Vùng cấm
25-8-2020
Đầu tháng 6 năm 2016, báo chí được lệnh đồng loạt đăng bài về một vị phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang mượn chiếc Lexus gắn biển xanh. Đánh hơi chuyện chẳng lành, người sử dụng xe biển xanh Trịnh Xuân Thanh cáo bệnh vào chuồn sang Đức trốn. Cuối cùng kẻ chạy trốn cũng bị Nguyễn Phú Trọng sai Tô Lâm sang Berlin bắt cóc về trị tội. Với ông Trọng, Trịnh Xuân Thanh tép riu, ông ta dễ dàng đưa tay hớt lên và bóp nát.
Tháng 2 năm 2017, báo chí cũng được lệnh tố bí thư Đà Nẵng – Nguyễn Xuân Anh đi xe Toyota Avalon biển xanh giả, vì biển xanh của chiếc xe này trùng với biển trắng của một chiếc Land Rover khác. Nguyễn Xuân Anh cũng trình giấy tờ gốc chứng minh biển số xanh là thật. Nhưng cho dù thật, thì cuối cùng cậu ta cũng bị cách chức thu hồi ghế giao cho Trương Quang Nghĩa. Rõ ràng với Nguyễn Phú Trọng, thì Nguyễn Xuân Anh cũng tép riu và ông ta chỉ dùng tay hất một cái nhẹ là cậu ta văng ra khỏi ghế.
Cũng trong năm 2016, báo chí đồng loạt tố Nguyễn Thanh Nghị dùng một chiếc xe sang Range Rover Evoque biển xanh. Báo chí lúc đó cho biết, họ đã tra cứu trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì không có biển xanh nào có số như chiếc Range Rover Evoque kia. Cũng bài đã đánh Trịnh Xuân Thanh đem áp dụng cho Nghị, nhưng bài đánh chết người kia giờ đây chỉ “gãi ngứa” ông cậu hai nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi. Kết quả, trung ương chẳng kỷ luật được ai trong tỉnh ủy Kiên Giang. Như vậy rõ ràng, Nguyễn Thanh Nghị không phải là tép riu mà là cá mập. Xung quanh con cá mập trẻ này là vùng cấm không phải ai cũng dám đụng vào.
Không thể đầu hàng nên đầu tháng 4 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng đưa thanh tra chính phủ vào Kiên Giang thanh tra những sai phạm đất đai của tỉnh này gia đoạn từ 1/1/2011 đến 31/12/2017. Kết quả thanh tra khui ra sai phạm đến 2.300 tỷ đồng nhưng thanh tra chính phủ né không xử lý, mà giao trách nhiệm xử lý ấy cho cậu hai Nguyễn Thanh Nghị. Trung ương về thanh tra địa phương, phát hiện địa phương sai phạm mà lại giao cho địa phương xử lý sai phạm đó. Đây rõ ràng là cách làm sai quy trình, thế nhưng Trung ương vẫn làm vậy, điều này chứng tỏ họ sợ Nguyễn Thanh Nghị. Vậy lại một lần nữa khẳng định lãnh địa Kiên Giang là vùng cấm đối với thanh tra chính phủ.
Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Trần Đại Quang bị chết khi đang còn đương chức, và sau đó là trò thâu tóm quyền lực của Trọng. Với quyền lực to lớn trong tay, ngày 14 tháng 4 năm 2019 ông ta kéo quân đến Kiên Giang “thăm” cậu Nghị và tía Dũng thì bỗng dưng bị “đột quỵ” ở đây. Cũng may cho ông là Nguyễn Thiện Nhân đã huy động trực thăng bay xuống Kiêng Giang chở ông ta về Chợ Rẫy kịp thời. Nhờ chuyến “giải cứu” ấy mà nay ông Trọng may mắn được đi đứng trở lại, mặc dù hiện nay ông ta chỉ đi như “lếch”, nhưng như thế vẫn còn hơn là phải nằm trong một khu lăng tẩm 6,4 ha như Trần Đại Quang.
Năm 2016, ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã từng nói “Chống lại có khi chúng tôi chết trước!”, thì Nguyễn Thanh Nghị thuộc loại tham nhũng như thế. Việc thanh tra chính phủ về Kiên Giang 70 ngày lục lọi đủ thứ sổ sách và kết luận sai phạm nhưng không dám kỷ luật đã chứng tỏ điều đó.
