Nguyễn Phú Trọng, người chiến sĩ sát cộng số một của Việt Nam
Với việc công khai hóa, cái mặt nạ của chế đô Xô viết được vén tới đâu, bộ mặt quái thai, phi nhân và thất đức của nó sẽ được phơi ra đến đó. “Chúng ta ăn cắp từ chính bản thân chúng ta. Chúng ta coi đưa và nhận hối lộ, là việc tất yếu. Chúng ta nói dối trong các báo cáo, nói láo trên báo chí và man trá trên các diễn đàn cấp cao. Đắm mình trong dối trá, rồi chúng ta trao huân chương cho nhau và trên hết, tất cả những điều này, nó diễn ra từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên” – Nikolai Kyzhkov, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng của Liên bang Xô viết. Khi ma quỉ hiện nguyên hình, dân chúng sốc và suy sụp toàn tập. Từ đây, chẳng cần ai xúi dục, họ cũng quay lưng lại với nó. 众志成城, chúng chí thành thành. Mất đi sự ủng hộ của dân chúng, chế độ Xô viết, nó cũng chỉ như một con tàu đang nằm bờ. Ngày 18 – 8 –1991, những người cộng sản theo đường lối cứng rắn, họ đã làm một cuộc đảo chính, hòng lật đổ Gorbachev. Việc, bất thành. Nguyên do, ở đó.
Với việc áp dụng cơ chế kỷ luật toàn trị của Đảng, tất cả những kẻ không ăn cánh và những kẻ cuồng tín Mác – Lê, chúng đều bị đưa vào tầm ngắm và cuối cùng, đều bị thải hồi. Trong hơn sáu năm cầm quyền, Gorbachev đã thay máu toàn bộ Bộ Chính trị và các bộ phận chủ yếu của Ban Chấp hành Trung ương. Thế vào đó, là những người cùng chung chí hướng. Trong số đó, nổi bật nhất là Yakovlev và Shevardnadze. Khi nanh đã bị nhổ, vuốt cũng chẳng còn, con cọp Xô viết, nó chỉ hơn con mèo ở mỗi chỗ: Đó là, to xác.
Với chiến lược tổng thể này, không tốn một mũi tên – một hòn đạn, không hao một người lính – một cỗ xe, nhưng Gorbachev và những cộng sự, họ đã hãm Đảng Cộng sản Liên Xô vào thế, chỉ còn sống thực vật. Như rắn mất đầu, Liên bang Xô viết, nó phải tự tan rã.
Chớp thời cơ, tất cả các nước Cộng sản Đông Âu, họ đều đồng loạt đứng lên, để tự phá tan xiềng xích, ngục tù và sau hơn 30 năm đoạn tuyệt với cái mớ rác rưởi Mác – Lê, chửa thấy ai lưu luyến hồi đầu.
3.- Viết tới đây, không thể không nhắc tới luận điểm nổi tiếng của Tôn tử: 是故百战百胜,非善之善者也;不战而屈人之兵,善之善者也. Thị cố, bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã. Bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Tạm hiểu, “đánh thắng” hết Thực dân to này, đến Đế quốc nhớn khác, có gì gọi là giỏi. Bởi sau “chiến thắng”: đất nước, tan hoang – dân chúng, kiệt quệ. Không đánh mà hạ gục được đối phương, như cách mà Gorbachev đã làm, ấy mới tài.
Tài giỏi thế, nhưng Gorbachev và những cộng sự, họ cũng chửa được thiên hạ phong Thần. Bởi dẫu sao, Liên bang Xô viết, nó cũng được phát triển trên một nền tảng nhất định của Tư bản công nghiệp và mặt bằng dân trí ở đó, nó cũng không đến nỗi nào. Riêng Việt Nam, ngoài 2 trở ngại bất khả kháng nói trên, nó còn phải đối mặt với “tâm lí ngu trung” đã trở thành thâm căn – cố đế của vô số những kẻ mù quáng. Những kẻ, luôn cúc cung thần phục bề trên một cách vô điều kiện. Không đánh, mà vẫn phá tan được những bức tường thành kiên cố đó, ấy mới xứng, là bậc vĩ nhân.
Người xưa nói: “Mục đích, biện minh cho phương pháp”. Lịch sử, rồi sẽ phán xét mọi việc một cách công bằng và trước sau, sẽ dành vị trí xứng đáng cho Nguyễn Phú Trọng – một ông già “mặt nhân từ, mà ruột hiểm sâu”. Ngay từ những bước đi đầu tiên, cho tới những “mưu, hiểm độc – kế, xảo quyệt”, chàng luôn khiến cho quỷ khốc – thần sầu. Chỉ với cái mẹo vặt 假痴不癫, giả si bất điên – vờ lú lẫn, chàng cũng khiến cho bao cao thủ võ lâm phải lả tả rớt đài và lâm vào thảm cảnh “sống, không bằng chết”.
4.- Bàn về cái sự bất tài của Đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ, không ai thâm và sắc bằng Vũ Khoan: “Thụy sĩ không có gì, mà có tất cả. Trong khi, mình có tất cả, nhưng lại không có gì”.
Nôm na, Việt Nam là một trong những nơi hiếm hoi trên trái đất, mà cùng lúc, hội tụ được “tất cả” các yếu tố “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Nhưng khi những thứ đó rơi vào tay lũ côn đồ có cái đầu đất, chúng đã đẩy cả Xã hội Việt Nam vào vòng hỗn loạn và làm băng hoại nó về mọi mặt:
Luật pháp, không còn – dối trá, lên ngôi – đồng tiền, thống trị.
Từ đường lối cho đến đường đi, chỗ nào cũng vá chằng – vá đụp như cái váy rách của nhà chị Dậu. Nền “công nghiệp hóa” mà chúng ta hằng ao ước, cho đến giờ, nó đang đánh vật với “những con ốc vít tiêu chuẩn”. Một nước nông nghiệp, mà từ giống má, phân bón, thuốc trừ sâu, cho đến giá nông sản, tất cả, đều bị thả nổi và chịu sự thao túng của thương lái nước ngoài. “Được mùa – mất giá” và ngược lại. Đó là thảm cảnh của người nông dân Việt Nam dưới thời Cộng sản. Công nông, nào phải là cá biệt. Mọi tầng lớp khác trong Xã hội, nó cũng đều y như thế.
Tài nguyên và khoáng sản, tất cả đều bị đám Cộng sản đào bới tới mức cạn kiệt. Đất đai, chỗ nào chưa sang nhượng hoặc chưa cho ngoại bang thuê, chúng đều nhăm nhe đem phân lô – bán nền, rồi nhượng lại cho dân chúng với cái giá cắt cổ. Kiều hối, đều như vắt chanh. Năm nào cũng tiệm cận ở mức 20 tỷ USD. Còn dân chúng, ai cũng điêu đứng, vì bị chế độ bóp nặn qua sưu cao – thuế nặng. Thu nhiều như thế, nhưng “ngân sách” Quốc gia, lúc nào nó cũng “như dòng sông đã cạn”. Trái lại, cán bộ Cộng sản, đứa nào cũng giàu ú ụ. Xe sang và biệt phủ khủng, xưa rồi. Cái mà chúng hãnh diện đem khoe, đó là những tài khoản ngoại tệ và những bất động sản ở nước ngoài. Hữu sự, chế độ “đóng cửa”, để xách bị gậy “đi ăn mày” ở khắp bốn phương trời. Thậm chí, sẵn sàng “đeo mo vào mặt”, rồi lân la đi ăn dỗ của những đứa trẻ miệng vẫn còn hoi mùi sữa và lừa đảo cả những ông bà già đã cập kề miệng lỗ. An sinh Xã hội ư? Đừng có hòng. Bước chân ra khỏi cửa, mỗi bước đi, là một bước phải xuống tiền.
