Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Tượng đài

 

Tượng đài

Nguyễn Thông

20-7-2022

Không chỉ sau khi được vội vã khánh thành cho kịp mốc thời gian thời điểm kỷ niệm, nói nôm na là giờ vàng, cái tượng đài công an khá hoành tráng và bắt mắt/chọc mắt trên đường phố lớn thủ đô ngay cả khi đang được thi công tạo dựng đã hứng quá nhiều lời ra tiếng vào.

Lẩn mẩn giở đủ loại từ điển, cả thuần Việt lẫn Hán Việt, thì thấy từ “tượng đài” có nghĩa: Một khối gồm tượng (tượng) và chân đế (đài) ở nơi công cộng, nhằm biểu trưng, ca ngợi, ghi nhận một điều gì đó, người nào đó.

Nói sơ sơ chút. Tượng, bức tượng không chỉ tạc người mà có thể cả con ngựa, con chó, con cá, cây tre… Xưa nơi đình đền thường có tượng con chó đá. Tỉnh An Giang ở miệt sông Cửu Long sau khi phất lên thoát nghèo nhờ con cá tra đã dựng hẳn tượng cá rất hoành tráng. Nhiều nhất vẫn là tượng người. Trong chùa cơ man tượng. Chùa Tây Phương ở huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây trước kia) ngoài những tượng phật, bồ tát còn rất nổi tiếng với bộ tượng 18 vị la hán (thập bát tổ) cực kỳ sinh động. Thi sĩ Huy Cận ngậm ngùi tả có ý chê trách “các vị ngồi đây trong lặng yên/mà nghe giông bão đổ trăm miền”, chợt nghĩ giờ mà thi sĩ sống lại chắc phải tả mỏi tay bởi xứ này đang hàng triệu la hán ngồi yên mặc kệ bão giông. Hồi còn bé tôi hay trốn việc nhà lẻn ra chùa Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, HP) chơi, vào gian tam bảo thấy hai ông hộ pháp tay chống nạnh mắt trợn trừng thì sợ mất vía, đến nỗi ngó chuối oản bày đầy ra đó mà cấm dám thó mẩu nào. Chị tôi dọa bảo đứa nào lấy của chùa, đến đêm hai ông ấy lần vào nhà chặt tay. Sợ khiếp luôn.

Tượng người có thể được tạc/điêu khắc toàn thân, nhưng có khi chỉ nửa người, gọi là tượng bán thân. Loại tượng này nhiều nhất là lãnh tụ, ông to bà nhớn. Ngay từ hồi cụ Hồ còn sống, người ta đã đúc tượng bán thân cụ tràn lan, sau khi cụ mất thì thành món phổ biến. Chả cơ quan đơn vị công sở nào không bày bán thân cụ. Nếu tổ chức kỷ lục ghi nét để ý tới, có khi thành thứ kỷ lục thế giới. Về sau, nhiều đệ tử cụ cũng học tập và làm theo, tượng bản thân họ ngồi chồm chỗm trong nhà, các học trò cụ còn tiến bộ hơn, chơi luôn bằng chất liệu quý như đồng, thép không gỉ chứ chả thèm thạch cao dễ bị bở.

Tôi cũng chả nhớ tượng đài đầu tiên mình được nhìn ngó, chiêm ngưỡng tận mắt vào năm nào. Thày tôi kể hồi Pháp có nhiều tượng đài lắm, nhất là ngoài phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Cách mạng nổi lên, phá cho bằng hết. Ghét Pháp, ghét luôn cả tượng, dù chỉ là tượng đài bà đầm xòe, đức mẹ, con ngựa, con cóc. Tượng nữ thần tự do của nhà điêu khắc lừng danh Auguste Bartholdi chỉ có 2 bản, bản to dựng bên Mỹ, bản nhỏ đặt ở Việt Nam, giờ chỉ còn một, bởi số phận nàng tự do nơi đất Việt đã được cách mạng định đoạt. Giờ chẳng ai biết nàng nằm đâu, có nhẽ tan chảy từ lâu rồi. Đến vườn hoa còn bị đào lên trồng khoai, vạt cỏ cạnh đường băng sân bay để cứu nguy khi có sự cố còn bị xới lên trồng trọt thì đám tượng đài tàn dư độc hại của thực dân đế quốc là cái thá gì.

Mà nhớ ra rồi, bức tượng, tượng đài nơi công cộng đầu tiên mình được ngắm nghía là tượng đài ông nhỏ Lý Tự Trọng ven hồ Tây. Năm ấy 1973, có người rủ mình đi coi cái xác máy bay B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp làng hoa Ngọc Hà, lúc về đạp xe quành sang Thụy Khuê ngó thấy ông nhỏ đứng sừng sững ven hồ.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Paris ban ngày hay Paris về đêm ? ? ?
    *****************

    https://www.youtube.com/watch?v=gT3urU3HB80
    Paul Mauriat – Prestige de Paris (France 1966)


    Để Tưởng niệm Nhà Văn hóa Tô Văn Lai sáng lập Paris by Night vừa theo gót Nhà Văn hóa Nguyễn Hùng Trương sáng lập Nhà sách Khai Trí Sài Gòn xưa

