Bắt cóc đưa về Việt Nam: Nhà nước Đức kiểm định sự trừng phạt
bauxitevnMon 7:31 AM
Taz.de / Berlin 5-8-2017
Đinh Phương dịch
Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc và xuất hiện tại Việt Nam. Viện trợ Phát triển có thể bị gạch bỏ.
Toà Đại sứ Việt Nam tại Berlin giữ thái độ khép kín. Hình: dpa.
Trường hợp dùng bạo lực bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có hệ luỵ đối với quan hệ Đức-Việt ở nhiều mặt. Sự trục xuất một nhân viên mật vụ làm việc tại Toà Đại sứ làm tình huống đã căng thẳng nghiêm trọng hơn. Lúc này, việc hợp tác phát triển của hai nước cũng đang đứng trước những thời khắc nặng nề.
Cộng hòa liên bang Đức giữ cho mình quyền đình chỉ những khoản chi cho Việt Nam. Có thể những bước tiếp theo là công vụ từng phần một sẽ được điều phối, một phát ngôn viên của Bộ Hợp tác Phát triển nói với tòa báo Taz. Các kết luận sẽ phải được tính đến trong tuần tới.
Không khí nguội lạnh giữa Berlin và Hà Nội giờ đây cũng đã có những tác động cụ thể. Theo nguồn tin của Taz, người được uỷ quyền – và tương lai sẽ là Chủ tịch hội đồng – của Quỹ Tín dụng Phát triển, ông Joachim Nagel, đã hủy bỏ chuyến bay vào Việt Nam trong tuần tới. Hiện lúc này không phải là thời điểm thích hợp, người phát ngôn liên quan đã trả lời dựa theo câu hỏi. Quỹ Tín dụng Phát triển có thẩm quyền về tài chính trong việc hợp tác phát triển và chấp thuận cho vay vốn ưu đãi đến những nước đang mở mang và đang phát triển. Tại Việt Nam, hầu như những vốn vay này nằm trong chương trình Tài trợ Phát triển của Đức.
Trong lần thương thảo vào tháng 5 mới đây, Nhà nước Đức đã chấp thuận dành cho Việt Nam 160 triệu Euro trong vòng 2 năm tới, chủ yếu là cho đào tạo nghề nghiệp và môi trường, đại để như trong lãnh vực bảo vệ bờ biển và nguồn nước. Trong năm 2016, hơn 520 triệu Euro đã được chấp thuận dành cho những dự án trong phạm vi năng lượng mới và đổi mới điện lực. Đối với Việt Nam, Đức cũng là đối tác kinh tế quan trọng, không nước nào trong khối EU có trao đổi buôn bán nhiều hơn với nước Đông Nam Á này.
Đ.P.
Nguyên văn
Deutschland prüft Sanktionen
Trinh Xuan Thanh wurde in Berlin entführt und tauchte in Vietnam wieder auf. Entwicklungshilfe für Hanoi könnte gestrichen werden.
Die vietnamesische Botschaft in Berlin hält sich bedecktFoto: dpa
BERLIN taz | Der Fall des in Berlin mutmaßlich vom vietnamesischen Geheimdienst entführten Vietnamesen Trinh Xuan Thanh hat auf verschiedenen Ebenen Konsequenzen für die deutsch-vietnamesischen Beziehungen. Die Ausweisung eines für den Geheimdienst tätigen Botschaftsmitarbeiters hat die angespannte Lage verschärft. Nun stehen auch auch der Entwicklungszusammenarbeit beider Länder schwierige Zeiten bevor.
Die Bundesregierung behält sich vor, Zahlungen an Vietnam auszusetzen. Mögliche Schritte würden gerade zwischen den Ressorts abgestimmt, sagte ein Sprecher des Entwicklungsministeriums der taz. Im Laufe der kommenden Woche sei mit einem Ergebnis zu rechnen.
Anzeige
Die neue Eiszeit zwischen Berlin und Hanoi hat auch jetzt schon konkrete Auswirkungen. Nach taz-Informationen hat der KfW-Generalbevollmächtigte und künftige Vorstand der deutschen Entwicklungsbank, Joachim Nagel, eine für kommende Woche geplante Vietnamreise abgesagt. Es sei jetzt „nicht der richtige Zeitpunkt dafür“, sagte eine Sprecherin auf Anfrage. Die KfW ist für die finanzielle Entwicklungszusammenarbeit zuständig und vergibt günstige Darlehen an Entwicklungs- und Schwellenländer. In Vietnam bilden diese Darlehen den Großteil der deutschen Entwicklungshilfe.
Bei den jüngsten Regierungsverhandlungen im Mai hat die Bundesregierung Vietnam für die kommenden zwei Jahre rund 160 Millionen Euro zugesagt. Schwerpunkte liegen bei der Berufsbildung und im Umweltbereich, etwa beim Küsten- und Grundwasserschutz. Bereits 2016 gab es eine Zusage über 520 Millionen Euro für Projekte im Bereich Erneuerbare Energien und Strommarktreform. Für Vietnam ist Deutschland auch ein wichtiger Wirtschaftspartner, mit keinem Land in der EU machen die Südostasiaten mehr Geschäfte.
Dịch giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.