Rõ ràng, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, chúng gồm một lũ bất tài – vô dụng. Chúng kinh doanh thứ gì, thứ đó lỗ chỏng cu. Chúng quản lí cái gì, cái đó đều tồi tệ và ngược lại. Chỉ cần so sánh việc cung ứng lương thưc và thực phẩm trước và sau thời bao cấp, chúng ta sẽ nhận ra ngay cái điều đó. Bởi thế, chừng nào chưa “giải thể cái đám ăn hại – đái khai Cộng sản” và “trả lại quyền lực thực sự cho Nhân dân”, chừng đó, Việt Nam còn sấp mặt. Trong bối cảnh đó, Phú Trọng được sinh ra, để “thế Thiên”, mà “hành” cái “đạo” triệt Sản.
5.- “Lượng đổi – chất đổi”. Người ta chẳng nên hấp tấp, để nặn một cái mụn, khi nó còn non. Thế nên, Lê nin mới đưa ra luận điểm: “Muốn cho chế độ Nga hoàng chóng sụp đổ, hãy đẩy nó tới tận cùng của sự khốn nạn”. Sang Nga du học, Phú Trọng rất tâm đắc với chiến lược này. Về nước, “vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê vào hoàn cảnh Việt Nam”, ông thay chữ “Nga hoàng”, bằng từ “Cộng sản” và kiên định, đẩy nhanh quá trình chín mõm của cái ung nhọt Cộng sản Việt Nam. Giống như bậc tiền bối, ông cũng dùng 2 thứ vũ khí: “Công khai hóa” và “Kỉ luật toàn tri”, để bẻ nanh – cắt vuốt và rút gân của cái Đảng Cộng sản Việt Nam. Có điều, Gorbachev phá Cộng sản theo cách, từ trong phá ra. Riêng Phú Trọng, ông phá nó, từ gốc rễ.
a- Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh
– Chuyện dân gian, kể rằng: Nguyễn Sinh là một dòng họ nghèo kiết xác ở xứ ông Đồ. Muốn đổi đời, họ tìm đến nhà một thầy Địa lý nổi tiếng, để xin giúp đỡ. Nhìn thấu hoàn cảnh và âm đức của nhà đó, thày phán: “Ta vừa tìm được một huyệt mộ. Mả táng vào đó, phú quý tột cùng. Ngặt nỗi, kết cục sẽ là tuyệt tự. Các người, nghĩ sao?”. Còn gì, để mà mất. Cả nhà mừng quýnh, đồng ý liền. Việc, hoàn tất. Tạ ơn thầy xong, họ bỏ đi như chạy. Vì thế, chẳng nghe thấy thầy gọi với theo: “Này, ta nói đùa đó. Muốn không bị tuyệt tự, việc đầu tiên, là phải lấy vợ”.
– Theo chính sử, Hồ Chí Minh không có cả vợ lẫn con và có lẽ, đó chẳng phải là ước nguyện của ông ta. Bởi lẽ, “từ rốn trở xuống, bác cũng như các chú”. Làm ra cái việc thất đức này, là mưu đồ của đám đệ tử. Chúng muốn lợi dụng ông ta, để lôi kéo cái đám đông u mê, mà có lúc, nó chiếm tới 95% dân số Việt Nam. Vì thế, chúng buông xuống một bức màn sắt, rồi thêm râu – vẽ ria và bắt ông phải trở thành một vị Thánh nhân. Dĩ nhiên, không chút tì vết.
Đầu tiên, chúng khoác tấm long bào của Thiên tử lên vai ông Hồ: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh Thánh” và giải thích bừa rằng: “Khi núi Đụn, chẻ đôi/ Nước chảy xuống từ khe Bò Đái, mất tiếng/ Sông Lam, phạm núi Lam thành/ Lúc đó, Nam Đàn sinh Thánh”. Thánh ở đây, chính là bác Hồ (!)
Bước 2, chúng tìm một kẻ bẻm mép, rồi đôn y lên hàng Giáo sư và giao cho việc “sưu tầm” và “sáng tác” những mẩu chuyện có thật và kể cả không có thật về ông Hồ. Kế đó, mang chúng đi kể ở khắp hang cùng – ngõ hẻm. Đám quần chúng u mê, ai cũng há hốc mồm ra nghe và ai cũng tin, bác của họ, là Thánh sống. Bác của họ, tài đến mức, thông thạo “29 ngoại ngữ” – giỏi đến mức, “tiên tri được ngày ta thắng Mỹ” và nhân văn đến mức, gặp các cháu gái miền Nam, bác hỏi luôn: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”.
Tuy vậy, ối lúc y nhỡ mồm. Y kể, hồi ở Paris, bác đã từng tham gia sản xuất hàng giả. Đã từng, vì quyền lợi ích kỉ của mình, mà nhẫn tâm 移尸嫁祸 di thi giá họa cho dân lành. Khiến họ, tan cửa – nát nhà và nếu sống ở Việt Nam thời Sản trị, cái thòng lọng của giá treo cổ, chắc chắn, nó sẽ được tròng vào cổ họ.
Ở xứ Văn minh, nói láo như y, thiên hạ bôi vôi vào mồm. Nhưng ở chốn “thiên đường”, y và đám đồng đảng, chúng lại thành công rực rỡ. Hình tượng Hồ Chí Minh với những gam màu sáng, nó đã được khắc ghi đậm nét trong trái tim và khối óc của đa số dân chúng Việt Nam. Nó trở thành cái bình gốm đẹp đẽ, để những con chuột cống Cộng sản có chỗ chui vào và yên ổn hưởng thụ những gì mà chúng có được do ăn cướp. Ai cũng biết, nếu không đập vỡ cái bình, hoặc không dốc ngược nó lên, muôn đời, không bao giờ tiêu diệt được đàn chuột ở trong cái bình đó. Các bác “thế lực thù địch và phản động”, họ biết rất rõ về cái luận điểm này và diễn đạt nó dưới dạng: “Muốn giải Cộng, trước tiên, phải giải thiêng được hình tượng Hồ Chí Minh”.
Nhưng rồi, bao nhiêu thời gian và công sức mà các bác ấy đổ vào đó, nó đều như “nước đổ lá khoai”. Chẳng mấy ai tin các bác ấy cả. Phải đến khi Phú Trọng nhập cuộc, tình thế mới bắt đầu thay đổi. Vậy, Phú Trọng đã làm những gì, để người đời dần tin rằng, Hồ Chí Minh cũng hết sức tầm thường?
– Ai cũng biết, những “khai quốc công thần” của chế độ Cộng sản, từ Ba – Đồng – Chinh – Bằng – Tôn, cho đến Mười – Phương – Kiệt – Nguyên – Liệu, ai cũng đội ông Hồ lên đầu và tranh nhau nhận mình là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Riêng Phú Trọng, học hàm và học vị đầy mình, sao phải khuất thân mà nhận rằng, mình là học trò của cái ông chẳng có mảnh bằng nào giắt lưng? Tệ hơn, ông còn bật đèn xanh, để Võ Văn Thưởng thổi đít mình lên: “Tổng bí thư hiện nay, thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng”. Nghe nói, dạo còn trốn trong núi rừng Việt bắc, có kẻ cũng đã nói ra câu đó với ông Hồ. Không ngờ, ông ta gạt phắt: “Bác không có tư tưởng gì cả. Mọi tư tưởng, là của ông kia, ông kia và ông kia”. Miệng nói, tay chỉ vào hình của Mác, Lê nin, Staline và Mao Trạch Đông. Cái mà ông nhận, chỉ là “tác phong Hồ Chí Minh”.
