Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Quân đội Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD mua hai phi đội V-22 Osprey



Quân đội Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD mua hai phi đội V-22 Osprey 


Sau hai ngày thăm chính thức Mỹ của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao hai phi đội gồm 24 máy bay V-22 Osprey cho Việt Nam, bắt đầu từ năm sau.

“Chim ưng biển” V-22 Osprey.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis làm việc tại Mỹ từ ngày 7-10/8. Chuyến thăm này mang ý nghĩa hết sức to lớn, nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cũng như triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trước đó, đưa mối quan hệ quốc phòng song phương phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Chỉ sau hai ngày viếng thăm chính thức, một nguồn tin đã tiết lộ cho tạp chí quốc phòng Jane’s về vấn đề hợp tác quốc phòng giữa hai bên. Cụ thể là hợp đồng cung cấp “Chim ưng biển” V-22 Osprey cho Việt Nam đã chính thức được ký kết. Phía nhà sản xuất V-22 Osprey, hãng máy bay Boeing cũng lên tiếng xác nhận đơn đặt hàng giá trị hơn 3 tỷ đô la trên đã được chuyển giao cho phía công ty, đồng thời sẽ gấp rút tiến hàng lắp ráp sản xuất kịp thời chuyển giao trước 2 chiếc cho phía Việt Nam vào đầu năm sau, cùng lúc với chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ. 

Buổi hội đàm, ký kết hợp đồng giữa Bộ quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Thông tin trên cũng cho biết thêm, để củng cố tinh thần hợp tác giữa hai nước cũng như hỗ trợ quốc phòng cho phía Việt Nam. Bộ quốc phòng Mỹ sẽ chính thức tài trợ 50% chi phí cho hợp đồng mua bán trên. 

“Chim ưng biển” V-22 Osprey xuất hiện trên bầu trời TPHCM trong chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Mỹ, Barack Obama.

Trước đó vào cuối tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Donal Trump. Hai bên đã thảo luận những nội dung của lĩnh vực thương mại, đồng thời ký kết các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la. Trong đó có hợp đồng với GE.N giá trị gần 5.58 tỷ đô la trong ngành năng lượng, động cơ máy bay. Theo các chuyên gia quốc phòng nhận định, hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la này chủ yếu phục vụ quốc phòng, nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Hai chiếc V-22 Osprey đầu tiên sẽ được chuyển giao cho không quân Việt Nam vào đầu năm 2018 cùng lúc với chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ.

Không quân Việt Nam sẽ như hổ mọc thêm cánh khi được trang bị “Chim ưng biển” V-22 Osprey
Tạp chí Quốc phòng Jane’s hồi tháng 4/2015 cho biết, Quân đội Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua sắm các sản phẩm lưỡng dụng từ Boeing. Căn cứ vào thông tin trên, nhiều khả năng V-22 Osprey cũng đã lọt vào tầm ngắm của Việt Nam. Theo nhà sản xuất, V-22 Osprey rất thích hợp để trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ của Việt Nam.
V-22 Osprey được coi là hình mẫu của máy bay đổ bộ tương lai, nó được trang bị 2 động cơ cánh quạt có thể xoay 90 độ, thời gian điều chỉnh góc chỉ mất 90 giây ngay cả khi sức gió gần 100 km/h, giúp cất cánh thẳng đứng như trực thăng đồng thời bay hành trình được như một phi cơ cánh quạt thông thường.
“Chim ưng biển” chuyên chở được 24 binh sĩ cùng hơn 9 tấn hàng hóa, tốc độ chiến đấu đạt tới 443 km/h (nhanh gấp đôi trực thăng thông thường), kết hợp với tầm hoạt động 690 km khiến nó trở nên cực kỳ phù hợp cho cả nhiệm vụ quân sự lẫn cứu trợ nhân đạo.
Nếu thực sự Việt Nam sở hữu V-22 thì có thể dự đoán nó sẽ được triển khai cho nhiệm vụ đột kích chớp nhoáng của lính đặc nhiệm nhờ vào đặc tính bay linh hoạt rất cao của mình.
Ngoài Việt Nam, hiện tại các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Philippines cũng đang sở hữu một số lượng nhỏ V-22 Osprey. Cũng theo nguồn tin từ Boeing, phiên bản V-22 Osprey được xuất khẩu cho Việt Nam không bao gồm các vũ khí sát thương kèm theo.
Theo Jane’s

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.