BOT Cai Lậy tham nhũng trắng trợn hơn AVG sao vẫn duy trì?
Sau một năm ngừng thu phí, theo chỉ đạo của chính phủ và bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại vào tháng 3/2019… Nhà đầu tư đã lỗ 130 tỷ đồng rồi!
Chiều ngày 25/2/2019, bộ Giao thông vận tải cùng với nhà đầu tư BOT Cai Lậy đã tổ chức họp báo về việc đầu tư BOT Cai Lậy tại Mỹ Tho (Tiền Giang).Trước đại diện ban tuyên giáo TW, hành trăm nhà báo,các ban, ngành địa phương, thứ trưởng bộ Giao thông Nguyễn Nhật tuyên bố: – Sau một năm ngừng thu phí, theo chỉ đạo của chính phủ và bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại vào tháng 3/2019… Nhà đầu tư đã lỗ 130 tỷ đồng rồi!
Riêng chủ đầu tư BOT Cai Lậy Phạm Văn Cường thì lâm ly, thống thiết: “Sự đầu tư của chúng tôi đi vào ngõ cụt…Chúng tôi là nhà đầu tư, là người dân, chúng tôi không có biện pháp gì, anh em (giới báo chí) phải thông cảm cho chúng tôi đồng hành cùng nhà nước trong giai đoạn khó khăn…Chúng tôi giảm giá vé nhưng chi phí vận hành vẫn thế…”
Trả lời thắc mắc của báo giới ông Nguyễn Nhật đại diện bộ GTVT và chủ đầu tư phương án tái thu phí trở lại và vị trí đặt trạm BOT( trên QL 1 chứ không phải trên đoạn đường tránh thị xã Cai Lậy mà nhà đầu tư bỏ tiền thi công) “đã thực hiện đúng các thủ tục về mặt pháp lý và được sự thống nhất của các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Tiền Giang…”
Tức là, người ta làm đường một chỗ này nhưng được chặn con đường huyết mạch, độc đạo ở chỗ khác để thu tiền hoàn vốn.
Đó là “quy trình pháp lý”của dự án đường tránh thị xã Cai Lậy cũng như rất nhiều dự án BOT khác.
Cần phải nhắc lại: Nguyên tắc cơ bản, đơn giản của các dự án BOT giao thông là thế này: Làm đường sá phục vụ giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền một nước, địa hạt. Việc này thực hiện nhờ tiền thuế, phí (giao thông) của dân, sự đóng góp của cộng đồng(với làng xóm, xã ấp). Do có những thời điểm hệ thống giao thông do nhà nước, cộng đồng đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nhưng không đủ kinh phí để xây. Trước tình hình đó doanh nhân có tiền nhàn rỗi thấy nếu mình mở một con đường từ A-B thì sẽ được nhiều người lựa chọn vì nó tối ưu hơn những con đường sẵn có. Từ đó doanh nhân xin phép nhà nước đầu tư và thu phí trên con đường đó, khi hoàn vốn, có lãi (định mức) thì doanh nghiệp giao cho nhà nước quản lý để dân tự do đi lại.
Thế nhưng ở BOT Cai Lậy và hầu hết BOT khác ở Việt Nam xây dựng thời gian qua lại cho nhà đầu tư vây vốn ngân hàng, không đấu thầu làm đường một chỗ nhưng cho đặt trạm thu phí trên những con đường độc đạo cũ mà dân bao năm đóng thuế, phí làm nên.
Hành vi này là:-Cướp quyền đi lại của dân trên con đường của họ-Không có cạnh tranh giữa sản phẩm của BOT với sản phẩm của nhân dân làm nên.Một kiểu “trấn lột”, bắt ép khách hàng phải mua sản phẩm của mình (Lời nguyên phó văn phòng quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng).-Người dân phải chịu cảnh “phí chồng phí”. -Không khắc phục được sự “khó khăn của nhà nước” (Vì BOT vẫn vay vốn ngân hàng).
Giải thích tại sao nhà đầu tư làm đường một nơi, thu phí một nẻo cực kỳ vô lý, trắng trợn này, Nguyễn Nhật, nhà đầu tư vẫn: “Thực hiện đúng quy trình thủ tục về mặt pháp lý và ý kiến các cơ quan chức năng, tỉnh Tiền Giang”. Tức không thể khắc phục tình trạng thu phí “trấn lột” này do đã thực hiện đúng quy trình, nhiều ý kiến?
Vậy xin hỏi những người, thế lực cố tình duy trì việc làm sai trái trên:Có phải mọi quy trình “pháp lý” và “ý kiến cơ quan chức năng” là chuẩn xác, đúng đắn không? Biết bao vụ làm “đúng quy trình và ý kiến cơ quan chức năng” nhưng vẫn hoàn toàn sai, thiệt hại khủng khiếp? Gần đây nhất là vụ Mobifone mua AVG cũng làm đúng quy trình “thủ tục pháp lý” và không thiếu “ý kiến cơ quan chức năng” nào: Lãnh đạo Mobifone trình, lãnh đạo bộ TTTT phê duyệt, bộ công an, kế hoạch đầu tư, tài chính…cho ý kiến tán thành. Vậy sao vẫn sai đã, đang phải sửa?