Chẳng biết, lúc đó ông Hồ khiêm tốn, hay ông không muốn tự lâm vào tình thế hiểm nghèo, khi dám đặt mình ngang hàng với các tay kia. Trong khi, tầm của bọn kia, còn lâu chúng mới sánh được với những nhà tư tưởng và triết học vĩ đại của Trung hoa như Khổng tử 孔子, Mạnh tử 孟子. Nếu công tâm, Thưởng hãy nói xem, cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh” nó xuất hiện trước hay sau khi ông Hồ từ trần? Ông Hồ còn không tự nhận mình là Hồ tử 胡子. Hà cớ gì, con ễnh ương Võ Văn Thưởng phải cố tự phình mình, để đẻ ra nhà tư tưởng Trọng tử 仲子. Tuy chưa chết, nhưng “tiếng vang như mõ”?
– “Miếng ăn, là miếng nhục”. Thiên hạ, thiếu gì kẻ, chỉ vì miếng nhục đó mà bán rẻ đi cái lương tâm của mình. Mượn sân khấu của Thưởng, chúng véo von hót rằng, Phú Trọng có cái tiết tháo của một bậc sĩ phu Bắc hà. Bởi thế, trừ Tập tiên sinh, ông không bao giờ khuất phục trước cường quyền và tà quyền. Khi đã ở trong cái chăn Cộng sản, hơn ai hết, ông ta phải biết rất rõ về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Nhưng đã lâu lắm rồi, thiên hạ thấy ông vẫn một mực lẩn tránh việc vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, để cúi chào người quá cố. Có lẽ, ông đã học được chiêu độc của các vị vua chúa nước Nam: Khi không muốn quì lạy, để nhận chiếu chỉ/ sắc phong của phương Bắc, ai cũng nại ra việc mình đi săn, bị ngã ngựa. Phú Trọng, cũng vậy. Ông ta có thể một lần nại ốm, để không phải lạy ông Hồ. Nhưng triền miên “ốm”, thì vấn đề, nó lại nằm ở chỗ khác. Xin độc giả hãy chiêm ngưỡng bức ảnh “Phú Trọng dâng hương trong nhà Bác”.
Hương dâng rồi, ông ta quay lại và điềm nhiên ngồi luôn lên cái ngai của Bác mình. Việc này, Phong kiến thời nào, họ cũng “nâng cao quan điểm”, để khép vào tội: “khi quân – phạm thượng”. Cố tình, thì bị chém đầu – vô ý, thì đem treo cổ. Đã thế, ông còn ngồi quay lưng vào bàn thờ, nơi mà khói hương vẫn đang nghi ngút.
Thế gian, nào ai mà biết, “chuyện ma ăn cỗ”. Bởi thế, “anh em, khinh trước – làng nước, theo sau”. Chắc ông Hồ cũng phải như thế nào, thì mới bị Tổng Trọng giỡn mặt đến mức ấy chứ?
– Nào, đã hết. Sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, nên khát vọng cháy bỏng của tầng lớp bần cố nông Cộng sản, nó cũng chỉ dừng lại ở cái nồi cám lợn nơi xó bếp. Vì thế, khi được ăn bo bo, ai cũng tưởng, mình đã đặt được một chân tới thiên đàng. Trong bối cảnh đó, họ tung ông Hồ lên tận chín tầng mây và “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, nó đã làm lóa mắt tất cả cái lũ mù quáng ấy. Cơn lên đồng tập thể, nó chỉ chấm dứt, khi Thánh mới lừng lững xuất hiện cùng với xô nước đá trên tay. Thánh phán: “Nhìn một cách tổng quát, Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”. Nôm na, từ thủa khai thiên – lập địa của nước Việt đến giờ, chưa một chế độ nào, chưa một triều đại nào có được những thành tích vẻ vang và đặc biệt xuất sắc bằng thời Phú Trọng.
Không phải nhỡ mồm, Thánh lặp đi, lặp lại nó ở mọi nơi, mọi lúc và có lẽ, ngay cả trong giấc ngủ. Lũ bê hồng, nghe rõ chửa: “Thánh Hồ, sao mà bằng Thánh Trọng”. Còn Thánh Trọng, đang ở ngoài bức màn sắt và đang sống trong thời @. Bởi thế, chỉ những kẻ đui mù và đần độn, chúng mới không đánh giá được những lời nói và những việc làm của ông ta.
b- Đưa Luật rừng vào, để phá nát Xã hội Việt Nam.
– Trên danh nghĩa, Việt Nam có một Nhà nước “Pháp quyền”. Ấy thế mà, đến Hiến pháp, nó còn bị Phú Trọng cho đặt ngồi bệt xuống dưới chân Cương lĩnh của Đảng. Đến lượt Cương lĩnh của Đảng, nó lại được ông nâng niu và sử dụng như một vật lót mông của mình. Bằng chứng, kệ con mẹ Điều lệ Đảng và mặc xác cái gọi là dư luận, ông lì lợm giữ rịt cái ghế Tổng Bí thư tới tận 3 khóa liền tù tì.
Lột mặt nạ của Đảng như thế, chưa đủ. Ông còn cố tình trì hoãn việc xây dựng Luật về Đảng và Hội, để bắt cái Đảng của ông, lúc nào nó cũng hoạt động trong tư thế bất hợp pháp. Quyền lãnh đạo, nó giành – trách nhiệm với Dân, nó bỏ. Có quyền rồi, chúng ngang nhiên lấy tiền của Ngân sách, để chi tiêu một cách vô tội vạ và tùy ý lèo lái Đất nước đi theo những cái sở thích riêng quái đản của mình. Tạm kể ra, 2 vụ:
Theo Hiến pháp: “Nhiệm kì của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, đều theo nhiệm kì của Quốc hội”. Thậm chí, họ còn phải đương nhiệm cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra được người thay thế. Nhưng, Quốc hội khóa 13 còn chưa kết thúc, “tam trụ” kia, chẳng ai bị kỉ luật, chẳng ai bị liệt hoặc chết, cũng chẳng có ai làm đơn xin từ chức. Ấy thế mà, ông Tổng vẫn lùa họ lên toa xe lửa, đóng cửa lại, rồi cho họ “đi tàu suốt”. Lạ cái, từ 3 vị kia cho tới dân chúng cả nước, chẳng thấy ai dám hé răng, để bình phẩm lấy một lời. Hèn đến thế, là cùng.
“Ăn cắp, quen tay – ngủ ngày, quen mắt”. Trong nước, chà đạp lên Luật pháp mà không sợ bị trừng trị, nó quen rồi. Ra nước ngoài, bệnh cũ, tái phát. Mồm nói, tôn trọng chủ quyền Quốc gia và Luật pháp của Đức quôc, nhưng ấm đầu lên, ông vẫn tìm mọi cách, để “khều” cho bằng được cừu thù Trịnh Xuân Thanh về nước. Bất chấp, vụ “khều” người này, nó sẽ còn “ám” mãi vào nước Việt.
Trên, vô pháp – dưới, vô luân. Từ đó, cả Xa hội được vận hành theo những “khẩu dụ”, theo những Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng – những thứ, luôn trong tình trạng “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Khi không còn tiêu chuẩn để phân biệt trắng – đen; phải – trái; đúng – sai, cả Xã hội lộn tùng phèo: “Bây giờ, làm việc gì cũng sợ sai. Làm xong rồi, cũng không biết có sai hay không. Sai rồi, cũng không biết sai ở chỗ nào và thậm chí, không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm(!)” – Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Khi trói được chân – buộc được tay cán bộ, đó là lúc mà Phú Trọng đã đạt đến đỉnh cao của việc: “vô hiệu hóa bộ máy Nhà nước Việt Nam”. Gorbachev, tuổi gì.
