Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Hài cốt cha mẹ bị vứt có làm Tống Khánh Linh tỉnh ngộ?

Hài cốt cha mẹ bị vứt có làm Tống Khánh Linh tỉnh ngộ?

Ba chị em nhà họ Tống đã lưu lại những đoạn lịch sử quan trọng cho Trung Quốc. Trong đó Tống Khánh Linh, người vợ thứ 2 của Tôn Trung Sơn – người khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc – vừa được khen lại vừa bị chê. 

Ba chị em nhà họ Tống, từ trái qua phải Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh.

Thời trẻ, Tống Khánh Linh không để tâm tới sự phản đối của cha mẹ, một mực đòi gả cho người nhiều tuổi hơn mình rất nhiều – Tôn Trung Sơn, và bà cũng không ngại khó khăn gian khổ, theo sát ông bôn ba khắp nơi vì sự nghiệp dân chủ, từ đó được nhiều người tôn trọng. Nhưng sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tống Khánh Linh phản bội lại “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn, bà bí mật gia nhập Quốc tế Cộng sản, đồng thời kiện định nghe theo chỉ lệnh của Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phản đối chính phủ Quốc Dân Đảng.
Tống Khánh Linh đã lập công lớn giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành được chính quyền. Một thời gian sau khi Đảng này xây dựng chính quyền, Tống Khánh Linh quả thực đã được đối xử long trọng, còn được chọn làm Phó Chủ tịch nước. Tuy nhiên, đến khi ĐCSTQ củng cố được chính quyền, Tống Khánh Linh lại trở thành một “bình hoa chính trị” không hơn không kém. Và “bình hoa chính trị” này cũng không thể thoát được số mệnh bị làm nhục trong thời Cách mạng Văn hóa.
Năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ, nơi ở của Tống Khánh Linh ở phía bắc hồ Bắc Hải cũng bị Hồng vệ binh và phe tạo phản bao vây tấn công. Dù được được bảo vệ nhưng ở bên ngoài, tiếng loa lớn la hét trong thời gian dài, những người bao vây liên tục yêu cầu Tống Khánh Linh thay đổi kiểu tóc và cách ăn mặc, Tống Khánh Linh chỉ biết khóc và lắc đầu, hy vọng “đừng ai làm hại con của chúng tôi”.
Không lâu sau, từ Thượng Hải truyền đến tin tức làm Tống Khánh Linh trong lòng nóng như lửa đốt: Vạn Quốc Công Mộ ở Thượng Hải bị Hồng vệ binh coi là khu mộ chôn cất giai cấp tư sản của xã hội cũ và bị phá hoại, mộ của cha mẹ Tống Khánh Linh là Tống Gia Thụ và Nghê Quế Trân cũng không thoát khỏi thảm cảnh, quan tài bị bật nắp, hài cốt bị vứt ra ngoài. Trong “Truyện về Tống Khánh Linh”có viết: “Sau khi bức ảnh phần mộ bị phá hoại được gửi từ Thượng Hải tới Bắc Kinh, những người bên cạnh Tống Khánh Linh lần đầu tiên nhìn thấy tinh thần bà suy sụp và bắt đầu khóc với vẻ đầy đau khổ.”
Trong lòng đầy đau buồn và phẫn nộ, ngay trong đêm đó Tống Khánh Linh đã viết một lá thư gửi Chu Ân Lai, Chu Ân Lai sau đó đã hạ lệnh cho cơ quan liên quan ở Thượng Hải lập tức tu sửa lại mộ nhà họ Tống, đồng thời khi xong việc chụp lại ảnh gửi cho Tống Khánh Linh. Phe tạo phản Thượng Hải không thể không sửa lại mộ, nhưng, trên bia mộ cũ có ghi tên tất cả 6 người con gái, còn mộ mới sửa chỉ có tên của Tống Khánh Linh. Tống Khánh Linh đã lập công lớn cho ĐCSTQ, vậy mà không cách nào bảo vệ được hài cốt của cha mẹ, điều này làm cho bà vô cùng đau lòng.

Năm 1967, cùng với Cách mạng Văn hóa ngày càng trở nên tồi tệ, nhiều Hồng vệ binh và người của phe tạo phản đã đến nơi ở của Tống Khánh Linh, hô hào khẩu hiệu, làm cho Tống Khánh Linh vốn bị chứng mất ngủ lại càng khó ngủ hơn nữa. Trong nhà bà có một vài người làm việc, dưới sự uy hiếp của thư ký cảnh vệ mới được trung ương phái tới, bắt đầu có đối xử khác với bà. Một số bức hoành phi câu đối trong nhà họ Tống vì mang ‘màu sắc phong kiến” nên bị gỡ xuống và cho vào nhà bếp; bức tranh người phương Tây mà Tống Khánh Linh treo cũng bị thiêu hủy, thay vào đó là những câu nói của Mao; ngay cả đầu giường bà cũng có Tuyển tập Mao và Mao ngữ lục…
Hai năm sau, dưới sự can dự của Chu Ân Lai, nhà họ Tống lại được khôi phục lại vẻ yên tĩnh ngày nào, nhưng lúc đó Tống Khánh Linh lại nghe nói người em họ tài hoa mà mình rất yêu mến đã bị ép tự sát tại Thượng Hải vào tháng 5/1969 .
Tống Khánh Linh dường như muốn cố gắng hiểu về cuộc cách mạng này, “nhưng thường rơi vào tình cảnh không biết xử trí thế nào”. Có lẽ bà bắt đầu nghi ngờ một số thứ, cũng có thể bà ngộ ra được một vài đạo lý nào đó. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Tống Khánh Linh đã viết một bức thư rất dài gửi cho Trung ương ĐCSTQ, tức giận và đau xót kể về những sai lầm từ khi xây dựng chính quyền nhất là trong Cách mạng Văn hóa để biểu đạt sự bất mãn của chính mình. Nhưng bà đã không còn con đường nào khác để có thể lựa chọn nữa.
Tháng 3/1970, Mao Trạch Đông nói: “Bà ta không muốn nhìn thấy những thay đổi ngày hôm nay, thì có thể đến bờ bên kia eo biển, đến Hồng Kông, ra nước ngoài, tôi không giữ bà ta.”
Tháng 5/1981, Tống Khánh Linh qua đời vì bệnh. Theo tài liệu của chính quyền Trung Quốc, trước lúc bà qua đời, bà thiết tha yêu cầu gia nhập ĐCSTQ, Đảng này vì thế mà phê chuẩn bà trở thành thành đảng viên chính thức. Nhưng, trong bài “Tống Khánh Linh cuối đời nói: Đừng miễn cưỡng nữa!”của chuyên gia lịch sử Đảng Hà Phương lại kể rằng, Tống Khánh Linh nghe nói ĐCSTQ dự tính nhận bà làm đảng viên chính thức bà liền mỉm cười nói: “Đừng miễn cưỡng nữa! 31 năm rồi, trái tim tôi đã nguội lạnh rồi, con đường đời sắp đi hết rồi.” 
Không biết đây có phải là sự tỉnh ngộ cuối cùng của Tống Khánh Linh hay không?
Trí Đạt
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.