    Paris ngày hay Paris đêm ? ? ?
    Giữ Hồn Sài Gòn xưa vững bền !
    Tử thủ bảo tồn Âm nhạc Việt
    Quán cóc từ Phố Tàu mọc lên
    Bao chương trình chứa chan Hồn Việt
    Khúc hát giữa Vận Nước lênh đênh

    https://www.youtube.com/watch?v=elTOPsMTX2o
    Paul Mauriat – Paris by Night (France 1961)

    Đa tạ Đạo diễn tài hoa vừa mất !
    Paris by Night khoảng lặng buồn tênh…
    Paris về Đêm từ nay khép lại ? ? ?
    Cho Sài Gòn Rạng đông – Bình minh…
    Tự do Văn hóa Nghệ thuật lành mạnh
    Quê Hương bừng sống dậy hồi sinh 

    Thủ đô Văn hóa Thế giới, 20/07/2022 <— 20/07/1954

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Học Giả Thái Bá Tân

    Nhờ ơn đảng, chính phủ,
    Nhờ ưu việt, thiên đường,
    Con em người lao động
    Được cắp sách tới trường.

    Các cháu biết ơn lắm.
    Biết ơn chế độ ta.
    Nhưng không tiền học phí,
    Các cháu phải ở nhà.

    *
    Chuyện riêng, không đẹp lắm,
    Giữa hoa hậu đại gia.
    Một hợp đồng nào đó
    Giữa tình và đô-la.

    Thế mà con dân Việt
    Háo hức như lên đồng.
    Không biết, không để ý
    Xã hội đầy bất công.

    Không biết, không thèm biết
    Những người như Ba Sàm
    Bị tù tội oan trái
    Vì tương lai Việt Nam.

    Đám đông thật đáng sợ,
    Vì đám đông quá ngu.
    Đám đông càng đáng sợ
    Khi giả điếc, giả mù.

    *
    Ăn nhậu và bia rượu
    Là quốc nạn xưa nay.
    Thế mà rồi nhà nước
    Đặt mục tiêu thế này:

    Khoảng hai mươi năm nữa
    Việt Nam sẽ đứng đầu
    Về sản xuất bia rượu.
    Nghiêm túc, không đùa đâu.

    Bia – gần sáu tỉ lít.
    Rượu – ít hơn, tiếc thay –
    Ba trăm năm mươi triệu.
    Cũng đủ uống cả ngày.

    Giừ thì tạm chấp nhận:
    Người tham gia giao thông
    Uống bia sẽ bị phạt
    Khoảng mười tám triệu đồng.

    *
    Tiền, nghìn nghìn tỉ tỉ
    Chui vào túi quan tham,
    Vứt vào các dự án
    Nổi tiếng khủng Việt Nam.

    Thế mà không làm nổi,
    Thậm chí chiếc cầu treo,
    Để mùa lũ, nước xiết
    Các cháu học sinh nghèo

    Phải hàng ngày đi học,
    Ôm can nhựa bơi sông.
    Chính quyền biết cảnh ấy,
    Hình như không mủi lòng.

    *
    Nhật Bản, về dân số,
    Gần gấp đôi nước ta.
    Không có phó thủ tướng.
    Thứ trưởng cũng thua xa.

    Cụ thể, mười tám bộ.
    Mười sáu bộ nước này
    Không hề có thứ trưởng.
    Việc vẫn chạy hàng ngày.

    Còn ta thì sao nhỉ?
    Ta đông như quân Nguyên
    Phó thủ tướng, thứ trưởng.
    Nhiều đến mức ngạc nhiên.

    Riêng phó chủ tịch tỉnh
    Hai trăm bốn hai người.
    Con số các thứ trưởng
    Hơn một trăm hai mươi.

    Vì “tâm tư” cấp dưới,
    Ta phong tướng ào ào.
    Còn đề bạt thứ trưởng
    Vì ai và vì sao?

    Không nói ai cũng biết
    Vì sao dân ta nghèo.
    Là vì bọn ăn bám
    Được “cơ cấu” quá nhiều.

    Nguồn Mạng

  3. Học Giả Thái Bá Tân

    Từ lâu dân Đại Việt
    Đã chán trò tượng đài.
    Thế mà cứ xây mãi.
    Thử hỏi xây cho ai?

    Chắc không cho “phản động”
    Và mấy đứa dân oan.
    Vậy thì cho lãnh đạo,
    Gọi chung là cho quan.

    Chúng vẽ ra để chén.
    Luôn vẫn thế xưa nay.
    Cái gì cũng có giá.
    Tôi đề nghị thế này:

    Tượng xây xong, bắt buộc
    Các quan, nhỏ và to,
    Mỗi ngày đúng năm tiếng
    Đứng ngắm tượng Bác Hồ.

    Riêng thằng vẽ dự án
    Thì phải bắt thằng này,
    Cùng bầu đoàn thê tử,
    Phải ngắm tượng suốt ngày.

    Thế có được không nhỉ?
    Thế thì ta ô-kê.
    Để chúng xây cho chết.
    Còn dân thì hả hê.
    *
    Hy vọng đó là cách
    Bắt bọn quan ngu đần
    Bớt tham, bớt lãng phí
    Tiền và sức của dân.

    Nguồn Mạng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.