Kỷ cương, không có – đường lối, ưỡn ẹo như cây tre trước gió và ông trùm, một tay thao túng tất cả. Đó là đặc điểm chung của mọi băng nhóm được tổ chức theo kiểu Mafia hoặc thổ phỉ. Phú Trọng, ông đã có công làm cho cả Thế giới thấy rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, nó cũng đang tiệm cận với cái mức ấy.
c- “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Bần cùng hóa nhân dân, ép họ phải đối đầu với chế độ.
– Ở một nước nông nghiệp, tất yếu, phải lấy “Nông dân làm trụ đỡ”, phải đặt “Nông nghiệp vào trọng tâm”. Mồm thì nói thế, nhưng tay này cướp đất của nông dân, tay kia dựng lên cả một rừng thuế phí, để vặt lông người cày. Một quả trứng, chúng thu tới 14 loại phí. Đến con lợn, con số đó, nó đã nhảy lên thành 51. Nào, đã hết. Khi mang hàng hóa đi tiêu thụ, họ phải khóc ròng với giá cước vận tải. Do xăng tăng – xe đắt, do dày đặc những trạm cố định thu phí mãi lộ và do bị “ăn cháo hành” khi qua đầy rẫy những trạm di động, chuyên xin đểu “bánh mì”. Trừ hết chi phí, đồng tiền mang về, may lắm cũng chỉ đủ để nuôi vợ con. Làm gì có dư, để mà tái sản xuất mở rộng. Khi bị ép phải lựa chọn giữa “sống, hay là chết”, những người nông dân ở Văn Giang, Đồng tâm, Dương nội…, tất cả, đều không chọn vế sau. Cho dù, có bị đàn áp khốc liệt.
“Nước lụt, thì lút cả làng”. Khi đại dịch cúm Tàu tràn qua nước Việt, nó đã phơi ra trước bàn dân thiên hạ: “Một hệ thống truyền thông, dối trá. Một hệ thống quan chức, ngu dốt. Một hệ thống tham nhũng và thối nát, từ trên xuống dưới. Một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn dưới rất nhiều hình thức. Cuối cùng, là một hệ thống nhóm lợi ích siêu quyền lực. Chúng đã tạo ra cả hệ thống chính sách, để trục lợi và trên hết, đó là một sự lũng đoạn Nhà nước, ở quy mô khủng khiếp…” – Nhà báo Nguyễn Vũ Bình.
Chỉ bằng vài tháng phong tỏa, ông Tổng và những cộng sự, họ đã khiến đồng bào ta: người chết – nhà tan – của tàn – đói khát. Giữa lúc tứ bề thọ khổ, cái mà dân chúng cần, đó là lương thực, thực phẩm, thuốc men, y bác sĩ và phác đồ điều trị. Nhưng chế độ, không làm thế. Trái lại, họ vẫn hối hả tăng giá xăng dầu, điện nước, khí gas… Mặt khác, tiếp viện cho họ: bộ đội, cảnh sát cơ động, cùng AK 47, xe bọc thép và hàng rào dây kẽm gai. Chẳng cần nói, ai cũng biêt nguyên nhân sâu xa của những việc làm thất nhân tâm này.
d- Xói mòn sức mạnh chiến đấu của Đảng CS Việt Nam, bằng cách bồi dưỡng và đề bạt những cán bộ vô tài – thất đức.
Muôn việc thành công, ở khâu cán bộ. Luận về cái việc này, Nguyễn Trãi viết: “Sĩ tốt, kén người hùng hổ. Bầy tôi, chọn kẻ vuốt nanh”. Đến thời Phú Trọng, ông không làm thế. Bỏ qua qui luật “chọn lọc tự nhiên”, ông “phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ” theo kiểu “hôn nhân cận huyết”. Vì thế, nhắc tới bất cứ một cán bộ nào, nhân gian cười nửa miệng: “Đồng chí này, là con của đồng chí nào?”.
Trong khi, ghế thì ít, mà đồng chí đểu lại hơi bị nhiều. Dựa vào chiêu “luân chuyển cán bộ”, ông thay máu xoành xoạch trong những cơ quan đầu não của Đảng. Có điều, “hòn ngọc, ném đi – hòn chì, giữ lại”. Việc “dây thép” ông giao cho một thằng “bán trời không văn tự”. Không phụ lòng chủ, y “vén tay áo xô”, chỉ một phát, đốt trên ngàn tỉ tiền thuế vào cái “mạng xã hội Lotus” với lời hứa chắc như đinh đóng cột: “Lotus sẽ lật đổ facebook(!)”. Đến lượt, “Giáo dục và Đào tạo nhân tài cho Đất nước”, ông giao cho một kẻ đạo văn, có bằng đểu, lại còn nói ngọng. Kết quả nhãn tiền, thi gian – học dối, nó nở rộ ở khắp mọi nơi. “Phi công, bất phú – phi thương, bất hoạt”. Để mạnh giàu, thời nào cũng phải coi trọng Công thương. Biết thế, nên ông giao nó cho một cán bộ Đoàn, mà sở trường của y là chăng đèn, kết hoa và quét cống rãnh. Hệ quả, nghe chàng nói – nhìn chàng làm, dân chúng càng thêm tin yêu bọn… Tư bản.
Với cán bộ yếu kém, Gorbachev chọn cách thải hồi. Riêng Phú Trọng, ông biến chúng thành củi. Chính tay ông đã huấn luyện, nâng đỡ và đặt La Thăng ngồi trên cái núi vàng ở Sài gòn. Nhưng khi không lay chuyển được lòng trung thành của y với chủ cũ, ông trở mặt, đem những tội lỗi của y từ thuở “Naponeon còn cởi truồng” ra, để tống La Thăng vào lò. Hằng hà sa số những cán bộ khác, cũng thế, Tay này, ông bồi dưỡng và bổ nhiệm họ. Còn tay kia, ông bới lông – tìm vết, để kỉ luật họ. Sau đó, cười hềnh hệch và khoe thành tích chống tham nhũng với bàn dân thiên hạ. Khốn nạn ở chỗ, ông luôn coi mình, là kẻ vô can.
6- “Cùng trong một tiếng tơ đồng”. Nhưng ở Nga, Gorbachev đã hoàn thành việc giải thể cả Đảng Cộng sản lẫn Liên bang Xô viết và chứng kiến việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Riêng Phú Trọng, ông sẽ không có được cái cơ may đó. Ngày ra đi, cái mà ông để lại, chỉ là một đống đổ nát bừa bãi. Ước mơ Tự do và Dân chủ, đành gửi gắm vào những kẻ thay thế mình. Tiếc rằng, Trí của chúng, đều ngắn – Đức của chúng, đều mỏng. Bởi thế, giỏi lắm, chúng chỉ đóng vai trò trái độn như Hoa Quốc Phong ở Trung hoa. Có điều, sau Quốc Phong, đã có sẵn Tiểu Lọ. Còn Việt Nam, chẳng biết, ông có để lại cái túi gấm nào, hay không?
7- Này, ông Tổng!
“Có đi có lại, mới toại lòng nhau”. Mọi lần khác, bỏ qua. Riêng lần này, lão viết ra bài điếu tân thời, để chiêu tuyết, để tế sống ông. “Sống khôn – thác thiêng”, hãy cười lên một tiếng. Sau đó, nhớ viết bài phản biện, để người trong thiên hạ, không ai phải lăn tăn về trình độ của một “nhà lí luận, có tầm tư tưởng” và cũng đừng hấp tấp, để làm những chuyện ngu ngốc, khiến người trong thiên hạ, ai ai cũng phải đàm tiếu: “Tưởng, sĩ phu Bắc hà. Ai ngờ, cũng chỉ là một thằng côn đồ nơi đất Bắc”.
Nguyễn Tiến Dân
Tel: 038 – 50 – 56 – 430
Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ Cộng sản đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây, mai đó, chưa có nơi ở cố định.
