Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Chiêu hiền đãi sĩ

 

Chiêu hiền đãi sĩ

Ông Đoàn Ngọc Hải làm từ thiện, tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh, mua xe cứu thương khiến nhiều người tán dương. Song song đó, cũng có nhiều người chửi bới, cười cợt, mạ lị hành động của ông Hải. Đáng buồn thay, họ lại là những người gắn mắc đấu tranh.

Ông Hải có từng tham nhũng không? Tôi không biết, có thể có, có thể không? Tương lai ông hải có thể bị bắt không? Có thể có, có thể không. Dẫu có bị bắt, có bị điều tra về tội lỗi trong quá khứ đi nữa, tôi tin ông Hải đã tự chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng, thanh thản nhất. Có lẽ ông đang cố làm những điều tốt cuối cùng trước khi có khả năng gặp nhân quả của mình thì sao?

Vậy hãy để ông ấy làm, hãy cổ vũ cho ông ấy làm. Hãy đón một người con của Nhân Dân về với Nhân Dân. Đừng đẩy họ vào thế đối đầu với Nhân Dân. Trong bất kì một cuộc đấu tranh nào, muốn mang lại chiến thắng, muốn giữ được thành quả đấu tranh lâu dài, muốn phát triển dựa trên nền tảng của cuộc đấu tranh đó, đều phải cần những người tài đức, người ủng hộ cuộc đấu tranh.

Việt Minh thuyết phục được nhân sĩ trí thức của Pháp theo mình. Việt Cộng cài đặt được người của họ vào hàng ngũ lính Việt Nam Cộng Hòa là nhờ chính người bên trong giúp đỡ. Đó là gì? Đó là dân vận. Họ thành công ở công tác dân vận từ người dân nghèo khổ cho tới quan chức cấp cao.

Việt Minh hay Việt Cộng đều chấp nhận những người “hồi đầu về với Cách mạng, về với dân”. Để làm gì? Để tận dụng lực lượng, để tìm kiếm người ủng hộ. Khi họ đi về phía mình phải đưa tay kéo họ về gần hơn nữa, không nên chửi rủa, đẩy họ ra xa. Làm như vậy, sau này ai còn đi về phía dân nữa? Đó là chưa kể thái độ thù hận ghê gớm đòi giết sạch con cái họ hàng của quan chức. Điều đó sẽ hình thành một trạng thái đối đầu kinh khủng, khi quan chức suy nghĩ chỉ cần mình nhẹ tay là tụi này sẵn sàng đồ sát gia đình mình. Vậy ai còn dám hồi đầu về phía Nhân Dân nữa.

Người ta sai, chúng ta phê bình, chúng ta bức xúc, thù hận họ. Nhưng nếu trong số đó có những người chưa phải là “cùng hung, cực ác” quay về với chính nghĩa, nên kéo họ lại, cổ vũ họ. Đừng bao giờ mạ lị họ. Đấu tranh như thế chỉ là đấu tranh bầy đàn, dẹp tiệm sớm, nghỉ khỏe. Vì lúc đó không còn là đấu tranh nữa mà chuyển qua đấu tố rồi.

Người đấu tranh cứ tự cho mình trong sạch 100%, khinh chê kẻ từng nhúng chàm. Đó là đấu tranh giả dối, bởi trên đời có ai mà [không] sai phạm? Thái độ khinh miệt kệch cỡm chỉ khiến người đấu tranh tự tạo rào cản với Dân, với những người đối lập. Đấu tranh đầu tiên là đấu tranh thay đổi mình, rồi mới tính tới chuyện thay đổi người khác. Phải biết chấp nhận cái xấu của mình, cái tốt của người, phải thật lắng lòng để nhìn nhận đúng sai, phải quấy đúng thời điểm, đúng nơi, đúng chỗ.

Cuộc đấu tranh có thể thành công bằng bạo lực, nhưng giữ được thành quả của nó phải bằng làng vị tha và tri thức tiến bộ. Đừng quên bài học “đấu tố trí thức, đấu tố tư sản mại bản, đánh tư sản” dành cho phe đối đầu của Cơm Sườn Đông Lào sau 1975.

Muốn đấu tranh thành công điều cần nhất là sự ủng hộ của mọi tầng lớp trong dân. Đặc biệt của chính những người từng đối đầu với dân và những trí thức có tâm, có tầm. Người ta gọi đó là chiêu hiền, đãi sĩ.

——-

Bài viết này không chỉ dành cho một trường hợp của ông Đoàn Ngọc Hải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.