Tiền lẻ và quốc gia
bauxitevn1:29 AM
FB Le Dung
"Chơi dao lắm có ngày đứt tay". Xét về lâu dài, chỉ kẻ ngu mới phục vụ, hợp tác ăn chia với một chính quyền không phải là của nhân dân, không do nhân dân, không vì nhân dân. Chung cuộc, nhân dân luôn thắng. Thế thôi!
Bauxite Việt Nam
|
Từ một vụ đánh bạc cò con trong công viên cuối năm 2005, đầu năm 2006, Bùi Tiến Dũng của PMU18 bị bắt. Vụ việc kéo theo cựu thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến vào tháng 4-2006 và thiếu tướng Quắc tháng 5-2008 (người điều tra) vướng vào vòng lao lí. Vụ việc cũng đồng thời chặn bước chân cuối cùng của thiếu tướng Cao Ngọc Oánh khi đang bước vào bậc thềm đại hội TW để nhận phiếu bé ngoan.
Từ 2 bao cao-su trong thùng rác, Cù Huy Hà Vũ đã bước một bước đi dài từ "một người hùng" trong mắt giáo sư Ngô Bảo Châu vào tù và qua Mỹ "chữa bệnh" bằng cách đi chém gió ở quán nhậu về ngày tàn của chính thể Việt Nam. Ngày mai tôi sẽ cho nó sụp đổ, Vũ bảo thế.
Một biển số xe vô thưởng vô phạt, báo đăng lên rồi rút trong ngày, đã đưa Trịnh Xuân Thanh từ một phó chủ tịch tỉnh, đại biểu Quốc hội đột ngột đi ra khỏi biên giới, "hợp tác thông tin" với Hiếu gió, và đột ngột trở về "trong vòng tay đất mẹ". Lực quán tính của biển số xe đã biến thêm một số ra đi, một số mất tích, và một số mất chức.
Từ một "tin đồn" lặt vặt trên mạng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 2 tỉ USD chỉ trong một phiên giao dịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ "cho biết".
Ra đời năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đến 5 ngàn đã rút lui lặng lẽ chỉ trong một thời gian ngắn. Tiếp sau đó là sự biến mất của đồng 100 tiền giấy. Mọi giao dịch có giá dưới 1 ngàn đều bị qui đổi về 1 ngàn, hoặc quy ra kẹo, kể cả ở siêu thị, mà ít người thở than với nó. Người dân tự mặc định với nhau rằng đồng 1 ngàn là đồng thấp nhất. Kể cả đi đền chùa xã hội chủ nghĩa người ta cũng không còn dùng.
Từ "một cú huých" nào đó của thượng đế, những tài xế xe tải "bỗng dưng" liên kết với nhau thành một "nghiệp đoàn tiền lẻ" hùng mạnh, đưa cả hệ thống chính trị bao gồm báo chí, Bộ Giao thông, chính quyền địa phương vào cuộc. "Sức mạnh" đó có thể làm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp với mức đầu tư hàng tỉ VNĐ trở nên trắng tay bởi không đủ trả cho hợp đồng tín dụng với ngân hàng hoặc bước vào tù như trên. Trong khi đó, trả lời báo chí, cảnh sát giao thông địa phương còn cho rằng sẽ xử phạt doanh nghiệp BOT vì gây ách tắc giao thông theo luật định.
Như vậy, tiền lẻ hay sự việc lẻ tẻ thống kê theo thời gian đều có một mục đích tiềm ẩn lớn, không đơn giản chỉ là lẻ.
Người dân thường cho rằng Bộ trưởng Giao thông là người toàn quyền quyết định một dự án BOT. Không phải. Mà phải là "một ai đó" ở cấp cao hơn nhiều. Bộ trưởng về cơ bản chỉ là người "thừa hành" và hoàn tất thủ tục.
Phải có con anh Dụ cháu anh Dỗ, vợ anh Mạnh chị anh Yếu nào đó, ví dụ thế, mới đủ sức để vừa có dự án vừa có thể vay ngân hàng để đầu tư. Nhỏ bé nhất là BOT Đồng Hới là do quan hệ thân thiết với anh Bắc Hà, còn lại như BOT Biên Cương Hạ Long - Vân Đồn, Hạ Long - Mông Dương với tổng mức 14 ngàn tỉ thì phải tầm chị Mạnh chị Yếu nick name Minh Tâm Minh Bạch nào đó mới có thể ôm xuể.
Tuổi nào có dự án tầm đó, kép vào đào ra, lớp lang đủ cả, trên dưới hài hòa. Doanh nghiệp BOT đa phần là doanh nghiệp vô danh, nhưng đứng sau họ là người hữu danh, là yếu nhân (tức người có sức khỏe yếu, hoặc đang đi chữa bệnh). Đen nhất là các doanh nghiệp đi mua lại sau khi doanh nghiệp có yếu tố "yếu nhân" đã hoàn tất, hoặc đang thi công dang dở để vào khai thác, họ phải gánh chịu và mất phương hướng trước cơn sóng thần BOT sắp diễn ra mà không có yếu nhân làm biển báo hiệu giao thông đường bộ hoặc ngồi trong trướng hướng dẫn phân luồng giao thông.
Xét trên lợi ích nhà nước, việc ách tắc liên tục sẽ đẩy phí vận doanh lên cao, làm sụt giảm lưu thông, tư thương có lí do "làm giá", nền kinh tế và người dân sẽ phải gánh chịu. Xét một cách toàn cục, có điều gì đó thật bất công, hung hiểm và bạo tàn, nếu như một chính thể "vô tình" biến một doanh nghiệp hàng ngàn tỉ bước vào vòng lao lí chỉ vì mấy đồng tiền lẻ nhét trong túi ni-lông hay chai nhựa, hoặc tin đồn, bởi tất cả mọi khâu xét duyệt, phê chuẩn, chấp thuận đều từ bộ máy của chính thể ban cho.
Họ đơn giản chỉ là nhà đầu tư. Và cho dù có thế nào, nhà đầu tư cần được "bảo vệ" và khuyến khích theo đúng Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp cũng như hợp đồng đã kí giữa doanh nghiệp và nhà nước. Phải coi họ chỉ là người mua hàng.
Nhưng có vẻ như họ bắt buộc phải bị luân chuyển sang luật hình sự, vì "mua hàng" không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua hàng mà hàng do phạm pháp mà có, mua hàng mà người bán hàng bị quy là kẻ cắp. Khi đó, hàng hóa của họ mua hoặc sẽ bị tịch thu, hoặc bị trưng cầu làm tang-vật chứng cho một vụ án.
Thật sự buồn cho các doanh nghiệp mua lại từ "yếu nhân", nếu như họ không đủ mạnh, họ sẽ còn rất ít thời gian để sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.