Viettel Global đầu tư thua lỗ, nợ “khủng” | 08/07/2017
(Kinh tế) - Mới đây tại kỳ họp Đại hội cổ đông, Tcty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), Cty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thừa nhận khoản lỗ 3.475 tỷ, nợ 22.000 tỷ đồng sau thời gian dài đầu tư ra nước ngoài.
Năm 2006, đón đầu xu thế đầu tư ra nước ngoài, Viettel quyết định mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng với mục tiêu nhắm tới là thị trường Châu Phi. Khi đó, Viettel Global được thành lập với sứ mệnh trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế với tỷ lệ sở hữu của Viettel lên tới 98,68%…
Đây là một trong những Cty có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất VN. Hiện Viettel Global đã có trụ sở và khai thác dịch vụ viễn thông tại nhiều nước như Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar…
Khoản nợ 22 ngàn tỷ đồng
Với nhiều tham vọng, nhưng Viettel Global vừa công khai báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016. Theo đó, năm 2016, Cty đã cung cấp dịch vụ tới 24 triệu thuê bao, với doanh thu đạt 1,041 tỷ USD (khoảng 23.700 tỷ đồng), nhưng vẫn không đạt kế hoạch đề ra.
Theo lãnh đạo Viettel Global lý giải, việc doanh thu giảm mạnh là do một số thị trường Châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang đồng USD. Ví dụ tại Mozambique chênh lệch tỷ giá tăng 104%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.
Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước này thì doanh thu tại thị trường Châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1,343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Movitel tăng 7%, Natcom tăng 6%.
Thu không đủ bù chi
Ngoài chênh lệch về tỷ giá năm 2016, một số thị trường đầu tư của Cty gặp thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc DN đang đầu tư mạng 4G theo xu hướng công nghệ vào các thị trường quy mô lớn như Tanzania, Cameroon, do đó doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các thị trường mà Viettel đã và đang đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các Cty viễn thông có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh ở các thị trường này. và là những đối thủ mà Viettel Golbal khó vượt qua.
Ở góc độ khác, phân tích của các chuyên gia kiểm toán nhìn từ các khoản lỗ của Viettel Golbal, cho rằng, riêng năm 2015, Viettel khai trương liên tiếp 3 thị trường lớn tại châu Phi gồm Cameroon, Burundi và Tanzania. Ba thị trường này chiếm 3/4 thị trường châu Phi hiện có của Viettel. Việc mở rộng thị trường này đã nâng quy mô đầu tư quốc tế của Viettel lên 10 nước với 270 triệu dân, gấp 3 lần dân số VN.
Tuy nhiên, điều đáng nói là việc khai trương 3 thị trường mới dồn dập đã khiến chi phí của Viettel tại khu vực châu Phi tăng từ 50 triệu USD năm 2014 lên 230 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng (gấp 4,5 lần) năm 2016.
Trong khi đó, do mới khai thác, các thị trường này chưa đem lại doanh thu lớn đủ đề bù chi phí bỏ ra. Thông thường một dự án viễn thông phải có 5-7 năm mới đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể là “ông lớn” trong ngành viễn thông Viettel xem nhẹ các chỉ số tính toán này
Điều này cũng lý giải vì sao lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài năm 2015 trên toàn cầu của Viettel không đạt như kỳ vọng. Lãi sau thuế từ mảng kinh doanh này vẻn vẹn ở mức 500 tỷ đồng, mặc dù lợi nhuận ở các châu lục (trừ Châu Phi) đạt 1.235 tỷ đồng và Châu Mỹ 213 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, xu thế sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như OTT như Viber, WhatsApp, Facebook… ngày càng tăng đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm ở các quốc gia này. Tuy vậy, trong năm 2017, Viettel Global vẫn đặt kế hoạch doanh thu là 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. Cty cũng đặt mục tiêu thoát lỗ với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.
Năm 2006, đón đầu xu thế đầu tư ra nước ngoài, Viettel quyết định mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng với mục tiêu nhắm tới là thị trường Châu Phi. Khi đó, Viettel Global được thành lập với sứ mệnh trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế với tỷ lệ sở hữu của Viettel lên tới 98,68%…
Đây là một trong những Cty có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất VN. Hiện Viettel Global đã có trụ sở và khai thác dịch vụ viễn thông tại nhiều nước như Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Myanmar…
Khoản nợ 22 ngàn tỷ đồng
Với nhiều tham vọng, nhưng Viettel Global vừa công khai báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016. Theo đó, năm 2016, Cty đã cung cấp dịch vụ tới 24 triệu thuê bao, với doanh thu đạt 1,041 tỷ USD (khoảng 23.700 tỷ đồng), nhưng vẫn không đạt kế hoạch đề ra.
3475 tỷ đồng là số lỗ sau thuế của Viettel Global năm 2016 và nợ 22.000 tỷ đồng.
Theo Cty kiểm toán Deloitte, lỗ trước thuế của Viettel Global lên tới 139,28 triệu USD (3170 tỷ đồng), lỗ sau thuế của Viettel Global là 3475 tỷ đồng, nợ 22.000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của Viettel Global đạt 46.826 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới 28.491 tỷ, trong đó nợ vay là 21.099 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu DN giảm xuống chỉ còn 18.335 tỷ đồng.Theo lãnh đạo Viettel Global lý giải, việc doanh thu giảm mạnh là do một số thị trường Châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang đồng USD. Ví dụ tại Mozambique chênh lệch tỷ giá tăng 104%, Burundi chênh lệch tỷ giá tăng 28%.
Tuy nhiên, tính theo đồng nội tệ của các nước này thì doanh thu tại thị trường Châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1,343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, Movitel tăng 7%, Natcom tăng 6%.
