Còn bao nhiêu dự án thất thoát, thua lỗ lớn, trở thành gánh nặng cho đất nước?
bauxitevn1:44 AM
Ngọc Quang
Là thành viên của "cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", lại là Tổng kiểm toán Nhà nước mà ông Phớc hỏi vậy, bói đâu ra người trả lời? Chúng tôi thì rất muốn hỏi về cái "siêu dự án" mãi vẫn chưa đi hết "chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ" và đến hết thế kỉ này không biết đã có hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa, ông Phớc ạ!
Bauxite Việt Nam
|
(GDVN) - Vấn đề này được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và đặt ra khi thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư kí Quốc hội cho biết trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung cụ thể sau đây:
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (dự kiến giao Uỷ ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung);
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lí, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính, Ngân sách giúp chủ trì về nội dung);
- Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (dự kiến giao Uỷ ban Quốc phòng và An ninh giúp chủ trì về nội dung);
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc giúp chủ trì giúp về nội dung).
Thảo luận về việc lựa chọn các chương trình giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội - ông Phùng Quốc Hiển cho biết 2 trong 4 nội dung là giám sát cổ phần hóa và giám sát trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, đã thực hiện giám sát rồi. Vì thế nên cân nhắc giám sát ở tầm rộng hơn. Ông Hiển đề nghị tập trung vào lĩnh vực rất quan trọng là giám sát việc sử dụng vốn ODA, vì đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong quản lí. Về giám sát cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo ông Phùng Quốc Hiển, lựa chọn như vậy chỉ gói gọn trong một nhánh, do đó cần phải mở rộng hơn: giám sát việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có cả doanh nghiệp cổ phần, như vậy sẽ giúp cho hoạt động đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Ông Hiển cũng đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Cho ý kiến về nội dung này, ông Hồ Đức Phớc - Tổng kiểm toán Nhà nước đề nghị tiến hành giám sát với các dự án BOT vì có sử dụng vốn ODA và đã xuất hiện những vấn đề nổi cộm. Nếu tiến hành giám sát những dự án này sẽ có lợi cho dân nhiều hơn. Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, vấn đề nổi lên trong thời gian vừa qua là thất thoát đầu tư công, vì vậy đây là mảng cần được quan tâm. "Hiện đã công bố 12 dự án thua lỗ lớn, nhưng chưa biết thực chất còn bao nhiêu dự án xảy ra thua lỗ?" - ông Phớc nói.
Đồng quan điểm với ông Hồ Đức Phớc, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cũng đề nghị đưa vào chương trình giám sát những dự án đã thua lỗ và có nguy cơ thất thoát, thua lỗ - đây là một trong những nội dung mà dư luận hết sức quan tâm thời gian qua. Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) đề nghị cân nhắc lại nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lí, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo bà Khánh, đây là nội dung rất quan trọng, nhưng để thực hiện giám sát được thì phải ấn định thời gian cụ thể, trong khi tờ trình không nêu rõ thời điểm và thời hạn giám sát.
"Quốc hội vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2 triệu tỉ đồng, trong đó có phần vốn trái phiếu, vốn vay nước ngoài đầu tư xây dựng (ODA), việc phân bổ chưa hoàn tất, tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì?" - bà Khánh đặt vấn đề.
Nữ đại biểu đoàn Hà Nội cho rằngnội dung này nên lùi thời gian thực hiện để đảm bảo thực hiện giám sát có hiệu quả.
N.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.