Trung ương thì ép thanh tra xuống Kiên Giang moi móc, thanh tra khi xuống Kiên Giang thì phải đi nhẹ nói khẽ vì họ biết đây là vùng cấm đối với họ. Vậy nên thanh tra chính phủ kết luận sai phạm nhẹ nhàng rồi rút êm. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của cậu hai nhà Nguyễn Tấn Dũng. Việc ông Nguyễn Phú Trọng đột quỵ tại Kiên Giang lại càng làm cho giới thanh tra phải tái mặt cho dù nguyên nhân đột quỵ đó là gì.
Năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng cũng tuyên bố “Xử lý tham nhũng không vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, và quả thật ông ta không xem vùng nào là vùng cấm thật. Và chính ông ta không xem nơi nào là vùng cấm nên mới xua quân đánh Nguyễn Thanh Nghị từ năm 2016 đến nay. Kết quả là vụ xe biển xanh bị nhận chìm xuồng, thanh tra thì tránh né không dám động chạm. Có lẽ vì chê đám bề tôi bất lực nên Nguyễn Phú Trọng mới “ngự giá thân chinh” xuống Kiên Giang. Và kết thì sao? Kết quả thì Nghị thì vẫn sừng sững còn ông Trọng thì xém chết.
Chống tham nhũng hiệu quả thì bắt buộc phải làm tốt 2 điều: Thứ nhất phát hiện tham nhũng, thứ nhì trừng trị tham nhũng. Tại các nước dân chủ, tham nhũng có thể bị phát hiện bởi các đối tượng nhau: thứ nhất là nhân dân; thứ nhì là báo chí độc lập; thứ ba là từ cơ quan thanh tra. Và khi tham nhũng bị phát hiện thì qua tố tụng vào cuộc xử lý theo luật pháp chứ không để cho đảng cầm quyền những trò mèo như “rút kinh nghiệp”, “kỷ luật” v.v… như ĐCS đang làm.
Như ta biết trong một nhà nước dân chủ thì mọi cơ chế hoạt động đều đảm bảo tính minh bạch, thì khi đó, nhân dân và báo chí mới có thể dễ dàng kiểm tra giám sát quan chức chính quyền được. Mà đối với dân và báo chí độc lập thì cứ có tham nhũng là họ tố chứ họ không kiên nể bất kỳ ai. Thêm vào đó là có tư pháp độc lập xử lý tham nhũng thì việc chống tham tham nhũng mới mới được gọi là “không có vùng cấm”.
Thế còn ở Việt Nam thì sao? Tại Việt Nam, việc người dân phát hiện tham nhũng bị nhà nước làm lơ, và từ đó dân bị quan chức trả thù nên có thể nói, tham nhũng là vùng mà ĐCS cấm nhân dân đụng vào. Còn báo chí Việt Nam thì sao? Với 800 tờ báo nhưng chỉ có một tổng biên tập đúng nghĩa, đó là trưởng ban tuyên giáo Trung ương. Vậy nên báo chí Việt Nam không dám tự ý tố giác tham nhũng mà họ chỉ dám đưa những vụ tham nhũng lên mặt báo theo mệnh lệnh của chính quyền. Như vậy, ở Việt Nam, tham nhũng cũng là vùng cấm đối với báo chí.
Riêng tham nhũng ở Việt Nam chỉ được phát hiện bởi thanh tra nhà nước. Mà việc thanh tra này có chọn lọc chứ không thể thanh tra tùy tiện được. Nếu thanh tra tùy tiện và kết luận trung thực thì coi chừng… thanh tra chết trước (như lời ông Nguyễn Trọng Đạt đã nói). Vậy nên, một số đối tượng tham nhũng ở Việt Nam mà đủ mạnh cũng tự thiết lập vùng cấm cho mình. Như Nguyễn Thanh Nghị là một ví dụ.
Chính tham nhũng Việt Nam có quá nhiều vùng cấm như vậy, nên dẫn tới việc bộ máy nhà nước không có khả năng chống được tham nhũng như là kết quả tất yếu. Vậy nên việc chống tham nhũng mới trở thành công cụ thanh trừng phe nhóm. Và câu nói “không có vùng cấm” của ông Trọng chỉ là một câu nói dành riêng cho chính ông ta chứ không dành cho mọi đối tượng trong xã hội như ở các nước dân chủ.
Mà nói cho cùng, chính bản thân ông Trọng với tột đỉnh quyền lực còn không xâm nhập được vào vùng cấm Kiên Giang thì có thể nói câu “chống tham nhũng không có vùng cấm” của ông trở nên vô nghĩa. Nó vô nghĩa ngay với người có quyền lực to nhất như ông chứ đừng nói với ai khác.
____
Tham khảo:
https://cafef.vn/da-nang-bac-tin-bi-thu-xuan-anh-di-xe-sang-bien-gia-2017022211413017.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.