Thu không đủ bù chi
Ngoài chênh lệch về tỷ giá năm 2016, một số thị trường đầu tư của Cty gặp thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc DN đang đầu tư mạng 4G theo xu hướng công nghệ vào các thị trường quy mô lớn như Tanzania, Cameroon, do đó doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các thị trường mà Viettel đã và đang đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các Cty viễn thông có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh ở các thị trường này. và là những đối thủ mà Viettel Golbal khó vượt qua.
Ở góc độ khác, phân tích của các chuyên gia kiểm toán nhìn từ các khoản lỗ của Viettel Golbal, cho rằng, riêng năm 2015, Viettel khai trương liên tiếp 3 thị trường lớn tại châu Phi gồm Cameroon, Burundi và Tanzania. Ba thị trường này chiếm 3/4 thị trường châu Phi hiện có của Viettel. Việc mở rộng thị trường này đã nâng quy mô đầu tư quốc tế của Viettel lên 10 nước với 270 triệu dân, gấp 3 lần dân số VN.
Tuy nhiên, điều đáng nói là việc khai trương 3 thị trường mới dồn dập đã khiến chi phí của Viettel tại khu vực châu Phi tăng từ 50 triệu USD năm 2014 lên 230 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng (gấp 4,5 lần) năm 2016.
Trong khi đó, do mới khai thác, các thị trường này chưa đem lại doanh thu lớn đủ đề bù chi phí bỏ ra. Thông thường một dự án viễn thông phải có 5-7 năm mới đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể là “ông lớn” trong ngành viễn thông Viettel xem nhẹ các chỉ số tính toán này
Điều này cũng lý giải vì sao lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài năm 2015 trên toàn cầu của Viettel không đạt như kỳ vọng. Lãi sau thuế từ mảng kinh doanh này vẻn vẹn ở mức 500 tỷ đồng, mặc dù lợi nhuận ở các châu lục (trừ Châu Phi) đạt 1.235 tỷ đồng và Châu Mỹ 213 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, xu thế sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như OTT như Viber, WhatsApp, Facebook… ngày càng tăng đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm ở các quốc gia này. Tuy vậy, trong năm 2017, Viettel Global vẫn đặt kế hoạch doanh thu là 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. Cty cũng đặt mục tiêu thoát lỗ với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5 triệu USD.
Những lưu ý khi đầu tư ra nước ngoài(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
Theo ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài, thì đầu tư ra nước ngoài không phải là trái ngọt mà nhiều DN trong nước mộng tưởng. Không riêng gì Viettel mà rất nhiều DN lâm vào tình trạng “sống dở chết dở” khi đem dự án đi đầu tư ở nước ngoài. Theo ông Toàn, các DN cần lưu ý:
DN phải tìm hiểu rõ pháp luật của nước sở tại, quan hệ song phương giữa đôi bên cũng như các quy định quốc tế mà VN và quốc gia sở tại đó tham gia cam kết. Điều nay ngay chính Vietek Global cũng thừa nhận do thiếu nhân sự giỏi, trình độ am hiểu luật phát nước sở tại kém đã khiến những khoản lỗ của Cty vì thế mà tang cao.
DN phải đảm bảo đầu tư theo lối bền vững thông qua việc chú ý các vấn đề như trách nhiệm xã hội, đảm bảo môi trường. Bởi khi đem tiền đi đầu tư, DN không chỉ bị Chính phủ nước sở tại kiểm soát mà còn bị soi xét bởi nhiều tổ chức phi Chính phủ, tổ chức môi trường… Thực tế, đã có một số nhà đầu tư VN khi đầu tư sang Lào và Campuchia kêu ca về vấn đề kiểm soát chặt chẽ này.
Ngoài khuyến khích, chính phủ cũng cần kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là kiểm soát các DNNN. Bởi lẽ, khi xảy ra thua lỗ, thất thoát trong đầu tư thì trách nhiệm của lãnh đạo các DNNN thường không cao bằng DN tư nhân và tổn thất không khiến cấp lãnh đạo “đau xót” bằng DN tư nhân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần kiểm soát chặt các hoạt động đầu tư không thực chất .
Có một thực tế là, trong khi các tập đoàn đa quốc gia thường sử dụng thương hiệu đồng nhất trên toàn cầu thì Viettel lại chọn cách ngược lại. Tập đoàn này có 10 thương hiệu khác nhau tại 10 nước đã và đang đầu tư.
Trên thực tế, ngoại trừ Peru có GDP gấp 3 lần VN thì các thị trường khác đều kém phát triển Sự khác biệt lớn đó khiến cho Viettel phải “linh hoạt” – đây cũng chính là điểm mấu chốt lý giải tại sao Viettel có mặt ở 10 quốc gia nhưng thương hiệu này không phải là thương hiệu quốc tế.
Quân đội làm kinh tế là gánh việc ngay cả DNNN không làm
Quân đội làm kinh tế là còn phải gánh các nhiệm vụ chính trị và những việc ngay cả DNNN không làm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ. Sau những thông tin tranh luận về việc "quân đội...
Quân đội làm kinh tế: So sánh với bài học tham nhũng từ Trung Quốc?
Nêu bài học từ nước bạn Trung Quốc đang phải xử lý hậu quả sau một thời kỳ quân đội làm kinh tế mạnh, lợi dụng vị thế độc quyền thao túng nhiều lĩnh vực dẫn đến tham nhũng,...
Lại bàn về chuyện quân đội làm kinh tế
Trên Dân Trí có bài “Quân đội làm kinh tế: So sánh với bài học tham nhũng từ Trung Quốc” nêu quan điểm của GS. Hoàng Chí Bảo - nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương trong buổi tọa đàm “Kết hợp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.