Với việc công khai hóa, cái mặt nạ của chế đô Xô viết được vén tới đâu, bộ mặt quái thai, phi nhân và thất đức của nó sẽ được phơi ra đến đó. “Chúng ta ăn cắp từ chính bản thân chúng ta. Chúng ta coi đưa và nhận hối lộ, là việc tất yếu. Chúng ta nói dối trong các báo cáo, nói láo trên báo chí và man trá trên các diễn đàn cấp cao. Đắm mình trong dối trá, rồi chúng ta trao huân chương cho nhau và trên hết, tất cả những điều này, nó diễn ra từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên” – Nikolai Kyzhkov, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng của Liên bang Xô viết. Khi ma quỉ hiện nguyên hình, dân chúng sốc và suy sụp toàn tập. Từ đây, chẳng cần ai xúi dục, họ cũng quay lưng lại với nó. 众志成城, chúng chí thành thành. Mất đi sự ủng hộ của dân chúng, chế độ Xô viết, nó cũng chỉ như một con tàu đang nằm bờ. Ngày 18 – 8 –1991, những người cộng sản theo đường lối cứng rắn, họ đã làm một cuộc đảo chính, hòng lật đổ Gorbachev. Việc, bất thành. Nguyên do, ở đó.
Với việc áp dụng cơ chế kỷ luật toàn trị của Đảng, tất cả những kẻ không ăn cánh và những kẻ cuồng tín Mác – Lê, chúng đều bị đưa vào tầm ngắm và cuối cùng, đều bị thải hồi. Trong hơn sáu năm cầm quyền, Gorbachev đã thay máu toàn bộ Bộ Chính trị và các bộ phận chủ yếu của Ban Chấp hành Trung ương. Thế vào đó, là những người cùng chung chí hướng. Trong số đó, nổi bật nhất là Yakovlev và Shevardnadze. Khi nanh đã bị nhổ, vuốt cũng chẳng còn, con cọp Xô viết, nó chỉ hơn con mèo ở mỗi chỗ: Đó là, to xác.
Với chiến lược tổng thể này, không tốn một mũi tên – một hòn đạn, không hao một người lính – một cỗ xe, nhưng Gorbachev và những cộng sự, họ đã hãm Đảng Cộng sản Liên Xô vào thế, chỉ còn sống thực vật. Như rắn mất đầu, Liên bang Xô viết, nó phải tự tan rã.
Chớp thời cơ, tất cả các nước Cộng sản Đông Âu, họ đều đồng loạt đứng lên, để tự phá tan xiềng xích, ngục tù và sau hơn 30 năm đoạn tuyệt với cái mớ rác rưởi Mác – Lê, chửa thấy ai lưu luyến hồi đầu.
3.- Viết tới đây, không thể không nhắc tới luận điểm nổi tiếng của Tôn tử: 是故百战百胜,非善之善者也;不战而屈人之兵,善之善者也. Thị cố, bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã. Bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Tạm hiểu, “đánh thắng” hết Thực dân to này, đến Đế quốc nhớn khác, có gì gọi là giỏi. Bởi sau “chiến thắng”: đất nước, tan hoang – dân chúng, kiệt quệ. Không đánh mà hạ gục được đối phương, như cách mà Gorbachev đã làm, ấy mới tài.
Tài giỏi thế, nhưng Gorbachev và những cộng sự, họ cũng chửa được thiên hạ phong Thần. Bởi dẫu sao, Liên bang Xô viết, nó cũng được phát triển trên một nền tảng nhất định của Tư bản công nghiệp và mặt bằng dân trí ở đó, nó cũng không đến nỗi nào. Riêng Việt Nam, ngoài 2 trở ngại bất khả kháng nói trên, nó còn phải đối mặt với “tâm lí ngu trung” đã trở thành thâm căn – cố đế của vô số những kẻ mù quáng. Những kẻ, luôn cúc cung thần phục bề trên một cách vô điều kiện. Không đánh, mà vẫn phá tan được những bức tường thành kiên cố đó, ấy mới xứng, là bậc vĩ nhân.
Người xưa nói: “Mục đích, biện minh cho phương pháp”. Lịch sử, rồi sẽ phán xét mọi việc một cách công bằng và trước sau, sẽ dành vị trí xứng đáng cho Nguyễn Phú Trọng – một ông già “mặt nhân từ, mà ruột hiểm sâu”. Ngay từ những bước đi đầu tiên, cho tới những “mưu, hiểm độc – kế, xảo quyệt”, chàng luôn khiến cho quỷ khốc – thần sầu. Chỉ với cái mẹo vặt 假痴不癫, giả si bất điên – vờ lú lẫn, chàng cũng khiến cho bao cao thủ võ lâm phải lả tả rớt đài và lâm vào thảm cảnh “sống, không bằng chết”.
4.- Bàn về cái sự bất tài của Đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ, không ai thâm và sắc bằng Vũ Khoan: “Thụy sĩ không có gì, mà có tất cả. Trong khi, mình có tất cả, nhưng lại không có gì”.
Nôm na, Việt Nam là một trong những nơi hiếm hoi trên trái đất, mà cùng lúc, hội tụ được “tất cả” các yếu tố “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Nhưng khi những thứ đó rơi vào tay lũ côn đồ có cái đầu đất, chúng đã đẩy cả Xã hội Việt Nam vào vòng hỗn loạn và làm băng hoại nó về mọi mặt:
Luật pháp, không còn – dối trá, lên ngôi – đồng tiền, thống trị.
Từ đường lối cho đến đường đi, chỗ nào cũng vá chằng – vá đụp như cái váy rách của nhà chị Dậu. Nền “công nghiệp hóa” mà chúng ta hằng ao ước, cho đến giờ, nó đang đánh vật với “những con ốc vít tiêu chuẩn”. Một nước nông nghiệp, mà từ giống má, phân bón, thuốc trừ sâu, cho đến giá nông sản, tất cả, đều bị thả nổi và chịu sự thao túng của thương lái nước ngoài. “Được mùa – mất giá” và ngược lại. Đó là thảm cảnh của người nông dân Việt Nam dưới thời Cộng sản. Công nông, nào phải là cá biệt. Mọi tầng lớp khác trong Xã hội, nó cũng đều y như thế.
Tài nguyên và khoáng sản, tất cả đều bị đám Cộng sản đào bới tới mức cạn kiệt. Đất đai, chỗ nào chưa sang nhượng hoặc chưa cho ngoại bang thuê, chúng đều nhăm nhe đem phân lô – bán nền, rồi nhượng lại cho dân chúng với cái giá cắt cổ. Kiều hối, đều như vắt chanh. Năm nào cũng tiệm cận ở mức 20 tỷ USD. Còn dân chúng, ai cũng điêu đứng, vì bị chế độ bóp nặn qua sưu cao – thuế nặng. Thu nhiều như thế, nhưng “ngân sách” Quốc gia, lúc nào nó cũng “như dòng sông đã cạn”. Trái lại, cán bộ Cộng sản, đứa nào cũng giàu ú ụ. Xe sang và biệt phủ khủng, xưa rồi. Cái mà chúng hãnh diện đem khoe, đó là những tài khoản ngoại tệ và những bất động sản ở nước ngoài. Hữu sự, chế độ “đóng cửa”, để xách bị gậy “đi ăn mày” ở khắp bốn phương trời. Thậm chí, sẵn sàng “đeo mo vào mặt”, rồi lân la đi ăn dỗ của những đứa trẻ miệng vẫn còn hoi mùi sữa và lừa đảo cả những ông bà già đã cập kề miệng lỗ. An sinh Xã hội ư? Đừng có hòng. Bước chân ra khỏi cửa, mỗi bước đi, là một bước phải xuống tiền.
