Từ “giấy nháp nặc danh” đến “liệt sĩ vô danh”
7-7-2022
“Vô danh” và “nặc danh” là hai từ Hán Việt được người Việt dùng lâu đời, có nghĩa “không tên” và “giấu tên”, được dùng quen thuộc như “chiến sĩ vô danh”, “lá thư nặc danh”… nhưng tại sao Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sửa bia mộ “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa xác định được thông tin”?
Số là năm 2006, Đào Ngọc Dung (là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn) thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia. Tất cả thí sinh cùng phòng thi đều sử dụng giấy nháp có chữ ký của giám thị tại phòng thi, riêng Đào Ngọc Dung viết trên giấy nháp không có chữ ký của giám thị, tức “giấy nháp nặc danh”, đồng nghĩa “giấy nháp chưa được xác định thông tin”.
Trời bất dung gian, bà Nguyễn Thị Hà – cán bộ thanh tra Bộ GD&ĐT, vào phòng thi kiểm tra ngẫu nhiên, đã lập biên bản Đào Ngọc Dung vi phạm quy chế thi tuyển, vì sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị, kỷ luật cảnh cáo! Tuy Dung đếch thèm ký tên vào biên bản, tức biên bản “nặc danh người vi phạm”, nhưng Hội đồng chấm thi vẫn trừ 50% số điểm của “môn thi hành chính công”.
Nhờ vậy, mà bộ trưởng Dung không phải là GS.TS hành chính công! Từ đó, Đào Ngọc Dung rất ác cảm với hai từ “nặc danh”, “vô danh”, đến khi có cơ hội làm “tư lệnh ngành Lao Xã” liền đổi bia “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”! Nếu sau này luân chuyển về làm bộ trưởng Tư pháp, Đào Ngọc Dung sẽ sửa giấy khai sinh nào ghi ở mục “Họ và Tên cha: Vô danh” thành “Cha chưa xác định được thông tin”.
Khi cấm bài hát “Con đường xưa em đi” của Châu Kỳ, ông Nguyễn Đăng Chương (cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn) hỏi khôn: “Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào?” Bắt chước ông Chương, xin hỏi ngu: “Liệt sĩ chưa xác minh được thông tin” là thông tin nào? Thông tin nhân thân, thông tin sự nghiệp cách mạng, hay thông tin chiến trường? Dịch ra tiếng Việt vừa dài dòng vừa tối nghĩa thì dịch làm chi?
Muốn xác minh thông tin của liệt sĩ thì phải học cách làm của quân đội Mỹ. Mỗi người lính đeo một sợi dây chuyền và 2 thẻ bài làm bằng thép không gỉ. Thẻ bài chỉ ghi họ tên, số quân và nhóm máu. Khi người lính bị thương mất nhiều máu, sau khi cầm máu BS quân y bảo sĩ quan trung đội trưởng tìm những quân nhân cùng nhóm máu với anh lính bị thương để lấy máu và truyền máu tại chỗ.
Nếu lính chết trong lúc thua trận, không thể lấy xác, trung đội trưởng phải lấy một thẻ bài, thẻ còn lại nhét vô họng người lính chết. Nếu để thẻ bài mang ở cổ thì khi cột sống mục thẻ bài sẽ nằm một nơi, hộp sọ nằm một chỗ.
Nếu đoàn quân thua tháo chạy, không kịp lấy thẻ bài của lính chết về nộp, thì ghi tên người lính chết vào danh sách “mất tích”.
Nhờ quản lý khoa học, từ năm 1973 Mỹ đã thống kê có 1973 quân nhân mất tích (chết không lấy được thẻ bài), cho đến 30/6/2022, Mỹ và VN có 147 lần tìm kiếm chung và 158 lần trao trả trên 1.000 bộ hài cốt. Việc truy xét danh tính tử sĩ Mỹ không khó, nhưng hài cốt nào chưa xác định danh tính, họ vẫn để vô danh, không dài dòng né tránh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.