Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Đạo đức nghề nghiệp trong ảnh báo chí

 

Đạo đức nghề nghiệp trong ảnh báo chí

Đoàn Bảo Châu

14-5-2021

Nhân vụ “tai nạn nghề nghiêp” của ảnh báo chí, tôi muốn chia sẻ với các bạn một ví dụ kinh điển về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp khiến một phóng viên đang trên đỉnh cao của danh vọng về nhiếp ảnh chiến trường bỗng thành một kẻ thất nghiệp, bị báo giới xua đuổi.

Bức ảnh này, như nhận định của các chuyên gia nhiếp ảnh ngày ấy thì có thể được giải Pulizer nhưng tiếc thay nó là ảnh ghép của hai khuôn hình chụp cách nhau chừng một giây.

Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 3

Tác giả đã ghép lại để có được một bố cục, khoảnh khắc hoàn hảo và điều này khi bị phát hiện đã khiến cả sự nghiệp của anh ta tiêu tan. Đấy là trường hợp của Brian Walsi, của tờ Los Angeles Times. Bức ảnh chụp vào ngày 30.3.2003.

Các bạn có thấy trong bức một thì người dân bế con đang ở khoảnh khắc tốt, người lính thì không. Bức thứ hai thì người lính ở khoảnh khắc tốt, người dân thì không. Khi ghép lại, thì được một bức ảnh hoàn hảo nhưng tiếc thay một người đã đủ thời gian di chuyển trong khuôn hình, phóng viên khi ghép không để được chi tiết lặp lại nhưng người xem đã nhận ra.

Các bạn có thấy một người đàn ông xuất hiện hai nơi trong khuôn hình thứ ba không?

Bức ảnh được chụp trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược Iraq, cho thấy một người lính Anh cảnh báo một nhóm dân thường Iraq nên nấp khỏi hỏa lực gần đó. Lần đầu tiên được đăng trên tờ The Los Angeles Times, hình ảnh cũng được đăng trên Chicago Tribune và Hartford Courant. Chú thích đăng trên Thời báo Los Angeles ngày 31 tháng 3 năm 2003 có nội dung: “Cảnh báo: Một người lính Anh lái xe trên cầu Azubayr ra lệnh cho cư dân Basra chạy trốn khỏi đất khi lực lượng Iraq nổ súng”.

Ảnh: The Los Angeles Times

THỰC TẾ:

Bức ảnh được công bố là sự kết hợp của hai bức ảnh được chụp cách nhau vài giây. Sau khi Hartford Courant công bố hình ảnh, một nhân viên của Courant nhận thấy có sự trùng lặp về thường dân trong nền. Los Angeles Times đã tra hỏi với Walski và phóng viên này đã thú nhận đã ghép hai bức ảnh bằng kỹ thuật số để cải thiện bố cục.

Walski ngay lập tức bị sa thải vì vi phạm quy tắc đạo đức của tờ báo. Trong lời xin lỗi với Times, Walski nói: “Tôi đã luôn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong suốt sự nghiệp của mình và không thể thực sự giải thích sự suy sụp hoàn toàn của tôi trong việc phán xét vào thời điểm này.”

“Hình ảnh được công bố rộng rãi, về một người lính Anh có vũ trang và dân thường Iraq dưới làn đạn thù địch ở Basra dường như cho thấy người lính đang ra hiệu với thường dân – thúc giục họ tìm chỗ ẩn nấp – khi một người đàn ông đang đứng ôm một đứa trẻ trên tay dường như đang nhìn người lính van nài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.