Rõ ràng, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, chúng gồm một lũ bất tài – vô dụng. Chúng kinh doanh thứ gì, thứ đó lỗ chỏng cu. Chúng quản lí cái gì, cái đó đều tồi tệ và ngược lại. Chỉ cần so sánh việc cung ứng lương thưc và thực phẩm trước và sau thời bao cấp, chúng ta sẽ nhận ra ngay cái điều đó. Bởi thế, chừng nào chưa “giải thể cái đám ăn hại – đái khai Cộng sản” và “trả lại quyền lực thực sự cho Nhân dân”, chừng đó, Việt Nam còn sấp mặt. Trong bối cảnh đó, Phú Trọng được sinh ra, để “thế Thiên”, mà “hành” cái “đạo” triệt Sản.
5.- “Lượng đổi – chất đổi”. Người ta chẳng nên hấp tấp, để nặn một cái mụn, khi nó còn non. Thế nên, Lê nin mới đưa ra luận điểm: “Muốn cho chế độ Nga hoàng chóng sụp đổ, hãy đẩy nó tới tận cùng của sự khốn nạn”. Sang Nga du học, Phú Trọng rất tâm đắc với chiến lược này. Về nước, “vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê vào hoàn cảnh Việt Nam”, ông thay chữ “Nga hoàng”, bằng từ “Cộng sản” và kiên định, đẩy nhanh quá trình chín mõm của cái ung nhọt Cộng sản Việt Nam. Giống như bậc tiền bối, ông cũng dùng 2 thứ vũ khí: “Công khai hóa” và “Kỉ luật toàn tri”, để bẻ nanh – cắt vuốt và rút gân của cái Đảng Cộng sản Việt Nam. Có điều, Gorbachev phá Cộng sản theo cách, từ trong phá ra. Riêng Phú Trọng, ông phá nó, từ gốc rễ.
a- Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh
– Chuyện dân gian, kể rằng: Nguyễn Sinh là một dòng họ nghèo kiết xác ở xứ ông Đồ. Muốn đổi đời, họ tìm đến nhà một thầy Địa lý nổi tiếng, để xin giúp đỡ. Nhìn thấu hoàn cảnh và âm đức của nhà đó, thày phán: “Ta vừa tìm được một huyệt mộ. Mả táng vào đó, phú quý tột cùng. Ngặt nỗi, kết cục sẽ là tuyệt tự. Các người, nghĩ sao?”. Còn gì, để mà mất. Cả nhà mừng quýnh, đồng ý liền. Việc, hoàn tất. Tạ ơn thầy xong, họ bỏ đi như chạy. Vì thế, chẳng nghe thấy thầy gọi với theo: “Này, ta nói đùa đó. Muốn không bị tuyệt tự, việc đầu tiên, là phải lấy vợ”.
– Theo chính sử, Hồ Chí Minh không có cả vợ lẫn con và có lẽ, đó chẳng phải là ước nguyện của ông ta. Bởi lẽ, “từ rốn trở xuống, bác cũng như các chú”. Làm ra cái việc thất đức này, là mưu đồ của đám đệ tử. Chúng muốn lợi dụng ông ta, để lôi kéo cái đám đông u mê, mà có lúc, nó chiếm tới 95% dân số Việt Nam. Vì thế, chúng buông xuống một bức màn sắt, rồi thêm râu – vẽ ria và bắt ông phải trở thành một vị Thánh nhân. Dĩ nhiên, không chút tì vết.
Đầu tiên, chúng khoác tấm long bào của Thiên tử lên vai ông Hồ: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh Thánh” và giải thích bừa rằng: “Khi núi Đụn, chẻ đôi/ Nước chảy xuống từ khe Bò Đái, mất tiếng/ Sông Lam, phạm núi Lam thành/ Lúc đó, Nam Đàn sinh Thánh”. Thánh ở đây, chính là bác Hồ (!)
Bước 2, chúng tìm một kẻ bẻm mép, rồi đôn y lên hàng Giáo sư và giao cho việc “sưu tầm” và “sáng tác” những mẩu chuyện có thật và kể cả không có thật về ông Hồ. Kế đó, mang chúng đi kể ở khắp hang cùng – ngõ hẻm. Đám quần chúng u mê, ai cũng há hốc mồm ra nghe và ai cũng tin, bác của họ, là Thánh sống. Bác của họ, tài đến mức, thông thạo “29 ngoại ngữ” – giỏi đến mức, “tiên tri được ngày ta thắng Mỹ” và nhân văn đến mức, gặp các cháu gái miền Nam, bác hỏi luôn: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”.
Tuy vậy, ối lúc y nhỡ mồm. Y kể, hồi ở Paris, bác đã từng tham gia sản xuất hàng giả. Đã từng, vì quyền lợi ích kỉ của mình, mà nhẫn tâm 移尸嫁祸 di thi giá họa cho dân lành. Khiến họ, tan cửa – nát nhà và nếu sống ở Việt Nam thời Sản trị, cái thòng lọng của giá treo cổ, chắc chắn, nó sẽ được tròng vào cổ họ.
Ở xứ Văn minh, nói láo như y, thiên hạ bôi vôi vào mồm. Nhưng ở chốn “thiên đường”, y và đám đồng đảng, chúng lại thành công rực rỡ. Hình tượng Hồ Chí Minh với những gam màu sáng, nó đã được khắc ghi đậm nét trong trái tim và khối óc của đa số dân chúng Việt Nam. Nó trở thành cái bình gốm đẹp đẽ, để những con chuột cống Cộng sản có chỗ chui vào và yên ổn hưởng thụ những gì mà chúng có được do ăn cướp. Ai cũng biết, nếu không đập vỡ cái bình, hoặc không dốc ngược nó lên, muôn đời, không bao giờ tiêu diệt được đàn chuột ở trong cái bình đó. Các bác “thế lực thù địch và phản động”, họ biết rất rõ về cái luận điểm này và diễn đạt nó dưới dạng: “Muốn giải Cộng, trước tiên, phải giải thiêng được hình tượng Hồ Chí Minh”.
Nhưng rồi, bao nhiêu thời gian và công sức mà các bác ấy đổ vào đó, nó đều như “nước đổ lá khoai”. Chẳng mấy ai tin các bác ấy cả. Phải đến khi Phú Trọng nhập cuộc, tình thế mới bắt đầu thay đổi. Vậy, Phú Trọng đã làm những gì, để người đời dần tin rằng, Hồ Chí Minh cũng hết sức tầm thường?
– Ai cũng biết, những “khai quốc công thần” của chế độ Cộng sản, từ Ba – Đồng – Chinh – Bằng – Tôn, cho đến Mười – Phương – Kiệt – Nguyên – Liệu, ai cũng đội ông Hồ lên đầu và tranh nhau nhận mình là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Riêng Phú Trọng, học hàm và học vị đầy mình, sao phải khuất thân mà nhận rằng, mình là học trò của cái ông chẳng có mảnh bằng nào giắt lưng? Tệ hơn, ông còn bật đèn xanh, để Võ Văn Thưởng thổi đít mình lên: “Tổng bí thư hiện nay, thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng”. Nghe nói, dạo còn trốn trong núi rừng Việt bắc, có kẻ cũng đã nói ra câu đó với ông Hồ. Không ngờ, ông ta gạt phắt: “Bác không có tư tưởng gì cả. Mọi tư tưởng, là của ông kia, ông kia và ông kia”. Miệng nói, tay chỉ vào hình của Mác, Lê nin, Staline và Mao Trạch Đông. Cái mà ông nhận, chỉ là “tác phong Hồ Chí Minh”.