Trong khi vụ BOT Cai Lậy và rất nhiều BOT khác lại cứ bám vào “quy trình pháp lý và ý kiến cơ quan chức năng” của bọn tham nhũng, lợi ích nhóm sai phạm, vô lý trắng trợn hơn vụ AVG để duy trì việc sai trái này là sao?
Riêng chủ đầu tư BOT Cai Lậy Phạm Văn Cường thì lâm ly, thống thiết: “Sự đầu tư của chúng tôi đi vào ngõ cụt…Chúng tôi là nhà đầu tư, là người dân, chúng tôi không có biện pháp gì, anh em (giới báo chí) phải thông cảm cho chúng tôi đồng hành cùng nhà nước trong giai đoạn khó khăn…Chúng tôi giảm giá vé nhưng chi phí vận hành vẫn thế…”
Trả lời thắc mắc của báo giới ông Nguyễn Nhật đại diện bộ GTVT và chủ đầu tư phương án tái thu phí trở lại và vị trí đặt trạm BOT( trên QL 1 chứ không phải trên đoạn đường tránh thị xã Cai Lậy mà nhà đầu tư bỏ tiền thi công) “đã thực hiện đúng các thủ tục về mặt pháp lý và được sự thống nhất của các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Tiền Giang…”
Tức là, người ta làm đường một chỗ này nhưng được chặn con đường huyết mạch, độc đạo ở chỗ khác để thu tiền hoàn vốn.
Đó là “quy trình pháp lý”của dự án đường tránh thị xã Cai Lậy cũng như rất nhiều dự án BOT khác.
Cần phải nhắc lại: Nguyên tắc cơ bản, đơn giản của các dự án BOT giao thông là thế này: Làm đường sá phục vụ giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền một nước, địa hạt. Việc này thực hiện nhờ tiền thuế, phí (giao thông) của dân, sự đóng góp của cộng đồng(với làng xóm, xã ấp). Do có những thời điểm hệ thống giao thông do nhà nước, cộng đồng đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nhưng không đủ kinh phí để xây. Trước tình hình đó doanh nhân có tiền nhàn rỗi thấy nếu mình mở một con đường từ A-B thì sẽ được nhiều người lựa chọn vì nó tối ưu hơn những con đường sẵn có. Từ đó doanh nhân xin phép nhà nước đầu tư và thu phí trên con đường đó, khi hoàn vốn, có lãi (định mức) thì doanh nghiệp giao cho nhà nước quản lý để dân tự do đi lại.
Thế nhưng ở BOT Cai Lậy và hầu hết BOT khác ở Việt Nam xây dựng thời gian qua lại cho nhà đầu tư vây vốn ngân hàng, không đấu thầu làm đường một chỗ nhưng cho đặt trạm thu phí trên những con đường độc đạo cũ mà dân bao năm đóng thuế, phí làm nên.
Hành vi này là:-Cướp quyền đi lại của dân trên con đường của họ-Không có cạnh tranh giữa sản phẩm của BOT với sản phẩm của nhân dân làm nên.Một kiểu “trấn lột”, bắt ép khách hàng phải mua sản phẩm của mình (Lời nguyên phó văn phòng quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng).-Người dân phải chịu cảnh “phí chồng phí”. -Không khắc phục được sự “khó khăn của nhà nước” (Vì BOT vẫn vay vốn ngân hàng).
Giải thích tại sao nhà đầu tư làm đường một nơi, thu phí một nẻo cực kỳ vô lý, trắng trợn này, Nguyễn Nhật, nhà đầu tư vẫn: “Thực hiện đúng quy trình thủ tục về mặt pháp lý và ý kiến các cơ quan chức năng, tỉnh Tiền Giang”. Tức không thể khắc phục tình trạng thu phí “trấn lột” này do đã thực hiện đúng quy trình, nhiều ý kiến?
Vậy xin hỏi những người, thế lực cố tình duy trì việc làm sai trái trên:Có phải mọi quy trình “pháp lý” và “ý kiến cơ quan chức năng” là chuẩn xác, đúng đắn không? Biết bao vụ làm “đúng quy trình và ý kiến cơ quan chức năng” nhưng vẫn hoàn toàn sai, thiệt hại khủng khiếp? Gần đây nhất là vụ Mobifone mua AVG cũng làm đúng quy trình “thủ tục pháp lý” và không thiếu “ý kiến cơ quan chức năng” nào: Lãnh đạo Mobifone trình, lãnh đạo bộ TTTT phê duyệt, bộ công an, kế hoạch đầu tư, tài chính…cho ý kiến tán thành. Vậy sao vẫn sai đã, đang phải sửa?
Trong khi vụ BOT Cai Lậy và rất nhiều BOT khác lại cứ bám vào “quy trình pháp lý và ý kiến cơ quan chức năng” của bọn tham nhũng, lợi ích nhóm sai phạm, vô lý trắng trợn hơn vụ AVG để duy trì việc sai trái này là sao?
Theo Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.