Bệnh ghẻ của nền kinh tế, từ Trung Quốc đến Việt Nam
24-7-2022
Tập Cận Bình lên nắm Trung Quốc đã được 10 năm, từ khi ông Tâp nắm quyền giá nhà tăng vọt, phi mã gấp sáu lần trong vòng 15 năm qua sau khi tầng lớp những người dân trung lưu đổ xô rót tiền xây nhà và mua bán đất. Sự bùng nổ giá nhà đất khiến hoạt động đầu cơ bành trướng và thị trường chỉ toàn những dân buôn thích mua đi bán lại nhanh chóng làm cho bong bóng bất động sản ngày một phình to.
Qua môt thập kỷ tăng nóng thì năm ngoái quả bom nợ Evergrande có nguy cơ bùng nổ. Doanh nghiệp này ôm núi nợ lên đến $300 tỷ và mất khả năng chi trả. Khi Evergrande mất khả năng trả nợ thì các chủ nợ của doanh nghiệp này bị mất trắng mà khách hàng của nó cũng đối diện với nguy cơ không nhận được nhà. Evergrande được mệnh danh là “ông vua các công trình dang dở” nên các khách hàng lỡ đặt cọc mua nhà của Evergrande cũng không bao giờ nhận được nhà vì các công trình ngưng trệ. Vụ Evergrande đã được chính quyền Trung Quốc can thiệp, đến nay hậu quả bom nợ của Evergrande không ảnh nặng đến các lĩnh vực khác.
Tưởng quả bom nợ Evergrande tháo ngòi xong là ổn, nhưng không, hết quả bom này thì đến quả bom khác lại cứ như sắp muốn nổ và chính quyền Trung Quốc đang phải vất vả đối phó. Hiện nay không phải một mà là nhiều doanh nghiệp bất động sản bị mất khả năng trả nợ. Và nó đã gây ra hiệu ứng domino trong mấy tháng qua.
Nguyên nhân cũng từ bất động sản. Trung Quốc khá giống Việt Nam, là để tình trạng sốt đất liên tục diễn ra làm cho người dân cứ đổ tiền vào mua đi bán lại để kiếm lời nhanh chóng, nên hầu hết các khoản vay tiêu dùng của người dân đều được họ chuyển cho các tập đoàn bất động sản để xây dựng dự án, với hy vọng mua giá thấp hôm nay và khi nhận nhà bán lại sẽ kiếm lời khủng vào ngày mai. Tuy nhiên, tình hình không như mong đợi, các tập đoàn bất động sản gặp khó khăn về tài chính tương tự Evergrande nên nhiều công trình đang xây dựng dang dở bỗng đứng im vì hết vốn và người dân không biết bao giờ họ có thể nhận nhà. Vì thế người mua nhà tức giận và quyết định không trả nợ ngân hàng.
Khi người vay mua nhà không trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản, vì thế những người đang gởi tiền tại các ngân hàng ấy e sợ rằng tiền của họ sẽ bị mất nên kéo nhau đến ngân hàng rút tiền hàng loạt. Ban đầu chỉ là lời đồn về ngân hàng mất thanh khoản vì người vay không chịu trả, nhưng do người gởi ồ ạt rút nên ngân hàng đã trở nên mất thanh khoản thật. Để đối phó với tình hình này, các ngân hàng chặn tiền lại, không cho khách hàng rút.
Không thể rút khoản tiết kiệm của mình, người dân xuống đường biểu tình để đòi quyền lợi. Tình hình xung đột giữa người dân và ngân hàng rất căn thẳng, đến mức buộc chính quyền phải huy động lực lượng an ninh bảo vệ.
Như vậy, từ khủng hoảng các doanh nghiệp bất động sản đã lan ra khủng hoảng ngân hàng và lan sang khủng hoảng niềm tin làm xã hội bất ổn. Để đối phó với tình hình này, Chính quyền Trung Quốc đã có bước đi xoa dịu thay vì làm cứng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – PboC đã cho phép các ngân hàng thương mại ấy hoàn trả một phần số tiền gửi với giá trị tối đa là 50.000 Yuan (khoảng 7.430 USD) và đồng thời lập quỹ dự phòng rủi ro để với trị giá $44 tỷ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trên. Thêm vào đó, PboC thông báo trấn an rằng, Ngân hàng Trung ương (tức PnoC) sẽ đảm bảo thanh khoản cho người dân với khả năng được chi trả lên đến 99%. Với cách làm này, Trung Quốc đã làm cho khủng hoảng tạm lắng.
Nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng liên tục nổi lên các ung nhọt, nổi ung nhọt lớn Chính quyền đã trị cho nó xẹp xuống. Ung nhọt lớn vừa xẹp thì hàng lọt ung nhọt nhỏ nổi lên nhiều hơn và lan sang ngân hàng và làm xã hội cũng trở nên loạn hơn. Đây là một bài toán khó, không biết ông Tập sẽ xử lý thế nào? Chờ xem mới biết.
***
Nếu quan sát kỹ thì cơ thể nền kinh tế Việt Nam cũng đang mắc chứng bệnh y hệt nền kinh tế Trung Quốc, với Tân Hoàng Minh là ung nhọt khá giống Evergrande nhưng quy mô nhỏ hơn. Nếu không xử lý tốt thì rất có thể sau Tân Hoàng Minh cũng sẽ có thêm hàng loạt ung nhọt khác nổi lên và lan ra đến ngành ngân hàng và bất ổn xã hội cũng sẽ xuất hiện.
Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đều kích bất động sản tăng giá để tính vào tăng trưởng lấy con số, tuy nhiên việc tăng giá bất động sản không giúp ích được gì cho nền kinh tế ngoài có con số đẹp. Nền kinh tế dựa trên tỷ trọng bất động sản quá lớn, thực sự nó là nền kinh tế bệnh hoạn chứ nó không khỏe như người ta tưởng.
_________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.