Chẳng biết, lúc đó ông Hồ khiêm tốn, hay ông không muốn tự lâm vào tình thế hiểm nghèo, khi dám đặt mình ngang hàng với các tay kia. Trong khi, tầm của bọn kia, còn lâu chúng mới sánh được với những nhà tư tưởng và triết học vĩ đại của Trung hoa như Khổng tử 孔子, Mạnh tử 孟子. Nếu công tâm, Thưởng hãy nói xem, cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh” nó xuất hiện trước hay sau khi ông Hồ từ trần? Ông Hồ còn không tự nhận mình là Hồ tử 胡子. Hà cớ gì, con ễnh ương Võ Văn Thưởng phải cố tự phình mình, để đẻ ra nhà tư tưởng Trọng tử 仲子. Tuy chưa chết, nhưng “tiếng vang như mõ”?
– “Miếng ăn, là miếng nhục”. Thiên hạ, thiếu gì kẻ, chỉ vì miếng nhục đó mà bán rẻ đi cái lương tâm của mình. Mượn sân khấu của Thưởng, chúng véo von hót rằng, Phú Trọng có cái tiết tháo của một bậc sĩ phu Bắc hà. Bởi thế, trừ Tập tiên sinh, ông không bao giờ khuất phục trước cường quyền và tà quyền. Khi đã ở trong cái chăn Cộng sản, hơn ai hết, ông ta phải biết rất rõ về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Nhưng đã lâu lắm rồi, thiên hạ thấy ông vẫn một mực lẩn tránh việc vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, để cúi chào người quá cố. Có lẽ, ông đã học được chiêu độc của các vị vua chúa nước Nam: Khi không muốn quì lạy, để nhận chiếu chỉ/ sắc phong của phương Bắc, ai cũng nại ra việc mình đi săn, bị ngã ngựa. Phú Trọng, cũng vậy. Ông ta có thể một lần nại ốm, để không phải lạy ông Hồ. Nhưng triền miên “ốm”, thì vấn đề, nó lại nằm ở chỗ khác. Xin độc giả hãy chiêm ngưỡng bức ảnh “Phú Trọng dâng hương trong nhà Bác”.
Hương dâng rồi, ông ta quay lại và điềm nhiên ngồi luôn lên cái ngai của Bác mình. Việc này, Phong kiến thời nào, họ cũng “nâng cao quan điểm”, để khép vào tội: “khi quân – phạm thượng”. Cố tình, thì bị chém đầu – vô ý, thì đem treo cổ. Đã thế, ông còn ngồi quay lưng vào bàn thờ, nơi mà khói hương vẫn đang nghi ngút.
Thế gian, nào ai mà biết, “chuyện ma ăn cỗ”. Bởi thế, “anh em, khinh trước – làng nước, theo sau”. Chắc ông Hồ cũng phải như thế nào, thì mới bị Tổng Trọng giỡn mặt đến mức ấy chứ?
– Nào, đã hết. Sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, nên khát vọng cháy bỏng của tầng lớp bần cố nông Cộng sản, nó cũng chỉ dừng lại ở cái nồi cám lợn nơi xó bếp. Vì thế, khi được ăn bo bo, ai cũng tưởng, mình đã đặt được một chân tới thiên đàng. Trong bối cảnh đó, họ tung ông Hồ lên tận chín tầng mây và “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, nó đã làm lóa mắt tất cả cái lũ mù quáng ấy. Cơn lên đồng tập thể, nó chỉ chấm dứt, khi Thánh mới lừng lững xuất hiện cùng với xô nước đá trên tay. Thánh phán: “Nhìn một cách tổng quát, Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”. Nôm na, từ thủa khai thiên – lập địa của nước Việt đến giờ, chưa một chế độ nào, chưa một triều đại nào có được những thành tích vẻ vang và đặc biệt xuất sắc bằng thời Phú Trọng.
Không phải nhỡ mồm, Thánh lặp đi, lặp lại nó ở mọi nơi, mọi lúc và có lẽ, ngay cả trong giấc ngủ. Lũ bê hồng, nghe rõ chửa: “Thánh Hồ, sao mà bằng Thánh Trọng”. Còn Thánh Trọng, đang ở ngoài bức màn sắt và đang sống trong thời @. Bởi thế, chỉ những kẻ đui mù và đần độn, chúng mới không đánh giá được những lời nói và những việc làm của ông ta.
b- Đưa Luật rừng vào, để phá nát Xã hội Việt Nam.
– Trên danh nghĩa, Việt Nam có một Nhà nước “Pháp quyền”. Ấy thế mà, đến Hiến pháp, nó còn bị Phú Trọng cho đặt ngồi bệt xuống dưới chân Cương lĩnh của Đảng. Đến lượt Cương lĩnh của Đảng, nó lại được ông nâng niu và sử dụng như một vật lót mông của mình. Bằng chứng, kệ con mẹ Điều lệ Đảng và mặc xác cái gọi là dư luận, ông lì lợm giữ rịt cái ghế Tổng Bí thư tới tận 3 khóa liền tù tì.
Lột mặt nạ của Đảng như thế, chưa đủ. Ông còn cố tình trì hoãn việc xây dựng Luật về Đảng và Hội, để bắt cái Đảng của ông, lúc nào nó cũng hoạt động trong tư thế bất hợp pháp. Quyền lãnh đạo, nó giành – trách nhiệm với Dân, nó bỏ. Có quyền rồi, chúng ngang nhiên lấy tiền của Ngân sách, để chi tiêu một cách vô tội vạ và tùy ý lèo lái Đất nước đi theo những cái sở thích riêng quái đản của mình. Tạm kể ra, 2 vụ:
Theo Hiến pháp: “Nhiệm kì của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, đều theo nhiệm kì của Quốc hội”. Thậm chí, họ còn phải đương nhiệm cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra được người thay thế. Nhưng, Quốc hội khóa 13 còn chưa kết thúc, “tam trụ” kia, chẳng ai bị kỉ luật, chẳng ai bị liệt hoặc chết, cũng chẳng có ai làm đơn xin từ chức. Ấy thế mà, ông Tổng vẫn lùa họ lên toa xe lửa, đóng cửa lại, rồi cho họ “đi tàu suốt”. Lạ cái, từ 3 vị kia cho tới dân chúng cả nước, chẳng thấy ai dám hé răng, để bình phẩm lấy một lời. Hèn đến thế, là cùng.
“Ăn cắp, quen tay – ngủ ngày, quen mắt”. Trong nước, chà đạp lên Luật pháp mà không sợ bị trừng trị, nó quen rồi. Ra nước ngoài, bệnh cũ, tái phát. Mồm nói, tôn trọng chủ quyền Quốc gia và Luật pháp của Đức quôc, nhưng ấm đầu lên, ông vẫn tìm mọi cách, để “khều” cho bằng được cừu thù Trịnh Xuân Thanh về nước. Bất chấp, vụ “khều” người này, nó sẽ còn “ám” mãi vào nước Việt.
Trên, vô pháp – dưới, vô luân. Từ đó, cả Xa hội được vận hành theo những “khẩu dụ”, theo những Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng – những thứ, luôn trong tình trạng “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Khi không còn tiêu chuẩn để phân biệt trắng – đen; phải – trái; đúng – sai, cả Xã hội lộn tùng phèo: “Bây giờ, làm việc gì cũng sợ sai. Làm xong rồi, cũng không biết có sai hay không. Sai rồi, cũng không biết sai ở chỗ nào và thậm chí, không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm(!)” – Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Khi trói được chân – buộc được tay cán bộ, đó là lúc mà Phú Trọng đã đạt đến đỉnh cao của việc: “vô hiệu hóa bộ máy Nhà nước Việt Nam”. Gorbachev, tuổi gì.
