-van-quanh-goi-thau-307-trieu-usd-cua-tp-hcm-3998070.html

[4] https://nguoidothi.net.vn/nguon-nuoc-cho-cu-dan-sai-gon-o-nhiem-cap-do-moi-xu-ly-an-toan-nhung-van-lo-15198.html

[5] https://thanhnien.vn/tp-hcm-de-xuat-keo-dai-du-an-ve-sinh-moi-truong-den-nam-2029-post929502.html

[6] https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/68775/tp-ho-chi-minh–nang-nang-luc-xu-ly-nuoc-thai-do-thi.aspx

[7] https://ussh.vnu.edu.vnhttps://uploads.nguoidothi.net.vn/ussh/news/2021_10/annual-report-so-2-final.pdf

[8] https://vnexpress.net/ha-noi-du-kien-tang-phi-dich-vu-thoat-nuoc-thai-4013821.html

[9] https://vnexpress.net/tang-thue-moi-truong-voi-xang-dau-tu-1-1-2019-3812805.html

[10] https://nguoidothi.net.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-kien-quyet-khong-danh-doi-moi-truong-de-phat-trien-kinh-te-20636.html