Kỷ cương, không có – đường lối, ưỡn ẹo như cây tre trước gió và ông trùm, một tay thao túng tất cả. Đó là đặc điểm chung của mọi băng nhóm được tổ chức theo kiểu Mafia hoặc thổ phỉ. Phú Trọng, ông đã có công làm cho cả Thế giới thấy rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, nó cũng đang tiệm cận với cái mức ấy.
c- “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Bần cùng hóa nhân dân, ép họ phải đối đầu với chế độ.
– Ở một nước nông nghiệp, tất yếu, phải lấy “Nông dân làm trụ đỡ”, phải đặt “Nông nghiệp vào trọng tâm”. Mồm thì nói thế, nhưng tay này cướp đất của nông dân, tay kia dựng lên cả một rừng thuế phí, để vặt lông người cày. Một quả trứng, chúng thu tới 14 loại phí. Đến con lợn, con số đó, nó đã nhảy lên thành 51. Nào, đã hết. Khi mang hàng hóa đi tiêu thụ, họ phải khóc ròng với giá cước vận tải. Do xăng tăng – xe đắt, do dày đặc những trạm cố định thu phí mãi lộ và do bị “ăn cháo hành” khi qua đầy rẫy những trạm di động, chuyên xin đểu “bánh mì”. Trừ hết chi phí, đồng tiền mang về, may lắm cũng chỉ đủ để nuôi vợ con. Làm gì có dư, để mà tái sản xuất mở rộng. Khi bị ép phải lựa chọn giữa “sống, hay là chết”, những người nông dân ở Văn Giang, Đồng tâm, Dương nội…, tất cả, đều không chọn vế sau. Cho dù, có bị đàn áp khốc liệt.
“Nước lụt, thì lút cả làng”. Khi đại dịch cúm Tàu tràn qua nước Việt, nó đã phơi ra trước bàn dân thiên hạ: “Một hệ thống truyền thông, dối trá. Một hệ thống quan chức, ngu dốt. Một hệ thống tham nhũng và thối nát, từ trên xuống dưới. Một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn dưới rất nhiều hình thức. Cuối cùng, là một hệ thống nhóm lợi ích siêu quyền lực. Chúng đã tạo ra cả hệ thống chính sách, để trục lợi và trên hết, đó là một sự lũng đoạn Nhà nước, ở quy mô khủng khiếp…” – Nhà báo Nguyễn Vũ Bình.
Chỉ bằng vài tháng phong tỏa, ông Tổng và những cộng sự, họ đã khiến đồng bào ta: người chết – nhà tan – của tàn – đói khát. Giữa lúc tứ bề thọ khổ, cái mà dân chúng cần, đó là lương thực, thực phẩm, thuốc men, y bác sĩ và phác đồ điều trị. Nhưng chế độ, không làm thế. Trái lại, họ vẫn hối hả tăng giá xăng dầu, điện nước, khí gas… Mặt khác, tiếp viện cho họ: bộ đội, cảnh sát cơ động, cùng AK 47, xe bọc thép và hàng rào dây kẽm gai. Chẳng cần nói, ai cũng biêt nguyên nhân sâu xa của những việc làm thất nhân tâm này.
d- Xói mòn sức mạnh chiến đấu của Đảng CS Việt Nam, bằng cách bồi dưỡng và đề bạt những cán bộ vô tài – thất đức.
Muôn việc thành công, ở khâu cán bộ. Luận về cái việc này, Nguyễn Trãi viết: “Sĩ tốt, kén người hùng hổ. Bầy tôi, chọn kẻ vuốt nanh”. Đến thời Phú Trọng, ông không làm thế. Bỏ qua qui luật “chọn lọc tự nhiên”, ông “phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ” theo kiểu “hôn nhân cận huyết”. Vì thế, nhắc tới bất cứ một cán bộ nào, nhân gian cười nửa miệng: “Đồng chí này, là con của đồng chí nào?”.
Trong khi, ghế thì ít, mà đồng chí đểu lại hơi bị nhiều. Dựa vào chiêu “luân chuyển cán bộ”, ông thay máu xoành xoạch trong những cơ quan đầu não của Đảng. Có điều, “hòn ngọc, ném đi – hòn chì, giữ lại”. Việc “dây thép” ông giao cho một thằng “bán trời không văn tự”. Không phụ lòng chủ, y “vén tay áo xô”, chỉ một phát, đốt trên ngàn tỉ tiền thuế vào cái “mạng xã hội Lotus” với lời hứa chắc như đinh đóng cột: “Lotus sẽ lật đổ facebook(!)”. Đến lượt, “Giáo dục và Đào tạo nhân tài cho Đất nước”, ông giao cho một kẻ đạo văn, có bằng đểu, lại còn nói ngọng. Kết quả nhãn tiền, thi gian – học dối, nó nở rộ ở khắp mọi nơi. “Phi công, bất phú – phi thương, bất hoạt”. Để mạnh giàu, thời nào cũng phải coi trọng Công thương. Biết thế, nên ông giao nó cho một cán bộ Đoàn, mà sở trường của y là chăng đèn, kết hoa và quét cống rãnh. Hệ quả, nghe chàng nói – nhìn chàng làm, dân chúng càng thêm tin yêu bọn… Tư bản.
Với cán bộ yếu kém, Gorbachev chọn cách thải hồi. Riêng Phú Trọng, ông biến chúng thành củi. Chính tay ông đã huấn luyện, nâng đỡ và đặt La Thăng ngồi trên cái núi vàng ở Sài gòn. Nhưng khi không lay chuyển được lòng trung thành của y với chủ cũ, ông trở mặt, đem những tội lỗi của y từ thuở “Naponeon còn cởi truồng” ra, để tống La Thăng vào lò. Hằng hà sa số những cán bộ khác, cũng thế, Tay này, ông bồi dưỡng và bổ nhiệm họ. Còn tay kia, ông bới lông – tìm vết, để kỉ luật họ. Sau đó, cười hềnh hệch và khoe thành tích chống tham nhũng với bàn dân thiên hạ. Khốn nạn ở chỗ, ông luôn coi mình, là kẻ vô can.
6- “Cùng trong một tiếng tơ đồng”. Nhưng ở Nga, Gorbachev đã hoàn thành việc giải thể cả Đảng Cộng sản lẫn Liên bang Xô viết và chứng kiến việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Riêng Phú Trọng, ông sẽ không có được cái cơ may đó. Ngày ra đi, cái mà ông để lại, chỉ là một đống đổ nát bừa bãi. Ước mơ Tự do và Dân chủ, đành gửi gắm vào những kẻ thay thế mình. Tiếc rằng, Trí của chúng, đều ngắn – Đức của chúng, đều mỏng. Bởi thế, giỏi lắm, chúng chỉ đóng vai trò trái độn như Hoa Quốc Phong ở Trung hoa. Có điều, sau Quốc Phong, đã có sẵn Tiểu Lọ. Còn Việt Nam, chẳng biết, ông có để lại cái túi gấm nào, hay không?
7- Này, ông Tổng!
“Có đi có lại, mới toại lòng nhau”. Mọi lần khác, bỏ qua. Riêng lần này, lão viết ra bài điếu tân thời, để chiêu tuyết, để tế sống ông. “Sống khôn – thác thiêng”, hãy cười lên một tiếng. Sau đó, nhớ viết bài phản biện, để người trong thiên hạ, không ai phải lăn tăn về trình độ của một “nhà lí luận, có tầm tư tưởng” và cũng đừng hấp tấp, để làm những chuyện ngu ngốc, khiến người trong thiên hạ, ai ai cũng phải đàm tiếu: “Tưởng, sĩ phu Bắc hà. Ai ngờ, cũng chỉ là một thằng côn đồ nơi đất Bắc”.
Nguyễn Tiến Dân
Tel: 038 – 50 – 56 – 430
Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ Cộng sản đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây, mai đó, chưa có nơi ở cố định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.